Công vụ Các Sứ Đồ
Tác giả: Ông Lu-ca.
Thời kỳ hình thành sách: Năm 63 SC khi phần lớn thế giới chưa có Phúc Âm.
Mục đích: Nhằm chỉ dẫn phương cách thực hiện việc truyền bá Phúc Âm cho thế giới.

 

Đối tượng: Thành phần Cơ Đốc nhân đã được thúc giục nhưng chưa được huy động để truyền bá Phúc Âm cho thế giới.

Tản mạn

Theo ước tính, dân số thế giới năm 1700 là 600 triệu. Năm 1800, dân số tăng đến 900 triệu. Năm 1900, dân số thế giới đạt mức khoảng 1,5 tỉ. Người ta tính là năm 2000, dân số thế giới sẽ vượt quá con số sáu tỉ, tức là gấp bốn lần dân số năm 1900. Rõ ràng là có cuộc bùng nổ dân số trên thế giới trong cuối thế kỷ này. Như vậy, còn có thể truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới không? Cơ Đốc nhân chiếm khoảng 33% dân số thế giới, và con số này vẫn tăng đều đều. Số người chưa tin Chúa nhưng có cơ hội nghe Phúc Âm chiếm 42%. Chỉ còn khoảng từ 15% đến 25% dân số thế giới chưa hề nghe Phúc Âm. Với các phương tiện truyền thanh và truyền hình Cơ Đốc, các nhà xuất bản, các khoá học Kinh Thánh hàm thụ, điện thoại và máy vi tính, công tác truyền bá đạo trở nên dễ dàng hơn trong một vài phương diện. Với những dữ kiện và số liệu trên đây, bạn còn cảm thấy công tác truyền đạo cho thế giới là một nhiệm vụ bất khả thi không? Hoàn toàn khả thi! Tuy nhiên, công tác này vẫn đòi hỏi mỗi Cơ Đốc nhân phải làm chứng nhân cho Chúa Cứu Thế Giê-xu để đem toàn thế giới trở lại với Ngài.

Thâm nhập

Ông Lu-ca viết Phúc Âm để thúc giục Cơ Đốc nhân rao truyền Phúc Âm cho thế giới. Và ông viết sách Công Vụ để động viên Cơ Đốc nhân tiến hành công tác truyền bá đạo cho thế giới. Nếu chỉ thúc giục mà không chịu hành động thì sự thúc giục chỉ là vô ích mà thôi. Có thể chia sách Công Vụ làm ba phần theo những nội dung của câu Kinh Thánh chủ chốt gợi ý (Cong Vu 1:8). Theo câu Kinh Thánh này thì kế hoạch truyền bá Phúc Âm cho toàn thế giới được thực hiện trong ba giai đoạn hoặc ba vùng.

Vùng thứ nhất là Giê-ru-sa-lem (Chương 1-7) .

Vùng thứ hai là xứ Giu-đê và Sa-ma-ri (Chương 8 đến 12).

Vùng thứ ba là khắp thế giới.

Bắt đầu từ Chương 13, nhưng không kết thúc ở Chương 28 vì cho đến ngày nay công tác truyền bá Phúc Âm vẫn còn thực hiện.

Câu Kinh Thánh chính cũng cho chúng ta biết chủ đề chính của sách này: chúng ta làm chứng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu bởi quyền năng của lẽ thật.

I. Làm chứng tại Giê-ru-sa-lem (1-7)

Sau khi Chúa Giê-xu sống lại, các sứ đồ muốn Ngài cho họ biết khi nào Ngài sẽ trở lại để khôi phục nước Y-sơ-ra-ên (Cong Vu 1:6). Nhưng thay vì bày tỏ cho các sứ đồ việc Ngài sắp thực hiện, Chúa lại cho họ biết việc Ngài muốn họ thực hiện. Ngài giao cho họ trọng trách truyền đạo cho thế giới. Và họ sẽ thực hiện trọng trách này bằng cách làm chứng nhân cho Ngài bởi quyền năng của Thánh Linh (Cong Vu 1:58). Trong phần thứ nhất, chúng ta có thể ghi nhớ trong các sự kiện sau đây:

a. Sự thăng thiên của Chúa Giê-xu (Chương 1)

b. Khai sinh Hội Thánh vào ngày Lễ Ngũ Tuần (Chương 2). (Lễ Ngũ Tuần là ngày lễ của dân Do Thái đến sau Lễ Vượt Qua 50 ngày). Trong ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Linh giáng trên các sứ đồ và họ bắt đầu nói tiếng ngoại quốc như một dấu lạ về quyền năng mới ban cho họ. Kết quả là có ba ngàn người trở lại tin Chúa và chịu báp-tem trong ngày đó.

