VƯƠNG QUỐC CỦA SA LÔ MÔN
Kinh thánh : IVua 1:1-11:43; IISu Ky 1:1-9:31
Quãng thời gian : 971 TC – 931 TC
Ta có thể mô tả thời đại vàng son của Sa lô môn bằng hai chữ: hòa bình và thịnh vượng . Sa lô môn thừa hưởng kết quả của những công trạng vua cha đạt được qua các nổ lực quân sự để thống nhất quốc gia, mở rộng bờ cõi Y-sơ-ra-ên và tranh thủ sự công nhận của các nước khác .
Bốn mươi năm cai trị của Sa lô môn được ghi lại trong I Các Vua và II Sử ký theo đề mục hơn là theo thứ tự năm tháng. Trong thập niên đầu, sử sách chú trọng vào việc xây cất và cúng hiến đền thờ. Vua tiếp tục xây cung điện và hoàn tất sau mười ba năm. Những cuộc khai quật gần đây cho thấy còn có nhiều hoạt động nữa mà Kinh Thánh chỉ phớt qua. Vì không biết thứ tự theo thời gian, ta phân tách những sự kiện trong 2 sách này theo đề mục.
III. Tài trị nước của vua IVua 3:16-4:34
SA LÔ MÔN LÊN NGÔI VUA
Lúc Đa-vít sắp lâm chung, A đô ni gia (Adonijah) được Giô áp và thượng tế A bia tha (Abiathar) ủng hộ xức dầu cho làm vua, nhưng tiên tri Na than và Bát sê ha mẹ của Sa lô môn đến tâu với vua nhờ đó Sa lô môn được công nhận là vua. Tế sư Xa đốc đã xức dầu cho Sa lô môn làm vua ở phía đông núi Ô phen (Ophel). Quần chúng tung hô “ Vua Sa lô môn vạn tuế “ Khiến phe A đô ni gia bỏ trốn.
Sau đó, Sa lô môn chính thức làm lễ đăng quang và được toàn dân công nhận (ISu Ky 28:1-5). Trước sự hiện diện của các viên chức và chính khách đại diện cho toàn dân, Đa-vít vạch cho dân chúng thấy trách nhiệm của họ đối với Sa lô môn, vị vua của Thượng Đế lựa chọn . Đa-vít cũng nhắc nhở riêng cho con nhớ trách nhiệm phải vâng giữ Luật Pháp Môi-se (IVua 2:1-12)
Nhiều việc xảy ra khi Sa lô môn lên ngôi . A đô ni gia xin cưới A bi sa, cô gái Su nem, nên bị Sa lô môn cho là có ý phản và đem xử tử. Vua đày tế sư A bia tha đến A na tốt ; điều này làm ứng nghiệm lời tiên tri đã nói với Hê-li (Xem ISam 2:27-36; IVua 2:26, 27). Giô áp cũng bị xử tử vì đã ủng hộ A đô ni gia làm phản và vì những tội đã làm dưới đời Đa-vít.
Là một thanh niên chỉ mới hai mươi mấy tuổi, Sa lô môn cảm thấy cần sự khôn ngoan để lãnh đạo quốc gia. Trong khi dâng tế tại Ga ba ôn là nơi đặt đền tạm và bàn thờ bằng đồng, vua đã được Chúa hứa sẽ ban sự khôn ngoan như lời vua cầu xin. Nếu vua vâng phục Ngài, Ngài sẽ còn ban cho vua giàu có, tôn trọng và sống lâu nữa.
Sự khôn ngoan của Sa lô môn vua nước Y-sơ-ra-ên trở thành một nhân tố gây nhiều thán phục . Câu chuyện xử án ghi trong 3:16-28 chỉ là một ví dụ của nhiều quyết định khôn ngoan của vua. Đối ngoại, danh tiếng vua đồn ra theo làn sóng giao thương (IISu Ky 1:14-17).
