Có ai đó đã nói: “Chín mươi phần trăm tai nạn do con người gây ra, còn chín mươi phần trăm con người do tai nạn tạo ra!”
Một đứa trẻ cần được sanh ra từ hành động yêu đương của những người làm cha làm mẹ từng mơ ước và đón chào nó ra đời trong tình yêu tha thiết và chăm sóc.
Nhiều trẻ không được cha mẹ mong muốn có chúng ngay từ lúc thai nghén. Nhiều lúc, các bậc làm cha mẹ đã phạm sai lầm khi nói thẳng với đứa trẻ rằng, trước hết, họ không hề mong muốn nó ra đời, như thế tức là giáng cho đứa trẻ phải lãnh đòn tai hại nhất. Rồi nhiều hành động khác nữa của đời sống còn nghiêm trọng hơn cho ra đời một sinh mạng để nó bắt đầu cuộc hành trình vĩnh cửu. Từ khi đứa trẻ mới được thai dựng cho đến khi nó cưới vợ lấy chồng, bậc làm cha mẹ vó nhiều trách nhiệm nặng nề đối với nó. Sống không phải ngày nào cũng được dự lễ hội La-mã, mà là một công việc nghiêm trọng chết người, và những người làm cha làm mẹ cần đối diện với sự kiện ấy khi suy nghĩ về sự an vui tương lai của con cái mình. Phải có một ai đó chịu trách nhiệm đối với tất cả những tên giết người cũng như đối với từng công dân khả kính. Buồn thay, đa số các tội phạm là sản phẩm của những kẻ làm cha làm mẹ khốn nạn, không chăm sóc dạy dỗ thích đáng cho con cái từ lúc chúng hãy còn bé dại. Nếu phần lớn trẻ con sinh ra đời và được nuôi dạy thích đáng, có lẽ phần lớn những kẻ tội phạm cũng sẽ không còn. Lẽ dĩ nhiên quy luật cũng có các ngoại lệ, nhưng sách Châm ngôn nói: “Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, hầu cho đến khi trở về già, cũng không hề lìa khỏi đó” (Cham Ngon 22:6). Bậc làm cha làm mẹ phải dâng mình cũng như dâng con cái mình cho Đức Chúa Trời thật sớm trong đời sống. Ngay sau khi kết hôn, họ phải bắt đầu một chương trình tìm đọc nhiều sách nói về việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ con. Như người có nghề nghiệp cần trau dồi tay nghề thế nào, những người làm cha làm mẹ cũng phải trau dồi công việc làm quan trọng nhất của cả đời họ – tức là việc nuôi dạy con cái. Muốn trở thành bậc làm cha làm mẹ thành công, họ cần sớm dành nhiều thì giờ sau khi đã kết hôn cho chương trình tìm tòi và đọc sách đó.
Quyển sách này trình bày các nguyên tắc căn bản để nuôi dạy con cái thật tốt, thật thích đáng. Nhiều sách khác cũng rất bổ ích cho các bậc làm cha mẹ, chúng tôi đã liệt kê trong bảng thư mục đề nghị các bậc cha mẹ tìm đọc thêm. Nếu là ma quỉ chắc tôi chỉ muốn làm cho các bậc cha mẹ hoàn toàn mù tịt về cách nuôi dạy con cái họ để tôi có thể bảo đảm mình đã thành công nhất trong công tác của mình. Chẳng có cách nào để liên minh với Sa-tan tốt hơn là các bậc làm cha làm mẹ hoàn toàn mù tịt như vậy. Tôi biết rằng nếu có thể để họ hoàn toàn chẳng biết gì cả suốt mười năm đầu của đứa trẻ tôi có thể nắm được đứa trẻ và điều khiển các đường lối của nó; tôi có thể nắm chắc được linh hồn nó. Kết quả tôi sẽ thu gặt được vô số linh hồn con người. Henry Brandt, nhà tâm lý nhi đồng lừng danh đưa ra một lờ khuyên tốt cho các bậc cha mẹ trẻ, muốn bắt đầu làm tốt công tác làm cha làm mẹ của mình: “Muốn làm cha làm mẹ tốt, trước hết bạn phải là loại người tốt. Muốn thế, bạn phải:
1. sẵn sàng biết rõ, đánh giá cao và lợi dụng các sở trường của mình.
