Kinh Thánh Và Việc Nuôi Dạy Con
Nguyên Nhân Của Các Nan đề Trong Việc Nuôi Dạy Con
Kỷ Luật Trong Việc Dạy Con
Các ảnh Hưởng Của Nan đề Trong Việc Nuôi Dạy Con

I. Kinh thánh và việc nuôi dạy con:

1. Con cái: Là quà tặng của Đức Chúa Trời, con cái phải kính trọng, vâng lời, và phụng dưởng cha mẹ (Xuất
2. Cha mẹ: Phải yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, kỷ luật cách công bình, đừng chọc giận chúng (Êphêsô.6:4)
Cha mẹ chọc giận khi lăng nhục con thể lý & tâm lý, bỏ mặc, không hiểu, yêu cầu quá đáng, không yêu thương khi con không thực hiện điều mình muốn, ép buộc con chấp nhận ý kiến mình và không nhận lỗi… thay vì làm gương, hướng dẫn và khích lệ con.
Cha mẹ Cơ đốc cần:
a) Lắng nghe Chúa. Để mạng lệnh Chúa là một phần đời sống mình qua việc học Lời Chúa thường xuyên với Đức Thánh Linh.
b) Vâng lời Chúa. Cha mẹ vâng lời Chúa, con sẽ vâng lời cha mẹ.
c) Yêu Chúa: Yêu Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, hết trí khôn
d) Dạy dỗ theo bốn cách:
• Siêng năng. Đừng xem nhẹ việc dạy con
• Lập đi lập lại ngày và đêm.
• Thường xuyên: Dạy bất cứ lúc nào khi đứng, đi, nằm, ngồi… Gia đình lễ bái rất cần.
• Riêng tư: tùy từng cá tính của con mà có cách khác nhau
II. Nguyên nhân của các nan đề trong việc nuôi dạy con
1. Bỏ mặc hay lăng nhục tinh thần: Gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ con cái rất quan trọng vì là cơ sở nền tảng phát triển tinh thần Thi 78:1-8.
2. Sự bất ổn trong gia đình. Khi có căng thẳng hay cha mẹ không hòa thuận, con cái cảm thấy lo lắng vì gia đình bất ổn, cảm thấy có tội vì nghĩ mình là nguyên do, giận dỗi vì bị bỏ quên, lo sợ bị bỏ rơi. Trẻ bỏ nhà vì muốn tìm nơi an toàn. Bất ổn gia đình đưa đến nhiều nan đề về hành vi con trẻ: sa sút trong việc học, mâu thuẩn với bạn bè, phạm tội vặt. Gia đình bất ổn đưa đến trẻ con bất ổn. 1 Tít 2:4; Phục 6:1-9, Châm 22:6, I I Côr.12;14, Côl. 3:21
3. Sỉ nhục tâm lý. Bị bỏ mặc, bị phê bình thái quá, bị phạt không đúng (hay không bị phạt), bị kỷ luật không nhứt quán, bị làm nhục liên tục, được yêu chìu chuộng bất ngờ, thái qúa (hay không hề được yêu thương), thường trực bị đe dọa bỏ rơi.
4. Nhu cầu không được đáp ứng: được an toàn, được chấp nhận, được kỹ luật và khích lệ. Và trên hết là được yêu thương.
5. Ảnh hưởng cơ thể. Bệnh tật đem đến lo lắng, tiêu cực, lui đi, sợ hãi, oán giận cha mẹ hay những phản ứng tâm lý khác.
a) Chậm phát triển do môi trường sống nghèo khó không kích thích được sự phát triển não và chức năng thông minh bị ngăn trở, hội chứng down do thiểu năng của cơ thể, bất thường, tổn thương đầu, thần kinh, bệnh lý bẩm sinh, các bệnh tật thời thơ ấu.
b) Rối loạn tập trung (attention deficit disorder) không có khả năng tập trung, dễ lo ra, thiếu kiên nhẫn, không thể thư dản, thiếu tự tin, khó hòa hợp với bạn, rối loạn giấc ngủ…người luôn phải làm gì đó.
c) Các ảnh hưởng khác. Kinh nghiệm gây chấn thương (tai nạn, cháy nhà, suýt chết đuối…) bạn không chấp nhận, bệnh nặng, tuyệt vọng hay thất bại có thể dẫn đến nan đề về sau…

