Jean-Dominique Bauby’s memoir, The Diving Bell and the Butterfly, describes his life after a massive stroke left him with a condition called “Locked-In Syndrome.”

Locked In

Read: 2 Timothy 2:1-10
I suffer trouble… even to the point of chains; but the Word of God is not chained. – 2 Timothy 2:9

Jean-Dominique Bauby’s memoir, The Diving Bell and the Butterfly, describes his life after a massive stroke left him with a condition called “Locked-In Syndrome.” Although he was almost completely paralyzed, Bauby was able to write his book by blinking his left eyelid. An aide would recite a coded alphabet, until Bauby blinked to choose the letter of a word he was dictating. The book required about 200,000 blinks to write. Bauby used the only physical ability left him to communicate with others. In 2 Timothy we read of Paul experiencing a different kind of “locked-in syndrome.” Under house arrest, the apostle learned that his execution might be imminent. With this in view, he told Timothy: “I suffer trouble… even to the point of chains; but the Word of God is not chained” (2 Tim. 2:9). In spite of his isolation, Paul welcomed visitors, wrote letters of encouragement, and rejoiced at the spread of God’s Word. For some of us, circumstances may have isolated us from others. Lying in a hospital bed, serving time in a prison, or being a shut-in can make us feel that we are experiencing our own “locked-in syndrome.” If this is true for you, why not prayerfully reflect on some ways you can still reach out to others. – Dennis Fisher

Give me to serve in humble sphere, I ask not aught beside! Content to fill a little place, If God be glorified. – Anon.

Bị Nhốt

Đọc:2 Ti-mô-thê 2:1-10
Ta bị bạc đãi đến nỗi mang xiềng xích…; nhưng Đạo Đức Chúa Trời không bị xiềng xích. – 2 Ti-mô-thê 2:9

Hồi ký The Diving Bell and the Butterfly của Jean-Dominique Bauby mô tả cuộc đời ông sau lần đột quị nghiêm trọng, bị rơi vào tình trạng gọi là “Hội Chứng Bị Nhốt.” Tuy gần như hoàn toàn bị liệt, Bauby vẫn có thể viết sách bằng cách chớp mí mắt trái. Một phụ tá đọc bảng chữ cái bằng mật mã, chờ Bauby chớp mí mắt chọn mẫu tự trong từ mà ông đọc để ghi lại. Cuốn sách buộc ông phải chớp khoảng 200.000 lần mới viết xong. Bauby sử dụng khả năng thuộc thể duy nhất còn lại này, để giao tiếp với người khác. Trong 2 Ti-mô-thê chúng ta thấy Phao-lô trải nghiệm một loại “hội chứng “bị nhốt” khác. Bị quản thúc tại gia, vị sứ đồ được biết ngày hành quyết mình có thể đã tới. Trong bối cảnh đó, ông nói với Ti-mô-thê: “Ta bị bạc đãi đến nỗi mang xiềng xích; nhưng Đạo Đức Chúa Trời không bị xiềng xích” (2 Ti-mô-thê 2:9). Tuy bị cách ly, Phao-lô vẫn tiếp đón khách viếng, viết thư khích lệ, và vui mừng vì Đạo Đức Chúa Trời được rao giảng. Đối với một số chúng ta, có thể hoàn cảnh cô lập chúng ta với người khác. Nằm trên giường bịnh viện, vào tù, hoặc phải ngồi một chỗ, có thể khiến chúng ta cảm thấy đang gặp “hội chứng bị nhốt.” Nếu gặp hoàn cảnh này, sao bạn không cầu nguyện nghĩ ra vài cách nào đó, để giúp mình vẫn còn khả năng giao tiếp với người khác? – Dennis Fisher

No deed is too small when done for Christ.
Không việc làm nào là quá nhỏ, khi làm cho Đấng Christ.

 

 
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]