2. Sẵn sàng thật sự hạ mình để nhận diện các sở đoản của mình và tìm cách củng cố tăng cường chúng; vươn tới để có thể trở thành người bạn đời sẵn sàng góp phần mình tạo ra một gia đình thoả đáng của hai vợ chồng.
Chính một kinh nghiệm như thế sẽ cho phép bạn bước vào các ngưỡng cửa của người làm cha mẹ, và tiếp tục xây dựng một nhân cách lành mạnh cho đời sống các con cái bạn khi bạn dẫn chúng đến với nguồn năng lực vốn chính là sinh lực của bạn, tức là chính Đức Chúa Trời”.
Muốn trở thành bậc làm cha làm mẹ tốt hơn, ta cần thật sự nhận biết rõ sự cứu rỗi của Đấng Christ trong đời sống và trong lòng mình, và trở thành một Cơ Đốc nhân đứng đắn. Một người chỉ có thể đóng góp cho xã hội qua con cái mình, những gì đời sống mình đã đóng góp vào đó. Người ta chỉ có thể xây dựng một tổ ấm vững bền trên nền tảng Đấng Christ mà thôi, nếu các bậc cha mẹ không phải là Cơ Đốc nhân, họ chỉ là người xây nhà mình trên cát lún (Mathio 7:24-29). Muốn nuôi dạy con cái thích đáng, phải có những nền tảng tốt nhất cho một tổ ấm gia đình, và chẳng có một nền nào tốt hơn từng trải của Cơ Đốc nhân. Người chồng có trách nhiệm phải yêu thương, chìu chuộng, bảo vệ, chăm sóc, cung cấp cho vợ mọi hạnh phúc mình có thể tạo ra. Trách nhiệm của người vợ là yêu thương, kính trọng, chìu chuộng, khuyên bảo, giúp đỡ và lo lắng chăm sóc mọi mặt cho chồng để tạo ra một gia đình hạnh phúc nhất có thể có được cho cả hai người. Cả hai phải góp phần biến gia đình thành một tổ ấm hạnh phúc trong đó con cái được đón và lo lắng bằng tình yêu thương chăm sóc âu yếm nhất (xem ICorinhto 7:1-5; Epheso 5:2, 33; IPhiero 3:1-7; Tit 2:4; Colose 3:19). Không có người nào torng hai kẻ làm cha mẹ được quyền bức bách áp chế người kia. Chúng không bao giờ là “Ông Chủ Lớn” sai khiến vợ như nô lệ; vô cùng không nên chống lại chồng, đối xử lạnh nhạt với chồng. Chồng phải yêu vợ như Đấng Christ yêu Hội thánh, còn vợ thì phải kính trọng giúp đỡ chồng, như Hội thánh phải thuận phục Đấng Christ vậy (Epheso 5:22-33). Con cái được nuôi dưỡng trong một gia đình như vậy ít khi hoàn toàn đi sai lạc để phá hỏng cuộc đời. “Một cuộc hôn nhân hài hoà có sự hoà hợp giữa hai vợ chồng. Vợ chồng muốn hết lòng trong nhiệm vụ xây đắp một gia đình hoà hợp, phải biết định nghĩa thật rõ ràng các từ ngữ ấy”. Các “bí quyết” đó, là khả năng đồng ý và bất đồng ý kiến về mọi việc mà không có xung đột tranh chiến nhau, phải khác nhau mà không nghịch nhau, phải luôn luôn thay đổi nhưng vẫn thừa nhận lòng chung thuỷ vững bền đối với nhau, có một kế hoạch chung và cùng làm việc để tạo hoà khí và sự êm ấm trong gia đình. “Hoàn cảnh sống chung rất ít khi hay chẳng bao giờ biến đổi được hai vợ chồng thành một, đôi lứa mãi mãi yêu thương, đối xử tốt đẹp và hạnh phúc… Một gia đình hạnh phúc đòi hỏi nhiều thách thức hơn là chỉ đơn giản tìm được một người bạn đời để mãi mãi được sống hạnh phúc bên nhau vì có một hoá chất kỳ diệu nào đó thu hút và giữ chặt hai người mãi mãi với nhau. Chẳng bao lâu sau ngày cưới, bạn sẽ nhận thấy rằng hôn nhân để trắc nghiệm tánh tình