Vương quốc của Sa lô môn có lẽ rất đơn sơ lúc đầu nhưng dần dần thành một cơ cấu tổ chức vĩ đại để kiểm sóat cả đế quốc rộng lớn. Vua là người xử chung thẩm. IVua 4:16 liệt kê danh sách bổ nhiệm của vua nhiều hơn thời Đa-vít. Cả nước được chia thành mười hai khu vực để đánh thuế. Mỗi khu vực lo thu và dự trữ sản phẩm thu được trong kho, và cứ mỗi tháng trong năm luân phiên nhau cung cấp cho chính phủ trung ương. Mỗi ngày, cung vua và quân đội cùng nhân viên xây cất tiêu thụ khoảng 300 đấu bột lọc , 70 đấu bột mì, 10 con bò nuôi béo, 20 con bò nuôi thả, 100 con cừu, cùng nhiều gia súc vật và gà vịt khác (4:22-23) . Vua cũng tăng cường cho quân đội 1400 chiến xa, 12000 kỵ binh đồn trú tại Giê-ru-sa-lem và các thành phố chiến xa khác. Điều này đòi hỏi phải cung cấp thêm lúa mạch và cỏ khô, ngoài nghĩa vụ thuế má. Nhờ tổ chức giỏi, quản trị khéo, Y-sơ-ra-ên duy trì được sự phồn vinh và tiến bộ.
CHƯƠNG TRÌNH XÂY CẤT
Đền thờ do Sa lô môn cất là cao điểm của lịch sử tôn giáo Y-sơ-ra-ên , thể hiện niềm ước vọng của Đa-vít dựng nên một nơi thờ phượng cố định . Những biến cố quan trọng gồm có:
II. Cung điện vua Sa lô môn IVua 7:1-8
Qua những hiệp ước với Hi ram, vị vua giàu có và thế lực của Ty rơ và Si đôn đã từng tiếp xúc buôn bán với tất cả các nước bao quanh Địa Trung Hải, vua Sa lô môn đã có được một nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú. Người Phê ni xi rất tiến bộ về kiến trúc và kỹ thuật sử dụng các vật liệu xây cất đắt tiền, nên chẳng những họ cung cấp vật liệu xây cất mà còn cả hàng ngàn kiến trúc sư, kỹ thuật gia và cai thợ để giám thị việc xây cất Đền Thượng Đế hờ Giê-ru-sa-lem . Sa lô môn trả công cho họ bằng lúa, dầu và rượu.
Đền thờ xây trên núi Mô ri a nằm phía Bắc Si ôn, nơi Đa-vít xây cung điện cho mình. Đền thờ Sa lô môn tồn tại cho đến năm 586 TC thì bị Nên bu cát nết sa (Nebuchadnezer) hủy phá. Nó được xây lại trong những năm 520 – 515 TC và bị triệt hạ năm 70 SC. Từ thế kỷ thứ bảy SC, một đền thờ Hồi giáo được xây trên địa điểm này, và địa điểm này được coi là nơi thiêng liêng nhất trong lịch sử thế giới . Đền thờ Sa lô môn rộng gấp đôi Đền Tạm Môi-se về hiện diện. Vì là kiến trúc vĩnh viễn, nên nó rộng hơn nhiều. Dầu không còn tìm được di tích nào để nghiên cứu, ta có thể đoán chắc rằng nghệ thuật kiến trúc cơ bản là của Phê ni xi. Những điều mô tả cho thấy đền thờ và các vật dụng trong đó chạm trổ rất công phụ và dùng rất nhiều vàng. Vẻ lộng lẫy của nó chắc không có gì trong lịch sử Y-sơ-ra-ên có thể sánh kịp.
Cung hiến đền thờ
Lễ cung hiến Đền thờ là một biến cố trọng đại hơn hết kể từ khi dây Y-sơ-ra-ên rời núi Si-nai. IVua 1V 6:1 nói về thời gian xây cất đền thờ đã liên kết biến cố này với việc ra khỏi xứ Ai cập, điều đó không phải là không có ý nghĩa. Trước kia, trụ mây lơ lững trên đền tạm, nay vinh quang của Thượng Đế đầy dẫy Đền thờ chứng tỏ Ngài ban phước cho nó. Đền Thờ được cung hiến lúc dân Y-sơ-ra-ên kéo về Giê-ru-sa-lem giữ lễ Lều Tạm, nhắc nhở họ rằng trước kia họ đã từng lang thang trong sa mạc. Với Sa lô môn trên ngôi vua, vương quốc Y-sơ-ra-ên được Thượng Đế nhìn nhận như Môi-se đã dự báo (Phuc Truyen 17:14-20).
Vua Sa lô môn là nhân vật chính trong lễ cung hiến. Theo giao ước thì toàn dân Y-sơ-ra-ên đều là tôi tớ Thượng Đế (Le Vi Ky 25:42, 55; Gieremi30:10) và là nươc tư tế của Ngài (Xuat 19:6) .Sa lô môn với tư cách là vua của tuyển dân Thượng Đế , là đầy tớ đại diện cho dân trong lễ cung hiến . Mối liên hệ với Thượng Đế này là mối liên hệ chung cho mọi người , cho cả tiên tri, thầy tế, vua hay dân thường. Mối liên hệ này là sự xác nhận giá trị nhân phẩm của con người. Bởi đó, vua dâng lời cầu nguyện, ban diễn từ, và hành lễ dâng sinh tế.
