“Người nào tìm đặng sự khôn ngoan, và được sự thông sáng, có phước thay!” (câu 13).
Câu hỏi suy ngẫm: Vua Sa-lô-môn bày tỏ giá trị của sự khôn ngoan ra sao? Điều quý nhất sự khôn ngoan mang lại cho con người là gì? Bạn đã dùng sự khôn ngoan của mình để hướng đến sự sống đời đời như thế nào?
Sau khi Vua-lô-môn dạy con phải hết lòng kính sợ, biết ơn, và vâng phục Chúa (câu 1–12), ông tiếp tục dạy con phải tìm sự khôn ngoan từ Chúa với lời mở đầu: “Người nào tìm đặng sự khôn ngoan, và được sự thông sáng, có phước thay!” (câu 13). Từ “phước” trong câu này tương đương với chữ makario trong tiếng Hy Lạp, diễn tả về người chịu đựng bức hại và thử thách để nhận được sự vui mừng trong tương lai. Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-xu đã dạy về ý nghĩa của phước hạnh trong Chúa (Ma-thi-ơ 5:3–12). Như vậy, khôn ngoan thật phải hướng con người đến sự kính sợ Chúa và làm theo Lời Ngài dạy.
Tiếp theo, Vua Sa-lô-môn dạy con biết sự khôn ngoan quý hơn những của cải mà con người coi là quý nhất như tiền bạc, vàng ròng, châu ngọc, hay bửu vật (câu 14–15). Vì tiền bạc có thể mua được thức ăn ngon trên bàn, nhưng không thể mua được niềm vui, tình thân thiết với nhau. Vàng ròng có thể mua được nhà cao cửa rộng nhưng chưa hẳn đem đến hạnh phúc trong gia đình. Châu ngọc, bửu vật dù rất quý giá nhưng chưa hẳn mang đến tình yêu và hạnh phúc cho người nữ. Ngược lại, sự khôn ngoan đem đến ích lợi cho con người trên cả hai phương diện vật chất và tâm linh. Sự khôn ngoan mang đến cho con người sự trường thọ, giàu có, vinh quang, vui thích, và bình an (câu 16–17). Như vậy, tất cả những giàu có và vinh quang trọn vẹn con người có được đều chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời. Vua Sa-lô-môn viết rõ hơn trong Châm Ngôn 22:4 rằng sự khôn ngoan phải luôn đi cùng với lòng kính sợ Chúa: “Phần thưởng của sự khiêm nhượng và sự kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là sự giàu có, sự tôn trọng, và mạng sống.”
Nhưng điều quan trọng hơn sự giàu có và vinh quang trên đời này là sự sống đời đời. Ông viết: “Nó” (sự khôn ngoan) là cây sự sống cho ai nắm lấy nó” (câu 18a). Cụm từ “cây sự sống” ở đây chỉ về một đời sống vĩnh cửu, vì cây sự sống “ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời” (Khải Huyền 2:7). Sự khôn ngoan từ Chúa phải hướng con người đến sự sống đời đời. Nói cách khác, điều quan trong nhất của sự khôn ngoan là đưa con người đến với Đức Chúa Trời để có sự sống đời đời. Chúa Giê-xu phán: “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Hay là có người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư?” (Mác 8:36–37). Người đời quan niệm phải có tiền bạc, địa vị mới có phước, nhưng Vua Sa-lô-môn kết luận rằng người nào có sự khôn ngoan của Chúa mới là người thật sự được phước (câu 18).
Bạn có đang tìm sự khôn ngoan của Chúa không? Bạn đã bày tỏ lòng kính sợ Chúa ra sao?
Lạy Chúa, xin giúp con luôn biết kính sợ Chúa và tìm sự khôn ngoan từ Ngài. Xin Chúa Thánh Linh cho con biết dùng sự khôn ngoan để hướng đến sự sống đời đời phước hạnh.
Đọc Kinh Thánh trong ba năm: Mi-chê 1.
“Người nào tìm đặng sự khôn ngoan, và được sự thông sáng, có phước thay!” (câu 13).