của bạn”. Tình yêu êm xuôi người ta thường gặp khi hai người mới tán tỉnh nhau chẳng bao lâu sẽ bị thách thức khi hôn nhân đã trở thành thực tế. Có câu chuyện kể rằng một chàng thanh niên nọ tán tỉnh một lượt hai cô gái, một cô thật đẹp và một cô là ca sĩ có tài. Vì là một mục sư, chàng ta nhận thấy mình phải chọn cô nàng có tài ca hát, tuy cô ta không được đẹp. Sáng hôm sau ngày đám cưới, anh chàng thức giấc và nhìn cô nàng hãy còn ngủ, miệng hơi há ra. Tim anh ta se lại, vừa lay gọi vừa để đánh thức nàng: “Em ơi, em ơi, em ơi, hãy thức dậy và ca hát đi!” Jean và Frank là một đôi rất khả ái đang thời kỳ tìm hiểu nhau. Chàng luôn luôn nghĩ đến nàng, và là một thanh niên nhanh nhẹn, siêng năng. Nàng thì vui vẻ, yêu đời và luôn luôn chịu cộng tác. Họ không thể tưởng tượng được sẽ có ngày sau khi cưới nhau được mấy ngày họ bắt đầu khám phá nhiều điểm cốt yếu mà họ không biết là sẽ cùng đến với cái kiện hàng họ gọi là hôn nhân. Mỗi đêm nàng nằm thao thức cả một hai tiếng đồng hồ, cố dỗ giấc ngủ, trong khi chàng đã ngáy vang như sấm. Nàng muốn đánh thức chàng. Ban đầu, chàng cũng tỏ ra kiên nhẫn, ôm ấp âu yếm nàng, nhưng rồi lại nằm lăn ra và ngáy như sấm. Cuối cùng, chàng mất kiên nhẫn, và một đêm nọ, đã thẳng thắn chế nhạo nàng vì lại đánh thức mình vì một chuyện nhỏ nhặt như vậy.
“Thôi ngủ ngay đi, đừng có trẻ con vô lý như thế nữa” Chàng vừa nói vừa quay lưng lại và ngủ như chết, trong khi nàng vẫn nằm đó mà khóc thầm.
Khi cùng đi đâu với nhau, cuối cùng chàng cũng bỏ nàng lại một quãng khá xa. Một ngày nọ, nàng phải gọi to: “Anh ơi, không đợi em một chút được sao?”
– “Em nhanh lên chứ. Mất hết cả thì giờ” Chàng vừa cằn nhằn vừa tiến bước. Jean thấy ngay họ đang cần làm điều cha mẹ cô đả bảo họ cần phải làm sau đám cưới. Họ đã gọi công việc đó là “tập cho quen với nhau”. Khi cô nói chuyện đó với Frank chàng bảo: “Phải rồi, anh biết. Xin lỗi em về sự vô tâm đó của anh. Chúng ta cần phải làm việc đó. Là con cái Chúa, chắc chúng ta rồi sẽ quen tánh ý nhau thôi”. Và họ đã cố gắng, để sau đó, trở thành một đôi vợ chồng hạnh phúc. Jean đã tập chịu đựng tật ngáy to của chồng, còn Frank thu xếp để bước chậm lại một chút khi họ cùng đi bộ với nhau.
Nếu muốn cho hạnh phúc được trọn vẹn, tỷ lệ việc làm quen tánh ý của nhau là vào khoản năm mươi phần trăm ở mỗi phía. Bậc làm cha mẹ cần đọc biết hiều về các ảnh hưởng trong thời kỳ thai nghén trước khi đứa trẻ ra đời, đối với cuộc đời của nó.
Nói chung rất có thể ít ai ý thức được cả tương lai của đứa trẻ đã bị các ảnh hưởng đó cấu thành trong lòng mẹ (trước khi đứa bé được sanh ra), và người làm cha làm mẹ chẳng hay biết như vậy. Cho nên người làm mẹ chờ ngày sinh nở không thể vì quá lo lắng cho đời sống và thái độ ăn ở cư xử của mình trong thời gian đó, mà như co người lại, không dám làm công việc, không dám tham gia các công tác xã hội hay các hoạt động bình thường khác. Thai phụ phải tránh việc thù oán, hờn giận, xúc động có ảnh hưởng sâu xa đến phương diện tâm thần hay tinh thần, hoặc các kinh nghiệm tâm lý khác có thể gây rắc rối.
