KIÊNG ĂN ĐỂ TỰ HẠ MÌNH
Có một bí quyết để sống thành công được tìm thấy khắp cả Kinh thánh nhưng nay đã bị đánh mất, bị để qua một bên và đã dược đặc sai chỗ bởi Hội thánh Cơ đốc, đó là ‘sự kiêng ăn’.
Kiêng ăn, như tôi sẽ định nghĩa là ‘tình nguyện cử ăn nhằm những mục đích thuộc linh. Đôi khi người ta không chỉ kiêng ăn, nhưng cũng kiêng cả uống, tuy nhiên đây chỉ là trường hợp ngoại lệ chứ không phải là qui luật. Sự kiêng ăn mà thôi đã được minh họa bằng gương kiêng ăn của Chúa Jêsus trong đồng vắng trước khi Ngài bắt đầu chức vụ công khai.
Mathiơ 4:2 chép rằng : “ Ngài đã kiêng ăn” 40 ngày 40 đêm rồi, sau thì đói’. Rõ ràng Ngài đã không cử nước trong 40 ngày đêm đó, bởi vì bất cứ ai cử nuớc sẽ thấy khát trước khi thấy đói. Vì thế, sự kiện Kinh thánh không nói “Ngài khát”, nhưng chỉ nói: “Ngài đói”, tỏ ra rằng Chúa Jêsus đã kiêng ăn chớ không kiêng uống.
Sự kiêng ăn dường như không quen thuộc, và thậm chí dễ sợ nữa. Những thái độ nầy mới là lạ lùng. Suốt cả Kinh thánh, sự kiêng ăn đã được dân sự của Đức Chúa Trời thực hành cách điều đặn. Vả lại, sự kiêng ăn đã được hầu hết các tôn giáo chính khác trên thế giới chấp nhận như Ấn dộ giáo, Phật giáo và Hồi giáo.
Trước hết, mục đích của sự kiêng ăn là tự hạ mình xuống. Đây là phương tiện để được Đức Chúa Trời phê chuẩn trong Kinh thánh để cho chúng ta tự hạ mình xuống trước mặt Dức Chúa Trời. Suốt cả Kinh thánh, Đức Chúa Trời đòi hỏi dân sự của Ngài hãy hạ mình xuống trước mặt Ngài. Có nhiều khúc Kinh thánh khác nhau đã nhấn mạnh điều nầy:
* Mathiơ 18 : 4 Chúa Jêsus phán : “ Vậy, hễ ai trở nên khiêm nhường như đứa trẻ nầy, sẽ là lớn hơn hết trong nước trời”.
* Mathiơ 23 : 12 “ Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên”.
* Giacơ 4 : 10 : “ Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên”.
* 1 Phierơ 5 : 6 “ Vậy, hãy hạ mình xuống dưới tay quyền phép của Đức Chúa Trời, hầu cho đến kỳ thuận hiệp Ngài sẽ nhắc anh em lên”.
Một khía cạnh khác quan trọng của tất cả những câu Kinh thánh trên đây là trách nhiệm hạ mình xuống đã được đặt để trên chính chúng ta. Chúng ta không giao hoán trách nhiệm đó cho Đức Chúa Trời. Nếu cầu nguyện : “ Lạy Đức Chúa Trời, xin khiến con khiêm nhường” thì không phù hợp với Kinh thánh bởi vì câu trả lời của Đức Chúa Trời luôn luôn là “ Con hãy hạ mình xuống”.
Trong Kinh thánh, Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho chúng ta một cách thực hành cụ thể để chúng ta tự hạ mình xuống. Trong Thi thiên 35 : 13, Đavít nói : “ Tôi kiêng ăn ép linh hồn tôi….”. Như thế, kiêng ăn là cách Đavít đã dùng để hạ linh hồn ông xuống, hay để ông hạ mình.
