Tâm linh khiến con người nhận biết Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa hay các đấng thần linh cách nguyên tri. Là động cơ thúc đẩy con người tầm đạo, đưa con người vào sự thờ phượng, lễbái. Nghĩa là đưa con người từ thế giới hữu hình vào môi trường gặp gỡ thần linh ở thế giới vô hình hay siêu hình. Sự thờ phượng được coi là nghĩa cử của con người. Và đây là lãnh vực sa-tan lừa dối con người mạnh mẽ nhất…
Xin xem attachment.
Attachment: THỜ PHƯỢNG
Tâm linh khiến con người nhận biết Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa hay các đấng thần linh
cách nguyên tri. Là động cơ thúc đẩy con người tầm đạo, đưa con người vào sự thờ phượng, lễ bái. Nghĩa là đưa con người từ thế giới hữu hình vào môi trường gặp gỡ thần linh ở thế giới vô hình hay siêu hình. Sự thờ phượng được coi là nghĩa cử của con người. Và đây là lãnh vực sa-tan lừa dối con người mạnh mẽ nhất.
Chủ đích con người thờ phượng thần linh dường như được gom lại trong hai chủ đích:
Mong được phước và mong thần linh đẹp lòng. Nhưng tiếc thay con người với trí óc hữu hạn, giới hạn vào không gian và thời gian và với tri thức hầu như không có về thế giới siêu nhiên của thần linh. Vì sự thiếu tri thức nầy mà satan hoành hành cách dữ dội trong lãnh vực này.
Con người cứ suy bụng ta ra bụng thần: muốn được thần ban phước trước hết phải đem lễ
vật cho thần – “tốt lễ dễ van”. Một cách “hối lộ” thần thánh. Có câu chuyện cười xa xưa về cách “hối lộ” thần thánh cũng như người đời. Chuyện kể rằng: Có vài sĩ tử sắp sửa lều chõng đi thi.
Họ hùn tiền sắm một cái lễ vào Văn Miếu cầu thánh Khổng Tử để ngài phụ hộ cho… đỗ. Vừa
đặt mâm lễ xuống, chưa kịp khấn vái chi cả thì “phút đâu trận gió cuốn cờ”, cửa một cung mở toan, thánh Khổng Tử từ trong chạy ra, xổ cả búi bó, xua tay lia lịa bảo các sĩ tử rằng: Cái này phải đưa lại đàng ông… anh họ tôi… mới kiến hiệu.
Các sĩ tử còn ngẩn ngơ chưa hiểu ông anh họ của Khổng là ai, thì cụ Khổng cười nói tiếp:
Anh họ tôi là .. Khổng Phương đó. Chữ Nho “Khổng” là “lỗ”, “phương” là “vuông”. Lỗ vuông
chỉ tiền vì tiền ngày xưa bằng đồng có lỗ vuông ở giữa; cũng như thời Cộng Hòa, chúng ta đem tiền lo lót thì nói “Đức Trần Hưng Đạo” phù hộ, vì trên tiền có hình Đức Trần Hưng Đạo. Câu chuyện trên ý nói có tiền đem đút lót quan trường thì đậu chớ thánh nào phù hộ.
Trong cuốn truyện Mái Trường, nhà văn Duyên An kể lại thời thơ ấu của ông. Trong đó
có chuyện ông đi thi Sơ Học Yếu Lược. Đại thể ông kể như sau: Trước ngày đi thi, bà cụ thân sinh của ông biết ông học chẳng bằng ai, nên vội sắm sửa lễ vật đi đến các miếu có tiếng là “linh” để cầu thần thánh phù hộ cho ông. Nhưng kỳ thi đó, ông đã ngâm câu “thi không ăn ớt thế mà cay”. Và ông kết luận: thực ra tôi chưa hưởng được lộc của các thánh, nhưng các thánh đã hưởng được lộc của mẹ tôi.
Lẽ cúng phải cho hậu hỉ và các vị “đại diện” cho thần thánh cứ nhắm vào hoàn cảnh của
gia chủ mà giúp thần thánh đòi cho đủ lễ, và thị trường “buôn bán thánh” phát đạt.
