Việc học sách Amốt đã cho bạn một nền tảng tốt để hiểu được sứ điệp của sách Ôsê. Amốt và Ôsê là những người đồng thời, và cả hai đều rao giảng ở tại Ysơraên, tìm cách đưa nước phía Bắc trở về với Đức Chúa Trời. Cả hai đều nói về cơn giận của Đức Chúa Trời nghịch cùng tội lỗi và thể nào, bởi sự công bình của Ngài, Ngài phải hình phạt tội lỗi. Song họ nhấn mạnh đến những điểm khác nhau. Amốt đặc biệt nói đến tội lỗi giữa con người với con người. Còn sứ điệp của Ôsê là tội lỗi của con người nghịch cùng Đức Chúa Trời.
Amốt chú trọng đến sự công chính; Ôsê thì nhấn mạnh về tình yêu. Amốt mạnh mẽ tố cáo những bất công trong xã hội; kẻ giàu ức hiếp người nghèo, lừa đảo, hối lộ, bạo hành, thiếu lòng thương xót, chè chén say sưa, và sống trong sự xa xỉ giữa lúc người khác thiếu các thứ cần yếu của cuộc sống. Ôsê cũng nhận biết tình trạng tương tự, nhưng đó không phải là đề tài chính của ông khi ông rao giảng nghịch cùng tội lỗi. Mà ông chỉ ra tội lỗi vốn là nguồn gốc của mọi tội khác, tức là tội xây bỏ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã yêu Ysơraên bất chấp sự bội bạc của họ và trông mong họ trở về cùng Ngài.
Không sách nào trong Cựu ước cho chúng ta cái nhìn sâu xa hơn vào chính tấm lòng của Đức Chúa Trời. Bạn sẽ cảm thấy cuộc vật lộn giữa sự công bằng và tình yêu thương. Bạn sẽ ý thức lòng thương xót và đau buồn của Đức Chúa Trời khi Ngài phải hình phạt tội lỗi của dân sự Ngài, và lòng mong mỏi của Ngài để họ từ bỏ hình tượng mà trở lại cùng Ngài. Mọi điều đó đến với chúng ta cách rõ ràng là nhờ Ôsê đã kinh nghiệm ở một mức độ nào đó sự thất vọng tương tự trong tình yêu. Ông rao giảng với một tấm lòng bị tan vỡ. Nguyện Chúa cho trong khi học tập, chúng ta cũng đầy lòng thương cảm của Chúa đối với một thế giới hư mất!
Giới Thiệu Ôsê
Niên đại và Tác Giả
Bối Cảnh Lịch Sử
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp Trọng Tâm
Tình Yêu của Đức Chúa Trời đối với những Kẻ Tái Phạm
Gia đình của Ôsê và Ysơraên
Sự Kiện Cáo của Đức Chúa Trời nghịch cùng Ysơraên
Cảnh Cáo Giuđa và Ysơraên
Một Mùa Gặt Phải Được Gặt
Đắc Thắng của Tình Yêu Qua Sự Cứu Chuộc
Đức Chúa Trời Được Mặc Khải Qua Ôsê.
Khi học xong bài nầy, bạn sẽ:
• So sánh những điều kiện sống trong thời Ôsê với các điều kiện sống của thế giới ngày nay và ứng dụng giải pháp của Ôsê cho tình trạng hiện nay.
• So sánh tính độc đáo và sứ điệp của sách Ôsê với các sách tiên tri khác mà bạn đã học.
• Chứng tỏ các quy luật của mùa gặt như đã được bày tỏ qua sứ điệp của Ôsê dành cho Ysơraên có thể được áp dụng như thế nào cho họ và cho chúng ta.
• Thảo luận sự cân bằng giữa tình yêu và sự công chính qua cách Đức Chúa Trời liên hệ với các tội nhân và cách chúng ta có thể áp dụng điều nầy vào chức vụ hầu việc Chúa của mình.
1. Đọc hết sách Ôsê, sau đó đọc trở lại và đọc Hailey từ trang 127-185 theo quy trình được yêu cầu trong phần khai triển bài học.
2. Học tập bài học theo khuôn mẫu học tập đã cho trong Bài 1. Trả lời tất cả các câu hỏi của bài học và kiểm lại các câu trả lời của bạn.
3. Bảo đảm phải tìm lời định nghĩa của các từ then chốt, và bất cứ từ nào khác mới lạ đối với bạn. Điều đó sẽ giúp bạn hiểu điều mình đang học.
4. Làm bài tập tự trắc nghiệm ở cuối bài học, và kiểm tra cẩn thận các câu trả lời của bạn với phần giải đáp cho sẵn trong tập học viên. Ôn lại bất cứ chỗ nào bạn trả lời chưa đúng.
tà dâm
ám sát
ô uế
suy đồi
đáng khinh
bóc lột
GIỚI THIỆU SÁCH ÔSÊ
Hailey 127-135
Niên Đại và Tác Giả
OsHs 1:1 Hailey 127-129
Không thể nào xác định dứt khoát niên đại các tác phẩm của Ôsê, nhưng ông phải mất nhiều năm để hoàn tất những tác phẩm này. Từ Ôxia cho đến đời trị vì của Êxêchia (Ôsê 1;1). Thời gian nầy có thể hơn nửa thế kỷ. Nhưng Ôsê có lẽ đã bắt đầu viết vào khoảng năm 750 T.C sau chức vụ của Amốt chừng năm năm, và tiếp tục viết các phần của sách Ôsê trong khi ông giảng truyền các lẽ thật trong sách. Hầu hết các sứ điệp dường như có trước sự kiện phu tù của Samari vào năm 722 T.C và vì thế chúng ta có các niên đại được đề xuất từ năm 750-725 T.C (Hailey trang 129). Chức vụ của Ôsê và phần chót của sách có lẽ là muộn hơn, trong đời trị vì của Êxêchia như đã được cho thấy trong 1:1.
Người ta vẫn thường tin rằng Ôsê là người bản xứ của nước Ysơraên phía Bắc. Ông có thể đã lớn lên trong vùng Samari nơi ông rao giảng. Một số các học giả Kinh Thánh cho rằng ông là một thành viên thuộc chức vụ tế lễ, dựa trên nhiều lời ám chỉ của ông về các thầy tế lễ. Tuy nhiên, có thể ông là một thầy tế lễ của tôn giáo đã bị bóp méo của nước phía Bắc. Như vậy, nếu ông là một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời trong khoảng thời gian đó, thì các phận sự về chức tế lễ của ông sẽ phải ở Giêrusalem, chứ không phải ở Ysơraên.
Chúng ta thấy Ôsê rất quen thuộc với lịch sử Ysơraên cùng các điều kiện sống thời bấy giờ. Đức Chúa Trời đã sử dụng sự am tường nầy khi Ngài cảm động Ôsê để tỏ cho dân chúng sự cứu chuộc. Sự cứu chuộc là một trong các chủ đề lớn của sứ điệp Ôsê. Ngay cả tên ông ta cũng có nghĩa là sự cứu chuộc.
Ôsê có nhiều nỗi thất vọng, nào là trong đời sống gia đình của mình, trong chức vụ hầu việc Chúa, và trong tình trạng ngày càng suy thoái của đất nước mình. Ông đau buồn vì người vợ ngày càng không chung thủy của mình. Dân tộc ông chối bỏ sứ điệp của ông, nhạo báng ông, gọi ông là kẻ dại dột và lao mình vào con đường hủy diệt.