Ta hãy xem xét một số các thí dụ lịch sử là nơi dân cư của Đức Chúa Trời hạ mình xuống bằng cách nào. Trước hết trong Êxơra 8 : 21 -23, về cách thể nào Êxơra đang chuẩn bị dẫn dắt một nhóm người Do Thái bị lưu đày tại Babylôn trở về thành Giêrusalem. Họ đang có trước mắt một cuộc hành trình dài, nguy hiểm gian khổ, trải qua những vùng đất bị quấy phá tràn ngập bởi những bọn cướp và bị chiếm đóng bởi những kẻ thù. Họ mang theo mình vợ con của họ và những khí mạnh quý giá của đền thờ. Họ đang tha thiết cần đến sự bảo vệ an toàn. Êxơra có hai sự chọn lựa : ông có thể kêu gọi hoàng đế Ba tư viện trợ một đạo quân và kỵ binh. Hoặc là ông hoàn toàn tin cậy Đức Chúa Trời. Ông đã chọn lựa việc tin cậy Chúa, và đây là điều ông nói:
“ Tại đó, gần bên sông A – ha – va, ta truyền cử ăn để chúng ta hạ mình xuống trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta và cầu xin Ngài chỉ cho biết đường chánh đáng chúng ta, con cái chúng ta và tài sản mình phải đi. Vả lại, ta lấy làm thẹn, chẳng dám xin vua một đạo quân và lính kỵ bênh vực chúng ta khỏi kẻ thù nghịch trong lúc đi đường. Vì chúng ta có nói với vua rằng : Tay của Đức Chúa Trời chúng tôi phù trợ mọi kẻ nào tìm kiếm Ngài, nhưng quyền năng và thạnh nộ Ngài kháng cự những kẻ nào lìa bỏ Ngài. Ấy vậy, chúng ta kiêng cử ăn và cầu xin Ngài điều ấy, Ngài bèn nhậm lời chúng ta”.
Êxơra đã có hai sự lựa chọn, một thuộc xác thịt và một là thuộc linh. Ông có thể nhờ vào xác thịt mà xin vua cấp một đạo binh và lính kỵ. Đó không phải là một tội lỗi, nhưng đó là một bình diện thấp hơn của đức tin. Nhưng ông đã chọn sự thuộc linh. Ông đã chọn việc nhìn lên Đức Chúa Trời bằng cách cầu khẩn sự giúp đỡ siêu nhiên. Và sự bảo vệ của Ngài. Êxơra và những người Ysơraên đi là điều họ đã hiểu rõ rồi. Họ đã kiêng ăn và hạ linh hồn họ xuống trước mặt Đức Chúa Trời. Họ đã nài xin Đức Chúa Trời và Ngài đã nghe họ, ban cho họ cuộc hành trình bình an mà họ đã cầu xin.
2 Sử ký 20 : 2 -4 có chép một biến cố lịch sử mà nước Giu đa khi Giôsaphát làm vua : “ Bây giờ có người đến thuận cho Giôsaphát mà rằng : có một đám quân rất đông từ bên kia của biển, từ nước Syri mà đến hãm đánh vua. Kìa, chúng đang ở tại Hát-rát-son-tha-ma, cũng gọi là Ên-ghê-đi. Giôsaphát sợ hãi, rắp lòng tìm cầu Đức Giêhôva và rao khắp xứ Giuđa phải kiêng ăn một ngày. Giuđa nhóm lại đặng cầu Đức Giêhôva cứu giúp, người ta ở các thành Giuđa đều đến đặng tìm cầu Đức Giêhôva.
Giôsaphát đã cầu nguyện, khẩn xin Đức Chúa Trời cứu giúp. Trong câu cuối cùng của lời cầu nguyện rất có ý nghĩa, Giôsaphát kết thúc bài cầu nguyện của mình bằng cách nói rằng: “ Hỡi Đức Chúa Trời chúng tôi ơi, chớ thì Ngài sẽ không xét đoán chúng nó sao? Vì nơi chúng tôi chẳng còn sức lực gì đối địch cùng đám quân đông đảo này đương đến đánh hãm chúng tôi, và chúng tôi cũng không biết điều gì mình phải làm, nhưng con mắt chúng tôi ngữa trông Chúa”.
Đây là những câu chìa khóa “…… chúng tôi chẳng còn sức lực gì …………. chúng tôi cũng không biết điều gì mình phải làm ………..” Vì thế họ đã quay hướng về Chúa để xin sự giúp đỡ siêu nhiên, và họ biết cách để quay hướng về Ngài, đó là bằng sự kiêng ăn. Họ đã bỏ sự thiên nhiên để nài xin sự siêu nhiên. Về một thí dụ rõ ràng khác của việc thực hành sự kiêng ăn trong Cựu ước, chúng ta hãy trở lại với các lễ nghi cho ngày đại lễ chuộc tội mà người Do Thái gọi là YOM KIPPUR.
