Trong Tân Ước, hiếu khách là một dấu hiệu của nếp sống Cơ Đốc và được liệt kê như là đặc điểm của người lãnh đạo Cơ Đốc (1 Ti-mô-thê 3:2; Tít 1:8) và là mạng lịnh đối với từng môn đồ của Chúa Giê-xu để bày tỏ yêu thương (Rô-ma 12:13; 1 Phi-e-rơ 4:9).
Pursuing Hospitality
Read:
Romans 12:3-13
Be hospitable to one another without grumbling. – 1 Peter 4:9
In the New Testament, hospitality is a hallmark of Christian living. It is listed as a characteristic of church leaders (1 Tim. 3:2; Titus 1:8) and is commanded for every follower of Jesus as an expression of love (Rom. 12:13; 1 Peter 4:9). But its meaning goes deeper than being a gracious host or opening our homes to guests.
The Greek word translated “hospitality” means “love of strangers.” When Paul speaks of being “given to hospitality” (Rom. 12:13), he is calling us to pursue relationships with people who are in need. It is not an easy task.
Writer Henri Nouwen likens it to reaching out to those we meet on our way through life – people who may be estranged from their culture, country, friends, family, or even from God. Nouwen writes: “Hospitality, therefore, means primarily the creation of a free space where the stranger can enter and become a friend instead of an enemy. Hospitality is not to change people, but to offer them space where change can take place.”
Whether we inhabit a home, a college dorm, a prison cell, or a military barracks, we can welcome others as a way of showing our love for them and for Christ. Hospitality is making room for people in need. – David McCasland
Reaching out to needy people,
Showing them our love and care,
Is one way that God can use us
To bring hope to their despair. – Sper
Tìm Kiếm Sự Hiếu Khách
Đọc:
Rô-ma 12:3-13
Hãy tiếp đãi nhau không chút cằn nhằn. – 1 Phi-e-rơ 4:9
Trong Tân Ước, hiếu khách là một dấu hiệu của nếp sống Cơ Đốc và được liệt kê như là đặc điểm của người lãnh đạo Cơ Đốc (1 Ti-mô-thê 3:2; Tít 1:8) và là mạng lịnh đối với từng môn đồ của Chúa Giê-xu để bày tỏ yêu thương (Rô-ma 12:13; 1 Phi-e-rơ 4:9). Nhưng ý nghĩa của điều này còn sâu xa hơn hành động lịch sự tiếp khách hoặc mở cửa nhà hoan nghênh đón khách.
Từ Hy văn dịch là “hiếu khách” có nghĩa “yêu mến khách lạ.” Khi nói “ân cần tiếp khách” (Rô-ma 12:13), Phao-lô kêu gọi chúng ta tìm kiếm mối liên hệ với người thiếu thốn. Đây không phải là việc dễ làm.
Nhà văn Henri Nouwen cho đây là hành động đến với những người chúng ta gặp trong cuộc sống – những người có thể bị xa cách với văn hóa, xứ sở, bạn bè, gia đình, hoặc ngay cả với Đức Chúa Trời. Nouwen viết, “Vì thế, hiếu khách trước tiên có nghĩa là tạo một không gian thoải mái cho khách lạ có thể bước vào để trở thành bạn thay vì là thù. Hiếu khách không làm thay đổi con người, nhưng cung ứng không gian thích hợp để sự thay đổi có thể diễn ra.”
Dù đang ở trong nhà mình, hay trong đại học xá, trong nhà tù, hay doanh trại quân đội, chúng ta vẫn có thể tiếp đón người khác, để bày tỏ yêu thương đối với họ và với Đấng Cơ Đốc. Hiếu khách là cung ứng chỗ cho người đang có nhu cầu. – David McCasland
Hospitality can fill the emptiness of a lonely heart.
Hiếu khách có thể lấp đầy khoảng trống trong lòng cô đơn.
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com