Tình yêu là động lực mạnh mẽ nhất trong sự hợp nhất khi Đức Chúa Trời thiết lập và tuyên bố rằng hai người trở nên một thịt.

Phương diện thuộc linh là nền tảng của sự hiệp nhất mà Đức Chúa Trời thiết lập cho chồng hoặc vợ. Truyền thông là phương cách mà đôi vợ chồng có thể duy trì và phát triển hôn nhân. Sự tương hợp là bằng chứng về sự hợp nhất của họ.

Chương 6: MẮC XÍCH TÌNH YÊU

Phương diện thuộc linh là nền tảng của sự hiệp nhất mà Đức Chúa Trời thiết lập cho chồng hoặc vợ. Truyền thông là phương cách mà đôi vợ chồng có thể duy trì và phát triển hôn nhân. Sự tương hợp là bằng chứng về sự hợp nhất của họ. Tình yêu là động lực mạnh mẽ nhất trong sự hợp nhất khi Đức Chúa Trời thiết lập và tuyên bố rằng hai người trở nên một thịt. Đây là một câu hỏi cần thiết để các cặp vợ chồng tự hỏi trước khi bước vào hôn nhân: “Khi các bạn nói ‘Anh yêu em’ với người phối ngẫu thì điều đó có nghĩa gì? Có phải bạn muốn nói: ‘Tôi có nhu cầu và em là người đáp ứng tốt hơn bất cứ ai khác mà tôi từng gặp không?’ Khi bạn nói: “Anh yêu em” có phải bạn thật lòng muốn nói rằng “Anh cần em” không? Nếu đó là cách hiểu của bạn về khái niệm tình yêu thì bạn đã không theo quan điểm của Kinh Thánh về ý nghĩa của từ “tình yêu”. Khi bạn nói: “Anh yêu em” có phải bạn muốn nói: “Phải chăng sự tốt đẹp của em là quan trọng đối với anh, cũng như sự tốt đẹp của anh vậy?” Lời nầy tuy tốt hơn nhưng vẫn chưa phải là định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu, yêu như Đấng Christ đã yêu. Nan đề lớn nhất trong hôn nhân là sự ích kỷ. Ngược lại, động lực quan trọng nhất trong hôn nhân là lòng vị tha, hay nói cách khác, là năng lực để có thể xem người bạn đời là trọng tâm và luôn nghĩ cách nào để đáp ứng được nhu cầu của người ấy. Khi bạn khám phá ra định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu, bạn sẽ thấy yêu như Đấng Christ đã yêu là động lực lớn nhất của đời sống vợ chồng, vì tình yêu của Đấng Christ có thể khiến bạn thật sự có lòng vị tha. Chúa Jêsus phán: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Cong Vu 20:35). Mọi nan đề trong hôn nhân sẽ được giải quyết khi áp dụng lời dạy của Chúa Jêsus. Nhiều người có bản tánh chiếm hữu ngay cả khi đã kết hôn, họ muốn người khác đáp ứng những nhu cầu của mình. Nếu cả hai đều là người nắm giữ chứ không phải là người ban cho thì cả hai sẽ không nhận được gì cả. Nhưng, mọi việc sẽ thay đổi nếu như hai người đều nhận ra rằng ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh! Nếu bạn chưa học được cách đặt người bạn đời làm trọng tâm, thì khoan có con. Cũng như sự tiến tới hôn nhân đặt nền tảng trên sự dẫn dắt thiêng liêng thì các cặp vợ chồng tin kính cũng không nên có con, cho đến khi biết rõ Chúa muốn mình có con và muốn chúng có mặt trên thế gian nầy. Việc có con cái là điều vị tha nhất mà một cặp vợ chồng có thể làm. Hơn hai mươi năm hoặc hai mươi lăm năm họ nuôi dưỡng con cái mình, họ cứ phải ban cho, ban cho mà không mong trả lại. Nếu họ là cha mẹ tốt, thì khi con cái rời khỏi nhà để lập gia đình, họ cũng sẽ tiếp tục chăm sóc con cái mình. Đó là định luật đòi hỏi lòng vị tha. Tôi là một trong những trường hợp hiếm có trong thời đại ngày nay. Tôi được phước vì có một người mẹ tin kính, rất tin vào chương trình của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân và gia đình. Mẹ tôi có mười một người con. Một ngày kia, tôi hỏi bà: “Nếu mẹ có thể làm lại từ đầu, thì mẹ có muốn tất cả chúng con là con mẹ không?” Bà trả lời: “Có, mẹ muốn, nhưng trước điều đó, mẹ phải quyết định là không sống cho riêng mình mới được”. Điều nầy có lẽ vô