Sa lô môn cũng xây một cung điện cho mình, bao gồm các bộ phủ của triều đình, cung cho cho công chúa Pha ra ôn và phòng riêng cho vua. Ngoài ra, để duy trì một đội quân hùng hậu và lo việc hành chánh, vua còn phải xây nhiều thành như Mê ghi đô (Megiddo) trên khắp nước.
Bang giao quốc tế
Đa-vít đã kiểm sóat được Ê đôm và những nguồn tài nguyên thiên nhiên nằm dọc phía nam vịnh Aqaba. Các di tích khảo cổ gần đây cho thấy Ê xi ôn Ghe be (Ezion- geber) là một trung tâm luyện sắt và đồng trong thời Sa lô môn. Với sự trợ giúp của các kỹ sư Phê ni xi, thành phố đó đã trở thành thủ đô kỹ nghệ của Palestine.
II. Nữ vương Sê ba IVua 10:1-13 IISu Ky 9:1-12
Nhờ kiểm sóat được kỹ nghệ kim khí, Y-sơ-ra-ên có lợi thế trong việc buôn bán. Nhờ có người Phê ni xi giúp đỡ, Sa lô môn đóng tàu, đem sắt, đồng đến tận tây Nam A rập (Yemen ngày nay)và Ê thi ô bi ở bờ biển Phi Châu, và mua về vàng bạc, ngà voi và khỉ. Mậu dịch với người Phê ni xi mang lại những tiếp xúc thuận lợi với các vùng ven Địa trung hải và nhờ đó Sa lô môn thâu giữ được nhiều của cải.
Sa lô môn cũng được cung cấp ngựa và chiến xa của người Hê-tít (Hitites) qua người A ram (Arameans) . Lực lượng này giúp kiểm sóat việc giao thuơng ngang qua lãnh thổ Y-sơ-ra-ên . Nước Y-sơ-ra-ên còn giàu có thêm nhờ tổ chức được những đoàn lạc đà tải buôn hương liệu giữa các xứ Nam Ả rập, Sy ri, Phê ni xi và Ai cập.
Được các lân bang kinh nể, nên vua nhận thêm nhiều phẩm vật tư vua các nước đó. Sự khôn ngoan của vua được truyền tụng và dân từ phương xa tìm đến để được nghe những châm ngôn, những bài ca và những bài diễn từ của vua. Cuộc thăm viếng của nữ vương Sê ba chỉ là một ví dụ trong uy tín quốc tế của vua. Cuộc hành trình 1200 dặm bằng lạc đà của bà có lẽ nhắm mục đích giao thương nhiều hơn. Không một vua nào trong lịch sử Y-sơ-ra-ên có thể sánh với Sa lô môn về phương diện giàu có và khôn ngoan.
Bội đạo và qua đời
Chương cuối cùng về cuộc đời Sa lô môn ghi trong IVua 1V 11:1-43 thật bi đát và thất vọng . Ong vua từng lên đến tột đỉnh danh vọng, phú quí, thế lực nhờ ơn ban của Thượng Đế , đã kết thúc đời mình trong thất bại giống như dân Y-sơ-ra-ên nơi sa mạc đã lìa xa Thượng Đế sau khi được Ngài khải thị ở núi Si-nai. Sa lô môn đã tẻ tách con đường tận hiến cho Chúa. Vua đã phạm ngay điều răn đầu tiên khi vua cho phép thờ lạy thần tượng của Giê-ru-sa-lem.
Những bà vợ ngoại đạo và thần tượng
Vua Sa lô môn theo phong tục thời đó lập liên minh với các vua lân bang và dùng hôn nhân để củng cố (11:18). Vua lấy vợ người A rập, Mô áp , Am môn, Ê đôm, Si đôn và Hê-tít , khiến cho việc thờ thần tượng lan tràn xung quanh ngôi đèn thờ vua đã dựng cho Thượng Đế . Các bà vợ đã khiến cho vua trở lòng bìa bỏ Thượng Đế (PhuDnl 17:17). Một số thần được vua công nhận và xây đền thờ ở những nơi cao cho , vẫn cứ tồn tại đến ba thế kỷ rưỡi sau, dưới đời vua Giô si a (Josiah) mới bị bỏ dỡ đi (IIVua 2V 23:13).