III. Kỷ Luật Trong Việc Dạy Con
Người thì qúa nghiêm khắc với con. Người lại để con quá tự do. Cả hai đều sai.
1. Kinh Thánh dạy gì về việc kỷ luật con cái:
‘Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình, song ai thương con ắt cần sửa trị nó’(Châm Ngôn 13:24)
‘Vì Chúa sửa phạt kẻ Ngài yêu, vì hễ ai mà Ngài nhận làm con thì cho roi cho vọt’ (Hêbêrơ 12:6) ‘ĐCT yêu ai thì trách phạt nấy, như một người Cha đối cùng con trai yêu dấu mình’ (Châm ngôn 3:12)
Mục Sư Swindoll nói rằng nếu cha mẹ không áp dụng kỷ luật trong việc nuôi dạy con là không ban cho con sự hướng dẫn, chỉ dạy cần thiết để giúp con trưởng thành. Khi cha mẹ không dạy con điều phải và không cảnh cáo con những điều sai quấy là bỏ bê con và đó cũng là một hình thức ngược đãi con. Áp dụng quá nghiêm khắc khiến con bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thần là ngược đãi con, nhưng không áp dụng kỷ luật để con qúa tự do phóng túng để rồi trở nên hư hỏng cũng là ngược đãi con. Nếu thật thương con, chúng ta không chỉ lo cho con ăn ngon mặc đẹp, mà bỏ quên con người bề trong, tức là mặt tình cảm, tinh thần và tâm linh. Uốn nắn con vào kỷ luật, vào khuôn phép để con nên người.

2. Phân biệt giữa kỷ luật và ngược đãi:
a. Ngược đãi:
Cha mẹ ngược đãi con khi áp dụng kỷ luật một cách vô lý, qúa đáng, làm hạ phẩm giá con: thí dụ: kỷ luật cách tàn ác, kéo dài qúa lâu, khiến con đau đớn, xấu hổ, kỷ luật không xứng hợp với lỗi lần của on. Ngược đãi con sẽ làm tinh thần con sụp đổ, khiến con khiếp sợ cha mẹ và mất tự tin nơi chính mình. Khi dùng những lời thô tục, nặng nề mắng con là nhận giá trị con xuống vũng bùn. Kỷ luật nặng nề là ngược đãi con, là tiêu diệt cái nhìn của con về cha mẹ, để lại trong đời con những vết sẹo không bao giờ xóa mờ. Áp dụng kỷ luật như thế không phải là sửa dạy mà là ngược đãi con. Điều đó không phát xuất từ lòng yêu thương mà từ lòng ghét bỏ căm thù, giận dữ.
b. Kỷ luật:
Kỷ luật hay sửa dạy khác với ngược đãi. Sửa dạy luôn đúng và hữu ly, xứng hợp, vừa phải và nâng cao giá trị của con chứ không hạ giá trị của con. Kỷ luật dựa trên sự công lý và công bình. Khi kỷ luật con, không sửa dạy cách đột ngột, bất ngờ, tùy hứng, tùy ý muốn. Phải nói chuyện với con trước, nên khi làm sai, các em biết rất rõ mình đã cố tình vượt quá giới hạn cha mẹ đặt ra thì cha mẹ sẽ kỷ luật. Sự sửa dạy chứng mực không làm tinh thần và ý chí con sụp đổ nhưng giúp con trở nên mạnh mẽ. Kỷ luật con cái bắt nguồn từ động cơ tốt đẹp, đó là lòng yêu thương và quan tâm đến con chứ không bắt nguồn từ sự giận dữ.