Các nhà tâm lý vẫn chưa biết chắc toàn bộ đời sống của đứa trẻ sẽ bị các ảnh hưởng trong thời kỳ thai nghén tác hại đến mức độ nào. Theo một số các thí nghiệm trên tử cung, chắc chắn có một số các lãnh vực trong đó các ảnh hưởng bên ngoài có thể gây phương hại nhất định đến đứa trẻ nhưng gây phương hại đến mức độ nào hay trong thời gian bao lâu, vẫn chưa được rõ ràng. Nhiều kỹ thuật hữu hiệu đã được phát triển để nghiên cứu các cung cách ứng xử trước khi đứa bé ra đời và vào tất cả các giai đoạn trước khi nó được sanh ra. Căn cứ vào những tìm tòi tra vấn đó, người ta đã biết được rất nhiều điều nhưng các tiến trình điều tra ấy vẫn hiện đang được xúc tiến và cải thiện. Chẳng hạn người ta biết được rằng tử cung phát triển cái gọi là “cung cách ứng xử thích ứng hoá” từ tám tuần lễ sau ngày thọ thai, đứa trẻ bắt đầu đáp ứng lại với các kích thích từ ngoài vào. Người ta nghĩ rằng “sự phát triển cung cách ứng xử” bắt đầu trong khoảng thời gian này. Nếu thần kinh hệ của đứa trẻ trứơc khi được sanh ra không có liên hệ trực tiếp với hệ thần kinh của người mẹ, nhờ đó nó khỏi bị chấn động (shocks) mạnh, thì tử cung vẫn bị ảnh hưởng của một số kích thích từ bên ngoài, và thường đáp ứng lại. Được dây rốn cung cấp dưỡng chất, tử cung tự hoạt ộng lấy bằng hệ tuần hoàn huyết của nó để thanh lọc bào thai bằng cách đưa máu qua hau của người mẹ, là nơi dưỡng khí và các dưỡng chất cũng được tử cung luôn luôn hấp thu. Hiện nay, người ta biết được rằng từ rất sớm là tám tuần lễ sau khi thọ thai, tử cung đã có thể đáp ứng lại với các tiếng động từ phía ngoài thân thể thai phụ. Bằng cách sử dụng những tếng động gần thân thể của thai phụ nhưng không chạm đến nó, rồi kiểm soát nhịp đập của trái tim trong tử cung, các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng tử cung có bị ảnh hưởng của các tiếng động. Họ cũng biết được rằng các áp lực trên thân thể người mẹ dứt khoát có ảnh hưởng đến thai nhi. Những công trình sưu tầm nghiên cứu đó có thể rất quan trọng đối với vấn đề có ảnh hưởng trước khi ra đời đối với thai nhi. Chẳng hạn nếu cha mẹ của thai nhi gây lộn nhau và những lời thô tục to tiếng được họ sử dụng đối với nhau, rất có thể ngay cả khi mới chỉ được hai ba tháng, thai nhi ở trong tử cung cũng có thể bị ảnh hưởng về cuộc cãi lộn đó! Điều còn chắc chắn hơn, là cách họ đối xử với nhau như vậy sẽ ảnh hưởng trầm trọng hơn khi thai nhi đã được sáu tháng hay lâu hơn trong tiến trình phát triển trước khi được sanh ra. Và nếu tử cung không có liên hệ gì với thần kinh hệ của người mẹ chắc chắn khi thai phụ bị rắc rối về tình cảm, điều đó vẫn có ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Thí dụ, nếu có chuyện cãi lộn bùng nỗ giữa cha mẹ đứa trẻ, và người mẹ bị xúc động, bị chọc tức mãnh liệt hay bị người cha đánh đập, những điều đó đều có ảnh hưởng trên thai nhi, và ảnh hưởng đó sẽ còn kéo dài lâu hơn trên đời sống đứa trẻ về sau này (xem Psychology and Life) của Floyd Puch để có nhiều chi tiết hơn). Chúng ta nhận được di truyền về vóc dáng diện mạo, các khả