Sự phán xét và thù nghịch:
Ngay khi Sa lô môn còn sống sự sụp đổ của vương quốc đã mở màn. Tiên tri A hi gia (Ahijah) đã nói trước rằng nước sẽ bị chia xé ra vì vua bất tuân Lời Chúa (IVua 11:9-43) nhưng vì Đa-vít, sự phán xét ấy sẽ dành lại đến sau khi Sa lô môn qua đời. Những kẻ thù hùng mạnh như Ha đat (Hadad) người Ê đôm, Rê xôn (Rezon) ở Đa mách, và Giê rô bô am (Jeroboam) , người đã được A hi gia trao cho người mảnh áo tơi để chỉ rằng người sẽ được cai trị mười chi tộc, bắt đầu đe dọa quyền cai trị của Sa lô môn. Dầu nước chưa bị phân chia, Sa lô môn đã phải lo buồn về những vụ nổi loạn và ly khai xảy ra ở nhiều nơi trong đế quốc vì vua không vâng phục và trung thành phục vụ Thượng Đế.
Bài làm :
1. Khi vua Sa lô môn lên ngôi, vua thấy mình cần điều gì nhất ?
2. Ai cung cấp kiến trúc sư, cai thợ và vật liệu xây cất đền thờ?
3. Tả sơ lược đền thờ
4. Sa lô môn trả vật liệu cất bằng cách nào ?
5. Lược thuật lễ cung hiến Đền thờ
6. Thượng Đế hiện diện trong buổi lễ như thế nào ?
7. Tại sao nữ vương Sê ba đến thăm Sa lô môn ?
8. Những yếu tố nào giúp Sa lô môn tích lũy được nhiều của cải ?
9. Các bà vợ ngoại quốc đã ảnh hưởng Sa lô môn như thế nào ?
10. Tại sao Thượng Đế không phán xét Sa lô môn khi vua còn sống ?
11. Những đức tính và khả năng nào khiến Sa lô môn trở thành vị vua và lãnh tụ nổi tiếng ? Những nhược điểm nào khiến ngưòi suy thoái? Có thể áp dụng thế nào cho chúng ta .
12. So sánh triều đại của Sa lô môn và Đa-vít. Yếu tố nào cho cha mẹ ảnh hưởng đến con cái ?
13. Những biến cố nào đã đưa đến sự phân chia đất nước. Tội nào là gốc rễ của mọi vấn đề ? Hậu quả của nó như thế nào ?
14. Trong lời cầu nguyện cung hiến của Sa lô môn có những nguyên tắc cầu nguyện nào đáng noi theo ?
15. So sánh sự cung hiến Đền Thờ (Temple) và sự cung hiến của đền tạm (Tebernacle) . Những phương diện nào có thể áp dụng được cho việc cung hiến một ngôi nhà thờ mới?
Tài liệu tham khảo
Hubbard , D.A. “ Solomon” The New Bible Dictionary .J.D. Douglas, ed. Grand Rapids: Wm.B.Eerdmans Pub Co, 1962
Keil, Carl F. “ The Books of Kings “ Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol III. Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co 1982
McNeely, Richard I . First and Second Kings . Everyman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press 1978.
VƯƠNG QUỐC MIỀN BẮC
Đọc kinh thánh : IVua 12:1-22:54; IIVua 1:1-17:41
Thời gian : Khoảng 931 – 772 TC
Sự phản loạn sau cái chết của Sa lô môn đưa đến sự chia đôi đất nước . Phía Bắc,mười chi phái nổi lên chống lại triều đại Đa-vít ở Giê-ru-sa-lem và thành lập vương quốc miền Bắc (Northern Kingdom) dưới sự lãnh đạo của Giê rô bô am (Jeroboam) . Về phía đông bắc của vương quốc miền Bắc này là dân Si ri hay A ram (Arameans) tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Rê xon (Rezon) lấy Đa mách (Damascus) làm thủ đô. Rô bô am (Rehoboam), con của Sa lô môn, chỉ giữ lại được chi phái Giu đa và Bên gia min và tiếp tục lấy Giê-ru-sa-lem làm thủ đô cho vương quốc miền Nam (Southern Kingdom).
