Chương 1: Luật hôn nhân và gia đình
Chương 2: Một cuộc hôn nhân theo ý muốn Đức Chúa Trời
Chương 3: Bảy mắc xích của sự hiệp nhất

Chương 1: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Cách đây nhiều năm, tại Mỹ, một người kia có chiếc xe cũ bị trục trặc. Vì vậy, ông kéo nó nằm bên lề đường. Một người đàn ông khác, ăn bận rất lịch sự, dừng chiếc xe đắt tiền của mình lại để giúp người đàn ông bị hư xe. Ông bước ra khỏi xe của mình và mở mui xe bị hư. Chiếc xe hư mang nhãn hiệu nổi tiếng của Hoa kỳ: Ford. Người đàn ông ăn bận bảnh bao bắt đầu sửa chữa và chẳng bao lâu, máy chạy lại được. Chủ nhân của chiếc xe cũ kỹ hỏi: “Ông biết cách sửa chữa xe Ford sao?” Người đàn ông ăn bận lịch sự trả lời: “Tôi là Henry Ford. Tôi làm ra chiếc xe hơi nầy và tôi là chủ của hãng xe sản xuất ra những chiếc xe hơi đó”. Đúng là chúng ta mong đợi Henry có thể cho chúng ta biết cách sửa chữa chiếc xe hơi, cũng như chúng ta có thể trông mong Đức Chúa Trời cho chúng ta biết cách giải quyết tình trạng hôn nhân của chúng ta, vì Ngài là Đấng đã thiết lập hôn nhân. Thánh Kinh, Lời của Đức Chúa Trời, là nền tảng cho hôn nhân và gia đình, thừa nhận rằng bởi Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo nên hôn nhân và gia đình, nên Ngài có thể cho chúng ta biết cách hàn gắn một cuộc hôn nhân bị tan vỡ. Đức Chúa Trời cũng có thể cho chúng ta biết hôn nhân là gì, mục đích của hôn nhân và kế hoạch của Ngài dành cho hôn nhân và gia đình. Chúa Jêsus Dạy Gì Về Hôn Nhân Và Gia Đình? Là môn đồ của Chúa Jêsus, chúng ta cần bắt đầu mọi việc bằng câu hỏi: “Chúa Jêsus dạy tôi điều gì qua việc nầy?” Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo hỏi Chúa Jêsus về hôn nhân và ly dị, Ngài trả lời cho họ bằng một câu hỏi khác: “Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo hóa, hồi ban đầu dựng nên một người nam, một người nữ… sao ?”( Mathio 19:4). Chúa Jêsus muốn nói lên một nguyên tắc :“Nếu các ngươi muốn biết hôn nhân là gì, các ngươi phải trở về từ ban đầu để học biết về hôn nhân như Đức Chúa Trời đã dự định”. Kế Hoạch Của Đức Chúa Trời Cho Hôn Nhân Từ buổi ban đầu, Đức Chúa Trời phán: “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta ”. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người theo ảnh tượng của Ngài. Ngài dựng nên con người theo hình ảnh Ngài. Đức Chúa Trời ban phước cho họ và phán: “Hãy sinh sản, thêm nhiều và làm cho đầy dẫy đất !” Sang The Ky 1:26-29). Đức Chúa Trời nhìn tất cả những gì Ngài đã tạo nên và phán: “Mọi sự là tốt lành!” (Sáng thế ký 1). Nhưng khi đọc đến đoạn hai, bạn sẽ thấy cụm từ “Điều nầy là không tốt”. Tại sao điều Đức Chúa Trời dựng nên lại không tốt? “Loài người ở một mình thì không tốt, Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm cho Ađam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi Ađam làm nên một người nữ, đưa đến cùng Ađam. Ađam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. Bởi vậy, cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình,và cả hai sẽ nên một thịt ” (2:21-24). Đức Chúa Trời thấy loài người ở một mình thì không tốt. Theo từ ngữ Hêbơrơ, bản văn nầy có ý là: “Ta sẽ làm nên một người khiến cho người nầy được trọn vẹn hơn”. Đó là người bạn đời, hoặc là “người giúp đỡ thích hợp cho anh ấy”, nghĩa trong tiếng Hêbơrơ là “người trọn vẹn”. Từ ban đầu, Đức Chúa Trời đã cho chúng ta một ý niệm về hôn nhân và gia đình. Một người nam chưa thể đầy đủ nếu không có người nữ. Người nữ được tạo nên là vì cớ người nam. Lời tường thuật về sự sáng tạo được lặp lại ở đoạn hai, và nhắc lại