lý với bạn vì mẹ tôi đã chọn không “sống cho riêng mình”. Một trong những điều cần giải quyết cho trẻ vị thành niên trong thế kỷ hai mươi mốt là chúng có quyền “Chọn một cách sống” và sống theo cuộc sống đó. Đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu khi nghĩ rằng mình phải là người làm cho người nam trở nên trọn vẹn. Người nam cũng không hài lòng khi nghĩ rằng mình phải yêu vợ và phó mình vì vợ cũng như Đấng Christ yêu thương và phó chính mình Ngài cho Hội thánh. Bạn có thể nào chọn một cuộc sống và sống cho riêng mình mà vẫn có thể hy sinh đời mình cho vợ con được không? Câu trả lời là không thể. Có người nói về Chúa Jêsus: “Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được ”( Mathio 27:42). Để có thể yêu thương bằng tình yêu của Chúa Jêsus, bạn phải hy sinh đời sống cho người mình yêu. Mẹ của tôi đã yêu chồng con bằng tình yêu của Đấng Christ. Đó là lý do mà bà không có cuộc sống cho riêng mình. Nhưng bà rất hạnh phúc! Bà lập gia đình đã lâu, và chưa lần nào đọc sách nói về hôn nhân. Bà chỉ đọc Kinh thánh. Bà là một người vợ, người mẹ hạnh phúc vì bà tìm được động lực để sống cho gia đình qua Kinh thánh. “Mẫu tình yêu” mà bà chọn để sống, ngược lại với quan điểm của thế hệ “cái tôi”, vì đây là lời tuyên bố của Chúa Jêsus: “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình ” (Giang 15:13), hoặc lời dạy nầy của Ngài: “Còn ai vì cớ Ta mất sự sống, thì sẽ cứu” (Luca 9:24). Một nhà truyền giáo tuận đạo viết: “Người khôn ngoan là người cho đi điều mà mình không thể giữ, để được lại điều mà mình không thể mất đi”. Sự hy sinh chính mình cách trọn vẹn vì người khác, hay người bạn đời, là sự yêu thương lớn nhất mà bạn có. Chính xác thì đó là loại tình yêu mà bạn tìm thấy trong việc xác định vai trò của người nam và người nữ trong hôn nhân, đã được hoạch định qua Kinh thánh. Tôi gọi tình yêu tốt đẹp nầy là động lực của sự hiệp nhất. Tóm lại là: Mối quan hệ thuộc linh của mỗi người với Đấng Christ và với nhau là nền tảng của sự hiệp nhất; sự tương thông là phương cách duy trì cuộc sống lứa đôi; sự tương hợp là bằng chứng của đời sống vợ chồng và tình yêu là năng lực tiến triển hôn nhân. Tình Yêu Là Gì? Bạn muốn nói lên điều gì khi nói với cô ấy: “Anh yêu em?” Khi hỏi một thanh niên câu đó, tôi hơi bất ngờ về cách anh ta cố gắng lựa từ để trả lời, hoặc không giải thích được tình yêu nghĩa là gì. Sự thật là khi kết hôn quá trẻ, chúng ta không thể biết được ý nghĩa đầu tiên của tình yêu. Khi một thanh niên nói: “Anh yêu em” để thu hút một thiếu nữ, tức là anh ta muốn nói: “Tôi yêu em và tôi cần em”. Nếu đây là tất cả ý nghĩ mà người thanh niên nói với người vợ tương lai của mình, thì sẽ để lại trong lòng cô ấy một cảm giác bất an, bởi vì có thể về sau người chồng sẽ tìm kiếm người nào đó hơn hẳn vợ mình. Chương Tình Yêu Trong Kinh Thánh Hãy để tôi chia sẻ với bạn điều mà tôi tin là lời tuyên bố vĩ đại nhất viết về tình yêu của Đức Chúa Trời và Chúa Jêsus. Lời nầy được chép trong I Côrinhtô 13, một chương khá quen thuộc. Tình yêu thương không phải là vấn đề chủ yếu khi Phaolô được cảm thúc để viết cho người Côrinhtô. Thực ra ông viết về những ân tứ thuộc linh và giữa những ân tứ thuộc linh, ông được cảm thúc viết lên chương tình yêu. Tình Yêu So Sánh “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết, dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi ” (1-3). Trong ba câu đầu của chương đặc biệt nầy, Phaolô viết rằng tình yêu không thể so sánh và thay thế được. Phaolô nhấn mạnh: “Tất cả những gì tôi có, tôi làm, trong hiện tại cũng như tương lai đều không thể