năng hoạt động, trí tông minh, cảm giác bén nhạy và nhiều khả năng cũng như tài năng căn bản khác. Nhưng còn có nhiều điều khác như nhân cách cá tính, phần lớn là kết quả của môi trường chung quanh, nhất là vào những năm đầu đời, trong giai đoạn đang hình thành. Ngay từ năm 1890 giáo sư James của Việc Đại học Haward đã nói về ảnh hưởng của môi trường chung quanh đối với đứa trẻ như sau “Đứa trẻ bị cả mắt, tai, mũi, làn da và ruột gan tấn công đồng thời, lập tức cảm thấy tất cả những đều đó như là một kối lớn hỗn tạp chối lọi, ù tai”. Từ khối hỗn tạp đó, nó thâu thập được tất cả các ý niệm đầu đời về môi trường chung quanh mình. Chúng ta có thể kết thúc các nhận xét trên bằng cách nói rằng các ảnh hưởng ngoại tại và tình cảm xâm nhập tử cung khi đứa bé chưa được sanh ra hết sức quan trọng, và tương lai của nó có thể sẽ chịu ảnh hưởng của chúng, cho nên kẻ làm cha mẹ đừng gây gổ nhau, đối xử không tốt với nhau hoặc có các lối ăn ở cư xử khác không đẹp như vậy. Sự xâm nhập còn có thể tai hại hơn điều mà hiện nay chúng ta được biết, vượt xa những phát giác hết sức đơn giản đã được tiết lộ cho đến nay. Do đó, cha mẹ của thai nhi phải sống bình thường, dường như họ đang yêu nhau và được hạnh phúc với nhau. Trước đây, đã có hững “câu chuyện hoặc của các bà già xưa bảo rằng quan hệ vợ chồng khi tai nghén rất nghuy hiểm cho bào thai. Tuy nhiên, tất cả chứng cứ hiển nhiên có tính cách khoa học đều vạch rõ sự kiện việc quan hệ vợ chồng bình thường trong nhiều tháng đầu của thai kỳ hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Tử cung đã bị niêm phong trong cái túi riêng, ngoại trừ việc nó tiếp súc với người mẹ qua nhau để nhận được thức ăn, dưỡng khí và máu đã được thanh lọc, về mặt sinh lý, không hề có sự tiếp xúc nào khác của thân thể người mẹ lại có thể gây ảnh hưởng đến nó. Thật vậy, việc quan hệ vợ chồng bình thường nhờ đó người mẹ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng, có thể là một yếu tố bổ ích cho việc phát triển tình cảm lành mạnh cho thai nhi. Bậc làm cha mẹ phải thận trọng, đừng gây tai hoạ gì cho thai nhi ngay trước khi nó được sanh ra bằng bất cứ một hành động nào có thể tạo ảnh hưởng xấu. Trong mấy tuần lễ cuối cùng trước khi đứa bé ra đời, kiêng khem việc quan hệ vợ chồng là tốt, hoặc việc ấy phải thực hiện thế nào để khỏi gây hậu quả có hại cho tử cung. Cần hỏi ý kiến vị bác sĩ của gia đình để biết chi tiết và những lời khuyên giúp liên hệ đến vấn đề này. Người ta đều biết cái đầu của thai nhi được hình thành trước nhất trong dạ con. trái tim là cơ quan hoạt động đầu tiên, bắt đầu đập có thể là rất sớm ngay vào tuần lễ thứ tám của cuộc đời nó. Sau đó phần thân mình hình thành và cuối cùng tay chân mình hình thành, và cuối cùng tay chân mới bắt đầu hoạt động. Nhưng chúng đã hoạt động từ lâu trước khi đứa bé ra đời, và nhiều hoạt động đã có từ tuần lễ thứ tám trở đi. Có một nhận xét phần đông những người làm cha mẹ đã không nghĩ tới: sự chấn động (Shock) do việc sanh nở! Đứa trẻ vốn được “ở trong nhà’ tuyệt đối an toàn suốt