Các Quan Xét 9:26-57
“Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặt giống ấy” (Ga-la-ti 6:7, 8). 

Câu hỏi suy ngẫm: Vì sao ông A-bi-mê-léc tàn phá Si-chem, rồi sau tiếp tục tấn công Thê-bết? Vì sao ông A-bi-mê-léc ngã chết? Bạn nghĩ gì về cái chết của ông A-bi-mê-léc và những người giống như ông?

Ông Ga-anh, người ngoài cuộc bước vào chính trường để khuấy động, gây bất bình giữa dân Si-chem và ông A-bi-mê-léc. Những điều ông Ga-anh nói với dân Si-chem khiến ông Xê-bun bất bình và đã sai người kể lại cho ông A-bi-mê-léc. Vì thế đích thân ông A-bi-mê-léc dẫn quân đánh đuổi những người chống lại ông và giết chết người của họ. Nhưng vẫn chưa hài lòng, ông A-bi-mê-léc đã giết cả những nông dân Si-chem, tàn phá thành của họ và sau đó thiêu hủy một ngọn tháp có hàng ngàn người đáng thương vì sợ hãi đã náu ẩn trong đó. Theo nghĩa đen, đúng là ngọn lửa gai đã tiêu hủy họ (câu 15). Ngọn lửa này tiếp tục lan sang thành Thê-bết. Đích thân ông A-bi-mê-léc áp sát một ngọn tháp thành để phóng hỏa. Chúng ta không biết rõ ông A-bi-mê-léc làm như thế do cư dân Thê-bết có đồng lõa với Si-chem, hay là bản tính hung ác cố hữu của những người bạo ngược như ông A-bi-mê-léc xui khiến ông làm như thế nhằm để khủng bố tinh thần những người khác. Nhưng điều chúng ta biết lần nầy ông đã ngã chết ngay dưới chân tháp không phải vì gươm giáo, mà một chiếc thớt cối do tay của một người đàn bà ném trúng vào đầu ông. Trong sách Các Quan Xét chúng ta thấy những vật dụng tầm thường như những chiếc bình bằng đất sét hoặc thớt trên của một chiếc cối xay được dùng để xua tan quân thù và kết thúc cuộc đời của những người gian ác. Thường khi, chứ không phải luôn luôn, con người phải nhận lấy những gì mà họ đáng phải nhận trong đời họ. Ông A-bi-mê-léc và người Si-chem thuộc trong số những người đó. Ông A-bi-mê-léc và người Si-chem đã gieo gió, nên phải gặt bão. Luật pháp Môi-se đề cập đến sự thịnh vượng và vui mừng của một cộng đồng vâng lời Chúa và sự đau khổ nếu không vâng lời. Đây là kinh nghiệm của người Ít-ra-ên: Đau khổ ngày càng thêm trong thời kỳ các quan xét, nhưng được thịnh vượng dưới thời các Vua Đa-vít và Sa-lô-môn. Tiếp theo, sự thịnh vượng lẫn đau khổ cứ nối tiếp hay đan xen nhau trong thời kỳ các vương quốc Ít-ra-ên và Giu-đa cho đến khi cư dân của cả hai vương quốc này bị đưa đi lưu đày ở những đất nước xa xăm.

Sứ đồ Gia-cơ nói rằng “Sự thương xót thắng sự đoán xét” (Gia-cơ 2:13). Bạn nghĩ gì về câu nói này? Hãy nhớ Kinh Thánh cho thấy rằng Đức Chúa Trời không đối xử với chúng ta là người vô tín như chúng ta đáng bị đối xử, thay vì vậy, Ngài bày tỏ sự thương xót đối với chúng ta. Thế nào là cách chúng ta phải sống trong sự thương xót của Chúa ban cho mình? 

Lạy Chúa, con ngợi khen và tạ ơn Ngài vì ân sủng và lòng thương xót vô hạn của Ngài trên những người tin Ngài và con là một trong những người được hưởng. 