Ký sự về vương quốc miền Bắc được ghi trong Kinh Thánh từ IVua 12:1-22:54 – IIVua 17:1-41 .Xen kẽ là các biến cố xảy ra ở vương quốc miền Nam trong cung thời gian. Dù tên Y-sơ-ra-ên lúc đầu được ban cho Gia cố và được dùng để chỉ dòng dõi của ông, nhưng trong thời kỳ phân đôi đất nước thì tên này được dùng để chỉ vương quốc miền Bắc (xem Esai 7:1-25 Ô sê).
Vương quốc miền Bắc kéo dài khoảng hai thế kỷ (931 – 722 TC) . Các gia đình hay các triều đại cai trị thường thay đổi luôn. Để tiện cho việc học, chúng ta có thể chia sự phát triển của vương quốc miền Bắc ra như dưới đây. Chúng ta cũng đặc biệt lưu ý đến các vị tiên tri trong thời ấy đương đầu với các vua và dân chúng bằng những sứ điệp của Thượng Đế.
I. Triều đại Giê rô bô am, 931 – 909 TC. IVua 12:1-15:34
II.Triều đại Bê a sa , 909 – 885 T.C. 15:1-16:34
III. Triều đại Om ri 885 – 841 T.C. 16:1-22:54; IIVua 2V 1:1-9:37 .
IV. Triều đại Giê hu IIVua 10:1-15:38
V. Các vua cuối cùng của Y-sơ-ra-ên 15:1-17:41
HOÀNG GIA GIÊ RÔ BÔ AM
Giê rô bô am nổi tiếng là một người quản trị có tài dưới thời Sa lô môn. Sa lô môn đã giao cho ông phụ trách công trình xây dựng tường thành Giê-ru-sa-lem với tên là Mi lô (IVua 1V 11:27 tt) . Tiên tri A hi gia đã truyền cho Giê rô bô am biết sự phát triển tương lai một cách rất sinh động bằng cách trao cho ông mười mảnh áo tơi của tiên tri để nói cho ông biết là ông sẽ cai trị 10 chi phái của dân Do Thái (11 :1-27). Bị Sa lô môn nghi ngờ Giê rô bô am tạm thời lánh xuống Ai cập nhưng trở về Si chem khi các trưởng lão của Y-sơ-ra-ên nổi dậy chống Rô bô am. Tại đây ông được nhìn nhận là vị vua đầu tiên của vương quốc miền Bắc, và cai trị 22 năm. Dù trong thời gian ông lên ngôi vua không có nọi chiến đẫm máu, nhưng thỉnh thoảng vẫn có chiến tranh bùng nổ giữa Giê rô bô am và Rô bô am mà Kinh Thánh chỉ nói phớt qua trong IISu Ky 12:15.
Các khuynh hướng Tôn giáo (Religious Trends)
Trong những vấn đề tôn giáo thì Giê rô bô am là người khởi xưởng dẫn dân chúng đi lạc. Sợ dân chúng đi xuống Giê-ru-sa-lem thờ phượng thì sẽ chuyển lòng trung thành chính trị của họ xuống miền Nam nên ông thiết lập việc thờ hình tượng bằng cách dựng nên các con con bò vàng ở Bê tên và Đan. Bất kể các răn giới của Môi-se, ông tự chỉ định các thầy tế lễ và cho phép dân Y-sơ-ra-ên dâng tế lễ vật ở những nơi cao trong khắp cả xứ . Giê rô bô am còn tự động ra dâng tế lễ và thay đổi các ngày lễ. (IVua 12:25-33)
Bị hai tiên tri cảnh cáo
13:1-34 ghi lại kinh nghiệm sinh động với một vị tiên tri vô danh từ Giu đa tới. Giê rô bô am đối diện với một sự cảnh cáo đã làm chùng lại lòng sốt sắng phát động sự nhờ hình tượng. Anh hưởng chức vụ của vị tiên tri vô danh này đáng được nghiên cữu kỹ. Có lẽ ngôi mộ của vị tiên tri bị sư tử giết và đem về chôn tại Bê tên này được dùng làm bia nhắc nhở những thế hệ sau rằng cần phải vâng phục Chúa, dù có là sứ giả của Chúa cũng phải vâng phục Ngài.
Một vị tiên tri khác cũng cảnh cáo Giê rô bô am là A hi gia. Khi vợ của Gê rô bô am hỏi A hi gia rằng con của họ có thể được lành bịnh không thì vua Y-sơ-ra-ên được thông báo cho biết là không những con ông sẽ chết mà triều đại của ông cũng sẽ chấm dứt . Đây là sự phán xét của Chúa trên tội không vâng theo mệnh lệnh của Ngài.