Lêvi ký 16 : 29 -31 : “ Điều nầy sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi. Đến mồng 10 tháng 07. các ngươi phải ép linh hồn mình, không nên làm một việc nào, bất kỳ người bổn xứ hay là kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi, vì trong ngày đó người ta sẽ làm lễ Chuộc Tội cho các ngươi, để các ngươi được tinh sạch chắc các ngươi sẽ được sạch những tội lỗi mình trước mặt Đức Giêhôva vậy. Ấy sẽ là một lễ sabát, một ngày nghỉ cho các ngươi, phải ép linh hồn mình, đó là một lệ định đời đời vậy”. ( Trong một bản dịch khác, chữ ép linh hồn mình được dịch là “người phải kiêng ăn”)
Theo phương diện lịch sử, chúng ta biết rằng cả 3.500 năm, dân tộc Do Thái luôn giữ lễ YOM KIPPUR, đại lễ chuộc tội như là một ngày kiêng ăn. Chúng ta cũng có quyền của Tân ước cho việc nầy. Sách Công vụ 27 : 9, một đoạn sách mô tả cuộc hải hành của Phaolô đi Lamã : “ Trải lâu ngày, tàu phải chạy nguy hiểm ( vì kỳ kiêng ăn đã qua rồi)”. Chữ “ Kiêng ăn” ở đây là ngày đại lễ chuộc tội, luôn luôn nhằm vào cuối tháng chín hoặc đầu tháng 10, ngay khi bắt đầu mùa đông. Chúng ta thấy từ Tân ước, ngày Đại lễ Chuộc Tội luôn luôn được kỷ niệm như là ngày kiêng ăn. Đức Chúa Trời đòi hỏi dân sự của Ngài phải hạ linh hồn họ xuống trước mặt Ngài bằng một ngày kiêng ăn tập thể. Đó là sự quy định ngày Đại Lễ Chuộc Tội ngày thiêng liêng nhất của người Do Thái.
Ta hãy lưu ý 2 sự kiện : Trước hết, trong trường hợp nầy, kiêng ăn là sự hưởng ứng đối với sự tha thứ và tẩy sạch của Đức Chúa Trời . Đức Chúa Trời đã sắp đặt một kỳ lễ mà qua đó Thầy tế lễ Thượng phẩm phải đi vào nơi chí thánh của Đền thờ để làm lễ đền tội. Thứ hai, sự đền tội chỉ có hiệu quả cho những người tiếp nhận nó qua sự kiêng ăn. Nói cách khác, Đức Chúa Trời thực hiện phần việc của Ngài, nhưng loài người phải làm phần việc của họ. Điều nầy là thật trong nhiều việc phải giải quyết với Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời làm phần việc của Ngài, nhưng Ngài mong muốn một sự đáp ứng từ phía chúng ta, và nhiều lần sự đáp ứng mà Đức Chúa Trời mong muốn từ phía chúng ta là sự kiêng ăn. Đức Chúa Trời đòi hỏi điều nầy cách tuyệt đối ở tất cả dân sự của Ngài thời Cựu ước. Bất cứ ai không kiêng ăn trong ngày Đại lễ Chuộc Tội đều phải bị cắt đứt và không còn được làm thành viên của dân sự Đức Chúa Trời.
Kế đến, chúng tôi muốn đề cập việc thực hành sự kiêng ăn trong đời sống Chúa Jêsus và Hội thánh Tân ước.
CHÚA JÊSUS KIÊNG ĂN Chúng ta đã thấy chìa khóa của sự kiêng ăn đã bị đánh mất, một chìa khóa vốn được tìm thấy suốt qua những trang Kinh thánh. Thế nhưng nó đã bị bỏ qua một bên và đã được đặt sai chỗ bởi Hội thánh Cơ đốc. Kiêng ăn là tình nguyện cử ăn nhằm các mục đích thuộc linh.
Mục đích chủ yếu của sự kiêng ăn như Kinh thánh đã bày tỏ là sự hạ mình. Kiêng ăn là phương cách Kinh thánh dạy để chúng ta hạ mình. Suốt cả Kinh thánh, Đức Chúa Trời đòi hỏi dân sự của Ngài phải hạ mình xuống trước mặt Ngài. Đức Chúa Trời bày tỏ rằng một cách thực tế, đơn giản để chúng ta hạ mình là qua sự kiêng ăn.