Nhưng chính sự khước từ ấy ở tại gia đình và giữa vòng dân chúng đã làm cho Ôsê trở thành một gương mẫu sống của tình yêu Đức Chúa Trời. Sứ điệp cứu rỗi của ông giảng truyền thấm đượm lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã tuôn chảy qua đời sống ông . Ôsê đã bày tỏ tình yêu ấy đối với dân sự mình và qua sự tha thứ và sự phục hồi của vợ mình, người đã từng không chung thủy với ông. Ông không chỉ giảng về tình yêu; mà ông còn bày tỏ điều đó trong đời sống mình. Bi kịch của Ôsê trong gia đình ông đã cho ông một sự hiểu biết sâu xa hơn về tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho dân Ysơraên bất trung, và cảm thương hơn đối với người dân trong xứ sở mình.
1. Viết chữ G vào khoảng trống nếu đó là đặc điểm giống nhau của Amốt và Ôsê được mô tả. Viết chữ K nếu đặc điểm mô tả Ôsê khác với đặc điểm của Amốt.
…a Có một cái nhìn tôn cao Đức Giêhôva.
…b Rao giảng một sứ điệp đồng cảm và yêu thương.
…c Nhấn mạnh tình yêu của Đức Chúa Trời đòi buộc sự đoán phạt.
….d Coi Ysơraên là dân sự của Đức Chúa Trời.
….e Biết Ysơraên sẽ bị đoán phạt và bị hủy diệt.
…..f Có sự hiểu nhận bén nhạy về các tình huống tôn giáo, xã hội và chính trị vào thời đó.
.. .g Có từng trãi gia đình riêng tương ứng với kinh nghiệm của Đức Chúa Trời với Ysơraên.
….h Có chức vụ tiên tri được ký thuật đã trãi dài suốt một số năm.
2. Chúng ta có dấu hiệu nào trong sách Ôsê cho thấy niên đại sách bao gồm trong quãng thời gian xa từ 750-725 T.C?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. So sánh bi kịch cá nhân của Ôsê với tình trạng của Ysơraên.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bối Cảnh Lịch Sử
ĐỜI TRỊ VÌ CỦA CÁC VUA YSƠRAÊN
IIVua 2V 14:1-18:37
Giêrôbôam II 41 năm chết
Con trai: Xachari 6 tháng bị giết
Salum 1 tháng bị giết
Phênahem 10 năm chết
Con trai: Phêcahia 2 năm bị giết
Phêca 20 năm bị giết
Ôsê 9 năm tù binh
Kết thúc của dân tộc bị đày qua Asyri
Phần nghiên cứu của chúng ta về sách Amốt đã cho chúng ta biết nhiều về sự bại hoại thuộc linh trong nước Ysơraên. Khi con người không chịu trở về cùng Đức Chúa Trời, thì các tình huống ngày càng tồi tệ hơn.
Ôsê bắt đầu chức vụ dưới thời kỳ hưng thịnh của Giêrôbôam II và tiếp tục chức vụ ấy trong một giai đoạn mà các bất ổn và biến động về mặt chính trị ngày càng gia tăng. Thay vì trở lại cùng Đức Chúa Trời để tìm giải pháp cho các nan đề của đất nước, dân chúng lại trở nên hung hãn, ám sát các vua và dấy lên hết cuộc cách mạng nầy đến cuộc cách mạng kia. Nhưng các tình huống lại càng xấu đi thay vì khá hơn.
Tiếclaphilêse, vua Asyri đã chinh phục được các xứ sở thuộc vùng Trung Đông và đã mở rộng đế quốc của mình xuống đất Êdíptô. Các nước bị chinh phục phải nộp thuế nặng cho Asyri. Syri và Ysơraên quyết định đánh Giuđa vì Giuđa không chịu liên kết với họ trong cuộc nổi dậy chống Asyri. Sau đó vua Ôsê đã ngưng cống thuế và yêu cầu Êdíptô liên kết với Ysơraên để ly khai khỏi Asyri. Điều đó đã dẫn đến việc Asyri đem quân đi xâm lược Ysơraên, nước Ysơraên sụp đổ, nhà vua bị cầm tù và dân Ysơraên bị đày sang Asyri như lời các tiên tri đã báo trước.
Trong thời kỳ nầy, Giuđa cũng đã trở nên ô uế bởi sự thờ hình tượng Ysơraên. Một số người thậm chí đã dâng con họ làm tế lễ cho các hình tượng. Điều nầy giải thích cho tính cấp bách của các sứ điệp mà Đức Chúa Trời truyền cho cả Giuđa lẫn Ysơraên qua Ôsê và các tiên tri khác. Chỉ cuộc phục hưng tại Giuđa dưới thời Êxêchia mới cứu được nước phía Nam khỏi số phận của nước Ysơraên phía Bắc.
4. Đọc Hailey 129-131. Khoanh tròn mẫu tự của câu nào mô tả tôn giáo của nước Ysơraên phía Bắc và những hậu quả của nó trong thời Ôsê.
a. Hầu hết dân chúng giữ sự thờ phượng Đức Giêhôva thật sự.
b. Việc thờ bò con trộn lẫn với hình thức máy móc của việc thờ Đức Giêhôva.
c. Nương cậy vào quyền năng của Đức Giêhôva khi đối diện với các xung đột về mặt chính trị.
d. Các thầy tế lễ đồi bại liên hiệp với các tiên tri giả.
e. Thờ thần Baanh.
f. Sự bất trung dẫn đến sự nổi loạn chống lại giới cầm quyền.
Có sự giống nhau giữa tính cấp bách của sứ điệp Ôsê cho Ysơraên với tính cấp bách của sứ điệp chúng ta dành cho thế giới ngày nay, Ôsê đang rao ra cho Ysơraên lời kêu gọi cuối cùng của Đức Chúa Trời trước khi cơn đoán phạt giáng xuống. Tôi tin rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ của sự kêu gọi cuối cùng mà Đức Chúa Trời dành cho thế giới trước lúc xảy đến sự phán xét cuối cùng của Cơn Đại Nạn.
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp Trọng Tâm
Khi đối chiếu các sách tiểu tiên tri, chúng ta khám phá một số đặc điểm độc đáo của sách Ôsê. Đây là sách dài nhất, dài hơn cả Xachari một chút. Các sứ điệp của Ôsê có lẽ được ban rao suốt thời gian dài nhất. Sách Ôsê cho chúng ta biết về đời sống gia đình của tác giả nhiều hơn bất cứ sách nào khác, và cho chúng ta thấy hình ảnh hiền từ hơn hết của tình yêu Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài. Sách sử dụng chính kinh nghiệm của tác giả như là một sự minh họa về tình yêu cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Hailey nói rằng “chìa khóa đích thực để hiểu sách Ôsê là sự giống nhau giữa từng trải của Ôsê với Gôme và kinh nghiệm của Đức Giêhôva với dân Ysơraên” (trang 128). Nét đặc sắc của nó là tình cảm sâu đậm với sự xung đột giữa tình yêu và sự công chính.
Ôsê được coi là vị tiên tri của tình yêu. Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho một dân tộc loạn nghịch, bất trung là chủ đề chính của sách. Nhưng đồng thời Ôsê cũng cảnh cáo về sự đoán phạt sắp xảy đến mà chỉ có thể ngăn chận được bằng cách trở lại cùng Đức Chúa Trời và tiếp nhận sự cứu rỗi Ngài cung ứng.