thay thế được tình yêu thương trong đời sống tôi”. Trong thời Phaolô, người ta sống trong nền văn hóa Hy Lạp Côrinhtô, họ nổi tiếng về tài ăn nói và chú trọng đến tri thức, đặc biệt là triết học. Tín hữu tại Côrinhtô chú ý đến những ân tứ thuộc linh, đặc biệt là ân tứ nói tiếng lạ. Đó là lý do tại sao Phaolô so sánh tình yêu với tài hùng biện, tiếng thiên sứ và mọi sự hiểu biết để làm nổi bật tình yêu không thể so sánh và không thể thay thế. Tiếp theo, Phaolô đề cập đến ân tứ nói tiên tri (ICorinhto 14:1). Ông cũng so sánh tình yêu với đức tin và kết luận đức tin là một trong ba điều có giá trị vĩnh cửu. Là nhà truyền giáo lớn nhất của giáo hội, chúng ta biết đức tin đối với Phaolô là quan trọng như thế nào. Tuy nhiên, ông đã viết, nếu chúng ta có đức tin mà không có tình yêu thì cũng không ra gì. Khi Phaolô so sánh tình yêu với mọi điều cao trọng mà người Côrinhtô có được, ông kết luận: “Không điều nào có thể thay thế cho tình yêu trong đời sống bạn, vì tình yêu là tất cả”. Tình Yêu Tương Phản “Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn, song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ. Khi tôi còn trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ, khi tôi đã thành nhơn bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ. Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau, ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy. Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương, nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương ”(8-13). Phần cuối của chương nầy, Phaolô tóm tắt sự so sánh về tình yêu khi ông chia sẻ với chúng ta ba điều cuối cùng còn lại đó là sự trông cậy, đức tin và tình yêu thương. Nhưng ông kết luận, điều quan trọng nhất trong ba điều có giá trị đời đời nầy là tình yêu thương. Sự trông cậy có giá trị lâu dài vì nó dẫn chúng ta đến đức tin. Một ngày nào đó sự trông cậy, hoặc sự tin chắc của chúng ta về một điều gì đó tốt lành trong cuộc đời nầy, được cho là v?ng ch?c n?u điều đó dẫn chúng ta đến đức tin (Heboro 11:1). Đức tin là một trong ba điều có giá trị đời đời vì đức tin dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trước khi khám phá tình yêu thương, thì chúng ta chưa thể biết điều gì đưa chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời. Chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời, vì phẩm chất của tình yêu đến từ Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao tình yêu không thể thay thế và không thể so sánh. “Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương ” (IGiang 4:16). Tình Yêu Kết Hợp “Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhơn từ, tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật.Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự ” (ICorinhto 13:4-7). Trong tác phẩm kinh điển về sự cầu nguyện của mình “Điều quan trọng nhất trên thế giới”, Henry Drummond viết từ câu 4-7 như thế nầy: “Trong những câu nầy, Đức Thánh Linh phản chiếu khái niệm tình yêu của Đức Chúa Trời qua lăng kính lý trí được linh cảm của Phaolô, và tình yêu đó phát lộ ra bên ngoài dưới dạng hàng loạt các mỹ đức”. Mười lăm mỹ đức được gồm tóm trong bốn câu đầu của I Côrinhtô 13. Nếu bạn quan sát những mỹ đức nầy, tức là bạn đang xem xét một phần của tình yêu Đức Chúa Trời và xem xét sự phân tích chính bản tính của Ngài, bởi vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là tình yêu (IGiang 4:16). Thật khó để định nghĩa về Đức Chúa Trời hay tình yêu chính là Đức Chúa Trời. Với sự khôn ngoan tột bực, và trong sự cảm thúc của Đức Thánh Linh, Phaolô cho chúng ta