Khi cuộc Nội Chiến Mỹ kết thúc năm 1865, trên nửa triệu binh lính ngã chết, kinh tế tan tành, và dân chúng vẫn chia rẽ sâu sắc về chính trị. Việc kỷ niệm Ngày Mẫu Thân tại Hoa Kỳ bắt đầu với nỗ lực hòa bình và hòa giải của hai phụ nữ, trong thời gian thống khổ này. Năm 1870, Julia Ward Howe kêu gọi lập Ngày Mẫu Thân Quốc tế để phụ nữ liên kết nhau chống chiến tranh dưới mọi hình thức.

Peace And Reconciliation

Our Daily Bread is hosted by Les Lamborn

http://cdn.rbc.org/odb/2011/05/odb-05-07-11.mp3

READ: Matthew 18:21-35

Should you not also have had compassion on your fellow servant, just as I had pity on you? —Matthew 18:33

When the US Civil War ended in 1865, more than half a million soldiers lay dead, the economy was shattered, and people remained deeply divided politically. The observance of Mother’s Day in the United States began with two women’s efforts for peace and reconciliation during this time of anguish. In 1870, Julia Ward Howe called for an International Mother’s Day on which women would unite in opposing war in all its forms. A few years later, Anna Reeves Jarvis began her annual Mother’s Friendship Day in an effort to reunite families and neighbors alienated by the war. There is always great suffering when friends and families are fractured and unwilling to forgive.

The gospel of Jesus Christ brings the promise of peace and reconciliation with God and with each other. When Peter asked Jesus how often he should forgive a brother who sinned against him (Matt. 18:21), the Lord surprised everyone with His answer of “seventy times seven” (v.22). Then He told an unforgettable story about a servant who had received forgiveness and failed to pass it on (vv.23-35). As God freely forgives us, so He requires that we extend what we have received to others.

With God’s love and power, forgiveness is always possible. —David McCasland

Oh, what joy and peace we forfeit,
When forgiveness we withhold;
Fellowship with God is broken,
And the heart grows hard and cold. —D. De Haan

Forgiveness is Christianity in action.

VIETNAMESE TRANSLATION :

Hòa Bình Và Hòa Giải

Đọc:
Ma-thi-ơ 18:21-35

Thế sao ngươi lại không thương xót đồng bạn mình, như Ta đã thương xót ngươi? – Ma-thi-ơ 18:33

Khi cuộc Nội Chiến Mỹ kết thúc năm 1865, trên nửa triệu binh lính ngã chết, kinh tế tan tành, và dân chúng vẫn chia rẽ sâu sắc về chính trị. Việc kỷ niệm Ngày Mẫu Thân tại Hoa Kỳ bắt đầu với nỗ lực hòa bình và hòa giải của hai phụ nữ, trong thời gian thống khổ này. Năm 1870, Julia Ward Howe kêu gọi lập Ngày Mẫu Thân Quốc tế để phụ nữ liên kết nhau chống chiến tranh dưới mọi hình thức. Vài năm sau, Anna Reeves Jarvis bắt đầu Ngày Hữu Nghị Mẫu thân hằng năm, nhằm đoàn tụ những gia đình và hàng xóm bị ly cách vì chiến tranh. Luôn luôn có khổ đau cùng cực, khi bạn hữu cùng gia đình bị rạn nứt và không chịu tha thứ.
Phúc Âm của Chúa Giê-xu Christ mang lại lời hứa hòa bình và hòa giải với Đức Chúa Trời và với nhau. Khi Phi-e-rơ hỏi Chúa Giê-xu, ông phải tha thứ bao nhiêu lần, đối với người anh em sai phạm với mình (Ma-thi-ơ 18:21), Chúa khiến mọi người ngạc nhiên khi Ngài đáp “bảy mươi lần bảy” (c.22). Sau đó Ngài kể câu chuyện khó quên về người đầy tớ được tha thứ nhưng lại không tha thứ người khác (c.23-35). Như Đức Chúa Trời tha thứ chúng ta vô điều kiện thế nào, Ngài cũng đòi hỏi chúng ta phải đối xử với người khác theo cách mình được đối xử.
Với tình yêu cùng năng lực Đức Chúa Trời ban, chúng ta luôn luôn có thể tha thứ. – David McCasland

Tha thứ là Cơ Đốc giáo trong hành động.

(Theo Nguyễn Hữu Thịnh dịch)

 

 
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]