I Sử-ký 4:9-10
Hãy cầu xin đi các con sẽ nhận được để các con hưởng trọn niềm vui”.
Giăng 16:24b

Câu hỏi suy ngẫm: Điều thứ hai ông Gia-bê xin Chúa là gì? Vì sao Đức Chúa Trời nhậm lời ông Gia-bê dễ dàng vậy? Bờ cõi nào bạn muốn Chúa mở rộng? Vì sao bạn biết Chúa sẽ làm? Điều thứ hai ông Gia-bê cầu nguyện với Đức Chúa Trời là “xin Chúa mở rộng bờ cõi tôi.” Ông Gia-bê không được đề cập đến như một vị vua, hay một thủ lãnh trong một xứ sở nào đó, vậy “bờ cõi” mà ông Gia-bê cầu xin với Chúa ở đây là một biên giới, một phạm vi trong sinh hoạt của mình: một ước mơ để hiểu biết rộng hơn, một đời sống có giá trị cao hơn, vì đời sống trước đó chỉ là những tháng ngày chính mình đau đớn và làm cho người khác cũng đau khổ vì mình. Đức Chúa Trời nhậm lời và mở rộng bờ cõi không vì ông Gia-bê xin thêm đất đai mà xin mở rộng giới hạn của mình, không phải xin tăng thêm quyền lợi cho mình mà xin được tăng thêm giá trị cho Chúa. Đức Chúa Trời luôn muốn con dân Ngài có những ước mơ lớn và cao hơn. “Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho, Ta sẽ tỏ cho ngươi những việc lớn và khó là những việc ngươi chưa từng biết” (Giê-rê-mi 33:3). Có nhiều lãnh vực mà chúng ta có thể xin Chúa mở rộng biên giới cho mình. Đức Chúa Trời của chúng ta quá vĩ đại mà tầm hiểu biết của chúng ta về Ngài lại quá giới hạn, Đức Chúa Trời quá diệu kỳ mà kinh nghiệm của chúng ta về Ngài quá đơn sơ. Hãy cầu xin Chúa mở rộng biên giới của sự khôn ngoan. “Ví bằng trong anh chị em có người kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì người ấy sẽ được ban cho” (Gia-cơ 1:5). Nếu công việc của Đức Chúa Trời nhiều quá mà chúng ta không có khả năng để hoàn thành, hãy cầu xin Đức Chúa Trời mở rộng biên giới của khả năng phục vụ. “Tôi làm được mọi sự là nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13), “tài năng của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời” (2 Cô-rinh-tô 3:5). Nếu chúng ta quan tâm đến sự hư mất của người chung quanh, quan tâm đến anh chị em, bà con mình chưa biết Chúa, quan tâm đến trói buộc quyền lực tăm tối, hãy cầu xin Đức Chúa Trời mở rộng biên giới trong sự cứu rỗi, Ngài sẽ làm cho. “Vậy hãy xin chủ mùa gặt sai con gặt đến trong mùa mình” (Ma-thi-ơ 9:38). Ông Gia-bê vốn là người thua kém các anh em mình – tên của ông Gia-bê (đau đớn) nói lên sự bất hạnh của bản thân ông, nhưng trong con người đó, nổi bật một hoài bão lớn mà ông hiểu rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được; và Đức Chúa Trời là Đấng nhìn thấy khát khao trong lòng mà ban cho. Ao ước của ông Gia-bê không để người khác nhìn thấy mình, mà để họ thấy Đức Chúa Trời, và thật vậy, khi đọc đến các câu Kinh Thánh này, chúng ta thấy được ngay tình yêu của Đức Chúa Trời nổi bật lên. Ông Đa-vít đã cầu xin: “Dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ Danh Ngài” (Thi-thiên 23:4). Chúng ta có ao ước được nhiều hơn những gì mình đã có không? Biết Chúa nhiều hơn, phục vụ nhiều hơn, kết quả nhiều hơn cho Chúa? Bạn có mơ ước nào hôm nay? Những ước mơ đó đan dệt từ đâu và ích gì cho Chúa?

Thưa Cha! Xin mở rộng bờ cõi trong con. Xin Danh Cha được tôn thánh, Nước Cha được đến, Ý Cha được thành tựu ngay trong đời sống bé nhỏ này của con.

Cuốn Sách Mở

Đọc:

Giê-rê-mi 31:31-34

 


 

Anh em là lá thư của Đấng Christ. – 2 Cô-rinh-tô 3:3

 


 

Do tôi viết văn, nên thỉnh thoảng có bạn nói với tôi, “Tôi muốn một ngày kia mình sẽ viết sách.” Tôi đáp, “Đó là mục tiêu đáng quí, và tôi hi vọng anh sẽ viết sách. Nhưng làm một cuốn sách cho người khác đọc, vẫn tốt hơn là viết sách.” Tôi đang nghĩ tới lời của Phao-lô: “Rõ ràng anh em là lá thư của Đấng Christ… không viết bằng mực mà bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống, không phải trên bảng đá, mà trên bảng thịt, tức là tấm lòng” (2 Cô-rinh-tô 3:3). Trong tác phẩm The Practice of Piety, Lewis Bayly, v tuyên úy cho Vua James I của nước Anh, nói “Ai hi vọng dùng văn phẩm của mình để gây ảnh hưởng tốt” sẽ thấy mình “dạy được rất ít…. Vì vậy, phương tiện hiệu quả nhất để đẩy mạnh điều tốt là dùng gương mẫu… Một ngàn người mới có một người biết viết sách để chỉ giáo cho người khác… Nhưng ai cũng có thể làm gương sống tốt cho mọi người chung quanh.” Công việc Đấng Christ đang làm trong tín nhân có thể dẫn tới ảnh hưởng rộng lớn hơn bất kỳ cuốn sách nào có thể được viết ra. Qua Lời Đức Chúa Trời, viết “trên lòng họ” (Giê-rê-mi 31:33), Chúa bày tỏ tình yêu cùng lòng nhân từ Ngài cho mọi người đều thấy. Là Cơ Đốc nhân, có thể bạn chưa hề viết sách, nhưng nhờ sống cho Chúa, bạn sẽ là cuốn sách đấy! Bạn sẽ là cuốn sách đang mở, là “Lá thư của Đấng Christ” cho mọi người cùng đọc. – David Roper


Nếu có ai đọc cuộc đời bạn như đọc sách, thì họ có gặp được Chúa Giê-xu qua các trang sách hay không?

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]