c. Hoạn nạn (Chương 4) . Hoạn nạn xảy đến dưới hình thức bức hại từ bên ngoài (Chương 4) . Khi ông Phi-e-rơ và ông Giăng bắt đầu thực hiện các phép kỳ, dấu lạ và rao giảng Phúc Âm, thì các nhà lãnh đạo Do Thái bắt họ bỏ tù. Nhưng việc ấy chẳng ảnh hưởng gì đến sự lan tràn và phát triển của Cơ Đốc giáo. Trái lại, Hội Thánh tăng lên đến 5000 tín hữu (Cong Vu 4:4). Sau đó, các nhà lãnh đạo Do Thái thả ông Phi-e-rơ và ông Giăng ra vì cớ áp lực của dân chúng.

d. Cám dỗ (Chương 5) xảy đến dưới hình thức tội lỗi trong nội tâm. Ông A-na-nia cùng với vợ là bà Sa-phi-ra đã thua sự cám dỗ đến nỗi nói dối Thánh Linh và bị hình phạt chết ngay tại chỗ. Hội Thánh của chúng ta phải giữ cho bằng được tiêu chuẩn cao về mặt đạo đức, đặc biệt trong những việc có liên quan đến Thánh Linh là Đấng ban quyền năng cho chúng ta để làm chứng cho thế giới. e. Sự lựa chọn Bảy chấp sự, ông Ê-tiên là người nổi tiếng nhất. Bảy người này được chọn vì họ được đầy dẫy Thánh Linh (Cong Vu 6:35), chứ không phải vì họ có tài năng hoặc khả năng đặc biệt nào. Đây là đường lối chúng ta cần áp dụng để chọn người lãnh đạo Hội Thánh, chuẩn bị cho công tác truyền bá đạo cho thế giới. (Nên nhớ rằng có bảy chấp sự được chọn, và phần thứ nhất cũng kết thúc ở Chương 7, là chương chép về chấp sự Ê-tiên).

Bài học chính nằm trong phần này. Sách này có tựa đầy đủ là Công Vụ Các Sứ Đồ. Nhưng thật sự thì sách ghi lại công vụ của Thánh Linh thực hiện qua các sứ đồ. Hàng ngàn người trở lại tin Chúa qua bài giảng của ông Phi-e-rơ vì ông đã làm chứng bởi quyền năng của Thánh Linh (2:44:8315:32). Chúa Giê-xu đã cậy Thánh Linh mà khuyên dạy các sứ đồ (1:2). Ngài làm báp-tem cho họ bằng Thánh Linh (1:5811:16). Ông Ê-tiên cũng làm chứng bởi quyền năng của Thánh Linh (6:8107:55). Hội Thánh được phát triển nhờ Chúa Thánh Linh (9:31). Như vậy, bước đầu tiên để truyền bá Phúc Âm cho thế giới là chờ đợi Thánh Linh ban quyền năng cho chúng ta để làm chứng nhân cho Chúa Giê-xu. Đến đây chúng ta phải thận trọng, đừng chuyển sang hai quan điểm cực đoan về Thánh Linh.

Thái độ cực đoan thứ nhất là phủ nhận rằng các phép lạ ghi trong sách Công Vụ không thể xảy ra trong thời nay. (Đôi khi người ta mệnh danh cho thái độ cực đoan này là sợ hãi ân tứ Thánh Linh, tức là sợ làm người tìm cầu ân tứ Thánh Linh).