Khi bàn về đề tài tình yêu trong sứ điệp của Ôsê, chúng ta phải ghi nhớ ba lẽ thật sau đây:
1. Tình yêu của Đức Chúa Trời là nền tảng của giao ước Ngài với Ysơraên.
2. Tình yêu của Đức Chúa Trời là giải pháp của Ngài cho nan đề của sự bội ước.
3. Sự thành tín của Đức Chúa Trời là lẽ thật mà tình yêu Ngài đã công bố.
Tình yêu ấy của Đức Chúa Trời đã đem lại sự tha thứ và một đời sống mới cho những ai tiếp nhận tình yêu đó. Nhưng tình yêu không loại trừ một sự thật, đó là, để đồng đi với Chúa, con người phải từ bỏ tội lỗi của mình và bước đi trong sự thánh khiết.
Ôsê đã nói rõ trong sứ điệp của ông rằng sự đoán phạt sẽ giáng trên Ysơraên tội lỗi, nhưng Ysơraên sẽ không bao giờ bị hủy diệt với tư cách một con người. Đức Chúa Trời sẽ dùng những phương cách nhất định để sửa phạt Ysơraên và đem họ trở lại với Ngài. 11:8-9 cho chúng ta thấy sự yêu thương đậm đà và sự dịu dàng của lòng thương xót Đức Chúa Trời đối cùng Ysơraên. Ngài không muốn tiêu diệt dân sự Ngài. Ysơraên sẽ phải chịu nhiều đau khổ, nhưng những điều đó giáng xuống để đưa họ trở lại với Đức Chúa Trời (5:15).
5. Hãy giải thích vì sao Đức Chúa Trời yêu thương lại chọn việc đem đau khổ và sự đoán phạt đến trên những người không giữ trung tín trong sự giao ước của họ với Ngài.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Hai chủ đề chính của sách Ôsê là:
a……………………………………………………………………………………………….của Đức Chúa Trời.
b……………………………………………………………………………………………………………..của Ngài.
7. Mối tương quan giao ước mật thiết giữa Đức Chúa Trời và Ysơraên được Ôsê so sánh với hai mối quan hệ gia đình. Hãy kể ra (Hailey trang 132).
a…………………………………………………………………………………………………………………………….
b…………………………………………………………………………………………………………………………….
TÌNH YÊU CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VỚI NHỮNG KẺ TÁI PHẠM
1:1-10:15 Hailey 132-172
Gia đình Ôsê và Ysơraên
1:1-3:5 Hailey 132-133; 135-147
Các mục sư và các nhân sự Cơ Đốc học tập sách Ôsê từng chương một cần ghi nhớ những lẽ thật thuộc linh trong sách để có thể sử dụng trong công việc của Đức Chúa Trời. Hãy tìm những sự dạy dỗ về
1. Sự hiểu biết đúng đắn về Chúa.
2. Tính chất của sự vi phạm luật lệ thánh của Đức Chúa Trời.
3. Sự ăn năn theo Kinh Thánh.
4. Tình yêu thánh khiết của Đức Chúa Trời.
5. Sự tha thứ từ Đức Chúa Trời.
Một số các học giả Kinh Thánh nói rằng lời làm chứng của Ôsê về đời sống gia đình ông chỉ là một sự ngụ ý, tức là một câu chuyện ông đặt ra để làm sáng tỏ một lẽ thật chứ không phải là một sự kiện có thật. Nhưng các ngụ ngôn trong Kinh Thánh thì không bao gồm các tên người. Mà Ôsê thì nêu tên của vợ ông, bố vợ và ba người con. Đây là một câu chuyện thật mà hơn 2.500 năm qua đã dạy dỗ các con cái Chúa về tình yêu Ngài dành cho họ.
Hầu hết các học giả đều giải thích lời nhắc đến Gôme là “người vợ tà dâm” trong 1:2 theo một trong hai cách sau: 1) một người đã quen với các tiêu chuẩn đạo đức buông tuồng của một sứ sở nơi tệ nạn mại dâm vốn là một phần của các nghi thức tôn giáo trong sự thờ hình tượng; hoặc 2) Một người vợ về sau đã không còn chung thủy. Được nuôi dưỡng trong bầu không khí tội lỗi, bà ta đã bị cám dỗ để tiếp nhận các tình nhân khác nữa ngoài chồng mình.
Có thể Gôme không phải là một con người vô luân khi Ôsê cưới nàng. Tuy nhiên, nàng khiến chúng ta nhớ đến việc Đức Chúa Trời đã chọn Ysơraên và chúng ta, không phải vì chúng ta tốt lành thế nào nhưng vì Ngài đã yêu chúng ta và thấy chúng ta có thể trở nên con người thế nào khi liên hiệp với Ngài. Cuộc hôn nhân của Ôsê với Gôme, tội lỗi của Gôme, tên các con của họ, sự phân ly của họ, sự mua chuộc và phục hồi Gôme, hết thảy đều nói lên những biến cố khác nhau trong lịch sử Ysơraên và có các ứng dụng cho chúng ta ngày nay. Nghiên cứu khung 6.3 khi bạn xem xét phần yêu cầu đọc dành cho phần nầy.
Đức Chúa Trời truyền cho Ôsê tên để đặt cho các con ông và lý do vì sao phải gọi như vậy. Tên của chúng sẽ là một sự nhắc nhở không ngừng về sứ điệp của Đức Chúa Trời dành cho Ysơraên. Con trai thứ nhất của Ôsê là Gítrêên sẽ là một sự nhắc nhở về thành Gítrêên và cuộc tàn sát tại đó khi Giêhu lên làm vua. Khi ấy Đức Chúa Trời đã phán cùng Giêhu rằng dòng dõi ông đến đời thứ tư sẽ chiếm giữ ngôi vua Giêrôbôam II, cháu trai của ông là đời thứ ba và đã có thời gian trị vì lâu dài và hưng thịnh. Nhưng với Xachari con trai ông, giờ đã đến để ứng nghiệm lời tiên tri trong IIVua 2V 10:30, Xachari chỉ cai trị trong sáu tháng và bị ám sát. Nhưng Gítrêên cũng đã có một sứ điệp vui mừng hơn, đó là “Đức Chúa Trời trồng”. Mặc dù Ysơraên phải bị lưu đày, Đức Chúa Trời sẽ đưa dân Ngài trở về đó và lại trồng họ trong xứ của họ.
Tên của những người con ngoài giá thú của Gôme là Ruhama và Lôammi, luôn nhắc nhở Gôme về tội lỗi của bà phạm với chồng mình, và nhắc nhở Ysơraên về việc bội các lời thề cùng Đức Chúa Trời. Theo luật pháp, hình phạt của tội gian dâm là sự chết. Nhưng Ôsê đã yêu Gôme như Đức Chúa Trời yêu Ysơraên. Cả Gôme lẫn Ysơraên đều được ban cho thời gian và cơ hội để thay đổi đường lối của mình, song không ai ăn năn. Sự phân rẽ và ly dị đã đến với cả hai. Mỗi người đều phải học biết việc không còn sự bảo vệ của “người chồng của họ” là như thế nào.