Chúng ta thấy một số thí dụ từ Cựu ước. Thí dụ của Đavít trong các Thi Thiên, Êxơra và dân lưu đày từ Babylôn trở về, Giôsaphát và toàn dân Giuđa, và ngày đại lễ Chuộc Tội, khi mọi người Do Thái đều phải thực hành sự kiêng ăn. Tôi tin rằng bản chất chính yếu của sự kiêng ăn là từ bỏ sự tự nhiên với chúng ta là ăn. Khi chúng ta bỏ ăn, chúng ta hết lòng lìa bỏ sự tự nhiên bằng cách quay về với Đức Chúa Trời và hướng về sự siêu nhiên. Điều nầy có một ý nghĩa sâu xa.
Kiêng ăn là một phần trong đời sống và chức vụ của Chúa Jêsus và của Hội thánh Tân ước. Trước hết, chính Chúa Jêsus thực hành sự kiêng ăn : “ Đức Chúa Jêsus đầy dẫy Đức Thánh Linh, ở bờ sông Giôđanh về thì được Đức Thánh Linh đưa đến trong đồng vắng tại đó Ngài bị ma quỷ cám dỗ trong bốn mươi ngày. Trong những ngày ấy Ngài không ăn chi hết, kỳ đã mãn thì Ngài đói” ( Luca 4 : 1-2).
Những chữ trên đây có lẽ ngụ ý Ngài có uống nước, nhưng Ngài kiêng ăn. Trước khi Chúa Jêsus bước vào chức vụ công khai của Ngài, có hai kinh nghiệm quan trọng mà Ngài phải vượt qua. Trước hết là Đức Thánh linh giáng xuống, ngự trên Ngài, và Ngài được ban cho quyền phép siêu nhiên của Đức Thánh Linh cho chức vụ Ngài, nhưng Ngài vẫn không lập tức ra đi và bắt đầu chức vụ. Kinh nghiệm thứ hai là 40 ngày kiêng ăn nầy trong đồng vắng Ngài cử ăn, và tôi tin rằng Ngài tập chú vào việc thuộc linh. Rõ ràng lúc đó Ngài có một cuộc tranh chiến trực tiếp, mặt đối mặt với Satan. Qua sự kiêng ăn, Ngài vượt lên trên sự đắc thắng cuộc tranh chấp đầu tiên với Satan. Điều nầy dường như ngụ ý rằng sự kiêng ăn là tối cần trong đời sống chúng ta nếu chúng ta muốn đắc thắng Satan. Nếu Chúa Jêsus đã phải thực hành sự kiêng ăn để đắc thắng, tôi thấy không làm thế nào để mỗi chúng ta có thể đạt được sự đắc thắng mà không theo cùng sự thực hành đó như Ngài.
Hãy lưu ý kết quả của sự kiêng ăn trong đời sống cúa Chúa Jêsus : “ Đức Chúa Jêsus được quyền phép Đức Thánh Linh, trở về xứ Galilê và danh tiếng Ngaì đồn khắp xứ chung quanh” ( Luca 4 : 41). Một sự khác nhau có ý nghĩa trong hai giai đoạn đã được nói đến . Khi Chúa Jêsus vào đồng vắng, Kinh thánh nói rằng : “ Ngài đầy dẫy Đức Thánh Linh, nhưng khi Ngài từ đồng vắng trở về sau 40 ngày kiêng ăn thì Kinh thánh nói : “ Ngài được quyền phép Đức Thánh Linh”. Nói cách khác đầy dẫy Đức Thánh Linh là một việc, và được quyền phép Đức Thánh Linh là một việc khác. Đức Thánh Linh đã ở đó từ lúc Ngài, chịu phép Báptêm trở đi, nhưng chính sự kiêng ăn của Ngài đã giải phóng quyền năng của Đức Thánh Linh tuôn chảy, không gì ngăn cản được qua đời sống và chức vụ của ngài. Lần nữa, tôi tin rằng đây là một khuôn mẫu cho chúng ta. Chính Chúa Jêsus đã phán sau nầy, trong Giăng 14 : 12 “ Quả thật ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta cũng sẽ làm việc ta làm, lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha”.
