ĐẶC NGỮ DO THÁI
(Idioms )
Đặc ngữ là một lối diễn ý đặc biệt của một ngôn ngữ nào đó. Mỗi ngôn ngữ đều có một lối nói riêng khi đề cập đến một vấn đề hay sự việc. Đặc ngữ là những khuôn mau diễn ý của một dân tộc khi họ nói thứ tiếng của họ.
Trong tiếng Ấn người ta nói, “Ikkis bis ka farq hai” có nghĩa đen là “đó là cái khác biệt giữa 20 và 21.” Thật ra nó có nghĩa là “chẳng có gì khác biệt cả,” cũng giống như tiếng Việt có câu “Nửa đêm, giờ Tí, canh ba; vợ tôi con gái, đàn bà, nữ nhi”.
Tiếng Do Thái cũng có đặc ngữ như vậy. Một số đặc ngữ là lối nói hình bóng, nhưng vì chúng có tính cách đặc thù của lối suy nghĩ Do Thái nên chúng ta xét riêng ở chương nầy. Những đặc ngữ đó nằm trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, vì người viết hầu hết là người Do Thái.
Bản dịch Anh ngữ cũ AV có nhiều thành ngữ Do Thái hơn những bản dịch mói như RSV. Ví dụ, Exe Ed 44:12, bản AV dịch, “Ta đã đưa tay ta lên ” là một hành động tuyên thệ trước tòa án, nên bản RSV dịch, “Ta đã thề về chúng nó. ” Làm như vậy là đúng, miễn là ý dịch ra diễn tả đúng ý chính. Phải hết sức cẩn thận để theo đúng nguyên tắc đó.
Ví dụ một tín đồ Sudan đọc câu GiGa 14:1 trong tiếng Suduk nói rằng: “Lá gan các ngươi đừng run rẩy. ” Và dịch nguyên văn như thế ra cho ta nghe, ta sẽ không hiểu ông ta muốn nói gì. Những đặc ngữ như vậy cần phải chuyển nghĩa để người đọc hiểu.
Một số đặc ngữ có những tên gọi đặc biệt. Dưới đây ta sẽ xét một số đặc ngữ thường gặp.
1. Nhân dạng ngữ (Anthropomorphism)
Những đặc ngữ nầy dùng những từ ngữ mô tả hình dạng con người khi nói về Thượng Đế. Đây là một loại ẩn ngữ rất thường dùng trong Kinh Thánh. Trong các ngôn ngữ khác cũng thường có, đặc biệt ở đây ta chỉ xét trong ngôn ngữ Do Thái.
Nhiều câu Kinh Thánh nhất là Cựu Ước nói về Thượng Đế như là Ngài có những bộ phận trong thân thể. Mặt: XuXh 33:23, Thi Tv 10:11, Gie Gr 21:10. Mắt: IISu 2Sb 7:16, Thi Tv 11:4, Gie Gr 16:17, Tai: Thi Tv 10:17, EsIs 37:17, DaDn 9:18, Mũi: XuXh 15:8, Thi Tv 18:15, EsIs 65:5, Miệng: IVua 1V 8:24, EsIs 34:16, MiMk 4:4, Tiếng: Giop G 40:9, DaDn 9:11, 14 Tay: PhuDnl 11:2, EsIs 62:8, Gie Gr 21:5 Bàn tay: XuXh 33:23, EsIs 50:2, Gie Gr 1:9, Lưng: XuXh 33:23, EsIs 38:17, Gie Gr 18:17 Linh hồn và lòng (tim ): SaSt 6:6, IISu 2Sb 7:16, Thi Tv 11:5 Bàn chân: XuXh 24:10, Thi Tv 77:19, EsIs 60:13 Hình dạng: Thi Tv 17:15.
Loại đặc ngữ nầy cũng có thể nhận thấy dưới hình thức khác, không nhắc đến các bộ phận thân thể nhưng ngụ ý đến bằng những từ ngữ mô tả hành động như ngồi hoặc bước đi. (Xem Thi Tv 78:65, 113:5, EsIs 26:21, AmAm 7:7).