biết cách bày tỏ của tình yêu thiên thượng. Thật là tinh tế khi ông nói: “Nếu bạn có được tình yêu mà tôi đang nói đây thì bạn sẽ tìm thấy mối quan hệ của chính mình với những người mà bạn giao tiếp trong cuộc sống”. Trong một lá thư được cảm thúc khác, Phaolô cho chúng ta biết phẩm chất của tình yêu là kết quả, dấu hiệâu, bằng chứng, cho thấy Chúa Thánh Linh sống trong chúng ta (Galati 5:22). Trong câu bốn của chương tình yêu nầy, Phaolô đặt tình yêu dưới nhãn quan thuộc linh. Tôi muốn thách thức bạn làm điều gì đó. Hãy xem xét cẩn thận mười lăm đức tính nầy để diễn đạt tình yêu của Đức Chúa Trời. Khi làm như vậy, bạn đặt người bạn đời, con cái và những người khác vào trọng tâm của mỗi đức tính để mô tả bông trái Thánh Linh lưu xuất ra từ đời sống bạn. Người có suy nghĩ khác thường khi đọc câu nầy sẽ nghĩ ngược lại: “Đây là cách mà người bạn đời và các tín hữu khác phải yêu thương tôi”. Nhưng không phải vậy, Phaolô nói: “Đây là cách mà bạn phải yêu thương người phối ngẫu và những người khác”. Nhiều năm trước đây, khi đứa con đầu lòng của chúng tôi lên hai, tôi âm thầm quan sát khi nó bước vào khu vực dành cho trẻ em ở nhà thờ. Tôi bị sốc khi thấy nó giựt đồ chơi từ tay bạn và nói: “Chúa Jêsus nói chúng ta phải chia sẻ!” Rõ ràng nó chưa hiểu đúng ý nghĩa thực sự của tình yêu mà Phaolô đã định hình cho chúng ta trong chương nầy. Là người trưởng thành, chúng ta từng trải hơn về vấn đề nầy, nhưng chúng ta cũng thường hành động giống như vậy. Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nói về tình yêu, nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng: “Đây là cách người bạn đời của tôi phải yêu tôi! Khi bạn nhìn vào các mỹ đức bày tỏ tình yêu thiên thượng, đừng nghĩ đến cách người bạn đời phải yêu bạn. Hãy tự hỏi: “Tôi có yêu người bạn đời của tôi theo cách nầy không?” Bây giờ, bạn hãy nhìn vào những mỹ đức nầy một lần nữa: Tình yêu “kiên nhẫn chịu đựng”. Từ Hy Lạp Phaolô dùng ở đây có nghĩa là: Tình yêu là nhân từ. Tình yêu nầy tự nó chẳng bao giờ trả thù. Tình yêu không “báo thù”, cho dù việc đó là phải lẽ và có cơ hội để thực hiện. Tình yêu “không ghen tị”, nguyên nghĩa Hy Lạp là “rộng lượng”. Đức tính nầy mô tả hành động không ích kỷ của một người dành cho một người khác – một hành động vị tha đầy hy sinh. Bạn có hứa một cách chắc chắn là sẽ cho thời gian, năng lực hay bất kỳ điều gì khác của mình để đáp ứng cho nhu cầu và ước muốn của người bạn đời không? Đó là nghĩa gốc của từ “không ghen tị”. “Tình yêu không khoe khoang. không kiêu ngạo ”. Đây là sự chuyển ngữ của từ Hy Lạp có nghĩa là người có lòng yêu thương thì không khoe khoang. Chàng hay nàng không có nhu cầu tạo ấn tượng nơi người khác. Họ sẽ không có những ý tưởng thổi phồng tầm quan trọng của riêng mình vì tình yêu nầy làm cho họ trở nên khiêm nhường. Họ hoàn toàn đối lập với sự kiêu ngạo và lên mình của thế gian. Hai Phương Diện Của Tình Yêu Thiên Thượng Tất cả những mỹ đức nầy nằm trong hai phương diện: Bên trong và bên ngoài. Nhìn từ bên ngoài, tình yêu được bày tỏ như thế vì do thực chất bên trong phát lộ ra. Chúng ta hiểu rõ điều nầy qua câu 5: “Tình yêu thương chẳng làm điều trái phép ”. Bên ngoài, tình yêu thương cư xử cách hợp lẽ. Tình yêu thương cư xử lịch sự, đúng mực, trong một phương cách thích hợp vì ở bên trong, tình yêu không tìm lợi riêng mình. Nhờ vào thực chất ở bên trong như vậy, nên tình yêu nầy không dễ bị khích động, không bị điều khiển bởi ý riêng và đi theo đường lối riêng nên không hay giận dỗi và không nao núng. Khó có thể nào giận được một người biết yêu thương và xem người khác là