lần thứ ba ở trong 5:1-2, nhấn mạnh về việc Đức Chúa Trời dựng nên người nam và người nữ. Xem xét kỹ, chúng ta thấy trong đoạn năm, Đức Chúa Trời không gọi họ là “các Ađam” mà là “Ađam”. Kể từ đó từ “Ađam” có nghĩa là “con người”, điều nầy dạy chúng ta về một phạm trù khó mô tả là, một người nam và một người nữ kết hiệp với nhau trong hôn lễ thánh thì trở nên một người trọn vẹn, hay nói cách khác, hai người được tạo dựng để làm nên một. Con Người, Vợ Chồng, Cha Mẹ. Điều mà chúng ta nhận biết được trong Kinh Thánh đó là luật của sự sống. Chúng ta có thể gọi đó là “Luật hôn nhân và gia đình”. Để thực hiện kế hoạch nầy, Đức Chúa Trời cần có hai người làm cha mẹ đủ tiêu chuẩn. Để họ là bậc cha mẹ đủ tiêu chuẩn, họ phải có mối quan hệ tương hợp. Và để có một mối quan hệ tương hợp, thì họ phải là những con người trọn vẹn. Khi Đức Chúa Trời dựng nên Ađam và Êva, thì mối quan hệ vợ chồng mà Đức Chúa Trời dự định không phải hai người như hai động vật ký sinh, cố sức hút hết sự sống lẫn nhau. Cũng không phải buộc một người sống cùng một động vật ký sinh để người nầy hút hết tất cả sự sống của người kia. Nhưng mối quan hệ đó là, hai người trọn vẹn đang xây dựng cuộc sống trong người bạn đời và trong cuộc sống chung, theo như Đức Chúa Trời đã dự định khi Ngài dựng nên người nam và người nữ. Nguyên tắc được vạch ra từ buổi sáng tạo và còn áp dụng cho cả ngày nay nữa. Tuy nhiên, ngày nay việc nầy thường bị công kích dữ dội. Chẳng hạn như hiện nay đang có một quan điểm về mối quan hệ giữa người nam và người nữ được nhiều người ch?p nh?n, cho rằng người nữ cần chứng tỏ sự bình đẳng mình với nam giới bằng cách làm được mọi điều như người nam đã làm. Giả sử như người nữ đó không có vai trò và chức năng giống như nam giới, thì sẽ không có được giá trị như họ. Những người đàn ông theo chủ nghĩa Sôvanh tuyên bố quyền tối cao thuộc phái nam, trong khi đó những người theo chủ nghĩa bình quyền thì tuyên bố quyền tối cao thuộc về phái nữ, như thể mối quan hệ giữa nam và nữ phải thuộc một trong hai quan điểm trên. Theo quan điểm của Kinh Thánh, mối quan hệ nam nữ là mối quan hệ “vừa/vừa” và là mối quan hệ hiệp nhất. Nếu hai người hoàn toàn giống nhau, thì một trong hai người sẽ trở nên không cần thiết nữa. Đức Chúa Trời có chủ ý khi tạo nên con người không chỉ là phái nam hoặc phái nữ, vì người nầy là phần bổ sung của người kia. Thời đại văn minh lại quyết định giảm nhẹ sự cách biệt giữa hai phái bằng cách làm cho vai trò và chức năng của nam và nữ giống hệt nhau. Tuy nhiên, có sự đa dạng tuyệt vời và mục đích kỳ diệu trong việc Đức Chúa Trời tạo nên con người với cả phái nam và phái nữ. Hình kim tự tháp được minh họa cho luật cơ bản về hôn nhân và gia đình, bên trong chia làm ba phần bằng nhau. Phần dưới có chữ “con người”, phần giữa “vợ chồng”, và trên cùng là “cha mẹ”. Để làm thành một hình kim tự tháp, bạn không thể bắt đầu bằng đỉnh cao nhất của nó. Tương tự như vậy, kế hoạch của Đức Chúa Trời khi tạo nên một gia đình, không phải bắt đầu với hai người là cha mẹ đủ tiêu chuẩn mà lại không đi theo đường lối của Chúa. Hơn nữa, kế hoạch của Đức Chúa Trời cũng không phải bắt đầu từ điểm giữa, mà là điểm cuối của kim tự tháp. Nền tảng của mối quan hệ tạo ra hai người cha mẹ tốt là hai vợ chồng tương hợp. Phần cuối của kim tự tháp là trụ cột; cũng vậy, phần quan trọng của một cuộc hôn nhân chính là hai người tạo nên cuộc hôn nhân ấy. Điểm Bắt Đầu Có bốn lãnh vực gây trở ngại cho hôn nhân. Trong cuộc sống vợ chồng giữa John và Marry, nan đề số một thuộc về John, số hai là Marry. Lãnh