Nếu những đặc ngữ trên không thể hiểu theo nghĩa đen, thì ta phải hiểu chúng như thế nào? Chìa khóa để hiểu là hỏi xem chi thể nầy dùng làm gì? Chúng ta làm việc, đòi hỏi sức mạnh. Thường thường tay mặt bao giờ cũng mạnh hơn tay trái. Vì vậy khi Kinh Thánh muốn nói đến sức mạnh của Thượng Đế thì dùng hình ảnh tay mặt của Ngài thi triển năng lực. Mắt chúng ta dùng làm gì? Để xem và biết người hoặc vật khác. “Mắt” của Thượng Đế ngụ ý Ngài biết chúng ta và mọi tạo vật. Tai chúng ta để làm gì? Để nhận những lời truyền đạt. Như vậy khi Thượng Đế “mở tai” Ngài ra có nghĩa là Ngài sẵn sàng nghe lời ta nói.
Chúng ta cũng có thể liên kết những câu dùng hình dạng con người để nói về Thượng Đế với những mô tả Ngài bằng tình cảm con người. Thượng Đế buồn rầu, nhớ lại, ăn năn (SaSt 6:6, 19:29, Gie Gr 18:8, 10) Những câu trên diễn tả một thực tại về Thượng Đế vượt lên trên tình cảm thông thường của con người rất nhiều. Tuy nhiên, sự ăn năn của Ngài là một trường hợp đặc biệt. ISa1Sm 15:9 nói rằng Ngài chẳng phải là người để phải ăn năn. Vì Thượng Đế là bất biến nên nói cho đúng nghĩa thì Ngài chẳng thể ăn năn được. Nhưng Thượng Đế đối xử với con người theo thái độ của họ, nên khi họ thay đổi thái độ, cách cư xử của Ngài cũng thay đổi theo. Bởi vậy, trông như Ngài là ăn năn, nhưng kỳ thật là không (Xem Gie Gr 26:12-13).
2. Dùng tuyệt đối thay cho tương đối
Tuyệt đối ở đây có nghĩa là “hoàn toàn không liên hệ gì đến những điều khác”; tương đối là “có liên hệ hay so sánh”. Nó ưa ăn thịt là một câu nói tuyệt đối. Nó thích thịt bò hơn thịt gà là một câu tương đối, vì có sự so sánh giữa thịt bò và thịt gà.
Trong một số câu Kinh Thánh, đặc ngữ nầy rất quan trọng, phải hiểu nó mới hiểu được nghĩa của câu Kinh Thánh. Trong Gie Gr 7:22-23 Thượng Đế phán, “Vì khi ta đem tổ phụ các ngươi ra khỏi đất Ai-cập, ta chẳng hề phán và chẳng truyền mạng lệnh gì về của lễ thiêu và các của lễ. Nhưng nầy là mạng lệnh ta đã truyền cho họ, “Hãy vâng theo tiếng ta. ..” Các sách Xuất Ai-cập và Lê-vi-ký có nói rằng Thượng Đế đã truyền lịnh về các của lễ khi Ngài đem dân Do Thái ra khỏi Ai-cập. Những người cấp tiến đã dùng câu trên để quả quyết rằng các sách xuất Ai-cập và Lê-vi ký không phải là những sự kiện lịch sử chính xác, mà chỉ phản ánh một số ý niệm cổ sơ, sai lầm về Thượng Đế. Tuy nhiên, câu Kinh Thánh trong Giê-rê-mi là một trường hợp dùng cái tuyệt đối thay thế cho tương đối. Thượng Đế có nói về các của lễ, nhưng Ngài còn quan tâm tới tấm lòng con người và sự vâng phục của họ hơn cả những thứ đó. Xem thêm XuXh 16:8, PhuDnl 5:2-3, Thi Tv 51:16-17, ICo1Cr 1:17, 9:9-10, Phi Pl 2:4, GiGa 3:18.