8. Theo Hailey điều nào sau đây minh họa cho tội làm điều Chúa truyền nhưng với những động cơ sai trái?
a) Gôme.
b) Lôruhama.
c) Giêhu.
d) Gítrêên.
9. Ôsê đoạn 2 là một bài thơ đẹp, có lẽ là một bài hát. Hãy đọc nó và lời chú giải của Hailey về khúc Kinh Thánh đó, rồi trả lời các câu hỏi sau.
a. Ai là các “bạn tình” mà Ysơraên đã đi theo?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Điều gì Đức Chúa Trời đã ban cho Ysơraên nhưng Ngài sắp sửa cất đi?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Cuối cùng Ysơraên đã nhận ra điều gì (câu 7)?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
d. Điều gì sẽ là kinh nghiệm của Ysơraên về mặt tâm linh trong nơi “sa mạc” hoặc trong cuộc lưu đày (câu 14-23)?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Qua sách Ôsê chúng ta thấy được những lẽ thật lớn lao về việc Đức Chúa Trời giải bày Chính Mình Ngài cho chúng ta qua những từng trãi của chúng ta. Nỗi đau buồn của Ôsê vì tội lỗi của Gôme và việc bà phân ly khỏi ông giúp ông hiểu được nỗi đau buồn của Đức Chúa Trời trước tội lỗi của Ysơraên. Nhiều lúc chúng ta phải học biết Chúa cách mới mẻ qua sự chịu khổ. Gôme và Ysơraên đã phải ăn trái đắng của chính tội lỗi bướng bỉnh của họ trước khi có thể hưởng nhận sự ngọt ngào của tình yêu thật và sự tha thứ.
Những tình nhân của Gôme đã không chăm lo gì cho bà cả. Bà trở thành một phụ nữ mại dâm và cuối cùng bị đem bán như một nô lệ. Ôsê đã tìm kiếm Gôme, dầu bà đáng khinh vì đã trở thành người đàn bà như thế, bởi vì Đức Chúa Trời đã ban cho ông một tình yêu lớn đối với vợ mình và Ngài đã phán bảo ông điều phải làm. Ôsê đã tìm thấy bà giữa chỗ chợ và đã trả một giá để chuộc bà khỏi cảnh nô lệ để bà lại được làm vợ ông trở lại. Cũng giống như Đức Chúa Trời đã chuộc Ysơraên cho chính Ngài, và “trong những ngày cuối cùng” Ysơraên sẽ trở lại trọn vẹn với Đức Chúa Trời (OsHs 3:5) và với Đấng Mêsia của họ, Con trai của Đavít. Sự ứng nghiệm sau cùng nầy sẽ xảy đến trong trận chiến Hạtmaghêđôn, khi Chúa Cứu Thế đến để lập sự cai trị theo nghĩa đen của Ngài trên thế gian, một sự trị vì mà chúng ta biết đến như là thời kỳ Thiên Hi Niên.
10. Nếu bạn đang rao giảng một sứ điệp dựa trên các đoạn nầy thì lẽ thật gì về Đức Chúa Trời và mối quan hệ của Ngài với chúng ta bạn sẽ giải tỏ qua mỗi điều sau đây?
a. Việc Ôsê chọn Gôme, người xuất thân từ lớp người thờ hình tượng, gian dâm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Những người con ngoài giá thú của Gôme.
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
c. Gôme lìa bỏ Ôsê và bị bán như một nô lệ.
……………………………………………………………………………………………………………………………………
d. Việc Ôsê mua Gôme và giao ước được làm mới lại của họ.
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Sự Kiện Cáo của Đức Chúa Trời Nghịch Cùng Ysơraên
4:1-14 Hailey 133-134; 147-150
Trong Ôsê đoạn 1-3, chúng ta thấy Đức Chúa Trời đã được minh họa như một người chồng bị vợ mình cư xử xấu. Trong đoạn 4, Đức Chúa Trời đưa ra những lời buộc tội chính thức nghịch cùng Ysơraên. Giao ước hôn nhân của họ đã được đưa ra và được chấp nhận qua Mười Điều Răn ở tại Núi Sinai (XuXh 20:1-17). Nhưng bây giờ các đức hạnh cơ bản của Ysơraên, với tư cách một người vợ…chung thủy, yêu thương và nhìn biết Đức Chúa Trời đều đã biến mất. Không có mối tương quan bề trong nầy, các tội lỗi bên ngoài theo sau. Ysơraên đã phá hủy chi tiết của giao ước. OsHs 4:1 hàm ý rằng toàn bộ Mười Điều Răn đã bị vi phạm.
11. Đối chiếu bảng cáo tội Ysơraên của Đức Chúa Trời với Ôsê đoạn 4. Viết chữ K vào chỗ trống trước câu nào cho thấy những điều Ysơraên bị kém thiếu (không có) và chữ L trước những câu cho thấy họ đã làm.
…a Chối bỏ Đức Chúa Trời, sự hiểu biết và luật pháp.
…b Say rượu.
…c Gương tốt và sự dạy dỗ của các thầy tế lễ.
…d Tệ mại dâm.
…e Chung thủy, yêu thương.
…f Nhìn biết Đức Chúa Trời.
…g Rủa sả, nói dối, trộm cắp.
…h Sự thông biết và hiểu biết.
…i Giết người và tà dâm.
…j Thờ hình tượng.
…k Tham lam (các thầy tế lễ).
12. Ai là người phải chịu trách nhiệm vì các tội lỗi nghịch cùng Đức Chúa Trời đó, và vì sao? ………………………………………………………………………………………………………………………..
Thật là một hình ảnh đáng buồn về một dân tộc đã xây bỏ Đức Chúa Trời! Thay vì thương xót, lại có sự thù ghét, thay vì lẽ thật là sự giả dối; thay vì sự thông biết, lại là sự thiếu hiểu biết về Lời Đức Chúa Trời. Các tội ác bạo hành gia tăng gấp bội; con người đang bị giết chết. Ngay cả bản thân đất đai, cùng với tất cả những tạo vật của Đức Chúa Trời sống trong đó, đều đang chịu khổ vì những hậu quả của tội lỗi con người (4:3). Nguyên nhân cơ bản của những tai họa thiên nhiên, hạn hán sâu bệnh và đất cằn cỗi có thể truy nguyên từ tội lỗi của loài người; giải pháp cho mọi nguyên nhân gây cho “đất phải than khóc” là con người phải hoàn toàn trở về cùng Đức Chúa Trời (RoRm 8:22; 4:3; SaSt 3:17-18 và EsIs 35:1-10).
Đức Chúa Trời đưa ra một số lời buộc tội nghịch cùng các thầy tế lễ. Thay vì dạy dân sự các lẽ thật của Đức Chúa Trời, họ đã dẫn dắt dân sự đi sai lạc bằng gương xấu của họ và việc họ làm sai lệch đạo giáo. Họ ưa thích sự gian ác và bóc lột dân sự. Một số thậm chí còn là những kẻ giết người và ăn cướp (OsHs 6:9-10).