vực trở ngại thứ ba là sự tương hợp giữa John và Marry. Con cái là nan đề thứ tư của họ. Nếu John có năm mươi nan đề, Marry cũng vậy thì cuộc hôn nhân của họ có một trăm nan đề cần giải quyết. Nếu John quyết định tiếp tục mối quan hệ nầy thì nên giải quyết nan đề số một – chính mình. Marry cũng giải quyết nan đề số hai – chính cô. Nếu bạn không nhận biết mình đang có nan đề, thì không một người cố vấn hôn nhân nào trên thế giới nầy có thể giúp đỡ cho cuộc hôn nhân của bạn. Nhưng nếu bạn chịu giải quyết những nan đề của chính mình thì sẽ giải quyết được những nan đề trong quan hệ vợ chồng. Tôi xin kể lại câu chuyện ví dụ nầy: Một người đàn ông nọ tìm đến bác sĩ tâm thần với rau diếp và ba quả trứng trên đầu, hai miếng thịt heo xông khói hai bên tai. Bác sĩ mời ông ta vào và ngồi xuống. Người đàn ông ngồi xuống cách cẩn thận để trứng không rơi xuống đất. Bác sĩ bảo: “Ông có vấn đề gì không?” “Có, thưa bác sĩ, tôi muốn nói với ông về anh tôi. Bây giờ anh ấy đang gặp nan đề”. Các mục sư và các vị cố vấn hôn nhân thường gặp những người như thế, họ không nhận biết mình là một phần của nan đề. Như Chúa Jêsus đã nói: “Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình ?” (Mathio 7:3). Người hay bắt bẻ thì chuyên nhìn vào những cái sai của mọi người, nhất là trong gia đình và trong người bạn đời của họ. Họ đổ lỗi cho người khác và không nhận mình có lỗi trong bất kỳ vấn đề rắc rối nào, mặc dù có những lúc rõ ràng là lỗi của họ. Lời hướng dẫn về hôn nhân tốt nhất trên thế giới được tìm thấy trong Kinh Thánh. Qua quyển sách nhỏ nầy, chúng ta nhận được một số lời dạy về hôn nhân qua Kinh Thánh. Khi đọc, chúng ta sẽ tìm ra được một số khuôn mẫu và nguyên tắc. Một trong những khuôn mẫu đó là: Mỗi lần Kinh Thánh nhắc đến một cuộc hôn nhân, thì tách riêng vợ và chồng. Rồi đặt người đàn ông vào vai trò của mình. Khi làm như vậy, là để cho người nam nhận biết trách nhiệm của mình trong hôn nhân. Đối với người nữ, Kinh Thánh cũng dạy họ biết trách nhiệm của mình trong mối quan hệ vợ chồng. Ví dụ như I Phierơ 3 bắt đầu bằng việc dạy dỗ người nữ, đặc biệt là những người có chồng chưa tin Chúa, vì sáu câu kế tiếp, Phierơ không nói đến người chồng hay một nhiệm vụ nào của người chồng cả. Thay vào đó, ông dạy dỗ người vợ nhiều vấn đề khác nhau, như sự trong sạch, cách ăn mặc, sự thuận phục. Ông cho người nữ biết nan đề bắt đầu ở lãnh vực số hai. Họ có thể cầu xin Đức Chúa Trời làm cho họ thành người như Ngài muốn và chỉ cho họ biết phải làm gì trong hôn nhân. Kế đến, Phierơ cho những người chồng thấy nan đề thuộc lãnh vực số một. Kinh Thánh luôn đưa ra cả phần lý thuyết lẫn thực hành cho mọi vấn đềà. Thậm chí Kinh Thánh cũng cho cả trẻ em biết rõ vai trò của chúng, còn trách nhiệm là thuộc về cha mẹ. Kinh Thánh rất thực tế khi đưa ra điều nầy vì bạn là người duy nhất có thể làm mọi điều trong khả năng và chịu trách nhiệm về chính mình. Một số người sau khi lập gia đình khá lâu mới nhận biết điều nầy, tuy nhiên, cuối cùng khi phân tích ra, bạn sẽ học biết và rồi sẽ nói: “Tôi không thể làm bất kỳ việc gì cho người bạn đời của tôi”. Bạn thật sự không thể làm được. Tại trước ngai phán xét của Đức Chúa Trời, bạn sẽ không thể trả lời thay cho người bạn đời của mình trước mặt Chúa. Bạn cũng không có nhiệm vụ giải thích thay cho họ. Thay vào đó, bạn sẽ phải khai trình về người mà mình chịu trách nhiệm – Chính là bạn! Sẽ khôn ngoan nếu như ngay từ bây giờ, bạn bắt đầu việc khai trình về ngày sau rốt của mình qua cuộc sống hôn nhân mà bạn có thể làm chủ được. Nhiều lần thảo luận với