Một vài thế kỷ trước Công Nguyên, Alexander đại đế đã chinh phục hầu như toàn bộ những nước lớn trên thế giới với sức mạnh của quân đội, trí thông minh và sự khéo léo tài tình của ông. Một ngày kia Alexander dẫn toán lính nhỏ đi bao vây thành phố nọ và ông yêu cầu được gặp vị vua của vùng đó. Nhà vua bằng lòng tiếp chuyện với Alexander để xem ông muốn gì.

Alexander nói: “Hãy đầu hàng đi!”

Sau khi nghe như vậy nhà vua bật cười: “Tại sao ta phải đầu hàng chứ? Quân của ngươi ít như thế mà đòi ta phải đầu hàng sao? Đừng đe dọa ta.” Alexander liền trả lời: “Ta sẽ cho ngươi thấy ý chí sắt thép của quân đội ta.” Sau đó, ông truyền cho lính của mình xếp hàng một và ra lệnh diễn binh. Quân lính của Alexander tuân theo hiệu lệnh của ông tiến thẳng về phía trước. Nơi họ đang hướng đến là một vực thẳm, thế nhưng những người lính vẫn tiến bước.

Vị vua nọ và quân lính của ông đã sửng sốt chứng kiến cảnh từng người một rơi xuống vực, và những người lính của Alexander vẫn không ngần ngại bước tới. Sau mười người chết, ông ra lệnh cho tất cả mọi người đứng lại và quay về chỗ cũ. Nhà vua và tất cả binh lính trong thành đã đầu hàng Alexander ngay lập tức, bởi họ hiểu rằng: Nếu Alexander có được sự phục tùng tuyệt đối của các quân sĩ như vậy, sớm muộn gì ông cũng giành được chiến thắng.

Những binh sĩ của Alexander chỉ phục vụ cho một lý tưởng trần thế, mà họ còn dám hy sinh cả tánh mạng mình để bày tỏ lòng trung thành, chúng ta có một lý tưởng cao cả hơn và một Đấng đáng tôn thờ hơn. Ngày nay Chúa kêu gọi con cái Ngài chứng tỏ với thế gian lòng trung thành tuyệt đối bày tỏ qua sự vâng lời. Chỉ có điều đó mới khiến thế giới vô tín nầy phải kinh ngạc về sức mạnh của niềm tin.

“Đoạn, Ngài kêu dân chúng và môn đồ, mà phán rằng: Nếu ai muốn theo Ta, phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta.” Mác 8:34

 Tra Xét Nội Tâm Bằng Sự Cầu Nguyện  

“Nguyền xin tâm thần, linh hồn và thân thể của anh đều được giữ vẹn, không chỗ trách được…”  (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23)

Bằng tất cả tâm thần mình…” Công việc cao cả và mầu nhiệm của Đức Thánh Linh luôn luôn xảy ra bên trong nơi sâu kín nhất của con người, và chúng ta không thể lấy gì để dò được.  Hãy đọc Thi thiên 139.  Tác giả của thi thiên nầy đã ngụ ý — “Ôi Chúa, Ngài là Chúa của buổi sớm mai, Chúa của đêm trường, Chúa của đỉnh núi cao, và Chúa của biển cả.  Nhưng, Chúa ôi, linh hồn tôi lại có các đường chân trời xa tắp, xa hơn các đường chân trời của các buổi sớm mai, tối đen vô cùng hơn các đêm trường của trái đất, cao vượt hẳn các đỉnh núi cao ngất, sâu hơn các đáy sâu thẳm của đại dương trong thiên nhiên.  Ngài là Chúa của muôn sự nầy, xin cũng hãy là Chúa của đời tôi.  Tôi không thể với nổi tới chiều cao hay xuống tận đáy sâu; có biết bao nguyên cớ mà tôi không thể khám phá được, biết bao điều ước mơ mà tôi không thể hiểu thấu được.  Đức Chúa Trời ôi, xin hãy tra xét lòng tôi.”