chín tháng, không có thay đổi về nhiệt độ, không cần phải cựa quậy để cho ai đó biết là mình đang đói, chẳng cần phải làm động tác bài tiết, chẳng cần đến thức ăn hay bất kỳ một hình thức bảo vệ an ninh nào khác cả. Rồi bỗng nhiên nó bị tống ra vào một thế giới mọi sự đều “yêu sách” đối với nó. Có lẽ nó phải bị vỡ mông ngay khi mới ra đời và cất tiếng khóc oa oa. Nó đã bị chấn động mạnh vì biết đau đớn và bị chọc phá ngay từ khi mới chào đời. Chẳng bao lâu nó cảm thấy lạnh vì nhiệt độ thay đổi khác hẳn với chỗ ở quen thuộc trước đây. Nó đang ở trong một thế giới rộng bao la, không chạm vào đâu được để cảm giác gần gũi, vây bọc như trước đây. Nó phải đòi ăn, và thường cảm thấy đói hoặc khát trong mấy ngày đầu tiên. Cho nên chẳng có gì để ngạc nhiên, vì chấn động đó rất quan trọng đối với nó. Nhiều người trong chúng ta, nếu không nói là tất cả có thể trong suốt cả đời mình nữa đều chẳng bao giờ hoàn toàn hoàn hồn đối với những nỗi kinh hoàng, bất an, và các vấn đề cảm xúc, đã đến với chúng ta ngay trong lúc chúng ta được sanh ra đời mà thôi! Nếu ai ý thức và hiểu rõ trọn vẹn điều gì đã xảy ra cho mình, tức là bị nhồi nặn, đẩy sao cho cái đầu phải đi trước, và phải cố gắng bơi vào cuộc đời này, thật sức chấn động ấy có thể là quá sức chịu đựng của chúng ta! Điều hoàn toàn có thể đẩy ra, ấy là sự chấn động đó đã ảnh hưởng trên cả đời sống của một con người. Một số người làm việc torng lãnh vực trí tuệ học (dianetics) và sức khoẻ tâm thần tin rằng nếu từng cảm xúc bị đảo lộn, từng rối loạn tin thần một, và nhiều kinh nghiệm khá cnữa giống như thế của người mẹ có thể được vẽ lại thật đúng qua giai đoạn trước khi đứa bé được sanh ra, người ta sẽ có thể chữa trị dễ dàng hơn chứng bệnh tâm thần, hoặc cả đến phòng ngừa bênh ấy nơi trẻ con và ngay nơi các người lớn, có những bà mẹ như thế. Người ta đã điều tra nghiên cứu đủ để thuyết phục những người đang làm các công tác kể trên rằng gắn liền với các ảnh hưởng của cha mẹ trong giai đoạn trước khi sanh đối với đứa trẻ lại còn có các mối liên hệ sâu xa giữa người mẹ với đứa con qua suốt cả cuộc đời của đứa trẻ. Nếu những người làm cha làm mẹ vẫn chưa run sợ ở khía cạnh này trong việc cưu mang và nuôi dưỡng con cái, ít nhất họ cũng không nên quá vô tâm đến nỗi không chịu suy xét, cân nhắc vấn đề này. Và họ không thể có thái độ như thế, để con cái họ phải kế thừa một di sản không thích hợp như vậy ngay từ lúc hãy còn là bào thai nằm trong bụng mẹ. Ít nhất cũng có một người, Tiến sĩ Biddle đã gợi ý rằng có thể lý do khiến một số trẻ con là khóc tỏ vẻ bất mãn khi bị mẹ chúng ẫm ra khỏi nôi, vì các bà mẹ ấy đã có “ý nghĩ căn bản là không thích trẻ con tuy có thể là vô ý thức, và không thích vai trò của nữ giới, căn cứ trên các kinh nghiệm đã bị giấu kín từ lâu của.. thuở đầu đời”. Ý thức sâu xa tự thâm tâm của người mẹ đã bị đứa trẻ cảm nhận được. Việc chuẩn bị cho đứa trẻ chào đời cũng rất quan trọng cho sự an vui cả đời của đứa trẻ và tương lai của nó. “Nhiều khi suốt những tháng chờ đợi đứa bé được sanh ra, cha