Một hình thức khác của đặc ngữ nầy được dùng trong những câu như LuLc 14:26. Có ai thật sự ghét gia đình mình, ngay cả vợ con mình nữa, để theo Chúa không? Làm vậy là trái với Eph Ep 5:25 và nhiều câu khác nữa. Câu nầy dùng phương thức tuyệt đối để diễn tả ý nghĩa tương đối: tất cả các tình yêu cũng như quyền lợi khác đều đặt hàng thứ yếu sau sự tận hiến cho Chúa (so sánh Mat Mt 10:37). Xem RoRm 9:13.
Làm sao bạn biết được đặc ngữ nầy? Trước hết hãy xét nó như một câu nghĩa đen. Nó có nghĩa không? Nếu không, hãy xem như một thành ngữ. Nghiên cứu nó trong văn mạch, bạn sẽ thấy một vài điểm giúp bạn xác định được nghĩa đúng của nó.
3. Dùng tương đối thay cho tuyệt đối
Loại đặc ngữ nầy trái ngược với loại trên. Ở đây nghĩa thì tuyệt đối mà hình thức lại tương đối. Trong LuLc 11:31-32 Chúa Giê-xu nói “Có một cái gì còn hơn Sa-lô-môn (và) một cái gì hơn Giô-na” Cái gì được đem so sánh với Sa-lô-môn và Giô-na ở đây? Không có cái gì khác ngoài Chúa ra? Ngài lớn hơn họ biết chừng nào? Nếu chỉ là người thì sự so sánh còn có lý, đằng nầy Ngài là con Thượng Đế, làm sao có thể so sánh được. Cái khác biệt là tuyệt đối nhưng được diễn tả bằng phưong thức tương đối.
Thường thường loại thành ngữ nầy rõ ràng, nhờ văn mạch cho thấy. Muốn nói rõ, ta có thể hỏi, lớn hơn chừng nào? Suy nghĩ một lúc ta có thể hiểu ngay đó là nghĩa đen hay đặc ngữ. Hãy xem những câu ISa1Sm 15:22, Exo Er 9:13, Thi Tv 118:8-9, ChCn 21:3, HeDt 1:4, 3:3, 6:9.
4. “Con trai hay con gái của ”
Đặc ngữ nầy diễn tả nhiều nghĩa:
a. Con trai là dòng dõi thế hệ sau, dùng để chỉ cả chắt chít nữa. Người Do Thái dùng chữ sinh cũng với nghĩa tương tự. Chữ đó có thể nói về con trai thật hay một người khác về sau cùng trong một dòng dõi. Không phải là họ quên tên cha hay là viết cẩu thả, nhưng là họ dùng đặc ngữ nầy. Điều nầy giải thích những chỗ ta có thể tưởng là lầm lỗi. Mat Mt 1:8 nói là Giô-ram sinh Ô-xia, nhưng ISu1Sb 3:11-12 cho thấy giữa hai người nầy còn có ba đời nữa (tên A-xa-ria cũng là một với Ô-xia, cũng như tên Vũ và Võ trong tiếng Việt). Xem thêm IVua 1V 15:3, ISu1Sb 26:24.
b. Một người có đức tính nào đó thì được gọi là con trai của đức tính đó. Trong Cong Cv 4:36, các sứ đồ đặt tên một người Ba-na-ba, nghĩa là con trai của sự khích lệ, vì người nầy có đức tính ấy (Cũng xem Giop G 41:34, EsIs 14:12, Mat Mt 8:12, LuLc 10:6, Eph Ep 2:3, 5:6, ITe1Tx 5:5).
c. Con trai ta để tỏ sự âu yếm, con trai của ông để tỏ lòng tôn kính, khi không có liên hệ huyết thống. Xem ISa1Sm 24:16 và 25:8.
d. Thượng Đế gọi cả dân tộc là con trai như trong Gie Gr 31:9 (xem OsHs 11:1).
e. Công dân được gọi là những con trai của dân tộc. Xem CaAc 4:2 và XaDr 9:13. Cả dân tộc được gọi là con gái hay gái đồng trinh của Si-ôn (CaAc 2:13).
Giải các đặc ngữ nầy không có gì khó khăn. Khi bạn đã hiểu những trường hợp trên, bạn có thể xét từng câu trong văn mạch của nó.