    Chúng ta có tin rằng Đức Chúa Trời có thể làm vững vàng và bảo vệ các tiến trình của tư tưởng chúng ta vượt trên hẳn giới hạn mà chúng ta có thể tiến đến được không?  “… huyết của Đức Chúa Jêsus Christ con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta” (1 Giăng 1:7).  Nếu câu Kinh thánh nầy chỉ có nghĩa đơn giản là làm sạch mọi tội theo giới hạn của tri thức, thì nài xin sự thương xót của Đức Chúa Trời đối với chúng ta.  Một người đã bị “chai lì”  đối với tội lỗi sẽ cho rằng họ không cảm biết chút gì về tội lỗi.  Nhưng sự thanh tẩy tội lỗi mà chúng ta kinh nghiệm được sẽ vượt lên hẳn chiều cao và xuống tận chiều sâu của tâm linh chúng ta nếu chúng ta cứ “đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng” (1:7).  Cùng một Thánh Linh, Đấng đã nuôi dưỡng đời sống Cưú Chúa Jêsus Christ, sẽ nuôi dưỡng tâm linh chúng ta.  Chỉ khi nào chúng ta được che chở bởi Đức Chúa Trời dưới bóng cánh thiêng liêng mầu nhiệm của Đức Thánh Linh, khi đó tâm thần, linh hồn, và thân thể của chúng ta mới có thể được giữ vẹn trong sự công bình, chính trực cho đến ngày Chúa Jêsus trở lại — không còn bị định tội trước mắt Đức Chúa Trời.

    Chúng ta cần phải để tâm trí mình liên tục suy nghiệm về các lẽ thật lớn lao và sâu nhiệm nầy của Đức Chúa Trời.

Locked In 

Read: 2 Timothy 2:1-10


I suffer trouble… even to the point of chains; but the Word of God is not chained. – 2 Timothy 2:9


Jean-Dominique Bauby’s memoir, The Diving Bell and the Butterfly, describes his life after a massive stroke left him with a condition called “Locked-In Syndrome.” Although he was almost completely paralyzed, Bauby was able to write his book by blinking his left eyelid. An aide would recite a coded alphabet, until Bauby blinked to choose the letter of a word he was dictating. The book required about 200,000 blinks to write. Bauby used the only physical ability left him to communicate with others. In 2 Timothy we read of Paul experiencing a different kind of “locked-in syndrome.” Under house arrest, the apostle learned that his execution might be imminent. With this in view, he told Timothy: “I suffer trouble… even to the point of chains; but the Word of God is not chained” (2 Tim. 2:9). In spite of his isolation, Paul welcomed visitors, wrote letters of encouragement, and rejoiced at the spread of God’s Word. For some of us, circumstances may have isolated us from others. Lying in a hospital bed, serving time in a prison, or being a shut-in can make us feel that we are experiencing our own “locked-in syndrome.” If this is true for you, why not prayerfully reflect on some ways you can still reach out to others. – Dennis Fisher

Give me to serve in humble sphere, I ask not aught beside! Content to fill a little place, If God be glorified. – Anon.

Bị Nhốt 

Đọc: 2 Ti-mô-thê 2:1-10


Ta bị bạc đãi đến nỗi mang xiềng xích…; nhưng Đạo Đức Chúa Trời không bị xiềng xích. – 2 Ti-mô-thê 2:9


Hồi ký The Diving Bell and the Butterfly của Jean-Dominique Bauby mô tả cuộc đời ông sau lần đột quị nghiêm trọng, bị rơi vào tình trạng gọi là “Hội Chứng Bị Nhốt.” Tuy gần như hoàn toàn bị liệt, Bauby vẫn có thể viết sách bằng cách chớp mí mắt trái. Một phụ tá đọc bảng chữ cái bằng mật mã, chờ Bauby chớp mí mắt chọn mẫu tự trong từ mà ông đọc để ghi lại. Cuốn sách buộc ông phải chớp khoảng 200.000 lần mới viết xong. Bauby sử dụng khả năng thuộc thể duy nhất còn lại này, để giao tiếp với người khác. Trong 2 Ti-mô-thê chúng ta thấy Phao-lô trải nghiệm một loại “hội chứng “bị nhốt” khác. Bị quản thúc tại gia, vị sứ đồ được biết ngày hành quyết mình có thể đã tới. Trong bối cảnh đó, ông nói với Ti-mô-thê: “Ta bị bạc đãi đến nỗi mang xiềng xích; nhưng Đạo Đức Chúa Trời không bị xiềng xích” (2 Ti-mô-thê 2:9). Tuy bị cách ly, Phao-lô vẫn tiếp đón khách viếng, viết thư khích lệ, và vui mừng vì Đạo Đức Chúa Trời được rao giảng. Đối với một số chúng ta, có thể hoàn cảnh cô lập chúng ta với người khác. Nằm trên giường bịnh viện, vào tù, hoặc phải ngồi một chỗ, có thể khiến chúng ta cảm thấy đang gặp “hội chứng bị nhốt.” Nếu gặp hoàn cảnh này, sao bạn không cầu nguyện nghĩ ra vài cách nào đó, để giúp mình vẫn còn khả năng giao tiếp với người khác? – Dennis Fisher

No deed is too small when done for Christ.  

Không việc làm nào là quá nhỏ, khi làm cho Đấng Christ.