Các tội liên quan đến tình dục và sự say rượu đi chung với nhau trong các lời buộc tội của Chúa nghịch cùng Ysơraên. Say sưa và điếm đĩ đều là một phần trong các sinh hoạt thờ phượng các thần giả dối. Nạn mại dâm mang tính tôn giáo cũng là một phần của sự thờ hình tượng ở nhiều vùng trên thế giới suốt hàng ngàn năm. Vào thời của sứ đồ Phaolô, có cả ngàn nữ tư tế phục vụ cho mục đích nầy ở một trong số các ngôi đền của thành Côrinhtô. Khi con người lìa bỏ Đức Chúa Trời vì cuộc sống của mình họ trở nên suy đồi. Ysơraên đã phạm hết thảy những tội mà Đức Chúa Trời đã cáo buộc họ.
13. Những lời cáo buộc của Đức Chúa Trời nghịch cùng các thầy tế lễ cho bạn thấy gì về trách nhiệm của một người hầu việc Chúa?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Cảnh Cáo Giuđa và Ysơraên
4:15-6:11 Hailey 133-134, 150-157
Giuđa đã có đền thờ của Đức Chúa Trời và chức vụ thầy tế lễ trong xứ mình. Giuđa vốn luôn là nước thuộc linh và trung tín hơn đối với Đức Chúa Trời so với nước phía Bắc với những hình thức thờ phượng sai lạc. Nhưng bây giờ cả Giuđa cũng đã trở nên vấy bẩn vì sự thờ hình tượng. Một số người đang đi đến Bêtên và Ginhganh để tham gia vào sự thờ hình tượng bò con vàng tại đó. Ôsê gọi Bêtên có nghĩa là “nhà Đức Chúa Trời”, Bếtaven hay là “nhà của sự gian ác hoặc hư không”. Điều nầy ám chỉ đến các hình tượng vô giá trị và việc nhờ cậy chúng để được cứu giúp là vô ích như thế nào.
Dân Giuđa và Ysơraên vào thời Cựu ước không theo chủ nghĩa vô thần, họ là những người hết sức mộ đạo. Hình tượng là tôn giáo nhưng không phải là sự cứu rỗi. Con người vốn có bổn tánh mộ đạo nhưng như thế chưa đủ. Con người cần phải tìm được Đức Chúa Trời qua sự ăn năn là điều đem lại sự cứu rỗi đích thực cho linh hồn. Những hình tượng bò con của Ysơraên là các đại biểu sai lạc về Chúa. Từ các dân tộc ngoại giáo họ cũng đã đưa tượng Baanh (các hình tượng của Baanh) với các hình thức thờ phượng dâm đãng, và Molóc một tôn giáo giả dối đòi buộc con người phải dâng sinh tế bằng các trẻ thơ.
14. Đọc lời bình luận của Hailey rồi trả lời các câu hỏi sau
a. Những điều đầu tiên Chúa cảnh cáo Giuđa là gì? (4:15, 17)?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Điều gì sẽ xảy ra nếu Giuđa không lưu ý lời cảnh cáo (5:5-15)?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Sự ứng nghiệm hai lần của 5:14-15 là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
15. Theo bạn điều nào dưới đây mô tả đúng nhất những cảm nhận của Đức Chúa Trời đối với dân sự Ngài và sứ điệp của Ngài đối với họ trong Ôsê đoạn 6?
a) Nóng giận, không nhịn chịu và cảnh cáo rằng Ngài sẽ không dung chịu tội lỗi của họ nữa.
b) Buồn rầu, yêu thương và tha thứ.
c) Nhịn nhục, chịu đựng và sẵn sàng cho họ một cơ hội nữa.
d) Thất vọng vì sự ăn năn không thật lòng của họ.
Ôsê dùng tên Épraim để tượng trưng cho nước phía Bắc có lẽ vì Giêrôbôam I ra từ chi phái nầy. Ông đã dẫn dụ mười chi phái phân rẽ khỏi Giuđa và thành lập nước của riêng mình, để ông trở thành vua đầu tiên của nước ấy. Để ngăn không cho dân sự đến Giêrusalem thờ phượng trong đền thờ tại đó, ông đã dựng các đền thờ ở tại Bêtên và Đan, với những con bò vàng tượng trưng cho Đức Chúa Trời và toàn bộ hệ thống các thầy tế lễ các của lễ và các lễ hội (IVua 1V 12:25-33).
Khi Đức Chúa Trời phán “Épraim sa mê thần tượng; hãy để mặc nó” (OsHs 4:17), Ngài không nói rằng Épraim sẽ hư mất mãi mãi, Ngài chỉ cảnh cáo Giuđa đừng hòa nhập với Épraim trong sự thờ hình tượng của nó. Đó phải là sự phân rẽ khỏi tội lỗi. Phần còn lại của sách tỏ rõ rằng Épraim có thể trở lại với Đức Chúa Trời.
Từ Hybá dịch chữ “sa mê” trong câu “Épraim sa mê thần tượng” mang ý nghĩa “bị ở dưới, chịu dưới quyền lực của”. Ở đây có một sự cảnh cáo dành cho chúng ta ngày nay (ICo1Cr 10:18-22). Những người liên kết mình với các hình tượng bằng cách thờ lạy chúng là đang lìa khỏi Đức Chúa Trời, họ đang tự đặt mình dưới quyền kiểm soát của Satan hay ma quỷ là kẻ sẽ dẫn dụ họ vào các tội lỗi khác.
Trong đoạn 5 Ôsê trình bày việc Đức Chúa Trời kêu gọi các thầy tế lễ, dân chúng và nhà vua. Ngài tố cáo họ vì là bẫy và lưới ở tại Míchba và Thabô. Đây là các thành lũy quân sự của Ysơraên phía Bắc, nằm ở Đông và Tây sông Giôđanh, nơi các thầy tế lễ và hoàng gia đẩy mạnh sự thờ hình tượng. Truyền khẩu của người Dothái nói rằng các lính canh được bố trí tại đó trên con đường đến Giêrusalem để giết chết bất cứ ai trên con đường đến thờ phượng Đức Chúa Trời trong đền thờ Ngài tại đó (Cohen, trang 18).
Đoạn 5 cho chúng ta một cảm nhận về nhu cầu cấp bách để hành động tức khắc khi kèn cảnh báo đã được thổi và tiếng kêu chiến trận đã được vang lên (câu 8). Sự đoán phạt của Đức Chúa Trời sắp sửa giáng xuống trên Ysơraên lẫn Giuđa. Giống như một con sư tử kéo mồi của nó đi mất và cắn xé mồi, Đức Chúa Trời sắp sửa xé các dân tộc loạn nghịch nầy thành nhiều mảnh. Họ sẽ bị đem đi mất vào cảnh phu tù cho đến khi nào họ thú nhận tội lỗi mình và trở về với Chúa (OsHs 5:15).
Trong đoạn 6 chúng ta thấy rõ nỗi thống khổ của Đức Chúa Trời trong sự tranh chiến của Ngài giữa các đòi hỏi của sự công bình (tội lỗi phải bị trừng phạt) với tình yêu dành cho dân sự Ngài. Ôsê hiểu được sự tranh chiến ấy, và cảm động tình yêu Thiên Thượng, ông dịu dàng nài khuyên dân sự hãy trở về cùng Chúa để được chữa lành (câu 1-6).
6:6 là một câu chìa khóa mà bạn nên học thuộc và ứng dụng vào đời sống mình. Điều Chúa muốn nơi chúng ta là sự nhân từ và yêu thương khi đối xử với người khác và Ngài muốn chúng ta dành cho Ngài chỗ trước hết trong đời sống mình. Nếu không có hai điều đó (sự thương xót và nhìn biết Ngài), mọi hình thức thờ phượng của chúng ta cùng các của lễ đều vô ích, chỉ là một trò hề đối với sự thờ phượng thật.
