Rô-ma 5:1-11
“Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch, mà nhờ sự chết của Con Ngài chúng ta đã được hòa giải với Đức Chúa Trời, thì huống chi nay đã được hòa giải rồi, chúng ta lại càng được cứu nhờ sự sống của Con Ngài là dường nào” (câu 10).

Câu hỏi suy ngẫm: Làm thế nào một người được xưng công bình? Điều gì xảy ra trong đời sống của một người được xưng công bình và tha thứ mọi tội? Nhờ đâu mà người tin có thể vui mừng trong gian khổ? Làm thế nào để người khác nhìn thấy sự bình an trong đời sống bạn?

Hậu quả của việc chúng ta xa cách Đức Chúa Trời được mô tả bằng những từ ngữ sau đây “chúng ta yếu đuối…, có tội…, là tội nhân…, là thù nghịch với Đức Chúa Trời” (câu 6, 8, 10). Chúng ta chỉ thật sự tìm thấy sự bình an và yên nghỉ khi được Đức Chúa Trời xưng công chính (câu 1). Bởi việc làm lạ lùng của tình yêu mà Con Ngài nhận chịu hết thảy tội lỗi của nhân loại để chúng ta “nhờ huyết Ngài được xưng công chính” (câu 9). Một người đã nói rằng “khi chúng ta tin, một sự trao đổi lạ lùng đã xảy ra: chúng ta trao cho Đấng Cơ Đốc tội lỗi cuœa mình và Ngài ban cho chúng ta sự công bình và sự tha thứ.” 

Bởi Chúa Giê-xu chúng ta được bước vào một chỗ đứng mới, đó là chỗ của ân suœng (câu 2). Đây là nơi Đức Chúa Trời đổ chính mình Ngài vào sự trống rỗng và nghèo khó của chúng ta. Hãy suy ngẫm chân lý lạ lùng này: “nếu khi chúng ta… nhờ sự chết của Con Ngài chúng ta đã được hòa giải với Đức Chúa Trời, thì huống chi nay đã được hòa giải rồi, chúng ta lại càng được cứu nhờ sự sống của Con Ngài là dường nào” (câu 10).

Đấng Cơ Đốc đang sống để duy trì sự bình an mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta (câu 8:34; Hê-bơ-rơ 2:10-18). Sự bình an mà Kinh Thánh hứa ban không phải thoát khỏi mọi đau khổ, thử thách, nhưng là sự bình an khiến “chúng ta vui mừng trong gian khổ” (câu 3, 4), để bởi đó chúng ta được trưởng thành trong đức tin. Khi bởi Đức Thánh Linh chúng ta có niềm hy vọng và kinh nghiệm sự bình an, chúng ta thật sự được hòa thuận với Đức Chúa Trời. Khi sống trong thế giới đầy dẫy sự căng thẳng, khi trải qua “sa mạc của sự không yên nghỉ,” sự bình an của Đức Chúa Trời là món quà vô giá cho chúng ta. 

Làm thế nào để sự hòa giải với Đức Chúa Trời và sự bình an được bày tỏ trong đời sống thường nhật của bạn?

Lạy Chúa, nguyện sự “bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và ý tưởng” con (Phi-líp 4:7). 

Nhân Vật Của Thánh Kinh

Đọc:
Giăng 5:31-40


Các người tra cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó có sự sống đời đời; chính Kinh Thánh làm chứng về Ta. – Giăng 5:39


 Trong hội đồng cấp lãnh đạo của một Hội Thánh tại Seattle Pacific University, mục sư nổi tiếng Earl Palmer nhắc lại một kinh nghiệm đã định hướng cho việc giảng và dạy của ông suốt nửa thế kỷ. 

Là sinh viên chủng viện, trong khi hướng dẫn một lớp nghiên cứu Kinh Thánh, ông khích lệ người tham dự lưu ý từng lời Kinh Thánh. Palmer nói, “Tôi tin rằng nếu mình có thể thuyết phục được ai nhìn vào bản kinh văn, thì sớm muộn gì bản kinh văn cũng sẽ thu hút họ và luôn luôn hướng họ tới trọng tâm hằng sống là Chúa Giê-xu Cơ Đốc. Và khi Chúa Giê-xu Cơ Đốc đã khiến bạn nể trọng rồi, thì bạn chẳng còn xa đức tin là bao.” 
Trước một nhóm lãnh đạo tôn giáo vốn quá quen thuộc với Cựu Ước, nhưng lại cực lực phản đối Chúa Giê-xu, Ngài phán với họ, “Các ngươi tra cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó có sự sống đời đời; chính Kinh Thánh làm chứng về Ta. Nhưng các ngươi không muốn đến với Ta để được sự sống đời đời” (Giăng 5:39-40). 
Cần có tấm lòng rộng mở, cũng như tâm trí tìm tòi để nghiên cứu Kinh Thánh. Khi khám phá ra Chúa Giê-xu là Nhân vật mà toàn bộ Kinh Thánh hướng về, chúng ta cần phải quyết định cách đáp ứng với Ngài. 
Có niềm vui lớn cho mọi người sẵn sàng mở lòng cho Đấng Cơ Đốc và tìm được sự sống trong Ngài. – David McCasland 


The written Word leads us to Christ the living Word.


Lời thành văn dẫn chúng ta đến với Đấng Cơ Đốc 
là Lời hằng sống.
 


Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com