Các gia phả thì không được rõ ràng như thế, nhiều khi bạn phải so sánh với đoạn khác, có lúc bạn phải so sánh với những đoạn khác, có lúc bạn không thể đoán quyết được.
Cũng cần nên nhớ rằng hầu hết những chữ con trai của bạn gặp là nghĩa đen chứ không phải đặc ngữ. Ngoài ra có vài trường hợp đặc biệt. Các con trai của Đức Chúa Trời trong Giop G 1:6 và 2:1 nói về thiên sứ. Các con trai loài người hình như chỉ có nghĩa là “những người”, và con trai loài người cũng chỉ về “người” như trong nhiều câu sách Ê-xê-chi-ên.
Có một cách dùng đặc biệt nữa của nhóm từ ngữ con trai của, một trong những danh hiệu của Chúa Giê-xu, đó là Con Trai (Con ) của Thượng Đế. Trong hầu hết các đoạn văn Tân Ước, chữ nầy dùng để chỉ thần tính của Ngài, đồng thể tính với Đức Chúa Cha. Từ ngữ này, không có nghĩa là Chúa Giê-xu thấp kém hơn Thượng Đế, nhưng có nghĩa Ngài là chính Thượng Đế. Xem GiGa 10:33-36, 19:7, HeDt 1:8.
Những người tin cũng được gọi là con cái (những con trai ) của Thượng Đế. Điều nầy để chỉ rằng họ cũng được “dự phần trong bản tính thiên thượng ” ( IIPhi 2Pr 1:4) và được vinh hiển như Chúa (IGi1Ga 3:2). Họ không bao giờ trở thành Thượng Đế, nhưng họ luôn luôn là tôi tớ và thờ phượng Thượng Đế mãi mãi (KhKh 22:3).
5. Mãi mãi
Nghĩa đen chữ nầy là đời đời, như trong Thi Tv 9:7 và 45:6. Nó có thể là đặc ngữ với nghĩa “liên tục không gián đoạn suốt đời hay suốt thời gian tồn tại của đối tượng.” XuXh 21:6 nói rằng người đầy tớ nào thương mến chủ, muốn tiếp tục ở với chủ thì hãy xỏ lỗ tai để chỉ dấu rằng anh ta “sẽ phục vụ chủ mãi mãi ”. Vì chủ ở đây có lúc chết nên việc phục vụ phải có lúc chấm dứt. Chữ mãi mãi ở đây có nghĩa là việc phục vụ sẽ cứ tiếp tục bao lâu người chủ và tớ còn sống. Thi Tv 72:17 “Danh ngươi sẽ còn mãi mãi. Hễ mặt trời còn đến chừng nào danh ngươi sẽ noi theo chừng nấy. ” Chữ mãi mãi tương đương với “mặt trời còn tồn tại”.
Nghĩa đặc biệt của từ mãi mãi không làm giảm cường độ của nghĩa chính. Cái gì mãi mãi sẽ cứ tồn tại bao lâu người hay sự vật vẫn còn, nhất là khi nói về lời hứa hay tuyên bố của Thượng Đế. Lời hứa của Thượng Đế là chắc chắn. Chẳng ai dám nêu câu hỏi là một sự vật đó có thật là bất tận không. Tuy nhiên, để hiểu chính xác ngôn ngữ Kinh Thánh, chúng ta cần biết đặc ngữ đó. Xem thêm IVua 1V 5:27, IISu 2Sb 7:16, Thi Tv 49:11, EsIs 32:14-15, Gie Gr 31:35-36.
CÁC QUI TẮC HƯỚNG DẪN.
1. Học các đặc ngữ và cách dùng chúng.
2. Xét một câu theo nghĩa đen trước. Nếu thấy không có nghĩa thì hãy xem trong đó có đặc ngữ không.
3. Nghiên cứu văn mạch. Hầu như lúc nào bạn cũng có thể tìm được chìa khóa để giải nghĩa.
Kinh Thánh còn nhiều đặc ngữ nữa ở đây chưa đề cập đến. Nếu được, bạn hãy tra cứu thêm các sách khác để tìm hiểu chúng.