16. Các câu nào sau đây là ĐÚNG liên quan đến sự cảnh cáo của Đức Chúa Trời đối với Giuđa Ysơraên (4:15-6:11)?
a. Cả Giuđa lẫn Ysơraên đều bị cảnh cáo về tội thờ hình tượng.
b. Việc bò vàng tượng trưng cho Đức Chúa Trời ở tại Ysơraên đã làm cho dân sự có thể vâng giữ các luật lệ của Chúa liên quan đến các của lễ trong sự thờ phượng.
c. Giuđa được truyền dạy phải học tập và rút ra sự cảnh báo từ các sai phạm của Ysơraên.
d. Ysơraên đã đi quá xa trong sự gian ác của họ đến nỗi sẽ bị diệt vong hoàn toàn.
e. Sự hủy diệt sẽ đến trên Ysơraên từ bên ngoài và từ bên trong.
f. Sự đoán phạt vẫn có thể tránh được nếu dân sự chịu từ bỏ điều ác và tìm kiếm Đức Chúa Trời.
g. Các sinh tế và các của lễ thiêu không thể thay thế cho mối tương giao thân gần với Chúa và tình yêu thương đối với người khác.
Mùa Gặt Phải Được Gặt Hái
7:1-10:15 Hailey 134-135, 158-172
Ôsê dùng nhiều hình thái tu từ trong các sứ điệp của ông. Épraim và Giuđa đều bị bịnh, đầy những thương tích, mà Đức Chúa Trời muốn chữa lành cho họ (5:13; 7:1). Dân sự cháy rực như một bếp lò với những sự tham muốn, thù hận và khao khát quyền lực. Họ nuốt những người lãnh đạo mình bằng cách giết họ đi và chiếm lấy chỗ của họ. Épraim là bánh không trở, cháy một mặt còn mặt kia thì sống. Épraim còn non kém về đời nầy và về mặt tâm linh, quá tin cậy nơi các dân ngoại và chưa đủ lòng tin cậy nơi Chúa (7:8). Giống như bồ câu ngây dại, Épraim bay tung tăng chung quanh tìm cách liên minh với Aicập hoặc Asyri thay vì ngửa trông Chúa để tìm sự hướng dẫn và bảo vệ. Cả Ysơraên và Giuđa đều sẽ phải gặt lấy những hậu quả của sự gian ác mà họ đã gieo (6:11; 10:12-13; 8:7).
Chúng ta hãy xem xét Các Luật Lệ Của Mùa Gặt trong Ôsê:
1. Chúng ta sẽ gặt nếu chúng ta đã gieo
6:11 có mùa gặt đã định .
2. Chúng ta sẽ gặt điều mình đã gieo
10:12 Sự công bình- sự nhơn từ .
10:13 Sự gian ác- sự gian ác .
3. Chúng ta sẽ gặt nhiều hơn là gieo.
8:7 Gió- Bão lốc .
17. Hãy ứng dụng các luật của mùa gặt nầy vào những gì Đức Chúa Trời phán về mỗi tình huống sau đây trong đoạn 7 và 8:
a. Không một vua nào kêu cầu Đức Giêhôva (7:7).
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
b. Épraim lìa bỏ Đức Chúa Trời (7:13-16).
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Sự thờ phượng của dân chúng bị bóp méo hoàn toàn (8:5, 11-13).
……………………………………………………………………………………………………………………………………
d. Từ những ví dụ nầy, chúng ta có thể đưa ra ứng dụng gì cho mình?
…………………………………………………………………………………………………………………………….
18. Trong 8:13 và 9:3 cụm từ “trở về trong Êdíptô” hàm ý gì?
a. Trong một ý nghĩa biểu trưng? …………………………………………………………………………….
b. Theo nghĩa đen? …………………………………………………………………………………..
Tuyệt đối cần thiết để Đức Chúa Trời cho phép Ysơraên bị làm phu tù bởi vì các điều khoản của giao ước đã đòi buộc điều đó (8:1; 9:17; PhuDnl 28:1-19, 63-68; 29:1). Điều nầy bày tỏ cho Ysơraên và các dân thấy quyền tối thượng của Đức Chúa Trời và lẽ thật trong Lời Ngài.
Chúng ta có thể thấy sự ám chỉ hai lần trong OsHs 9:17. Dân Ysơraên đã “đi dông dài giữa các dân” trong thời kỳ lưu đày. Một số trong vòng họ đã trở về Êdíptô (đặc biệt là từ Giuđa). Những người khác bị tản lạc khắp vùng Trung Đông. Hầu hết mười chi phái đã đánh mất chân tính của họ. Tuy nhiên, một số từ cả Ysơraên lẫn Giuđa đã trở về sau cuộc Lưu đày và lại là một dân cho đến năm 70 SC. Khi quân Lamã dưới quyền Titus chiếm Giêrusalem, dân Dothái đã lưu lạc giữa các dân gần suốt mười chín thế kỷ. Hiện nay họ đã có lại quê hương và không bao lâu nữa. Đấng Mêsia của họ sẽ trở lại.
Ôsê dùng lịch sử để nhấn mạnh đến sức mạnh hủy diệt của tội lỗi. Cả chi phái Bêngiamin đều hầu như bị hủy diệt hết vì đã không chịu để cho những kẻ tội phạm bị hình phạt, tức là những kẻ đã hãm hiếp một người phụ nữ ở tại Ghibêa. Hơn 65.000 người nam đã chết trong cuộc nội chiến theo sau sự bác bỏ công lý nầy (9:9; 10:9; Cac Tl 19:1-20:48). Ở tại Baanh Phêô, 24.000 người đã chết khi Đức Chúa Trời giáng sự đoán phạt trên dân Ysơraên. Họ đã phó mình cho hình tượng khi họ chấp nhận những lời mời của các kỵ nữ Môáp theo đạo Baanh (OsHs 9:10; Dan Ds 25:1-9). Mùa gặt tội lỗi dành cho các dân nầy là sự chết; vì vậy Ysơraên được khuyên giục hãy trồng sự công bình thay vào đó (OsHs 10:12).
CHIẾN THẮNG CỦA TÌNH YÊU QUA SỰ CỨU CHUỘC
11:1-14:9 Hailey 134-135, 172-185
20. So sánh Ôsê 1-3 với các đoạn 11-14:
a. Tình yêu của Đức Chúa Trời và sự đáp ứng của Ysơraên được mô tả thế nào trong Ôsê 1-3?
b. Các đoạn từ 11-14 mô tả mối quan hệ của họ như thế nào?
c. Chúng ta thấy Đức Chúa Trời làm gì cho Ysơraên trong khi họ còn thơ ấu? (11:1-4; 12:10, 13).
21. Dựa trên 11:1-14:9; Mat Mt 2:14-15; LuLc 3:21-22; ICo1Cr 15:51-57 và sách của Hailey, hãy trả lời các câu sau:
a. Sự ám chỉ hai trường hợp trong OsHs 11:1 là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………
b. So sánh hành động của hai con trai của Đức Chúa Trời.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………..
c. Sự ám chỉ hai trường hợp trong 13:14 là gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………..
d. Bạn có nhìn thấy lời ám chỉ về hai con trai của Đức Chúa Trời trong 13:14 không? Hãy giải thích.
