Người nông dân nọ thuê một mảnh đất để cày cấy đã nhiều năm. Ông là một người rất siêng năng trong việc đồng áng, vì thế không mấy khó khăn trong việc tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê đất. Nhưng một ngày kia, người quản lý đến nói với ông: “Con trai của ông chủ sẽ cưới vợ, và anh ta quyết định sẽ sống tại nông trại nầy. Cho nên khi hợp đồng thuê hết hạn cuối năm nay, ông phải đi tìm một miếng đất khác.” Người nông dân choáng váng, ông nài nỉ để mình tiếp tục được thuê nông trại đó, nhưng bị chối từ. 

Về nhà, người nông dân tự nghĩ: “Thật là uổng công ta bấy lâu!” Càng nghĩ, ông càng giận đến độ muốn trả thù. Ông đi tìm những giống cỏ hoang khó diệt nhất, rồi trong một đêm tối trời trước ngày ông phải rời nông trại, ông đi gieo chúng khắp cả cánh đồng mà bấy lâu ông đã bỏ công sức để giữ cho nó tốt tươi. Trở về nhà, ông hài lòng với những gì mình đã làm. Sáng hôm sau, trong khi người nông dân đang thu dọn hành lý của mình để ra đi thì viên quản lý lại đến. Ông ta nói: “Con trai của ông chủ đã đổi ý, anh ta sẽ sống ở thành phố, vì thế ông có thể tiếp tục thuê nông trại nầy.” Người nông dân không tin vào tai mình! Ông đứng đó im lặng, rồi nhớ đến những gì mình đã làm đêm qua. Trước mắt sẽ là những chuỗi ngày dài vất vả để nhổ những chùm cỏ dại đó. Ông tự trách bản thân: “Mình đúng là một thằng khờ!”

Khi những mong muốn không được thỏa mãn, lòng người có thể sanh ra thù hận, dẫn đến những hành vi độc ác không lường được. Những lúc bạn trút cơn giận của mình bằng một hành động cay nghiệt lên ai đó, có bao giờ bạn nghĩ đến cảnh tượng chính mình sẽ phải hứng chịu sự cay nghiệt như vậy chăng? Cuộc sống quá ngắn ngủi để ganh ghét và trả thù nhau, hãy sợ rằng ta sẽ phải gặt những gì mình đã gieo.

“Các ngươi lường cho người ta mực nào, thì họ cũng lường lại cho mực ấy.” Ma-thi-ơ 7:2b

Trích Chắp cánh Cho Tâm Hồn Bay Cao” – của Dương Quang Thoại VN 

BA ĐIỀU GIÁ TRỊ

–     Ba điều giá trị trong cuộc đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được: Thời gian, Lời nói, Cơ hội.

–     Ba điều trong đời không được đánh mất: Sự thanh thản, Hy vọng, Lòng trung thực.

–     Ba thứ có giá trị nhất trong đời: Lòng yêu, Lòng tự tin, Bạn bè. 

–     Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được: Giấc mơ, Thành công, Tài sản 

–     Ba điều làm nên giá trị một con người: Siêng năng, Chân Thành, Thành Đạt.

–     Ba điều trong đời làm hỏng một con người: Rượu, Lòng tự cao, S gin d.

Sự Vâng Lời Nào Của Tôi Đối Với Đức Chúa Trời Làm Tổn Phí Cho Người Khác?  

“Khi chúng điệu Đức Chúa Jêsus đi, bắt một người… tên là Si-môn,… buộc phải vác cây thập tự theo sau Ngài” (Lu-ca 23:26)

Nếu chúng ta vâng phục Đức Chúa Trời thì sẽ có một số người khác trả giá đắc hơn giá chúng ta phải trả, và đây chính là điểm khởi đầu của những nỗi đau khổ.  Nếu chúng ta yêu thương Chúa thì sự vâng lời Ngài không làm cho chúng ta mất mát điều gì cả — nhưng là một thú vị.  Nhưng đối với những người không yêu thương Chúa, sự vâng lời của chúng ta sẽ là một phí tổn lớn cho họ.  Nếu chúng ta vâng phục Đức Chúa Trời có nghĩa chúng ta gây xáo trộn các chương trình riêng của người khác. Họ sẽ chế nhạo chúng ta như có ý nói, “Bạn gọi đó là Cơ đốc giáo sao?” Chúng ta có thể ngăn ngừa sự đau khổ, nhưng chúng ta không muốn làm như vậy nếu chúng ta vâng phục Đức Chúa Trời.  Chúng ta phải để cho giá của sự vâng phục được trả.

Khi sự vâng phục của chúng ta bắt đầu làm tổn phí cho người khác, tính kiêu ngạo loài người của chúng ta sẽ củng cố chính nó bên trong chúng ta và nói lên, “Tôi sẽ không bao giờ nhận bất cứ một thứ gì của bất cứ một ai cả.”  Nhưng chúng ta cần phải nhận, nếu không chúng ta trở nên người không vâng phục Đức Chúa Trời.  Chúng ta không có quyền gì để nghĩ rằng sự liên hệ của chúng ta với người chung quanh phải khác hơn sự liên hệ của Cưú Chúa đối với số người theo Ngài trong thời đó (xem Lu-ca 8:1-3).

Sự thiếu tiến triển về đời sống thuộc linh của chúng ta cũng là hậu qủa của sự cố gánh lấy mọi phí tổn đó một mình chúng ta.  Và thật ra một mình chúng ta không thể gánh nổi hết  mọi sự.  Bởi vì khi chúng ta hoàn toàn dấn thân vào toàn diện mục đích của Đức Chúa Trời, thì phải có một số người khác lập tức chịu ảnh hưởng bởi sự vâng phục Ngài của chúng ta.  Chúng ta sẽ cứ tiếp tục trung tín và vâng phục Đức Chúa Trời, và sẵn sàng chịu sỉ nhục vì không thể từ chối sự tùy thuộc vào người khác không?  Hay chúng ta cứ hành động ngược lại và cứ tiếp tục nói, “Tôi không muốn gây cho người khác bị thiệt hại”?  Chúng ta cũng có thể chọn sự không vâng phục Đức Chúa Trời nếu chúng ta muốn, và sự kiện nầy sẽ tức khắc làm cho hoàn cảnh chúng ta trở nên dễ chịu nhẹ nhàng, nhưng điều nầy sẽ làm Đức Chúa Trời buồn lòng.  Tuy nhiên, nếu chúng ta vâng phục Ngài, Ngài sẽ săn sóc những người phải chịu thiệt hại vì hậu quả của sự vâng phục Chúa của chúng ta.  Chúng ta cứ hãy đơn giản và vâng phục Ngài, và nhường mọi hậu quả của các công việc đó cho Đức Chúa Trời.

Hãy thận trọng về khuynh hướng điều khiển Đức Chúa Trời về các hậu qủa mà bạn muốn có được theo ý mình như là điều kiện của sự vâng phục của bạn đối với Ngài.

SUU TAM