Khi Giê rô bô am chết con ông là Na đáp cai trị chỉ hai năm rồi Ba ê sa (Baasha) ám sát (15:1-34).
Triều đại Ba ê sa
Người ta ít biết về Ba ê sa. Ong thuộc chi phái I sa ca, lên làm vua Y-sơ-ra-ên . Ong lấy Tiệc sa (Tirzah) làm thủ đô. Khi đa số dân chúng có vẻ muốn lánh qua Giu đa thì ông củng cố thành Ra-ma, nơi hai con đường chính từ miền Bắc xuống gặp nhau để cùng dẫn xuống Giê-ru-sa-lem khoảng 8 cây số (miles) ở phía Nam. Lo sợ trước sự phát triển này, vua A sa của Giê-ru-sa-lem hối lộ Bên ha đác (Benhadad) ở Đa mách để vua này tấn công Y-sơ-ra-ên . Khi Bên ha đác chiếm lấy các thành Y-sơ-ra-ên giôn (Ijon) . Dân A-bên ma im (Abel ma im) và vùng đất phì nhiêu miền Tây hồ Ga li lê, thì dân Sy ri thu được những món lợi béo bở từ các đoàn xe thương gia đi xuống vùng bờ biển Phê ni xi. Kết quả là Ba ê sa từ bỏ việc xây thành lấy ở Ra-ma và không gây chiến với Giu đa nữa (IISu 2Sb 16:1-14).
Tiên tri Giê hu (Jehu)
Giê hu, con trai của Ha na ni, rất sốt sắng rao truyền sứ điệp của Thượng Đế trong thời vua Ba ê sa cai trị . Ong nhắc nhở vừa phải phục vụ Thượng Đế là đấng đã giao thác cho ông chức vụ vua, nhưng rất tiếc là Ba ê sa cứ tiếp tục con đường thờ hình tượng tội lỗi của Giê rô bô am.
Vua Ê la (Elah)
Ê la, con của Ba ê sa, cai trị không đầy 2 năm . Trong lúc đang say thì Ê la bị Xim ri (Zimri) ám sát . (IVua 1V 16:8-10) . Lời tiên tri của Giê hu đã ứng nghiệm . Khi Xim ri tiêu diệt bà con, bạn bè của gia đình nhà vua. Dầu vậy, Xim ri chỉ cai trị được có bảy ngày.
Dòng vua Om ri
Dòng vua nổi tiếng nhất của vương quốc miền Bắc được thiết lập bởi vua Om ri . Người được biết nhiều nhất trong dòng họ này là vua A háp. A háp được kế nghiệp bởi hai người con là A hi gia (Ahazaih) và Giô ram (Joram). Trong thời kỳ này Y-sơ-ra-ên không những lấy lại được đất đai bị Sy ri chiếm , mà còn được nổi tiếng quốc tế nữa.
Vua Om ri
Khi Xim ri giết Ê la, thì đạo binh của Y-sơ-ra-ên đang vây Ghi bê thôn (Gibbetham), dưới quyền chỉ huy của Om ri . Khi Om ri dẫn quân đánh Tiệc sa thì Xim ri rút lui vào trong cung điện và đốt cả cung điện lẫn chính mình (16:15 tt). Sáu năm sau khi người hùng Típ ni (Tibni), chết thì Om ri trở thành người duy nhất cai trị Y-sơ-ra-ên .
Mười hai năm cai trị của Om ri được tóm tắt trong tám câu Kinh Thánh (16:21-28) . Dầu vậy sự cai trị của ông rất có ý nghĩa. Ong xây thành Sa ma ri trên vùng Tây Bắc Si chem, cách Si chem độ 12 km (7 dặm). Thành Sa ma ri chiếm một vị thế chiến lược, nằm trên đường dẫn đến Phê ni xi, Ga li lê, Ech đa lôn (Esdraelon) thành Sa ma ri chiếm một vị thế an toàn, trở thành thủ đô bất khả xâm phạm của Y-sơ-ra-ên trong hơn một thế kỷ rưỡi cho đến khi nó bị quân A ri si chiếm năm 722 TC.