Thái độ cực đoan thứ hai là bị các phép lạ mê hoặc đến nỗi quên mất mục đích của Đức Chúa Trời khi Ngài cho chúng ta thấy phép lạ. (Có thể mệnh danh cho thái độ này là “cuồng nhiệt đối với ân tứ Thánh Linh”, tức là quá khích trong vấn đề tìm cầu ân tứ Thánh Linh) . Căn cứ vào sự kiện Kinh Thánh gọi phép lạ là “dấu chứng” (2:22434:305:127:368:1314:3), chúng ta có thể suy ra mục đích của phép lạ. Dấu hiệu, dấu chứng nhằm chỉ về đích đến. Thử tưởng tượng về một người ngây dại dừng chân bên lề đường để chiêm ngưỡng bảng chỉ đường mà quên đi theo phương hướng chỉ dẫn của bảng chỉ đường. Các biển báo được dựng lên để sử dụng , chứ không phải để ngắm nhìn . Phép lạ là một dạng “biển báo” chỉ về Chúa Giê-xu. Nếu chúng ta dành nhiều thời gian cho chính các dấu lạ, chúng ta có thể quên sử dụng phép lạ để hướng dẫn người khác đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Thế quân bình giữa hai thái độ cực đoan này là nhờ quyền năng của Thánh Linh để làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Cong Vu 1:8 là câu Kinh Thánh chủ chốt của sách nêu rõ kế hoạch này. Đôi khi quyền năng Thánh Linh được biểu thị qua phép lạ và việc kỳ diệu. Ở những thời điểm khác, quyền năng đó được biểu thị qua lòng can đảm của Thánh Linh khi rao giảng Phúc Âm (4:31). Chúng ta phải để Thánh Linh làm việc trong chúng ta dù có hoặc không có phép lạ. Bổn phận của chúng ta là cầu nguyện (1:142:4212:512). Cần chú ý là trong mấy câu Kinh Thánh này, các tín hữu đều đồng tâm nhất trí cầu nguyện với nhau (4:32). Đó là trách nhiệm thứ hai của chúng ta – bày tỏ cho thế gian biết rằng giữa các Cơ Đốc nhân luôn có sự hiệp nhất với nhau. Sự bất hoà, chia rẽ thường xảy ra vì cớ các Cơ Đốc nhân cho phép tội lỗi len lỏi vào trong đời sống mình, tương tự như trường hợp ông A-na-nia và bà Sa-phi-ra vậy. Khi tội lỗi bị xử lý cách nghiêm khắc, cả Hội Thánh đều kinh sợ và một lần nữa quyền năng Thánh Linh được biểu thị qua phép lạ cũng như qua sự ăn năn, trở lại với Chúa (5:11-12). II. Làm chứng tại xứ Giu-đê và Sa-ma-ri (8-12) Do Hội Thánh bị bức hại, Cơ Đốc nhân buộc phải rời thủ đô Giê-ru-sa-lem và đi tản mát khắp nơi trong xứ Giu-đê và Sa-ma-ri (8:1). (Có người cho rằng nếu Hội Thánh ngày nay không chịu vâng theo lời dạy trong 1:8, thì Đức Chúa Trời sẽ cho tái diễn8:1). Chúng ta cũng có thể ghi nhớ nội dung của phần thứ hai một cách dễ dàng nhờ các chữ cái P – P – P – B. Chữ P thứ nhất là mẫu tự đứng đầu tên riêng của ông Phi-líp. Ông là Cơ Đốc nhân đầu tiên đi đến xứ Sa-ma-ri để rao giảng về Chúa Cứu Thế (8:5). Chữ P thứ hai là mẫu tự đứng đầu tên riêng của ông Phao-lô. Sau khi tin Chúa Giê-xu, ông Sau-lơ được đổi tên thành ra Phao-lô (Chương 9) . Chữ P thứ ba là mẫu tự đứng đầu tên riêng của ông Phi-e-rơ, là người nhận được khải tượng từ Đức Chúa Trời. Khải tượng này đã soi sáng và giúp ông nhận biết rằng việc rao truyền Phúc Âm cho dân ngoại là vô cùng cần thiết (Chương 10-11) . Chữ B là mẫu tự đứng đầu từ Bức hại ngày càng khốc liệt chống lại Cơ Đốc nhân (Chương 12) . Nhưng nhờ sự cầu nguyện, tín hữu đã vượt qua cơn bắt bớ, hoạn nạn (12:12). Một lần nữa, chúng ta cần chú ý xem quyền năng và Thánh Linh đi đôi với nhau ra sao trong phần này (10:38) và quyền năng đó giúp các sứ đồ làm chứng về Chúa Giê-xu như thế nào (10:39). III. Làm chứng cho khắp thế giới (13-28) Phần cuối cùng chép về bốn cuộc hành trình mà ông Phao-lô thực hiện để đem Phúc Âm đến cho tận cùng thế giới (mà thiên hạ biết trong thời đó) . Phần này bắt đầu từ Chương 13 (nên ghi nhớ là ông Phao-lô là vị sứ đồ thứ 13) . Ba cuộc hành trình đầu được gọi là ba vòng truyền giáo của ông Phao-lô. Cuộc hành trình thứ tư không phải là hành trình truyền giáo vì ông bị giải đến Rô-ma như một tù nhân, kèm với lời vu cáo là ông xúi giục nổi loạn. Có một mẹo đơn giản để ghi nhớ số các Chương Kinh Thánh chép về các cuộc hành trình của ông Phao-lô. Mỗi vòng truyền giáo chiếm hết ba Chương trong sách. Vòng truyền giáo thứ nhất được ghi trong Chương 13, 14 và 15. Vòng truyền giáo thứ hai được chép trong Chương 16, 17 và 18. Và vòng truyền giáo thứ ba được ghi lại trong Chương 19, 20 và 21. Cuối cùng, cuộc hành trình thứ tư được chép trong Chương 22 đến hết sách.