Tôi muốn chỉ ra rằng những công việc Chúa Jêsus là bắt đầu với sự kiêng ăn. Nếu chúng ta muốn đi theo trong những công việc khác Ngài đã làm, đối với tôi dường như điều hợp lý là chúng ta phải bắt đầu ở chỗ Chúa Jêsus đã bắt đầu, với sự kiêng ăn. Chúa Jêsus cũng đã dạy các môn đồ Ngài khi kiêng ăn : “ Song khi người kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu và rửa mặc, hầu cho người ta không thấy ngươi kiêng ăn nhưng chỉ Cha ngươi là Đấng ở nơi kín nhiệm xem thấy mà thôi, và Cha ngươi là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm sẽ thưởng cho ngươi” ( Mathiơ 6 : 17-18).
Chúa Jêsus đã hứa ban phần thưởng cho những người thực hành sự kiêng ăn một cách đúng đắn và có nhưng động cơ đúng đắn. Hãy để ý một chữ nhỏ rất quan trọng, Chúa phán : “ Khi ngươi kiêng ăn”. Ngài không nói : “ Nếu ngươi kiêng ăn”. Giả sử Ngài đã dùng chữ “ NẾU”, thì có thể là họ không kiêng ăn, nhưng khi Ngài phán “ Khi ngươi kiêng ăn, thì rõ ràng Ngài ngụ ý rằng họ có kiêng ăn.
Chủ đề của Mathiơ đoạn 6 là ba nhiệm vụ chính của người Cơ đốc : bố thí cho người nghèo, cầu nguyện và kiêng ăn. Nối liền với cả ba điều, Chúa Jêsus dùng chữ “ Khi”, chứ Ngài không dùng chữ “ Nếu” Trong câu 2 Ngài phán : “ Vậy, khi ngươi bố thí….” Trong câu 5 Ngài phán : “ Khi các ngươi cầu nguyện ……….” Và trong câu 17 Ngài phán : “ Khi các ngươi kiêng ăn” Ngài không bao giờ để thả nổi cho việc họ chọn lựa có hay không có làm việc nầy. Ngài đăït việc bố thí, cầu nguyện và kiêng ăn lên cùng trình độ chính xác như nhau. Hầu hết các Cơ đốc nhân đều chấp nhận và không chút thắc mắc rằng nghĩa vụ chúng ta phải là bố thí và cầu nguyện, nhưng trên cơ sở đó, sự kiêng ăn cũng là một nghĩa vụ bắt buộc vậy.
Không chỉ Chúa Jêsus thực hành sự kiêng ăn, mà Hội thánh Tân ước cũng thực hành nữa. “ Trong Hội thánh tại thành An- ti ốt, có mấy người tiên tri và mấy giáo sư, tức là Banaba, Simêôn gọi là Ni-giê, Luc- si – út người Sy -ren, Manahem là người đồng dưỡng với vua chư hầu Hê- rốt cùng Saulơ. Đương khi môn đồ thờ phượng Chúa và kiêng ăn, thì Đức Thánh Linh phán rằng : Hãy để riêng Banaba và Saulơ đặng làm công việc ta đã gọi làm. Đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, môn đồ bèn đặt tay trên hai người rồi để cho đi. Vậy, Saulơ và Banaba đã chịu Đức Thánh linh sai đi, rồi từ đó đi thuyền đến đảo Chíprơ.
Các nhà lãnh đạo Hội thánh đã hầu việc Chúa và cùng nhau kiêng ăn. Trong quá trình kiêng ăn, họ nhận được một sự khải thị từ Đức Thánh kinh, rằng hai người trong số họ phải được sai đi cho một chức vụ sứ đồ đặc biệt. Nhận được sự khải thị nầy, họ không sai hai người ra đi ngay lập tức, nhưng bỏ lại “ Kiêng ăn, cầu nguyện và đặt tay……”. Rồi họ lại nói hai người trên đã được sai đi bởi Đức Thánh linh. lần nữa chúng ta thấy sự kiêng ăn chuyển chúng ta từ tự nhiên sang siêu nhiên. Khi các nhà lãnh đạo Hội thánh đã đi vào lãnh vực siêu nhiên và uy quyền siêu nhiên, và chính Đức Thánh linh đã nhận trách nhiệm về những gì họ đã làm. Con đường dẫn đến việc nầy đã mở ra qua sự kiêng ăn tập thể.