Các ảnh hưởng của nan đề trong việc nuôi dạy con
1. Ảnh hưởng trên cha mẹ: Cha mẹ thấy nan đề của con do sự thiếu năng lực của mình, đưa đến tuyệt vọng và bất hòa giữa cha mẹ.
2. Ảnh hưởng trên con cái. Giận, chống đối cha mẹ và người khác, sợ hãi có thể xảy ra, trẻ con không thể phát biểu bằng lời nên chúng bày tỏ qua việc đánh nhau, làm điều ngu dại, la khóc…chúng sợ phải bày tỏ chính mình, đưa đến sự tự ti, từ chối sự thật, tự xem mình là kẻ thất bại…
3. Ảnh hưởng bệnh lý
a) Rối loạn tâm sinh lý (Psychophysiological Disorders) ung thư, đái dầm
b) Rối loạn phát triển (Developmental Disorders) gây khó khăn cho cả nhà
c) Rối loạn tinh thần sinh lý (Psychoneurotic disorders) sợ hãi, lo lắng..
d) Rối loạn nhân cách (Personality Disorders) cô lập, độc lập, căng thẳng…
e) Rối loạn quan hệ xã hội và phạm pháp (Sociopathic and Delinquent Disorders) do thất vọng từ hoàn cảnh, trẻ bị thôi thúc tình dục, phạm pháp
f) Tuổi thơ tuyệt vọng (Childhood Depression) buồn bã, thất vọng, tự rút lui, từ chối ăn, than vãn…
g) Rối loạn thần kinh (Psychotic Disorders) sợ hãi, thiếu tự chủ, suy nghĩ không hợp lý …
h) Tổn thương não và chậm phát triển (Brain Damage & Mental Retardation) cha mẹ khó chấp nhận con tật nguyền.
i) Hiếu động thái quá (Hyperactivity) quá năng động, dư thừa năng lượng..
j) Mất khả năng học tập (Learning Disabilities) có khi do tổn thương tai hay mắt, hay có nan đề với việc nói, khả năng học chậm chạp.
IV. Các nan đề trong tư vấn và nuôi dạy con
1.Tư vấn trẻ em. Khác với người lớn, vì trẻ em không đủ khả năng tự phát biểu hay tự nhận thức về cảm nhận và sự thất vọng mình. Trẻ em đáp ứng với tình yêu và sự kiên quyết. Đừng quên trẻ em cũng là người, có cảm nhận, nhu cầu, và thiếu tự tin. Chúng cần được đối xử nhạy cảm, quan tâm, thiện cảm, ấm áp và tôn trọng.
2.Tư vấn cha mẹ: Giúp cha mẹ thực hiện tốt chức năng là cách tốt nhứt giúp trẻ.
a) Những vấn đề tổng quát. Trân trọng vị trí của cha mẹ, hiểu quan điểm họ. Cung cấp những thông tin đơn giản để họ hiểu rõ hơn về trường hợp mình. Nhạy cảm với nhu cầu họ, sợ mất con, thẩm quyền kiểm soát gia đình. Nhận thức động lực của gia đình, làm mẫu trong vai trò làm cha mẹ, mục tiêu để Đấng Christ làm trung tâm của các mối quan hệ trong gia đình.
b) Những vấn đề tâm linh. Gia đình là Hội thánh thu nhỏ: truyền giảng, giáo dục, tiêu chuẩn đạo đức, lòng trắc ẩn, ý nghĩa sự sống và chết là những điều cha mẹ cần dạy con.
c) Những vấn đề tâm lý:
• Thứ nhứt – Giúp cha mẹ nhìn & hiểu thế giới và gia đình qua cái nhìn của con trẻ, nhắc họ rằng con trẻ cần sự an toàn, chấp nhận, yêu thương, ngợi khen, kỹ luật và đức tin trong Chúa.
• Thứ hai – Cha mẹ phải là gương mẩu tốt của sự truyền đạt. Con trẻ cần biết cha mẹ sẵn lòng lắng nghe ý kiến, sự phàn nàn và kinh nghiệm của chúng. Cha mẹ cũng nên chia sẽ ý kiến, kinh nghiệm, sự thất vọng và mơ ước mình.
Theo SUU TAM