Sau vòng truyền giáo thứ nhất, ông Phao-lô viết một trong số các thư tín của ông (thư Ga-la-ti).

Trong vòng truyền giáo thứ hai, ông viết hai thư tín (thư 1, 2Tê-sa-lô-ni-ca).

Trong vòng truyền giáo thứ ba, ông viết ba bức thư (1, 2Cô-rinh-tôvà Rô-ma).

Và sau cuộc hành trình thứ tư, khi bị giam tại Rô-ma, ông viết bốn bức thư: Ê-phê-sô, Cô-lô-se, Phi-lê-môn và Phi-líp. Người ta mệnh danh cho các thư này là “Thư từ chốn ngục tù”. Các thư tín còn lại: 1, 2Ti-mô-thê và Tít (gọi là thư tín mục vụ vì ông Ti-mô-thê và ông Tít đều làm công tác chăn bầy) . Ông Phao-lô viết ba thư này sau các diễn biến nằm trong chương cuối của sách Công Vụ. Có thể thấy rõ bài học chính của sách Công Vụ trong các vòng truyền giáo của ông Phao-lô – phương pháp ông dùng để đem Tin Lành đến cho toàn thế giới là làm chứng cho Chúa Giê-xu bởi quyền năng Thánh Linh. Trong thế kỷ XX, phép lạ và việc kỳ diệu tăng nhiều dẫn đến sự phát triển vượt bực của Hội Thánh. Ngay cả các nhà phê bình cũng nhận thấy khó phủ nhận sự kiện hàng ngàn người đến với Chúa Cứu Thế là kết quả của quyền năng Thánh Linh, được biểu thị qua phép lạ và việc diệu kỳ. Đến đây chúng ta cũng thấy một nguy cơ. Một khi chúng ta vận dụng năng lực cách đúng đắn thì năng lực hữu dụng vô cùng. Còn nếu vận dụng năng lực sai thì năng lực trở thành sức tàn phá dữ dội. Cũng vậy, tìm kiếm quyền năng Thánh Linh mà không nhận biết mục đích có thể chuốc lấy sự đoán phạt trên chúng ta. Ông Si-môn, một tay phù thuỷ quan tâm tìm kiếm năng lực chỉ vì muốn có năng lực. Ông Phi-e-rơ cảnh cáo và quở trách ông cách nghiêm khắc. Mong là lời cảnh cáo và quở trách này trở thành lời nhắc nhở nghiêm trọng đối với tất cả chúng ta (8:20-23).

Trọng tâm

Nhận lãnh quyền năng Thánh Linh để làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu cho toàn thế giới.