Om ri phát động một chính sách có tính cách quốc tế nên tạo được uy tín Y-sơ-ra-ên . Ong khống chế dân Mô áp bắt họ đóng thuế. Ong liên kết với Phê ni xê bằng cách cho A háp con trai ông cưới Giê xa bên (Jezebel). Con gái của Et ba ách (Ethbaal) vua Si đôn. Mối giao kết này rất có ích lợi cho Y-sơ-ra-ên về mặt thương mại nhưng rất tai hại về mặt tôn giáo làm đồi trụy cả thế hệ kế tiếp. Hình như Om ri thu hồi lại được những mất mát sinh tế và đất dadi vào tay dân Sy ri dưới thời vua Ba ê sa. Tiếng tăm quốc tế của Om ri rất tốn đến nổi sử sách của A si ri về sau gọi Y-sơ-ra-ên là đất của ôm ri.
A háp và Giê sa bên
A háp con trai Om ri, mở rộng thêm ảnh hưởng chính trị và thương mại Y-sơ-ra-ên trong 22 năm cai trị của ông. Việc gia tăng buôn bán với Phi ni xi tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng về lợi tức buôn bán của Sy ri . Chính sách thân thiện với Giu đa bằng cách gả con gái là A tha li (Athalich) cho Giô ram (Jehoram) Bản tiếng Việt phiên âm Joram, con trai vua A háp là Giô ram, con trai của Giô sa phát (IISu 2Sb 21:6) để củng cố sức mạnh của Y-sơ-ra-ên chống lại Sy ri. A háp đánh thuế gia súc rất nặng trên Mô áp. Với tài sản thu được cho Y-sơ-ra-ên qua các chính sách kinh tế này. A háp đã có thể xây dựng và củng cố nhiều thành lũy , kể cả thành Giê ri cô, ông cũng phung phí tiền để xây cho ông một cung điện bằng ngà(IVua 22:39).
Tôn giáo của A háp
Dưới thời A háp và Giê sa ba ên thì việc thờ thần Ba anh được phát động. Nhà vua dã cho xây một đền thờ cho thần này của dân Ty rơ trong thành Sa ma ri, và đem hàng năm tiên tri Ba anh vào xứ Y-sơ-ra-ên . Thờ Ba anh trở thành tôn giáo của dân thời A háp. Kết quả là A háp nổi tiếng là vị vua tội lỗi nhất của Y-sơ-ra-ên . Nhất là Giê sa bên, bà được mô tả như là ảnh hưởng đồi trụy đứng sau ngai vàng của A háp.
Tiên tri Ê li
Ê li xuất hiện trong thời kỳ bội đạo này như một sứ giả mạnh dạn, thẳng thắn của Chúa. Sau ba năm rưỡi hạn hán, ông đã thách thức sự thờ thần Ba anh và giám sát việc trừ diệt các tiên tri Ba anh của Giê sa bên trên núi Cạt mên. Sợ hoàng hậu Giê sa bên, Ê li rút lui xuống bán đảo Si-nai, và tại đó ông nhận ba mệnh lệnh của Chúa: đi xức dầu cho Ha xa ên làm vua Si ri, xức dầu cho Giê hu làm vua Y-sơ-ra-ên và kêu gọi Ê li sê (Elisha) kế nghiệp ông. Trên đường trở lại Y-sơ-ra-ên ông đã tuyển mộ Ê li sê theo ông trong chức vụ tiên tri.
Sự đối đầu cuối cùng giữa Ê li và vua A háp xảy ra tại vườn nho Na bốt (IVua 21:1-29). Hoàng hậu Giê xa bên tàn ác, bất kể luật lệ của dân Y-sơ-ra-ên và chẳng thèm để ý đến việc Na bốt vì lương tâm mà từ chối bán mảnh vườn hương hỏa cho vua, bà đã lập mưu ném đá chết Na bốt. Khi A háp chiếm vườn nho Na bốt thì bị Ê li quở trách cách nặng nề. Vì sự bất công làm đổ máu vô tội mà triều đại Om ri sụp đổ. Sự ăn năn của A háp chỉ làm cho sự trừng phạt trì hoãn lại đến sau khi ông chết mà thôi.
Chiến tranh với Si ri.
Vào cuối đời vua A háp thì dường như có chiến tranh thường xuyên với Si ri. Tuy nhiên, khi đương đầu với quân thù chung thì Y-sơ-ra-ên và Si ri lại hiệp lực với nhau như trong trận đánh ở Cạt ca. Chẳng bao lâu sau đó A háp thuyết phục Giô sa phát (Jehoshaphat) vua Giu đa liên hiệp với ông đánh Si ri (22:1-40). Sau khi A háp được tiên tri Mi chê cảnh cáo là sẽ bị giết trong trận chiến này thì A háp giả dạng để khỏi bị quân Si ri nhận diện. Dầu vậy, một mũi tên lạc đã ghi m vào A háp làm ông tử thương làm ứng nghiệm lời của tiên tri Ê li (21:19).