các cặp vợ chồng, vị mục sư không thể cùng nói chuyện với cả hai, vì lúc đó, mục sư sẽ giống như trọng tài chủ trì cuộc đấu khẩu giữa họ với nhau. Tốt hơn là ông nên gặp riêng từng người. Sau khi giúp họ nói ra những nan đề của mình, ông mới có thể đề cập đến mối quan hệ hôn nhân và vấn đề tương hợp giữa hai vợ chồng. Nếu một trong hai người không phải là Cơ Đốc Nhân, có mối quan hệ riêng tư với Đấng Christ, thì điều ưu tiên hơn hết là mục sư phải dẫn dắt người vợ hoặc người chồng đó đến với sự cứu rỗi và lập mối tương giao với Đức Chúa Trời qua Đức Chúa Jêsus Christ. Các buổi nói chuyện về hôn nhân có thể là cơ hội để các vị cố vấn hoặc mục sư truyền giảng rất tốt. Một người chồng kia được mục sư khuyên bảo: “Hôn nhân không phải là giải pháp năm mươi – năm mươi, lại cũng không phải là cả hai đều cho nhau hết một trăm phần trăm. Hôn nhân là cả hai đều dành một trăm phần trăm cho Đức Chúa Trời”. Người chồng trở về nhà và nói với vợ: “Hôn nhân một bên là một trăm và một bên là con số không. Anh là một trăm, còn em là con số không”. Một số người phải khó khăn lắm mới nhận biết rõ được “con người” thực sự là nền tảng của kim tự tháp hôn nhân. Đây là nguồn phát sinh ra những nan đề trong hôn nhân và cũng là nơi để bắt đầu giải quyết những nan đề ấy. Khi chấp nhận thực tế nầy, họ phải biết rằng người đầu tiên cần xử lý vấn đề là chính mình vì đó là người mình có thể tác động – Mỗi người phải bắt đầu với chính mình. Hôn Nhân Có Ý Nghĩa Gì Với Đức Chúa Trời Nếu bạn học bài học hôn nhân và gia đình nầy, thì nên hỏi: “Có điều gì trong đó dành cho tôi?” Câu trả lời là có rất nhiều điều dành cho bạn. Kế tiếp sau sự cứu rỗi, thì một căn nhà hạnh phúc là điều tuyệt vời nhất trên thế gian nầy.Tuy nhiên, nếu bạn thật sự muốn có quan điểm của Kinh Thánh trong bài học nầy, thì nên hỏi: “Có điều gì trong đó dành cho Đức Chúa Trời? Hôn nhân có ý nghĩa gì đối với Ngài? Tại sao Ngài thiết lập hôn nhân? Vì sao Ngài lại dựng nên chúng ta với hai phái nam và nữ?” Câu trả lời sẽ là, vì Đức Chúa Trời muốn làm đầy dẫy thế giới nầy bằng những người tốt. Thi thiên 128 mô tả viễn cảnh của kế hoạch thiêng liêng nầy. “Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va, đi trong đường lối Ngài! Vì ngươi sẽ hưởng công việc của tay mình, được phước, may mắn ” (c.1-2). Nhiều người muốn đặt một dấu chấm câu sau từ thứ ba của câu thứ nhất để nó trở thành: “Phước cho (mọi) người”. Ngày nay, nhiều người chỉ giảng ý niệm tổng quát, cho rằng vì Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời yêu thương, nên tất cả mọi người đều được phước. Nhưng Kinh Thánh thì không dạy như vậy. Đây là một trong những Thi thiên “Người được phước”, một chủ đề trong sách Thi thiên. Những Thi thiên nầy dạy rằng sự phước hạnh đến trên người được phước không phải là sự tình cờ hay ngẫu nhiên, mà là kết quả của đức tin và sự vâng lời Đức Chúa Trời. Điểm nhấn mạnh của Thi thiên “Người được phước” nầy bày tỏ cho chúng ta biết cách Đức Chúa Trời sử dụng người được phước, và cách người được phước trở nên phù hợp với những điều Đức Chúa Trời đã sắp đặt như thế nào. Những câu tiếp theo: “Vợ ngươi ở trong nhà ngươi, sẽ như cây nho thạnh mậu, con cái ngươi ở chung quanh bàn ngươi, khác nào những chồi ôlive… Nguyện Đức Giê-hô-va từ Si-ôn ban phước cho ngươi, nguyện trọn đời mình ngươi được thấy sự phước lành của Giê-ru-sa-lem. Nguyện ngươi được thấy con cháu mình! Nguyện sự bình an giáng trên Y-sơ-ra-ên !” (Thi Thien 128:3, 5-6). Đây là sự mô tả sơ lược về cách Đức Chúa Trời thực hiện trong thế gian nầy. Ngài thực