trọng tâm! Đó là cách biểu lộ tình yêu ra bên ngoài vì có thực chất bên trong và tình yêu đó không bị hủy hoại bằng sự ích kỷ, bản ngã, lòng kiêu ngạo và thái độ cho rằng mình là tất cả. Tình yêu “không nghi ngờ sự dữ”. Đây là cách chuyển ngữ của từ Phaolô dùng ở đây, có nghĩa là tình yêu thương không in trí, hay không nhớ mãi điều sai trái của người bạn đời. Bạn có hay in trí những lầm lỗi của người bạn đời không? Nếu có, thì trong lòng bạn không có tình yêu của Đấng Christ. Đây là lý do tại sao bề ngoài, tình yêu nầy không in trí, đó là vì bên trong “chẳng vui về điều không công bình ”. Điều nầy có nghĩa là, khi một người yêu bằng tình yêu của Đấng Christ thì sẽ không vui khi thấy đối tượng tình yêu bị thất bại. Khi thấy người mình yêu bị tổn hại, người yêu sẽ đau buồn. Chàng hay nàng không muốn người bạn đời của mình đi đến chỗ thất bại. Ngược lại, trong lòng họ vui mừng khi thấy chồng/vợ mình thành công. Đó là ý nghĩa của việc“vui trong lẽ thật”. Vui mừng khi lẽ thật chiếm ưu thế trong đời sống người bạn đời là bày tỏ được tình yêu của Đấng Christ. Câu bảy cho chúng ta biết: “Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự .” Khi người bạn đời lầm lỗi, người yêu không làm lớn chuyện ra. Đó là nghĩa của cụm từ “dung thứ mọi sự”. Tình yêu có đức tin để hiểu và tin vào tiềm năng của đối tượng nhận tình yêu. Điều nầy làm cho người ta sống tốt đẹp hơn. Khi tôi còn ở độ tuổi vị thành niên với tiềm lực còn non kém, vị mục sư đã làm cho tôi một việc và điều đó thật có ý nghĩa rất lớn đối với tôi. Ông thường nói: “Tôi tin vào năng lực của anh”. Lúc đó tôi chưa thấy gì, nhưng rồi tôi đã đạt được. Thoạt đầu, tôi nghĩ có lẽ là ông nói đùa, nhưng không, ông thật sự tin ở tôi, ông “tin mọi sự”. Bởi vì tình yêu có lòng tin để nhìn biết những điều tiềm ẩn trong người khác, hy vọng mọi sự, nghĩa là vui lòng chờ đợi cho đến khi điều họ nghĩ được thành tựu. Và rồi trong khi chờ đợi như vậy, tức là họ đã nín chịu mọi sự. Sự nín chịu nầy có thể làm được mọi điều. Từ Hy Lạp nầy trong nguyên ngữ có nghĩa là “kiên nhẫn trong khi tin tưởng và trông đợi”. Tất cả những điều nầy là sự bày tỏ bên ngoài bởi vì bên trong người có lòng yêu thương đã tin tưởng hoàn toàn. Lòng tin tưởng không phải là tin cậy nơi người mình yêu mà là tin vào những gì Đấng Christ có thể làm trong người đó và qua người đó. Cuối cùng, Phaolô quả quyết với chúng ta “tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ ”. Chúng ta có thể thiếu lòng yêu thương, nhưng sự yêu thương thì không mất đi bao giờ. Một người đang yêu biết rằng tình yêu sẽ chẳng bao giờ trở nên vô ích hoặc không có tác động đối với người mình yêu. Nói cách khác, người yêu có thể nói với người được yêu: “Không điều gì có thể ngăn cản anh (em) yêu em (anh) vì anh yêu bằng tình yêu của Đấng Christ và đó là tình yêu bền chắc. Tình yêu đó chịu đựng mọi sự”. Trong ánh sáng của mười lăm mỹ đức đó, hãy nhìn người bạn đời của bạn và tự hỏi: “Khi tôi nói tôi yêu chàng/nàng, điều đó có nghĩa gì?” Nếu Chúa Thánh Linh ở trong bạn, bạn có năng lực để yêu người bạn đời bằng những mỹ đức nầy. Đây là nguồn sức mạnh Đức Chúa Trời lập nên để điều khiển sự hiệp nhất giữa hai người khi bước vào hôn nhân mà Ngài đã hoạch định khi Ngài dựng nên Ađam và Êva. Không có nguồn sức mạnh nầy, sự hiệp nhất của bạn sẽ chỉ là một phần trong tinh thần của luật hôn nhân và gia đình. Nhưng nếu như, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, bạn có được nguồn năng lực nầy, thì tình yêu đó có thể khiến bạn làm mọi sự cho quan hệ hôn nhân của bạn theo như ý Đức Chúa Trời mong muốn.