Sau khi Phaolô và Banaba đã ra đi thi hành chức vụ nầy, chúng ta đọc thấy họ đã làm gì khi họ thiết lập những Hội thánh trong các thành phố khác nhau. “ Khi hai sứ đồ khiến lựa chọn những Trưởng Lão trong mỗi Hội thánh, cầu nguyện và kiêng ăn xong, thì dâng các người đó cho Chúa là Đấng mình đã tin đến” ( Công Vụ 14 : 23).
Kiêng ăn không phải chỉ là trường hợp đơn độc, bất thường. Nó đã được các sứ đồ thực hành đều đặn và họ đã dạy các tân tín hữu họ làm như vậy. Hai biến cố chính trong việc truyền bá Tin Lành thời Hội thánh đầu tiên, trước hết là việc sai phái các sứ đồ và thứ hai là việc thành lập Hội thánh mới qua việc lựa chọn những Trưởng lão. Điều có ý nghĩa to lớn là Hội thánh đầu tiên đã không làm hai việc nầy mà trước hết không kiêng ăn, tìm kiếm sự hướng dẫn siêu nhiên cùng sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng sự phát triển và bành trướng của Hội thánh đầu tiên xoay quanh sự kiêng ăn tập thể.
Cuối cùng, chúng tôi muốn đọc lời làm chứng của Phaolô về cuộc đời và chức vụ của ông. Chúng ta nhớ Phaolô là một trong hai người có liên hệ trong việc Hội thánh kiêng ăn nói trên, ông nói trong 2 Côrinhtô 6 : 4 -6: “ Nhưng khi chúng tôi làm cho mình đáng thương trong mọi sự, như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời, bởi lòng nhịn nhục lắm, trong những sự hoạn nạn, thiếu thốn, khốn khổ, đòn vọt, lao tù, rối loạn, khó nhọc, tỉnh thức, kiêng ăn, bởi sự thanh sạch, thông biết, khoan nhẫn, nhân từ, bởi Đức thánh linh, bởi lòng yêu thương thật tình….” Ở đây Phaolô đã mô tả những khía cạnh khác nhau về đặc điểm và cung cách của ông, đánh dấu ông và các bạn đồng lao của ông như những tôi tớ thật của Đức Chúa Trời trong số những điều đó là tỉnh thức ( nghĩa là tỉnh thức trong bạn có thể ngủ) và kiêng ăn ( cử ăn trong khi bạn có thể ăn). Tỉnh thức và kiêng ăn là hai bạn đồng hành rất tốt, chúng được đặt để bên cạnh với sự thanh sạch, thông biết, khoan nhẫn, nhân từ, Đức Thánh linh và lòng thương yêu thật. Nói cách khác, những điều đó đã được trình bày như là phần tử của toàn bộ sự trang bị của người đầy tớ thật của Chúa Jêsus Christ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời vẫn còn nhìn thấy họ theo cách đó ngày nay. Sự cung ứng của Đức Chúa Trời và những tiêu chuẩn của Ngài vẫn còn y nguyên như là thời Phaolô và Hội thánh đầu tiên vậy.
SỰ KIÊNG ĂN ĐỔI THAY CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO
Cho đến nay, như chúng ta đã thấy, sự kiêng ăn là tự nguyện cử ăn nhằm những mục đích thuộc linh, kiêng ăn là một cách mà chính Dức Chúa Trời đã chỉ định cho dân sự của Ngài hãy hạ mình xuống trước mắt Ngài. Chính Chúa Jêsus đã thực hành sự kiêng ăn Ngài đã dạy các môn đồ làm y như vậy, và Hội thánh Tân ước đã noi gương Thầy mình. Khi Chúa Jêsus nói về sự kiêng ăn, Ngài không nói:’Nếu ngươi cầu nguyện ‘, nhưng Ngài nói:’Khi ngươi cầu nguyện’. Như thế Ngài đặt sự kiêng ăn lên cùng một bình diện với sự bố thí cho kẻ nghèo và sự cầu nguyện.