hiện qua luật hôn nhân và gia đình. Ngài tìm kiếm người nam có đời sống tin kính và đi trong đường lối Ngài, rồi ban phước cho người đó. Khi Ngài đem người nữ vào trong cuộc sống của người nam để hoàn thiện người, là Ngài làm cho người thành một người cha. Kết quả là hai người nam nữ trở nên vợ chồng, họ lập thành một gia đình. Con cái ở với họ khoảng hai mươi năm, được nuôi dưỡng và chuẩn bị để bước vào đời. Đơn vị gia đình nầy trở nên một phần của Si-ôn (một cộng đồng thuộc linh thời Cựu ước), tác động đến thành phố (Giê-ru-sa-lem) của họ, đất nước (Y-sơ-ra-ên) của họ và tận cùng của thế giới nầy. Trong Cựu ước, từ Si-ôn có cùng ý nghĩa với khái niệm về Hội Thánh trong Tân ước. Đức Chúa Trời đã thực hiện bằng cách nào trong thế gian nầy? Những người theo Đấng Christ có khuynh hướng nghĩ rằng Ngài làm việc chủ yếu là qua Hội Thánh. Đúng là Đức Chúa Trời và Đấng Christ có làm việc qua Hội Thánh, nhưng Hội Thánh được lập nên bởi từng đơn vị gia đình, là đơn vị cơ bản nhất trong thế giới. Đức Chúa Trời dùng từng đơn vị gia đình để nối kết Si-ôn (Hội Thánh). Các đơn vị gia đình nầy liên kết với nhau thành một cộng đồng thuộc linh, họ tác động đến thành phố, đất nước và tận cùng thế giới. Vả, nếu như có sự trục trặc trong thế giới nầy, trong đất nước, trong thành phố, thì bạn nên tìm biết vấn đề ở đâu và cách giải quyết thế nào. Bạn đưa ra và giải quyết nan đề nơi mà Kinh thánh nói rằng “Đức Chúa Trời đặt để cho kẻ cô độc có nhà ở ” (68:6). Cách đây nhiều năm, có một tạp chí đưa ra một loạt bài liên quan đến vấn đề trẻ em và tội ác. Nhiều nhà chuyên môn trong các ngành khác nhau, là những người tham gia viết loạt bài nầy, đã tìm hiểu cặn kẽ trong nhiều lãnh vực khác nhau. Họ cho rằng có thể là do lỗi của chính quyền? Do lỗi của sự giáo dục? Hay do nền văn hóa có vấn đề? Một số tác giả thậm chí còn đặt nghi vấn với cả nhà thờ, nhà hội, và các nhà thờ Hồi giáo nữa. Các tổ chức nầy có thể đã không làm hết trách nhiệm mình phải làm. Nhưng cuối cùng, tất cả các nhà xã hội học, các thẩm phán tòa án vị thành niên và những nhân viên xã hội, đã đóng góp cho các bài báo nầy, đều đi đến một kết luận: Nan đề chính là do gia đình. Trách Nhiệm Của Con Người Theo luật của Kinh Thánh về hôn nhân và gia đình, trách nhiệm đầu tiên thuộc về người nam. Tôi rất quan tâm đến nan đề trong hôn nhân và gia đình ngày nay, và tôi tin nan đề lớn nhất thuộc về những người nam không chịu nhận trách nhiệm mà Đức Chúa Trời đặt để, đó là làm đầu và làm thầy tế lễ thuộc linh của gia đình. Theo Thi Thien 128:1-6, phước hạnh của Đức Chúa Trời khởi nguồn trên thế gian nầy khi một người tin Đức Chúa Trời và bước đi trong đường lối Ngài. Khi một người kính sợ và bước đi trong đường lối của Ngài, thì Đức Chúa Trời lập một nền tảng để người đó có thể xây dựng tháp gia đình của mình trên đó. Người ấy có thể sống phù hợp với luật hôn nhân gia đình vì người đó có (gốc) nền tảng là một người được phước. Bây giờ, Đức Chúa Trời liên kết người nam được phước với một người nữ được phước để họ có thể sẽ sinh ra những đứa con được phước. Giờ đây, Đức Chúa Trời có thể tạo ảnh hưởng trên một gia đình, một Hội Thánh, một thành phố, một quốc gia và cả thế giới nầy. Tất cả đều bắt đầu từ một người được phước. Tuy nhiên, ngày nay, sự thất bại trầm trọng trong vấn đề hôn nhân và gia đình đã để mặc những đứa trẻ lớn lên mà không theo một khuôn mẫu luật lệ nào cả. Tôi có thể cho bạn biết một khối người đã xin tôi làm cha của họ vì họ không có cha. Một thanh niên nhìn có vẻ khốn khổ, từng lập gia đình trong nhiều năm, hẹn