mẹ nó đã vô tình chuẩn bị một cách chào đón hết sức sai lầm. Có thể lòng họ chỉ chăm vào một bé gái mắt xanh hay bé trai mắt nâu, để rồi hết sức thất vọng khi đứa con gái họ dự đoán từ lâu lại là con trai, hay đứa con trai bụ bẩm lại chỉ là một bé gái nhỏ nhoi…Tất cả kẻ làm cha làm mẹ đều muốn tiếp tục sống bằng cuộc đời của con cái họ. Có những bé gái phải trở thành ca sĩ theo ước mơ của bà mẹ, hoặc những cậu con trai phải trở thành cầu thủ nổi tiếng”. Hơn nữa, còn phải có sự chuẩn bị của những người làm cha mẹ về những nhu cầu thay đổi trong nhà, nhất là khi đứa con đầu lòng chào đời, hay đứa con út được sanh ra sau khi các anh chị nó đều đã lớn khôn cả rồi. Việc chuẩn bị này quan trọng hơn điều phần đông cả cặp vợ chồng trẻ những ông cha bà mẹ tương lai ý thức trước khi đứa trẻ ra đời. Một bà mẹ trẻ sắp sanh đến hỏi ý tôi: Đứa con lớn của bà đã lên khoảng hai tuổi, và bà trông đợi đứa thứ hai sẽ chào đời vài tháng tới đây. Bà kể rằng chồng bà đã chuẩn bị sẵn sàng và củng cố vị trí để chờ đợi đứa bé sắp ra đời này. Đúng hơn là ông ấy, đã ghen với đứa con đầu vì đã cướp mất tất cả sự chú ý trước kia bà vợ đã dành cho ông, và ông không mấy vui vẻ khi phải lặp lại công việc đó. Chắc chắn ông ta cần phải trửơng thành hơn một chút. Nhưng bà vợ cũng cần phải biết rằng không nên dành tất cả tình yêu thương trìu mến và chỉ tập trung chú ý vào lũ con mà thôi. Nhiều bà vợ và là mẹ trẻ đã phạm sai lầm khi chỉ tập trung chú ý vào lũ con. Có nhiều ông chồng biết thực hiện sự điều chỉnh cần thiết, nhưng nhiều người khác không chấp nhận nổi sự thay đổi mà không cảm thấy thất vọng ê chề, và nhiều khi còn tạo rầy rà, cãi cọ nữa. Sentman nêu ra một quan điểm tuyệt vời liên hệ vấn đề này: “Suốt mấy tháng trước khi đứa trẻ ra đời, nên không ngoan chuẩn bị sự điều chỉnh cần có khi đứa trẻ ra đời. Nếu đứa bé là con đầu lòng, người mẹ và người cha phải chia phần nhau về đứa bé… Nếu người mẹ trẻ hoàn toàn bị đứa con mới sanh thu hút, người cha có thể cảm thấy mình bị đẩy ra. Nên khôn ngoan nghĩ đến nhau trước khi đứa trẻ ra đời, cùng hoạch định một chương trình cho cả trước và sau khi sanh, sao cho người cha cảm thấy mình cũng có phần trong đó ngay từ đầu”. Nếu nhận con nuôi, cũng nên áp dụng quy luật trên. Một số các nhà thần kinh học và bác sĩ tin rằng thái độ và cách ăn ở cư xử của người mẹ về mặt tình cảm có thể ảnh hưởng lớn đến nhân cách của đứa trẻ và sẽ bộc lộ về sau này trng cuộc đời của nó. Chẳng hạn nếu người mẹ có khuynh hướng âu sầu và nhìn mọi sự cách bi quan. Sau này đứa con bà chăm sóc cũng có thể sẽ trở thành một con người đa sầu hoặc mắc phải bệnh điên cuồng vì mất tinh thần (manic – depressive). ít nhất những hậu quả như vậy là những điều có thể sẽ xảy ra. Phải chuẩn bị những đứa con khác hi đứa trẻ là con thứ hay con út vui vẻ chào mừng nó, đừng ruồng rẫy xô đuổi. Tuy đứa bé còn rất bé bỏng cũng ý thức được những đố kỵ đối với nó. Như vậy, nó đã gặp phải những điều kiện khó khăn cho cuộc đời sau này, cũnh như có thể học tập để trả đũa. Norman Williams