Đây là một câu hỏi cần thiết để các cặp vợ chồng tự hỏi trước khi bước vào hôn nhân: “Khi các bạn nói ‘Anh yêu em’ với người phối ngẫu thì điều đó có nghĩa gì? Có phải bạn muốn nói: ‘Tôi có nhu cầu và em là người đáp ứng tốt hơn bất cứ ai khác mà tôi từng gặp không?’ Khi bạn nói: “Anh yêu em” có phải bạn thật lòng muốn nói rằng “Anh cần em” không? Nếu đó là cách hiểu của bạn về khái niệm tình yêu thì bạn đã không theo quan điểm của Kinh Thánh về ý nghĩa của từ “tình yêu”. Khi bạn nói: “Anh yêu em” có phải bạn muốn nói: “Phải chăng sự tốt đẹp của em là quan trọng đối với anh, cũng như sự tốt đẹp của anh vậy?” Lời nầy tuy tốt hơn nhưng vẫn chưa phải là định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu, yêu như Đấng Christ đã yêu. Nan đề lớn nhất trong hôn nhân là sự ích kỷ. Ngược lại, động lực quan trọng nhất trong hôn nhân là lòng vị tha, hay nói cách khác, là năng lực để có thể xem người bạn đời là trọng tâm và luôn nghĩ cách nào để đáp ứng được nhu cầu của người ấy. Khi bạn khám phá ra định nghĩa của Kinh Thánh về tình yêu, bạn sẽ thấy yêu như Đấng Christ đã yêu là động lực lớn nhất của đời sống vợ chồng, vì tình yêu của Đấng Christ có thể khiến bạn thật sự có lòng vị tha. Chúa Jêsus phán: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Cong Vu 20:35). Mọi nan đề trong hôn nhân sẽ được giải quyết khi áp dụng lời dạy của Chúa Jêsus. Nhiều người có bản tánh chiếm hữu ngay cả khi đã kết hôn, họ muốn người khác đáp ứng những nhu cầu của mình. Nếu cả hai đều là người nắm giữ chứ không phải là người ban cho thì cả hai sẽ không nhận được gì cả. Nhưng, mọi việc sẽ thay đổi nếu như hai người đều nhận ra rằng ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh! Nếu bạn chưa học được cách đặt người bạn đời làm trọng tâm, thì khoan có con. Cũng như sự tiến tới hôn nhân đặt nền tảng trên sự dẫn dắt thiêng liêng thì các cặp vợ chồng tin kính cũng không nên có con, cho đến khi biết rõ Chúa muốn mình có con và muốn chúng có mặt trên thế gian nầy. Việc có con cái là điều vị tha nhất mà một cặp vợ chồng có thể làm. Hơn hai mươi năm hoặc hai mươi lăm năm họ nuôi dưỡng con cái mình, họ cứ phải ban cho, ban cho mà không mong trả lại. Nếu họ là cha mẹ tốt, thì khi con cái rời khỏi nhà để lập gia đình, họ cũng sẽ tiếp tục chăm sóc con cái mình. Đó là định luật đòi hỏi lòng vị tha. Tôi là một trong những trường hợp hiếm có trong thời đại ngày nay. Tôi được phước vì có một người mẹ tin kính, rất tin vào chương trình của Đức Chúa Trời dành cho hôn nhân và gia đình. Mẹ tôi có mười một người con. Một ngày kia, tôi hỏi bà: “Nếu mẹ có thể làm lại từ đầu, thì mẹ có muốn tất cả chúng con là con mẹ không?” Bà trả lời: “Có, mẹ muốn, nhưng trước điều đó, mẹ phải quyết định là không sống cho riêng mình mới được”. Điều nầy có lẽ vô lý với bạn vì mẹ tôi đã chọn không “sống cho riêng mình”. Một trong những điều cần giải quyết cho trẻ vị thành niên trong thế kỷ hai mươi mốt là chúng có quyền “Chọn một cách sống” và sống theo cuộc sống đó. Đó là lý do tại sao nhiều phụ nữ cảm thấy khó chịu khi nghĩ rằng mình phải là người làm cho người nam trở nên trọn vẹn. Người nam cũng không hài lòng khi nghĩ rằng mình phải yêu vợ và phó mình vì vợ cũng như Đấng Christ yêu thương và phó chính mình Ngài cho Hội thánh. Bạn có thể nào chọn một cuộc sống và sống cho riêng mình mà vẫn có thể hy sinh đời mình cho vợ con được không? Câu trả lời là không thể. Có người nói về Chúa Jêsus: “Nó đã cứu kẻ khác mà cứu mình không được ”( Mathio 27:42). Để có thể yêu thương bằng tình yêu của Chúa Jêsus, bạn phải hy sinh đời sống cho người mình yêu. Mẹ của tôi đã yêu chồng con bằng tình yêu của Đấng Christ. Đó là lý do mà bà không có cuộc sống cho riêng mình. Nhưng bà rất hạnh phúc! Bà lập gia đình đã lâu, và chưa lần nào đọc sách nói về hôn nhân. Bà chỉ đọc Kinh thánh. Bà là một người