Về lễ nghi thờ phượng lại được các vị “đại diện” thần thánh cũng suy bụng ta ra bụng
thần mà tạo lễ nghi tế tụng sao cho bày tỏ được lòng thành và đáp ứng được sự ưa muốn của thần linh hầu thần linh đẹp lòng. Và không thiếu thần linh rất đẹp lòng cách phàm tục.
Thờ phượng là một hình thức tương giao với thần linh bỡi lòng cung kính, suy tôn,
ngưỡng vọng thần linh. Truy nguyên sự thờ phượng của nhân loại, người ta không thể biết được nếu không nhờ Kinh Thánh. Kinh Thánh cho chúng ta biết thuở ban đầu, Đức Chúa Trời tạo dựng con người, và con người chỉ tương giao với Đức Chúa Trời, thờ phượng Đức Chúa Trời và không cần lễ vật. Con người nghe Đức Chúa Trời phán dặn và làm theo ý muốn Đức Chúa Trời để được Đức Chúa Trời ban phước. Nhưng sau khi tổ phụ loài người phạm tội bỡi nghe theo lời dụ dỗ của satạn. Con người vẫn thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách thức Đức Chúa Trời chỉ dạy. Dầu Kinh Thánh không ghi lại lời chỉ dạy của Đức Chúa Trời về sự thờ phượng Ngài. Song câu chuyện thờ phượng Đức Chúa Trời của Ca-in và A-bên cho chúng ta thấy A-bên đã thờ phượng Đức Chúa Trời đúng cách bằng của lễ, và Ca-in thờ phượng Đức Chúa Trời không đúng cách bằng của lễ. Kinh Thánh ghi: “Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng lên cho Đức Chúa Trời.
A-bên cũng dâng chiên con đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê – hô – va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người” (Sáng Thế Ký 4: 3-5). A-bên đã thờ phượng Đức Chúa Trời đúng cách. Ca-in thì thờ phượng Đức Chúa Trời theo ý mình cho là phải. Ca-in đã tức giận giết em mình vì cớ Đức Chúa Trời không nhận lễ vật của Ca-in, không chấp nhận sự thờ phượng của Ca-in (Sáng Thế Ký 4:1- 8). Từ đó đến nay, satan đã lừa dối nhân loại trong sự thờ phượng và cả trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
Thờ phượng là nhu cầu cảu tâm linh như thức ăn là nhu cầu của thể xác; vui thỏa là nhu
cầu của tâm hồn. Thức ăn không đúng chẳng những không bổ dưỡng thân thể mà còn phá hoại thân thể. Tìm sự vui thỏa không đúng thì làm băng hoại tâm hồn và chúng ta nghĩ sao nếu thờ phượng không đúng.
Biết thế nào là thờ phượng đúng và thờ phượng ai mới đúng. Đây là vấn đề lớn lao và
quan trọng cho cả đời chúng ta hiện tại và cho cả đời sau của chúng ta.
Chủ đích của satan là muốn cả nhân loại thờ phượng nói thay vì thờ phượng Đức Chúa
Trời. Hoặc nếu không thờ phượng nó thì nó vẫn cố gắng làm sao để nhân loại “đổi vinh hiển Đức Chúa Trời không hề hư nát lấy hình tượng của loài người hay hư nát, hoặc của điểu, thú, côn trùng” (Rô – ma 1:23) mà thờ phượng.
Chúng ta chẳng dại để bị satan lừa dối
*** Sau khi đọc bài này, nếu bạn thấy lòng mình cảm động và được thúc giục tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su, thì xin bạn thành tâm cúi đầu cầu nguyện với Chúa như sau:
Kính lạy Đấng Tạo Hóa, con biết con là người có tội. Con đã xa cách Chúa, sống theo đường lối và ý riêng mình. Hiện con đang đi trên đường dẫn đến sự hình phạt đời đời. Tạ ơn Chúa, vì Ngài đã đến trong thế gian, chịu chết thay cho con để đền tội con trên thập tự giá. Giờ đây, con quyết tin nhận Chúa làm Cứu Chúa của con, xin Chúa tha tội cho con và tiếp nhận con làm con cái yêu dấu của Ngài. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Cứu Giê-su, Amen.
________________________________________________________________________
www.vietchristian.com/niengiam/