Câu hỏi suy ngẫm: Vua Sa-lô-môn bày tỏ giá trị của sự khôn ngoan ra sao? Điều quý nhất sự khôn ngoan mang lại cho con người là gì? Bạn đã dùng sự khôn ngoan của mình để hướng đến sự sống đời đời như thế nào?
Sau khi Vua-lô-môn dạy con phải hết lòng kính sợ, biết ơn, và vâng phục Chúa (câu 1–12), ông tiếp tục dạy con phải tìm sự khôn ngoan từ Chúa với lời mở đầu: “Người nào tìm đặng sự khôn ngoan, và được sự thông sáng, có phước thay!” (câu 13). Từ “phước” trong câu này tương đương với chữ makario trong tiếng Hy Lạp, diễn tả về người chịu đựng bức hại và thử thách để nhận được sự vui mừng trong tương lai. Trong Bài Giảng trên Núi, Chúa Giê-xu đã dạy về ý nghĩa của phước hạnh trong Chúa (Ma-thi-ơ 5:3–12). Như vậy, khôn ngoan thật phải hướng con người đến sự kính sợ Chúa và làm theo Lời Ngài dạy.
Tiếp theo, Vua Sa-lô-môn dạy con biết sự khôn ngoan quý hơn những của cải mà con người coi là quý nhất như tiền bạc, vàng ròng, châu ngọc, hay bửu vật (câu 14–15). Vì tiền bạc có thể mua được thức ăn ngon trên bàn, nhưng không thể mua được niềm vui, tình thân thiết với nhau. Vàng ròng có thể mua được nhà cao cửa rộng nhưng chưa hẳn đem đến hạnh phúc trong gia đình. Châu ngọc, bửu vật dù rất quý giá nhưng chưa hẳn mang đến tình yêu và hạnh phúc cho người nữ. Ngược lại, sự khôn ngoan đem đến ích lợi cho con người trên cả hai phương diện vật chất và tâm linh. Sự khôn ngoan mang đến cho con người sự trường thọ, giàu có, vinh quang, vui thích, và bình an (câu 16–17). Như vậy, tất cả những giàu có và vinh quang trọn vẹn con người có được đều chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời. Vua Sa-lô-môn viết rõ hơn trong Châm Ngôn 22:4 rằng sự khôn ngoan phải luôn đi cùng với lòng kính sợ Chúa: “Phần thưởng của sự khiêm nhượng và sự kính sợ Đức Giê-hô-va, ấy là sự giàu có, sự tôn trọng, và mạng sống.”
Nhưng điều quan trọng hơn sự giàu có và vinh quang trên đời này là sự sống đời đời. Ông viết: “Nó” (sự khôn ngoan) là cây sự sống cho ai nắm lấy nó” (câu 18a). Cụm từ “cây sự sống” ở đây chỉ về một đời sống vĩnh cửu, vì cây sự sống “ở trong Ba-ra-đi của Đức Chúa Trời” (Khải Huyền 2:7). Sự khôn ngoan từ Chúa phải hướng con người đến sự sống đời đời. Nói cách khác, điều quan trong nhất của sự khôn ngoan là đưa con người đến với Đức Chúa Trời để có sự sống đời đời. Chúa Giê-xu phán: “Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì? Hay là có người nào lấy chi mà đổi linh hồn mình ư?” (Mác 8:36–37). Người đời quan niệm phải có tiền bạc, địa vị mới có phước, nhưng Vua Sa-lô-môn kết luận rằng người nào có sự khôn ngoan của Chúa mới là người thật sự được phước (câu 18).
Bạn có đang tìm sự khôn ngoan của Chúa không? Bạn đã bày tỏ lòng kính sợ Chúa ra sao?
Lạy Chúa, xin giúp con luôn biết kính sợ Chúa và tìm sự khôn ngoan từ Ngài. Xin Chúa Thánh Linh cho con biết dùng sự khôn ngoan để hướng đến sự sống đời đời phước hạnh.
∗ Đọc Kinh Thánh trong ba năm: Mi-chê 1.
Văn Phẩm Nguồn Sống: https://www.vpns.org/dang-hien