Thực hành

Chúa Cứu Thế bảo các môn đệ làm chứng về Ngài tại thành Giê-ru-sa-lem, xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri và khắp thế giới. Giê-ru-sa-lem là nơi bạn đang sống. Còn xứ Giu-đê và Sa-ma-ri là những nơi có nền văn hoá, dân tộc và ngôn ngữ hơi khác với nơi bạn ở. Khắp thế giới là nơi xa xôi nhất mà bạn có thể đi đến. Nói cách khác, chúng ta phải làm chứng cho Chúa Cứu Thế Giê-xu không phải chỉ tại các đường phố nơi chúng ta sống, không phải chỉ vượt ngoài phạm vi làm chứng cho các dân tộc khác, nhưng còn vượt biển và đại dương để đến những vùng hoàn toàn khác lạ trên thế giới. Nếu chúng ta không nhìn thấy phần còn lại của thế giới như ông Phi-e-rơ thì chúng ta cần được cứu khỏi tình trạng này. Nhưng trước tiên chúng ta phải bắt đầu tại “Giê-ru-sa-lem” của chúng ta. “Tình cờ” ông Phi-e-rơ và Giăng nhìn thấy người què tại đền thờ (3:1-10). Nhưng họ cũng thấy có cơ hội làm chứng về Chúa Cứu Thế Giê-xu cho anh ta. Cũng vậy, khi những người mà chúng ta “tình cờ” gặp hằng ngày tại “Giê-ru-sa-lem” của chúng ta có nan đề, chúng ta phải thấy đó là cơ hội làm chứng cho họ. Phương cách làm chứng cho họ là cầu nguyện cho họ và cho họ biết rằng bạn đang cầu nguyện với Chúa Giê-xu cho họ. (Bạn cũng cần cầu nguyện xin Thánh Linh ban cho bạn sự dạn dĩ để chia sẻ Phúc Âm) . Một mặt, bạn phải tránh không tự tung tự tác mà hứa với họ rằng Chúa Giê-xu sẽ làm phép lạ để giải quyết nan đề của họ. Mặt khác, bạn cũng không nên e dè đến mức không dám làm chứng cho họ. Khuyên họ nên tin cậy Chúa Giê-xu để các nan đề của họ được giải đáp. Hãy giúp họ trong bất cứ điều gì bạn có thể làm được, nhưng nhớ để Đức Chúa Trời giải quyết các nan đề của họ. Khi Ngài hành động, (Ngài có thể làm bạn kinh ngạc vì một phép lạ) hãy chia sẻ Phúc Âm cho họ. Thứ hai, nên cầu nguyện cho Hội Thánh được Thánh Linh hướng dẫn để đem “xứ Giu-đê và Sa-ma-ri” của bạn đến với Chúa Cứu Thế. Thông thường, Thánh Linh sẽ phân tán các thành viên trong Hội Thánh bạn đến các nước láng giềng hoặc thành thị. Khi việc này xảy đến, bạn phải tìm cơ hội làm chứng cho Chúa Cứu Thế tại nơi mới mà Đức Chúa Trời đưa bạn tới. Thứ ba, hãy cầu nguyện cho có nhiều người trong Hội Thánh bạn được kêu gọi vào chức vụ truyền giáo. Hội Thánh An-ti-ốt sai phái ông Phao-lô và ông Ba-na-ba thể nào (13:1-3) thì Thánh Linh cũng có thể thúc giục bạn tạo điều kiện cho những người được ơn và trưởng thành nhất (ngay cả vị mục sư của bạn) ra đi làm giáo sĩ ở nơi tận cùng của thế giới thể ấy. Khi đó, bạn cần ủng hộ họ bằng sự cầu nguyện và tài chánh để đưa họ vào địa hạt truyền giáo. Trong Phúc Âm Lu-ca, Đức Chúa Trời muốn thúc giục bạn đem toàn thế giới đến với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Còn trong sách Công Vụ, Đức Chúa Trời huy động bạn lẫn Hội Thánh của bạn làm chứng cho thế giới bằng quyền năng Thánh Linh. Hãy cầu nguyện, ra đi và sai phái nhiều người bước vào công tác truyền bá đạo cho thế giới.

Công Vụ Các Sứ Đồ

Từ chính: LÀM CHỨNG (CHO) THẾ GIỚI

Chủ đề chính: Làm chứng Cụm từ chính: ‘Các ngươi/chúng ta (là người) làm chứng’  (4 lần)

Câu chính: “Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.” (Cong Vu 1:8)

Bài học chính: Hãy nhận lãnh quyền năng Thánh Linh để làm chứng về Chúa Giê-xu khắp các đường phố, qua mọi nền văn hoá và xuyên các đại dương.