Giăng 13:1-6
“Ngài đã yêu người thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng”.
(câu 1b).

Câu hỏi suy ngẫm: “Người thuộc về mình” mà Chúa yêu là ai? Chúa làm điều gì minh chứng cho tình yêu của Ngài? Tại sao Chúa Giê-xu lại làm như thế? Bạn có thật yêu người mà bạn phục vụ không?

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà những thành viên trong một tổ chức có thể phản bội nhau, bạn bè phản bội nhau, thầy trò phản bội nhau, thậm chí vợ chồng chung sống với nhau bao nhiêu năm cũng phản bội nhau. Sự phản bội đến với nhiều lý do khác nhau, nhiều hình thái khác nhau, nhưng có chung một nguồn gốc: ma quỷ.

Trong bữa ăn lễ Vượt Qua cuối cùng của Chúa với các môn đệ trên phòng cao, ma quyœ đặt mưu phản vào lòng ông Giu-đa Ích-ca-ri-ốt (câu 2), nhưng nó không thể đặt sự ghét boœ vào lòng Chúa Giê-xu. Ngài đã yêu người thuộc về mình trong thế gian thì cứ yêu cho đến cuối cùng (câu 1c). Từ thân phận một người ăn trộm (Giăng 12:6), ông Giu-đa được Chúa Giê-xu yêu thương, chọn và cho trở thành một trong mười hai môn đệ của Ngài; không những Ngài tin cậy giao cho ông giữ túi tiền (Giăng 13:29) mà còn giao cả chìa khóa nước thiên đàng cũng như Ngài giao cho ông Phi-e-rơ và các môn đệ khác (Ma-thi-ơ 16:19; 18:18). Ngay đêm ấy, môn đệ coi trọng đồng tiền hơn tình nghĩa thầy trò đã phản bội Chúa Giê-xu, Ngài vẫn không hề có ý định gạt ông Giu-đa ra ngoài tầm yêu thương của mình.

Khi dạy các môn đệ bài học về sự phục vụ, Chúa Giê-xu muốn họ biết trong sự phục vụ cần hạ mình, mà cũng cần tình yêu nữa, vì nhiều lúc người được phục vụ chẳng đáng yêu chút nào.

Trước đó, khi sai các môn đệ đi giảng Phúc Âm, Chúa cho họ quyền năng để làm dấu kỳ, phép lạ, đuổi quyœ, ông Giu-đa cũng có cùng quyền phép như các môn đệ khác. Trong bữa ăn tối hôm ấy, Chúa Giê-xu lần lượt rửa chân cho các môn đệ. Ngài đã rửa chân cho ông Giu-đa Ích-ca-ri-ốt, người phản Ngài, cùng một cách rửa chân cho ông Phi-e-rơ, người chối Ngài; cùng một cách rửa chân cho ông Giăng, môn đệ yêu dấu nghiêng đầu trên ngực Ngài. Chúa Giê-xu chia bánh và chén cho các ông Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng, và cho các môn đệ khác thể nào thì Ngài chia cho ông Giu-đa Ích-ca-ri-ốt cũng cách ấy. Ma quyœ đặt sự phản bội trong lòng ông Giu-đa, nhưng Chúa Giê-xu chỉ có tình yêu để ban phát. Chúa không hề phân biệt đối tượng trong tình yêu; Ngài yêu người thuộc về mình trong thế gian thì cứ yêu cho đến cuối cùng.

Chúa Giê-xu làm hết lòng điều mà Cha đã giao cho mình (câu 3), đó là thực hiện chương trình cứu rỗi bằng sự hy sinh trên thập tự giá, bao gồm cả việc rửa chân cho người phản bội mình, cầu nguyện cho người chối mình, tha thứ cho người nguyền rủa mình, người sỉ nhục mình, người đánh đòn mình, người đóng đinh, đâm mình… Chúa Giê-xu chấp nhận tất cả điều đó vì tình yêu và vì ý muốn Đức Chúa Cha giao cho mình chứ Ngài không làm điều gì chỉ vì ý muốn của Ngài.

Hành động của Chúa Giê-xu nhắc chúng ta nhớ trong sự phục vụ tình yêu được đặt lên hàng đầu. Chúng ta phải phục vụ theo điều Chúa ủy thác chứ không theo điều mình chọn lựa. Đời sống của người Cơ Đốc được ví sánh giống như một trang giấy trắng được ký sẵn tên của mình, nhưng điền vào điều gì trong đó là phần của Chúa.

Bạn có từng kén chọn khi được giao việc trong Hội Thánh không? Bạn có từng kén chọn đối tượng để phục vụ không? Bạn có biết chắc những gì mình đang dự phần là Chúa muốn mình làm điều đó hay vì bạn thích làm điều đó? 

Lạy Chúa Giê-xu, xin cho con trái tim của Ngài trong hành động phục vụ của con, xin dạy con đường lối Ngài trong cách phục vụ của con. Xin giúp để con không làm điều con thích, mà phục vụ trong thánh ý Chúa chọn. 

Nhân Ái Với Người Lân Cận

Đọc:
Lu-ca 10:25-37
 


Có một người Sa-ma-ri đi đường, đến gần thấy nạn nhân thì động lòng thương xót. – Lu-ca 10:33


Một trong những trở ngại chính của việc bày tỏ lòng thương xót, ấy là định kiến về người mình cho là xứng đáng được thương xót. Chúa Giê-xu kể một chuyện ngụ ngôn để trả lời cho câu hỏi: “Ai là người lân cận của tôi?” (Lu-ca 10:29). Hoặc, ai đủ điều kiện xứng đáng với việc làm cho người lân cận?
Chúa Giê-xu kể chuyện một người đi trên con đường nổi tiếng nguy hiểm từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô. Trong lúc đi đường, người rơi vào tay cướp và bị lột sạch, đánh đập rồi bỏ cho chết. Cấp tôn giáo Do Thái (thầy tế lễ và người Lê-vi) đi ngang qua người, nhưng ở bên kia đường, có lẽ vì sợ bị ô uế về mặt tôn giáo. Nhưng người Sa-ma-ri lại gần, bày tỏ thương xót vô điều kiện đối với khách lạ bị thương.
Khán giả của Chúa Giê-xu hẳn đã hiểu ý nghĩa điều này, vì người Do Thái ghét người Sa-ma-ri. Người Sa-ma-ri lẽ ra có thể hạn chế hoặc phân biệt điều kiện thương xót, bởi lẽ nạn nhân là người Do Thái. Dù vậy người Sa-ma-ri đã không dành lòng nhân giữa vòng người lân cận, chỉ riêng cho những ai được họ kể là xứng đáng. Thay vì vậy, hễ thấy ai có nhu cầu là người này quyết định giúp thôi.

Bạn có dành riêng lòng nhân, chỉ cho người mình kể là xứng đáng nhận không? Là môn đồ của Chúa Giê-xu, chúng ta hãy tìm cách bày tỏ lòng nhân giữa vòng người lân cận, cho mọi người, đặc biệt là cho những người chúng ta nghĩ là không xứng đáng. – Marvin Williams 


Tình yêu chúng ta đối với Đấng Cơ Đốc chỉ thực hữu
khi chúng ta yêu người lân cận.

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com