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Các đoạn sau cùng nầy cho chúng ta thấy chiến thắng cuối cùng của tình yêu Đức Chúa Trời. Ysơraên là một con trai loạn nghịch. Án phạt của tội lỗi họ là sự chết. Nhưng Người Con vâng lời của Đức Chúa Trời là giá chuộc cho đứa con không vâng lời, tức là Sự Sống lại và Sự Sống cho mọi người.
Sự phục hồi tâm linh trong mối tương giao với Chúa là điều còn quan trọng hơn sự khôi phục xứ sở của người Ysơraên nữa. Vì sự phục hồi nầy mang lại sự sống đời đời. Trong các đoạn 12-14 chúng ta thấy Đức Chúa Trời vẫn ghét tội lỗi và phải hình phạt tội lỗi, nhưng Ngài có một chương trình cứu chuộc. Ngài sẽ chuộc dân Ngài khỏi quyền lực của tội lỗi cùng án sự chết của nó (13:14). Hãy nghiên cứu kỹ khung 6.4
22. Ứng dụng 13:12 cho các cá nhân và các dân tộc ngày nay.
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Đức Chúa Trời nhắc nhở dân Ysơraên rằng Ngài là Cứu Chúa của họ, vị Cứu Tinh duy nhất có thể giải cứu họ. Ngài đã đưa họ ra khỏi xứ Êdíptô; Ngài có thể đưa họ ra khỏi Asyri và ra khỏi mồ mả! Dân Ysơraên đã từng lừa dối và không thành thật trong các giao dịch đời thường. Họ đã hôn các tượng bằng vàng như một dấu hiệu phục tùng các tượng đó, và đã dấy loạn cùng Đức Chúa Trời là Đấng đã đem họ ra khỏi Êdíptô. Họ đã khước từ các tiên tri Ngài sai đến để dạy bảo họ. Dầu vậy, tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời vẫn thắng hơn sự không vâng lời của loài người! Ở cuối sách chúng ta thấy Ysơraên ăn năn, được tha thứ, được cứu chuộc và được khôi phục vui hưởng sự hiện diện của Đức Chúa Trời và sự ban phước của Ngài. Thật là một sự trông cậy vinh hiển và là một thực tế cho hết thảy những ai trở về cùng Đức Chúa Trời!
Ta sẽ chữa lành sự bội nghịch của chúng nó. Ta sẽ lấy lòng tốt yêu chúng nó vì cơn giận của ta xây khỏi nó rồi. Ta sẽ như là sương móc cho Ysơraên; nó trổ hoa như bông huệ và đâm rễ như Liban. Những nhánh nó giang ra tận xa (14:4-6).
23. Hãy đọc Lời Hồi Tưởng của Hailey (trang 184-185), xem khung 6.4 và đọc EsIs 53:1-12. Điều nào dưới đây mô tả sự đền chuộc Đức Chúa Trời phải trả để thỏa mãn đòi hỏi của sự công bình.
a) Sự chết của Ađam và Ysơraên tượng trưng cho tội lỗi của nhân loại.
b) Cuộc lưu đày của Ysơraên và Giuđa.
c) Sự chết của toàn thể dòng dõi loài người.
d) Sự chết của Đấng Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời, vì cớ tội lỗi chúng ta.
Ôsê cho thấy cả sự công bình lẫn tình yêu của Đức Chúa Trời đều được thỏa mãn. Ông tóm tắt sứ điệp của mình trong câu chót rằng: “Vì các đường lối của Đức Giêhôva là ngay thẳng, những kẻ công bình sẽ bước đi trong đó, còn những kẻ phạm phép thì vấp ngã trong đó” (OsHs 14:9).
ĐỨC CHÚA TRỜI MẶC KHẢI QUA ÔSÊ
24. Bây giờ bạn hãy xem lại biểu đồ mẫu ở Bài 2 (Khung 2.7) rồi hoàn tất biểu đồ sau đây dành cho sách Ôsê (Khung 6.5) tuân theo cùng một khuôn mẫu.

Bài Tập Tự Trắc Nghiệm
CÂU LỰA CHỌN . Khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi.
1. Việc gồm cả các tên người vào lời làm chứng của Ôsê là bằng chứng cho thấy các sự kiện ông mô tả là:
a) Từ một chuyện ngụ ngôn.
b) Chỉ là ý nghĩa tượng trưng.
c) Giống với các sự kiện trong cuộc đời của ông.
d) Một câu chuyện thực của một con người với các sự việc có thật.
2. Tên của các con ngoài giá thú của Gôme tượng trưng cho.
a) Hậu quả của sự thờ hình tượng: là tội Đức Chúa Trời ghét; không thuộc dân Ngài.
b) Không vâng lời Chúa là điều thật dễ dàng.
c) Tình yêu Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài vô luận họ đã làm gì.
d) Sự tăng trưởng của gia đình Đức Chúa Trời, được trồng bởi Ngài.
3. Việc Ôsê đi chuộc lại Gôme và giao ước được tái lập của họ minh họa cho lẽ thật nào sau đây về Đức Chúa Trời?
a) Đức Chúa Trời ghét tội lỗi chúng ta và sẽ hình phạt tội lỗi.
b) Đức Chúa Trời đã lựa chọn chúng ta trong khi chúng ta là kẻ có tội.
c) Đức Chúa Trời yêu chúng ta và đã cứu chuộc chúng ta bởi sự chết của Con Ngài.
d) Không ai có thể chống cự nỗi tình yêu của Đức Chúa Trời.
4. Sự cảnh cáo tội của Đức Chúa Trời nghịch cùng Ysơraên đặt cơ sở trên việc dân tộc nầy đã
a) Vi phạm toàn bộ Luật Pháp.
b) Vi phạm các phần trong Luật Pháp.
c) Không hiểu biết Luật Pháp.
d) Chấp nhận thuyết vô thần thay cho luật pháp của Đức Chúa Trời.
5. Điều nào sau đây KHÔNG thuộc luật mùa gặt như Ôsê đã minh họa.
a) Chúng ta sẽ gặt nếu đã gieo.
b) Chúng ta sẽ gặt điều mình đã gieo.
c) Chúng ta sẽ gặt nhiều hơn điều mình gieo.
d) Chúng ta sẽ gặt dầu chúng ta có gieo hay không.
6. Tình yêu và chương trình cứu chuộc của Đức Chúa Trời được biểu trưng bởi điều nào trong các mối quan hệ sau đây thuộc sách Ôsê?
a) Ôsê và các con ngoài giá thú của ông.
b) Ôsê và Gôme.
c) Ôsê và các thầy tế lễ.
d) Ysơraên và Giuđa.
CÂU XEN KẼ . Đọc kỹ hướng dẫn và viết câu trả lời của bạn vào chỗ trống trước mỗi câu hỏi.
7-16 Viết chữ A vào chỗ trống nếu lời trình bày mô tả đúng các tình huống trong thời kỳ sách Ôsê được viết. Viết chữ B nếu lời trình bày KHÔNG đúng về sách Ôsê.
.. .7 Sách tiên tri nầy được viết ra trong năm năm ngay sau sách tiên tri của Amốt
.. .8 Ôsê có lẽ là người bản xứ thuộc nước Ysơraên phía Bắc.
.. .9 Tên Ôsê có nghĩa là SỰ CỨU CHUỘC, là một trong các đề tài chính của lời tiên tri của ông.