Nhà vĩ cầm Midori được quốc tế tán thưởng, cho rằng luyện tập chuyên cần và tập chú là chìa khóa để trình diễn thành công. Trong khi thực hiện một chương trình khắt khe gồm 90 buổi hòa nhạc mỗi năm, bà vẫn thực tập trung bình từ 5 tới 6 giờ mỗi ngày. Jane Ammeson, trong tạp chí NWA WorldTraveler, trích lời Midori: “Tôi phải thực tập cho nghề nghiệp của mình và tôi thực tập mỗi ngày… Thực sự không phải là bao nhiêu giờ mà là chất lượng của công việc cần phải làm. Cùng với học viên, tôi xem họ đàn và thực tập, nhưng họ không lắng nghe và không theo dõi. Nếu sách của bạn đang mở ra, chưa hẳn là bạn đang học.” Cùng một nguyên tắc này áp dụng cho bước đi đức tin của chúng ta. Phao-lô viết cho Ti-mô-thê, “Hãy chuyên tâm để được đẹp lòng Đức Chúa Trời, như người làm công không có gì đáng hổ thẹn, thẳng thắn giảng dạy Lời chân lý” (2 Ti-mô-thê 2:15). Chuyên tâm hàm ý nỗ lực sốt sắng không ngừng, và ngược với thái độ lơ là, bất cẩn. Điều này bao gồm mọi khía cạnh trong mối liên hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Giống như nhạc sĩ cố gắng đạt tới xuất sắc, chúng ta cũng phải phục vụ Đức Chúa Trời đầy lòng tin tưởng, được Ngài khen ngợi, và khéo léo chia sẻ Lời Ngài với người khác. Tôi có chuyên tâm nghiên cứu, cầu nguyện, và lắng nghe tiếng Chúa hôm nay không? – David McCasland


Đức Chúa Trời phán với những ai dành thì giờ lắng nghe, và Ngài nghe những ai dành thì giờ để cầu nguyện. 

Chuyên Tâm Mỗi Ngày

Đọc: 2 Ti-mô-thê 2:3-16 


Hãy chuyên tâm để được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không có gì đáng hổ thẹn, thẳng thắn giảng dạy Lời chân lý. – 2 Ti-mô-thê 2:15 


Nhà vĩ cầm Midori được quốc tế tán thưởng, cho rằng luyện tập chuyên cần và tập chú là chìa khóa để trình diễn thành công. Trong khi thực hiện một chương trình khắt khe gồm 90 buổi hòa nhạc mỗi năm, bà vẫn thực tập trung bình từ 5 tới 6 giờ mỗi ngày. Jane Ammeson, trong tạp chí NWA WorldTraveler, trích lời Midori: “Tôi phải thực tập cho nghề nghiệp của mình và tôi thực tập mỗi ngày… Thực sự không phải là bao nhiêu giờ mà là chất lượng của công việc cần phải làm. Cùng với học viên, tôi xem họ đàn và thực tập, nhưng họ không lắng nghe và không theo dõi. Nếu sách của bạn đang mở ra, chưa hẳn là bạn đang học.” Cùng một nguyên tắc này áp dụng cho bước đi đức tin của chúng ta. Phao-lô viết cho Ti-mô-thê, “Hãy chuyên tâm để được đẹp lòng Đức Chúa Trời, như người làm công không có gì đáng hổ thẹn, thẳng thắn giảng dạy Lời chân lý” (2 Ti-mô-thê 2:15). Chuyên tâm hàm ý nỗ lực sốt sắng không ngừng, và ngược với thái độ lơ là, bất cẩn. Điều này bao gồm mọi khía cạnh trong mối liên hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Giống như nhạc sĩ cố gắng đạt tới xuất sắc, chúng ta cũng phải phục vụ Đức Chúa Trời đầy lòng tin tưởng, được Ngài khen ngợi, và khéo léo chia sẻ Lời Ngài với người khác. 

Tôi có chuyên tâm nghiên cứu, cầu nguyện, và lắng nghe tiếng Chúa hôm nay không? – David McCasland 


Đức Chúa Trời phán với những ai dành thì giờ lắng nghe, và Ngài nghe những ai dành thì giờ để cầu nguyện. 


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]