Giăng 12:12-26
“Tôi cầu xin Ngài… để anh chị em khi đã đâm rễ vững nền trong sự yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ mà hiểu thấu bề rộng, bề dài, bề cao, bề sâu của nó là thể nào, và được biết sự yêu thương của Đấng Cơ Đốc, là sự trổi hơn mọi sự thông biết, hầu cho anh chị em được đầy dẫy mọi sự dư dật của Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 3:17-19).

Câu hỏi suy ngẫm: Đoàn dân mừng đón Chúa Giê-xu như thế nào? Chúa Giê-xu nói gì về những điều sẽ xảy đến cho Ngài? Điều gì khiến Ngài vui lòng đối mặt với sự khủng khiếp của thập tự giá? Bạn có thể nói gì về lòng yêu thương và sự hy sinh của bạn đối với Chúa Giê-xu và với tha nhân? Khi xưa đoàn dân đông đã dùng những cành lá kè nghênh đón Chúa Giê-xu vào thành Giê-ru-sa-lem và reo vang “Hô-sa-na! Chúc phước cho Đấng nhân danh Đức Chúa Trời mà đến, là Vua của Ít-ra-ên!” (câu 13). Nhưng chúng ta cũng nhớ rằng chỉ ít ngày sau đó chính những người này đã hò hét rằng “Đóng đinh hắn trên cây thập tự.” Chúa Giê-xu biết rõ những gì Ngài đang làm là nhằm hoàn thành sứ mệnh mà Cha Ngài giao phó cho Ngài. Vì thế Ngài không dao động khi người ta ngưỡng mộ hay khước từ Ngài. Tình yêu hy sinh là một trong những điểm nổi bật trong cuộc đời Chúa Giê-xu (câu 25, 26). Ngài không trực tiếp đáp ứng lời thỉnh cầu của những thính giả Hy Lạp. Đây là những người nước ngoài đầu tiên đến với Chúa Giê-xu mong muốn được nghe Ngài giảng dạy chứ không phải để được chữa bệnh (câu 20-22). Thay vì vậy, Ngài nói rằng sự kiện Ngài được đón mừng vào thành Giê-ru-sa-lem, gắn liền với sự chết gần kề của Ngài, qua đó sự vinh hiển trọn vẹn của Ngài sẽ được bày tỏ. Việc Ngài vui lòng đối diện với sự kinh hoàng của thập tự giá là bằng chứng hùng hồn nói lên tình yêu của Ngài dành cho loài người. Sống yêu thương và chết vì yêu thương như Chúa Giê-xu là một thách thức lớn. Để có thể thực sự hiểu được thế nào là “ghét sự sống mình” (câu 25); “chết đi bản ngã”; “vác thập tự giá mình,” từng bước chúng ta học theo Chúa Giê-xu để có thể ban cho, để có thể yêu thương và hy sinh vì những người quanh chúng ta. Cho đi những gì quý giá vì lợi ích của người khác không phải là điều dễ dàng, nhưng đây có phải là đặc điểm mà người ta nhận thấy được trong đời sống của chúng ta, những người mang danh nghĩa Cơ Đốc nhân không? Điều quý giá mà gần đây nhất bạn cho đi vì lợi ích của người khác là điều gì?

Lạy Chúa, sống yêu thương và hy sinh vì người khác như Ngài không phải là điều dễ dàng, xin giúp con từng bước thực hành bài học sống yêu thương và sống vì người khác như Ngài, vì Ngài.

Hệ Thống Hàng Hải

Đọc: Ê-sai 30:15-22


Khi Thần lẽ thật đến, Ngài sẽ dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật. – Giăng 16:13


Có bao giờ bạn tự hỏi làm sao phi công biết cách bay từ điểm A tới điểm B không? Rất có thể, họ dùng VOR, từ tắt của tên một hệ thống hàng hải phát minh vào đầu thập niên 1950, và ngày nay vẫn còn hướng dẫn nhiều máy bay tới nơi cần đến. Phi công định hướng cho máy bay trên mặt đồng hồ. Nếu máy bay lạc hướng đã định, thì dụng cụ này cho phi công biết máy bay bị chệch hướng, để điều khiển máy bay trở lại hướng đã định. Dân Ít-ra-ên trong thời Ê-sai rất cần một hệ thống VOR đáng tin cậy. Và Đức Chúa Trời muốn làm hệ thống đó đối với họ. Nhưng dù Đức Chúa Trời đã cảnh báo, họ vẫn quyết định liên kết với Ai Cập (Ê-sai 30:1-2). Tuy nhiên, Đức Chúa Trời nhân từ hứa một ngày kia Ngài sẽ là nhà hàng hải đối với họ: “Khi các ngươi xây qua bên hữu hoặc bên tả, tai các ngươi sẽ nghe có tiếng từ đằng sau mình rằng :’Này là đường đây, hãy noi theo.'” (c.21). Ngày nay, Cơ Đốc nhân có một hệ thống hàng hải bên trong. Chúa Giê-xu ban Thánh Linh sống trong chúng ta để dẫn [chúng ta] vào mọi lẽ thật” (Giăng 16:13). Nếu bạn cần định hướng cho đời mình, đừng nhờ cậy ý riêng. Hãy dùng hệ thống VOR của Đức Chúa Trời. Chắc chắn Ngài sẽ dẫn bạn đúng hướng. – C.P. Hia 


The Spirit is our navigational system.


Thánh Linh là hệ thống hàng hải của chúng ta.


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com