gặp và nói với tôi: “Tôi không muốn có con cho đến khi tôi biết thế nào là một người cha. Ông sẽ làm cha tôi trong một lúc nhé?” Các cặp vợ chồng được tư vấn trước hôn nhân thường nói với tôi: “Chúng tôi quá lo lắng không biết làm sao để có một cuộc hôn nhân thành công. Nhiều cặp vợ chồng đã kết thúc bằng sự ly dị, và chúng tôi chưa thấy một cuộc hôn nhân nào tốt đẹp. Cha mẹ chúng tôi cũng đã chia tay và chúng tôi chưa biết hôn nhân và gia đình trong Chúa là thế nào. Chúng tôi có thể có được một đám cưới và một gia đình hạnh phúc không?” Nếu vậy, bạn có thể xây dựng và nuôi dưỡng một gia đình hạnh phúc bằng cách nào? Sa-lô-môn, người khôn ngoan nhất, đã dùng một trong những từ tâm đắc khi viết Thi thiên 127: “Nếu Đức Giê-hô-va không cất nhà, thì những thợ xây cất làm uổng công. Nhược bằng Đức Giê-hô-va không coi giữ thành, thì người canh thức canh luống công. Uổng công cho các ngươi thức dậy sớm, đi ngủ trễ, và ăn bánh lao khổ, Chúa cũng ban giấc ngủ cho kẻ Ngài yêu mến bằng vậy ”. Hai câu nầy là một bài tự truyện thu nhỏ, hay là những từ được nhắc đi nhắc lại trong cuộc đời của vị vua Sa-lô-môn khôn ngoan. Thi thiên ngắn gọn nầy là bản dịch tóm tắt bài giảng quan trọng của ông gọi là “Sách Truyền Đạo”. Từ ngữ thường dùng của ông trong cả hai bài tóm tắt nầy của Kinh Thánh là từ “hư không”. Sa-lô-môn là mẫu người tiêu biểu về tinh thần mãi mê công việc, tuy nhiên, ông cho chúng ta biết đã làm việc khó nhọc cách luống công. Ông đã lo lắng về nhiều việc, nhưng ở đây, ông nói thật là vô ích vì đã thức dậy sớm, đi ngủ trễ và ăn bánh của sự lao khổ. Ông cũng cho chúng ta biết là đã nhọc công để xây cất một cách vô ích. Sa-lô-môn là kiến trúc sư vĩ đại. Ông không chỉ xây đền thờ, mà còn xây những thành phố, những hoa viên và những chuồng ngựa. Một lần nọ, ông cho đóng một đội tàu chỉ để đi thăm nữ hoàng! Việc xây cất của ông không có hồi chấm dứt! Có thể bạn cũng nhọc công cách vô ích vì lo cho những điều sai trái. Có thể bạn làm việc cách luống công vì làm điều không phải. Có thể bạn xây dựng trong hư không vì xây dựng những việc vô bổ. Tiếp theo, Sa-lô-môn quay sang vấn đề con cái. Ông đã làm những gì trước khi bàn luận liên hệ đến con cái? Mọi điều! Sa-lô-môn nhận ra rằng ông đã xây dựng nhiều điều ngoại trừ việc xây dựng cuộc đời của các con mình. Lúc nầy, vị vua khôn ngoan nói: “Kìa, con cái là cơ nghiệp bởi Đức Giê-hô-va mà ra, bông trái của tử cung là phần thưởng. Con trai sanh trong buổi đang thì,khác nào mũi tên nơi tay dõng sĩ. Phước cho người nào vắt nó đầy gùi mình! Người sẽ không hổ thẹn, Khi nói năng với kẻ thù nghịch mình tại cửa thành ” (Thi Tv 127:3-5). Thi thiên nầy là cách áp dụng đảo rất quan trọng trong luật hôn nhân và gia đình. Sa-lô-môn muốn nói: “Đừng làm theo những gì tôi đã làm vì tôi từng khó nhọc, xây dựng và lo lắng cách luống công. Những điều mà bạn thật sự cần quan tâm trong đời mình là con cái của bạn”. Ông kết thúc bằng một ẩn dụ sâu sắc, trong đó ông dạy chúng ta rằng cha mẹ phải điều khiển con cái như cây cung điều khiển các mũi tên của người chiến binh mạnh mẽ. Độ xa và phương hướng của các mũi tên bắn ra tùy thuộc vào lực đẩy và hướng mà các mũi tên được tác động khi đặt trên cây cung. Con cái của chúng ta là những mũi tên và cha mẹ là cây cung, từ cây cung nầy các con của chúng ta phóng vào thế giới. Khi chúng ta nhận ra trách nhiệm của những bậc làm cha mẹ, chúng ta phải quay trở lại với hai câu nầy để được nhắc nhở về thực trạng là, chúng ta không thể xây dựng một gia đình, trừ phi Chúa là Đấng xây dựng nó. Có một minh