…10 Các niên đại của việc viết sách tiên tri được cho trong câu 1 của đoạn 1.
…11 Đời sống gia đình của Ôsê có liên quan trực tiếp đến lời tiên tri của ông.
…12 Toàn bộ thời gian Ôsê thi hành chức vụ ở tại Ysơraên, đất nước nầy được hưởng hòa bình và thịnh vượng.
…13 Sứ điệp trọng tâm của Ôsê là cách Đức Chúa Trời hình phạt sự bất trung.
…14 Sứ điệp của Ôsê nhắm đến cả Giuđa lẫn Ysơraên.
…15 Sứ điệp của Ôsê có thể được mô tả như là sự kêu gọi cuối cùng của Đức Chúa Trời trước cơn đoán phạt.
…16 Sách Ôsê là sách dài nhất trong các sách Tiểu Tiên Tri và có lẽ bao gồm trong một khoảng thời gian dài nhất.
Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
1. a, d, e, f là các câu trả lời có các điểm giống nhau giữa Amốt với Ôsê. b, d, g và h đúng với Ôsê nhưng không đúng với Amốt.
13. Những người hầu việc Chúa có trách nhiệm phải dạy Lời Chúa cho dân sự và phải làm gương tốt.
2. Thời gian nầy bao gồm từ vua Ôxia cho đến Êxêchia (câu 1).
14. a Sự gian dâm thuộc linh giống như Ysơraên, và tham gia cùng Ysơraên trong sự thờ hình tượng.
b Giuđa sẽ bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời và chịu sự thạnh nộ của Ngài.
c Sự trở về từ tình trạng phu tù sau cuộc Lưu đày, và sự quy đạo của Ysơraên trong tương lai lúc Chúa Cứu Thế đến lần thứ nhì.
3. Ôsê có một người vợ không chung thủy. Ysơraên bất trung với Đức Chúa Trời.
15 d) Thất vọng vì sự ăn năn không thành thật của họ.
4. b, d, e và f là các câu trả lời mô tả tôn giáo của Ysơraên và các hậu quả của nó trong thời Ôsê.
16. a, c, e f và g là các câu trả lời đúng.
5. Câu trả lời của bạn. Tôi tin rằng Ngài cho phép điều đó để đưa họ trở lại với Ngài và tiếp nhận sự cứu rỗi và tha thứ mà Ngài đã cung ứng.
17. Câu trả lời của bạn. Còn đây là các câu trả lời của tôi:
a. Họ sẽ thảy đều sa bại. Họ sẽ gặt điều họ đã gieo.
b. Dân Épraim sẽ bị gởi trở lại “Êdíptô” (làm phu tù). Họ đã gieo sự độc ác và sự dữ. Họ sẽ gặt sự đoán phạt.
c. Họ sẽ bị hình phạt, bị đuổi khỏi sự hiện diện của Chúa. Họ đã gieo gió, và sẽ gặt bão lốc của sự đoán phạt Đức Chúa Trời.
d. Cả những người lãnh đạo lẫn dân sự dưới quyền lãnh đạo của họ đều sẽ phải gặt nếu họ đã gieo, và sẽ gặt những gì mình gieo. Nếu chúng ta trung tín với Chúa và với Lời Ngài, chúng ta sẽ gặt phước hạnh của Ngài. Nếu chúng ta không chịu kêu cầu Ngài và bất tuân Lời Ngài. Chúng ta sẽ gặt lấy sự đoán phạt. Cả người trung tín lẫn kẻ bất trung đều sẽ gặt nhiều hơn những gì họ đã gieo, một đằng là trong sự ban phước, một đằng là trong sự đoán phạt.
6 a Tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho Ysơraên.
b Sự đoán phạt của Ngài dành cho tội lỗi.
18 a Trở lại vòng nô lệ.
b Lưu đày qua Asyri.
7 a Một cuộc hôn nhân.
b Mối quan hệ cha con.
19. Câu trả lời của bạn. Sự thành công về vật chất và sức mạnh quân sự chỉ là tạm thời và không thể cứu chúng ta khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Duy sự thịnh vượng và sức mạnh thuộc linh đến từ Đức Chúa Trời mới là điều chúng ta cần.
8 c) Giêhu.
20. a Tình yêu của Đức Chúa Trời được ví với tình yêu của người chồng đối với vợ mình. Ysơraên (người vợ) không chung thủy. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn yêu họ, tha thứ cho họ, và cứu chuộc họ khỏi tình trạng nô lệ.
b Đức Chúa Trời là người cha yêu thương chăm sóc cho đứa con trai nhỏ (Ysơraên) của Ngài.
c Đức Chúa Trời đã đem họ ra khỏi Êdíptô, tập cho họ bước đi, chữa lành, dẫn dắt và nuôi nấng họ, giải phóng họ khỏi nhà nô lệ phán cùng các tiên tri, ban cho họ các khải tượng.
9. a Baanh, các thần giả dối.
b Đất và các sản vật của đất.
c Khi họ phụng sự Chúa họ được sung sướng là phục vụ các thần tượng.
d Đức Chúa Trời, bởi tình yêu sẽ được họ trở lại. Trong khi bị lưu đày, họ sẽ từ bỏ việc thờ hình tượng, (Và rồi họ sẽ được trồng lại trong xứ của mình bởi giao ước mới của sự công bình).
21. a Lời ám chỉ về Ysơraên và về Chúa Jêsus (Cả hai đều đã được đem ra khỏi Êdíptô khi còn thơ ấu).
b Ysơraên loạn nghịch, không làm vui lòng Đức Chúa Trời, Chúa Jêsus thì vâng lời, làm đẹp lòng Đức Chúa Trời.
c Sự trở về nước từ tình trạng lưu đày và sự sống lại của thân thể Chúa Cứu Thế.
d. Tôi nhìn thấy. Ysơraên được khôi phục. Chúa Cứu Thế là sự đền chuộc.
10. Các câu trả lời của bạn phải giống với các câu sau đây.
a Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta trong khi chúng ta là những tội nhân.
b Chúng ta giống như những đứa con ngoài giá thú nếu chúng ta yêu những điều thuộc về thế gian. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi của chúng ta và chúng ta chỉ là những Cơ Đốc Nhân trên danh nghĩa.
c Điều nầy giống như những người lìa bỏ Đức Chúa Trời và bị nô lệ bởi tội lỗi.
d Vì yêu chúng ta. Đức Chúa Trời đã mua chuộc chúng ta bởi sự chết của Con Ngài trên thập tự giá. Khi chúng ta tiếp nhận sự hy sinh của Ngài vì cớ chúng ta, chúng ta được làm một với Ngài (điều nầy cũng cho thấy Đức Chúa Trời yêu những người hay tái phạm, và chúng ta phải nỗ lực mọi cách để đem họ trở về với Ngài).
22. Đức Chúa Trời ghi nhận các tội lỗi của họ.
11. Ysơraên đã thiếu: c, e, f, h.
Ysơraên đã làm: a, b, d, g, i, j, k.
23 d) Sự chết của Đấng Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời vì cớ tội lỗi chúng ta.
12. Các thầy tế lễ tham lam, đầy tội lỗi, bởi vì họ đã làm gương xấu và không dạy dân sự về Đức Chúa Trời và luật pháp của Ngài.

Tác giả: Thomas F.Harrison