đưa ra một lời khuyên lành mạnh cho người mẹ có khuynh hướng yêu thương quá đáng con mình quên mất các nhu cầu phải yêu thương và quan tâm chú ý đến chồng: “Đứa trẻ vừa sanh đem đến niềm vui mới, nhưng lắm khi vì cớ người mẹ khờ dại, ít kỷ, việc nó ra đời có thể đem đến sự căng thẳng và bất hạnh cho gia đình. Có sự cám dỗ lớn là đứa trẻ mới sanh này, sẽ trở thành đối tượng thu hút mọi chú ý của người mẹ cho đến khi người chồng nhận thấy mình hoàn toàn bị quên đi. Việc người mẹ dành hết tình thương của mình cho đứa bé sơ sinh có thể làm phai mờ tình yêu của mình đối với chồng. Chính tình yêu sâu sắc chia xẻ tất cả cho nhau của hai vợ chồng đã đưa đứa bé vào đời… Nếu người mẹ cắt đứt mối thông công quý báu đó, và đứa con được đặt làm đối tượng để bà hoàn toàn chú ý và yêu thương sẽ xảy ra tình hình không tự nhiên và đầy dẫy hậu quả nghiêm trọng cho cả người chồng, người vợ, lẫn đứa bé… Trong trường hợp người mẹ chọn đứa con, người cha sẽ bị vợ từ chối yêu thương, còn đứa con cũng bị cha nó giảm lòng yêu một phần nào; việc này tạo ra một tình cảm goá bụa nơi người mẹ vì đã tự dứt mình ra khỏi tình yêu thương trìu mến của chồng. Đứa bé lớn lên và trưởng thành về mặt tình cảm không thuận lợi trong thời thơ ấu với cảm giác bất an sâu xa. Người cha phải nhớ việc một đứa con là kinh nghiệm tiêu hao nhiều sinh lực của người làm mẹ. Trong những hoàn cảnh như thế, bà sẽ không thể nào tỏ ra luôn luôn mạnh mẽ như hồi chưa sanh con. Người chồng phải kiên trì nhẫn nhục đối với vợ, chia xẻ các bổn phận trong nhà và giúp vợ phục hồi sức lực bình thường, cũng phải học tập giúp đỡ chăm sóc đứa bé nhờ đó cũng san xẻ tình phụ tử bằng công việc làm đó. Người cha cũng phải luôn luôn nhớ rằng việc cưu mang một đứa con mới sanh thường khiến người vợ có khi cũng phải xao lãng thiếu chú ý vào các mối quan hệ vợ chồng. Người vợ cần được phục hồi các phương diện cả tâm lý lẫn sinh lý, cho nên người chồng phải tỏ ra dịu dàng, nhẫn nại, tỏ ra tình yêu thương và thật sự hết lòng với vợ, và chờ đợi cho đến lúc người vợ sẽ chú ý hơn đến các mối liên hệ tình dục bình thường. Nếu người chồng biết kiêng khem, tự chủ và tỏ ra yêu thương dịu dàng với vợ trong thời gian đó sau này người ấy sẽ càng được vợ yêu thương chìu chuộng mặn nồng hơn khi ân ái. Người chồng phải biết cân nhắc và suy xét kỹ sự kiện đó. Nằng nặc đòi hỏi “quyền lợi” trong việc này khi người vợ cảm thấy kém khả năng nhất, có thể gây trắc trở cho tình yêu của người vợ cả một thời gian dài, hoặc có thể là vĩnh viễn nữa. Đây là một tình huống mà đức tự chủ sẽ báo đáp lại gấp nhiều lần hơn. Người vợ thật sự yêu chồng, dĩ nhiên, sẽ không từ chối việc quan hệ tình dục vô hạn định, lợi dụng việc cưu mang sinh nở để trốn tránh mối quan hệ đó. Bà ấy phải biết rằng việc đứa con ra đời không hề thay đổi được các nhu cầu của chồng đối với mình, như một người bạn đời. Do đó, người vợ phải cố gắng trở về với nếp sống bình thường ngay sau khi có thể thực hiện được việc đó một cách có hiệu quả, cả về mặt thể xác lẫn tình cảm.
Theo Suu Tam