họa bằng ẩn dụ tuyệt diệu khác về lẽ thật chúng ta thì không thể, nhưng Đức Chúa Trời có thể xây dựng hôn nhân và gia đình. Theo Sa-lô-môn, Ngài phó những người thân yêu của Ngài vào giấc ngủ. Vì nếu càng thức lâu chừng nào, chúng ta lại càng cố giúp Đức Chúa Trời đem sinh lực vào trong cơ thể của chúng ta, nên Đức Chúa Trời không muốn làm điều đó. Nhưng khi chúng ta trở nên thụ động và đi ngủ, Đức Chúa Trời sẽ hoạt động tích cực, phục hồi thân thể, tâm trí, cảm xúc và tinh thần mệt mỏi của chúng ta. Một Hôn Nhân Tốt Đẹp Như điều đã minh họa về kim tự tháp, cha mẹ tốt là kết quả từ những người tin kính, là những người đi trong đường lối luật pháp của Đức Chúa Trời. Để cho cuộc hôn nhân được vững vàng, và để cho cha mẹ có ảnh hưởng tốt trong sự lớn lên của con cái, thì Đức Chúa Trời phải là trung tâm của mối quan hệ vợ chồng. Chúng ta không bao giờ có thể thực hiện trọn vai trò vợ chồng và cha mẹ nếu như không có Đức Chúa Trời giúp đỡ. Điều nầy chúng ta thấy rõ ràng trong Mathiơ 19, Chúa Jêsus bị chất vấn về vấn đề hôn nhân và ly dị. Ngài cho biết Môise cho phép ly dị, nhưng điều đó là nhằm bảo vệ những người phụ nữ bị chồng ruồng rẫy. Trong thời đó, người phụ nữ không có quyền hạn gì. Họ cũng không được hòa giải. Vì thế, để bảo vệ những người phụ nữ thiệt thòi nầy, Môise ra một điều luật cho dân Y-sơ-ra-ên về việc ly dị, tuy nhiên, theo lời Chúa Jêsus, thì điều nầy không hề là ý muốn của Đức Chúa Trời. Ý muốn của Đức Chúa Trời từ buổi ban đầu là không có sự ly dị. Kế đó, một trong các sứ đồ, tôi nghĩ có lẽ là Phierơ, đã nói: “Nếu phận người nam phải xử với vợ mình như vậy, thì thà không cưới vợ là hơn !” (Mat Mt 19:10). Chúa Jêsus trả lời: “Chẳng phải mọi người đều có thể lãnh được lời nầy, chỉ người sẵn có ban cho như vậy mà thôi ” (c.11), nghĩa là chỉ có người được Thánh Linh soi sáng và giúp đỡ mới có thể hiểu và áp dụng được lời dạy nầy. Chúa Jêsus nói, nếu không có Ngài giúp đỡ, thì không thể là một đôi vợ chồng trọn vẹn được. Cả Sa-lô-môn và Chúa Jêsus đều nói, nếu không có Đức Chúa Trời, thì chúng ta không thể xây dựng một gia đình. Chúng ta lao nhọc trong vô ích nếu không có Ngài. Chúng ta không thể là cha mẹ trọn vẹn nếu Ngài không giúp đỡ. Đó là điều gì sanh bởi xác thịt là xác thịt, theo như lời Chúa Jêsus (GiGa 3:6). Người xác thịt là người thiên nhiên, không được sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus cũng dạy chúng ta, nếu không có Ngài, chúng ta chẳng làm chi được (15:5). Nếu bạn muốn có một cuộc hôn nhân theo ý Đức Chúa Trời, thì cuộc hôn nhân đó phải được sắp đặt, đem hai người đến với nhau, và thắt chặt nhau lại bởi Đức Chúa Trời. Cuộc hôn nhân đó sẽ hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời, rồi cầu nguyện theo lời như thế nầy: “Lạy Cha kính yêu ở trên trời, xin ban phước cho căn nhà nầy. Xin ban phước cho nhà của chúng con bằng sự sáng của mặt Ngài. Xin ban năng lực bởi tình yêu từ Thánh Linh Ngài Mối tương giao đó làm cho nhà chúng con trở thành mái ấm.
Hãy hàn gắn chúng con vì là con người, Để chúng con có một mối quan hệ bổ ích, Và trở nên những bậc cha mẹ đầy yêu thương và khôn ngoan. Xin tỏ cho chúng con biết cách đến gần Ngôi ơn phước của Ngài trọn cả ngày, mỗi một ngày. Chúng con cầu xin mọi điều đó để thực hiện trong ngôi nhà nầy Và sẽ làm trong Đấng Christ, bởi Đấng Christ, và vì Đấng Christ.
Cầu xin sự sáng, sự sống và tình yêu Của Đấng Christ phục sinh và hằng sống Ban ơn và dẫn dắt chúng con. Khi chúng con đi vào, đi ra và Đặc biệt là khi chúng con sống với nhau trong những bức tường nầy.