Bây giờ chúng ta hãy xem sự kiêng ăn thay đổi nhân cách nội tâm chúng ta như thể nào. Điều trước tiên chúng ta một sự rõ ràng tuyệt đối từ Kinh thành là: quyền năng khiến một người sống được đời sống Cơ đốc là chính Đức Thánh Linh. Không có quyền năng nào khác có thể giúp chúng ta sống được loại sự sống mà Đức Chúa Trời đòi hỏi chúng ta như là những Cơ đốc nhân. Điều nầy không thể thực hiện được trong ý muốn riêng hay trong sức mạnh riêng của chúng ta. Điều nầy chỉ có thể thực hiện trong việc nhờ cậy nơi Đức Thánh Linh. Vì vậy, chìa khóa đi đến đời sống Cơ đốc nhân thành công là biết được cách làm thế nào để phóng thích quyền năng của Đức Thánh Linh trong đời sống chúng ta, ngõ hầu chúng ta có thể làm được những việc mà chúng ta không thể làm được bằng sức riêng của mình. Chúa Jêsus đã nói rõ điều nầy với các môn đồ của Ngài sau khi phục sinh, trước khi Ngài sai phái họ ra đi vào trong chức vụ của họ. Trong Công vụ 1:8, Ngài phán: ‘Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng ttrên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận quyền phép và làm chứng nhân cho ta tại thành Giêrusalem, cả xứ Giuđê, xứ Samari, cho đến cùng trái đất’. Ngài có ý nói:’ Để có thể làm được những gì ta giao phó cho các con làm, các con cần quyền năng lớn hơn khả năng của các con, quyền năng đó sẽ đến từ Đức Thánh Linh, đừng vội ra đi phục vụ cho đến khi quyền phép của Đức Thánh Linh giáng trên các con’.
So sánh những điều nầy với những lời nói của Phao Lô trong Êphêsô 3:20 là chỗ ông chủ yếu nói đến quyền năng trong sự cầu nguyện:’ Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi hơn vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hay suy tưởng…’. Phao lô nói rằng những gì Đức Chúa Trời có thể làm thì cao vượt hơn tất cả những gì chúng ta có thể suy nghĩ hoặc suy tưởng, nhưng nó tùy thuộc vào quyền phép của Ngài hành động trong chúng ta. Tầm mức những gì Đức Chúa Trời có thể làm qua chúng ta, chúng ta không dựa trên những sự suy nghĩ hay tưởng tượng của chúng ta, nhưng dựa trên quyền năng siêu nhiên của Ngài đang được phóng thích trong chúng ta và qua chúng ta. Dù đó là trong sự cầu nguyện, trong sự rao giảng hay là trong bất cứ hình thức phục vụ nào, chìa khóa là biết được làm thế nào để phóng thích quyền phép của Đức Thánh Linh và trở thành những ống dẫn hay những công cụ mà qua đó Ngài có thể vận hành mà không chút ngăn trở.
Thấy được điều nầy, chúng ta có thể tiến tới sự kiện chìa khóa kế tiếp của Kinh Thánh. Bản chất xác thịt cũ của chúng ta chống lại Đức Thánh Linh. Đặc tính của bản chất cũ của chúng ta là không chịu đầu phục Đức Thánh Linh, nó luôn luôn chống đối với Đức Thánh Linh. Ở trong Tân ước, bản tánh xác thịt nầy tức là những gì chúng ta có bởi thiên nhiên trước khi chúng ta được đổi mới qua sự tái sanh, được gọi là ‘xác thịt’. Nó là toàn bộ bản tánh mà chúng ta thừa hưởng bởi sự di truyền từ tổ phụ đầu tiên của chúng ta, là Ađam vốn một con người nổi loạn. Nói cách khác, trong mỗi chúng ta ẩn núp ở đâu đó có một con người nổi loạn, đó chính là bản tánh xác thịt.
Galatli 5:16-17 Phaolô nói về bản tánh xác thịt nầy: ‘Vậy, tôi nói rằng: Hãy bước đi theo Thánh Linh, chớ hề làm trọn những điều ưa muốn của xác thịt. Vì xác thịt có những điều ưa muốn trái với Thánh Linh, Thánh Linh có những điều ưa muốn trái với xác thịt, hai bên trái nhau dường ấy, nên anh em không làm được điều mình muốn là”.
Đây là điều rất rõ ràng và rất quan trọng. Bản tánh xác thịt là chống nghịch với Thánh Linh của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đầu phục bản tánh xác thịt, thì chúng ta chống nghịch Thánh Linh Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta muốn đầu phục Đức Thánh Linh, chúng ta phải xử lý với bản tánh xác thịt, bởi vì bao lâu bản tánh xác thịt kiễm soát và vận hành qua chúng ta.
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com