vợ, người mẹ hạnh phúc vì bà tìm được động lực để sống cho gia đình qua Kinh thánh. “Mẫu tình yêu” mà bà chọn để sống, ngược lại với quan điểm của thế hệ “cái tôi”, vì đây là lời tuyên bố của Chúa Jêsus: “Chẳng có sự yêu thương nào lớn hơn là vì bạn hữu mà phó sự sống mình ” (Giang 15:13), hoặc lời dạy nầy của Ngài: “Còn ai vì cớ Ta mất sự sống, thì sẽ cứu” (Luca 9:24). Một nhà truyền giáo tuận đạo viết: “Người khôn ngoan là người cho đi điều mà mình không thể giữ, để được lại điều mà mình không thể mất đi”. Sự hy sinh chính mình cách trọn vẹn vì người khác, hay người bạn đời, là sự yêu thương lớn nhất mà bạn có. Chính xác thì đó là loại tình yêu mà bạn tìm thấy trong việc xác định vai trò của người nam và người nữ trong hôn nhân, đã được hoạch định qua Kinh thánh. Tôi gọi tình yêu tốt đẹp nầy là động lực của sự hiệp nhất. Tóm lại là: Mối quan hệ thuộc linh của mỗi người với Đấng Christ và với nhau là nền tảng của sự hiệp nhất; sự tương thông là phương cách duy trì cuộc sống lứa đôi; sự tương hợp là bằng chứng của đời sống vợ chồng và tình yêu là năng lực tiến triển hôn nhân. Tình Yêu Là Gì? Bạn muốn nói lên điều gì khi nói với cô ấy: “Anh yêu em?” Khi hỏi một thanh niên câu đó, tôi hơi bất ngờ về cách anh ta cố gắng lựa từ để trả lời, hoặc không giải thích được tình yêu nghĩa là gì. Sự thật là khi kết hôn quá trẻ, chúng ta không thể biết được ý nghĩa đầu tiên của tình yêu. Khi một thanh niên nói: “Anh yêu em” để thu hút một thiếu nữ, tức là anh ta muốn nói: “Tôi yêu em và tôi cần em”. Nếu đây là tất cả ý nghĩ mà người thanh niên nói với người vợ tương lai của mình, thì sẽ để lại trong lòng cô ấy một cảm giác bất an, bởi vì có thể về sau người chồng sẽ tìm kiếm người nào đó hơn hẳn vợ mình. Chương Tình Yêu Trong Kinh Thánh Hãy để tôi chia sẻ với bạn điều mà tôi tin là lời tuyên bố vĩ đại nhất viết về tình yêu của Đức Chúa Trời và Chúa Jêsus. Lời nầy được chép trong I Côrinhtô 13, một chương khá quen thuộc. Tình yêu thương không phải là vấn đề chủ yếu khi Phaolô được cảm thúc để viết cho người Côrinhtô. Thực ra ông viết về những ân tứ thuộc linh và giữa những ân tứ thuộc linh, ông được cảm thúc viết lên chương tình yêu. Tình Yêu So Sánh “Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết, dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi ” (1-3). Trong ba câu đầu của chương đặc biệt nầy, Phaolô viết rằng tình yêu không thể so sánh và thay thế được. Phaolô nhấn mạnh: “Tất cả những gì tôi có, tôi làm, trong hiện tại cũng như tương lai đều không thể thay thế được tình yêu thương trong đời sống tôi”. Trong thời Phaolô, người ta sống trong nền văn hóa Hy Lạp Côrinhtô, họ nổi tiếng về tài ăn nói và chú trọng đến tri thức, đặc biệt là triết học. Tín hữu tại Côrinhtô chú ý đến những ân tứ thuộc linh, đặc biệt là ân tứ nói tiếng lạ. Đó là lý do tại sao Phaolô so sánh tình yêu với tài hùng biện, tiếng thiên sứ và mọi sự hiểu biết để làm nổi bật tình yêu không thể so sánh và không thể thay thế. Tiếp theo, Phaolô đề cập đến ân tứ nói tiên tri (ICorinhto 14:1). Ông cũng so sánh tình yêu với đức tin và kết luận đức tin là một trong ba điều có giá trị vĩnh cửu. Là nhà truyền giáo lớn nhất của giáo hội, chúng ta biết đức tin đối với Phaolô là quan trọng như thế nào. Tuy nhiên, ông đã viết, nếu chúng ta có đức tin mà không có tình yêu thì cũng không ra gì. Khi Phaolô so sánh tình yêu với mọi điều cao trọng mà người Côrinhtô có được, ông kết luận: “Không điều nào có thể thay thế cho tình yêu trong đời sống bạn, vì tình yêu là tất cả”. Tình Yêu Tương Phản “Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn, song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ. Khi tôi còn trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ, khi tôi đã thành nhơn bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ. Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau, ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy. Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương, nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương ”(8-13). Phần cuối của chương nầy, Phaolô tóm tắt sự so sánh về tình yêu khi ông chia sẻ với chúng ta ba điều cuối cùng còn lại đó là sự trông cậy, đức tin và tình yêu thương. Nhưng ông kết luận, điều quan trọng nhất trong ba điều có giá trị đời đời nầy là tình yêu thương. Sự trông cậy có giá trị lâu dài vì nó dẫn chúng ta đến đức tin. Một ngày nào đó sự trông cậy, hoặc sự tin chắc của chúng ta về một điều gì đó tốt lành trong cuộc đời nầy, được cho là v?ng ch?c n?u điều đó dẫn chúng ta đến đức tin (Heboro 11:1). Đức tin là một trong ba điều có giá trị đời đời vì đức tin dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trước khi khám phá tình yêu thương, thì chúng ta chưa thể biết điều gì đưa chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời. Chúng ta nhận biết Đức Chúa Trời, vì phẩm chất của tình yêu đến từ Đức Chúa Trời. Đó là lý do tại sao tình yêu không thể thay thế và không thể so sánh. “Đức Chúa Trời tức là sự yêu thương ” (IGiang 4:16). Tình Yêu Kết Hợp “Tình yêu thương hay nhịn nhục, tình yêu thương hay nhơn từ, tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật.Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự ” (ICorinhto 13:4-7). Trong tác phẩm kinh điển về sự cầu nguyện của mình “Điều quan trọng nhất trên thế giới”, Henry Drummond viết từ câu 4-7 như thế nầy: “Trong những câu nầy, Đức Thánh Linh phản chiếu khái niệm tình yêu của Đức Chúa Trời qua lăng kính lý trí được linh cảm của Phaolô, và tình yêu đó phát lộ ra bên ngoài dưới dạng hàng loạt các mỹ đức”. Mười lăm mỹ đức được gồm tóm trong bốn câu đầu của I Côrinhtô 13. Nếu bạn quan sát những mỹ đức nầy, tức là bạn đang xem xét một phần của tình yêu Đức Chúa Trời và xem xét sự phân tích chính bản tính của Ngài, bởi vì chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là tình yêu (IGiang 4:16). Thật khó để định nghĩa về Đức Chúa Trời hay tình yêu chính là Đức Chúa Trời. Với sự khôn ngoan tột bực, và trong sự cảm thúc của Đức Thánh Linh, Phaolô cho chúng ta biết cách bày tỏ của tình yêu thiên thượng. Thật là tinh tế khi ông nói: “Nếu bạn có được tình yêu mà tôi đang nói đây thì bạn sẽ tìm thấy mối quan hệ của chính mình với những người mà bạn giao tiếp trong cuộc sống”. Trong một lá thư được cảm thúc khác, Phaolô cho chúng ta biết phẩm chất của tình yêu là kết quả, dấu hiệâu, bằng chứng, cho thấy Chúa Thánh Linh sống trong chúng ta (GaGl 5:22). Trong câu bốn của chương tình yêu nầy, Phaolô đặt tình yêu dưới nhãn quan thuộc linh. Tôi muốn thách thức bạn làm điều gì đó. Hãy xem xét cẩn thận mười lăm đức tính nầy để diễn đạt tình yêu của Đức Chúa Trời. Khi làm như vậy, bạn đặt người bạn đời, con cái và những người khác vào trọng tâm của mỗi đức tính để mô tả bông trái Thánh Linh lưu xuất ra từ đời sống bạn. Người có suy nghĩ khác thường khi đọc câu nầy sẽ nghĩ ngược lại: “Đây là cách mà người bạn đời và các tín hữu khác phải yêu thương tôi”. Nhưng không phải vậy, Phaolô nói: “Đây là cách mà bạn phải yêu thương người phối ngẫu và những người khác”. Nhiều năm trước đây, khi đứa con đầu lòng của chúng tôi lên hai, tôi âm thầm quan sát khi nó bước vào khu vực dành cho trẻ em ở nhà thờ. Tôi bị sốc khi thấy nó giựt đồ chơi từ tay bạn và nói: “Chúa Jêsus nói chúng ta phải chia sẻ!” Rõ ràng nó chưa hiểu đúng ý nghĩa thực sự của tình yêu mà Phaolô đã định hình cho chúng ta trong chương nầy. Là người trưởng thành, chúng ta từng trải hơn về vấn đề nầy, nhưng chúng ta cũng thường hành động giống như vậy. Khi chúng ta nghiên cứu phân đoạn Kinh Thánh nói về tình yêu, nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng: “Đây là cách người bạn đời của tôi phải yêu tôi!