Xin làm cho nhà chúng con là biểu tượng của niềm hy vọng Là nơi sẽ rao danh Chúa ra Là Đấng đặt để nhà nầy trong Lời của Ngài Đem chúng con đến với nhau bởi Thánh Linh Ngài Và là Đấng giữ chúng con lại với nhau bởi ân điển Ngài. Trong Danh Chúa Jêsus, là Cha, xin ban phước cho gia đình của chúng con. Amen!”
Chương 2: MỘT CUỘC HÔN NHÂN THEO Ý MUỐN ĐỨC CHÚA TRỜI
Có một đoạn trong các sách Tin lành đề cập đến lời dạy của Chúa Jêsus về vấn đề hôn nhân và ly dị. Tôi đã đọc phân đoạn Kinh Thánh nầy, nhưng bây giờ chúng ta hãy quay trở lại vì trong đó Chúa Jêsus trích dẫn luật pháp Môise và cho chúng ta những câu trả lời cả trong Cựu ước lẫn Tân ước về câu hỏi nầy: “Một cuộc hôn nhân theo ý muốn Đức Chúa Trời là gì?” “Người Pharisi đến gần để thử Ngài, mà rằng: “Không cứ vì cớ gì, người ta có phép để vợ mình chăng? Ngài trả lời: “Các ngươi há chưa đọc lời chép về Đấng Tạo hóa, hồi ban đầu dựng nên một người nam, một người nữ, và có phán rằng: “Vì cớ đó người nam sẽ lìa cha mẹ, mà dính díu với vợ mình, hai người sẽ cùng nên một thịt hay sao? Thế thì vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp !” “Họ lại hỏi Ngài rằng: Vậy chớ sao Môise đã dạy lập tờ để đặng để vợ đi? Ngài phán rằng: Vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên Môise cho phép để vợ, nhưng lúc ban đầu, không có như vậy đâu. Vả, Ta phán cùng các ngươi, nếu ai để vợ mình không phải vì cớ ngoại tình, và cưới vợ khác, thì người ấy phạm tội tà dâm, và hễ ai cưới người bị để, thì phạm tội ngoại tình. Môn đồ thưa rằng: Nếu phận người nam phải xử với vợ mình như vậy, thì thà không cưới vợ là hơn! Chúa Jêsus trả lời: Chẳng phải mọi người đều có thể lãnh được lời nầy, chỉ người sẵn có ban cho như vậy mà thôi ”(Mathio 19:3-11). Hôn Nhân Là Mối Quan Hệ Theo Ý Chúa Như tôi đã giải thích ở chương 1, điều đầu tiên trong bảy lãnh vực trong mối quan hệ giữa một người nam và người nữ là lãnh vực theo ý Chúa. Trong chương sáng tạo của Kinh Thánh, chúng ta thấy Đấng Tạo Hóa đem người nam và người nữ đến với nhau để trở nên “một”. Chúa Jêsus định nghĩa hôn nhân theo cái nhìn của Đức Chúa Trời khi Ngài tuyên phán: “Vậy, điều gì mà Thiên Chúa đã kết hiệp, thì loài người không được phân rẽ ”. Một hôn nhân theo ý Chúa là khi Đức Chúa Trời kết hiệp người nam và người nữ lại với nhau. Sự dẫn dắt thiên thượng sẽ là cơ sở cho quyết định tiến đến hôn nhân. Mối quan hệ đó có Chúa vùa giúp vì Ngài đặt mối quan hệ hỗ tương khi Ngài lên kế hoạch chi tiết về mối quan hệ đó trong Lời của Ngài. Đức Chúa Trời đem vợ chồng đến với nhau khi Ngài kết hiệp họ trở nên một thịt, và Chúa Jêsus dạy chúng ta rằng chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể giữ người nam và người nữ nầy ở bên nhau. Vì người vợ hoặc chồng sẽ đem những nan đề của mình vào cuộc sống lứa đôi, nên sự thách thức cho mỗi người là nhận biết vai trò, chức năng và trách nhiệm mà mình phải nhận lấy trong hôn nhân. Chúng ta cần thấy sự góp phần cũng như sự quan tâm của nhau để gây dựng cuộc sống vợ chồng. Ngược lại, chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về những nan đề mà chúng ta đưa vào trong đời sống lứa đôi. Hôn Nhân Là Mối Quan Hệ Vững Bền Từ lời dạy của Chúa Jêsus trong Mathio 19:1-30, chúng ta thấy rằng điểm thiết yếu của hôn nhân là sự bền vững. Vì sao hôn nhân lại là mối quan hệ bền vững? Câu trả lời có thể được tóm tắt trong những từ nầy: Vì quyền lợi của trẻ thơ!