A-cha-xia, làm vua Y- sơ – ra – ên
A cha xia con vua A háp lên làm vua chỉ được một năm. Ong không dẹp được cuộc nổi loạn của dân Mô áp, và thất bại trong cuộc thủy chiến với vua Giô sa phát ở vịnh A ca ba (Aqabat) . Lần cuối cùng tiên tri Ê li đối đầu với dòng vua Om ri mà Kinh Thánh ghi lại là lần ông cảnh cáo vua A cha xia là vua sẽ không được bình phục (IIVua 2V 1:1-18)
Giô-ram, con trai A-háp:
Mười hai năm cai trị của Giô ram kết thúc triều đại nhà Om ri cai trị xứ Y-sơ-ra-ên . Trong thời gian này có những cuộc chiến xảy ra giữa Y-sơ-ra-ên và Si ri. Xứ Si ri gia tăng sức mạnh quân sự nên sau khi Giô ram chết Si ri trở thành một vuơng quốc chế ngự vùng Palestine.
Ê-li và Ê-li-sê .
Hai vị tiên tri này hiệp nhau thiết lập trường huấn luyện tiên tri trong khắp xứ Y-sơ-ra-ên . Ê li được cất lên trời vào khoảng đầu triều vua Giô ram, nên Ê li sê trở thành vị tiên tri chính ở Y-sơ-ra-ên . Nhiều biến cố cho thấy Ê li sê liên hệ rất gần với Giô ram trong các vấn đề quân sự khi vua tìm cách thu hồi quyền kiểm sóat Mô áp và tranh chiến với Si ri.
Chức vụ của Ê li sê không chỉ được biết trong xứ Y-sơ-ra-ên mà cả ở Si ri cũng như ở Giu đa và Ê đôm. Qua việc chữa lành bệnh phong cùi cho Na a man và đặc biệt là viêc đối đầu với đạo quân Si ri, Ê li sê được nhìn nhận là “ người của Đức Chúa Trời “ ngay cả tại Đa mách là thủ đô của Si ri (8:7). Vào gần cuối đời vua Giô ram , Ê li sê đi qua Đa mách báo cho Ha xa ên biết là ông sẽ là vị vua kế tiếp của Si ri (8:7-15) . Trong khi Giô ram đang dưỡng bệnh tại Gít rê ên do vết thương trong cuộc chiến với Si ri tại Ra mốt (8:28-29) thì Ê li sê sai đồ đệ đến xức dầu cho Giê hu làm vua Y-sơ-ra-ên . Đang làm tổng chỉ huy quân đội Y-sơ-ra-ên Giê hu tự tuyên bố làm vua Y-sơ-ra-ên và giết Giô ram vua Y-sơ-ra-ên , lẫn A cha xia vua Giu đa.
Triều đại Giê-hu
Dòng họ này cai trị vương quốc miền Bắc gần một thế kỷ (841 – 753TC) lâu hơn bất cứ triều đại nào khác. Trong thời kỳ này Y-sơ-ra-ên từ thế yếu đã trở thành một vương quốc hùng mạnh và uy tín quốc tế lên đến cao điểm thịnh vượng dưới thời Giê rô bô am đệ nhị.
Giê hu .
Cuộc Cách mạng đẫm máu đã đưa Giê hu lên ngôi vua. Giê hu không những truất phế dòng vua gồm cả Giê sa bên mà còn tiêu diệt sự thờ thần Ba anh, làm trong sạch chính trị và tôn giáo. Giê hu tiêu diệt gia tộc Om ri và làm cho Phê ni xi và Giu đa thù ghét . Dầu vậy Giê hu vẫn còn để lại tượng bò vàng tại Bê tên và Đan, làm cớ cho dân Y-sơ-ra-ên tiếp tục phạm tội (10:29-31).
Giô-a-cha (Jehoahaz)
Khi Giê hu chết năm 814 TC. thì Ha xa ên , vua Si ri, lợi dụng xâm lấn Y-sơ-ra-ên trong thời vua Giô a cha, Y-sơ-ra-ên quá yếu nên Ha xa ên tiến quân chiếm Gát và đe dọa Giê-ru-sa-lem 12:17 . Giô a cha bất lực đến nổi không chống lại được sự xâm lấn của dân Ê đôm, Am môn, Phi-li-tin và Ty rơ. Dù Giô a cha tạm thời quay trở lại cùng đức Giê-hô-va nhờ cứu giúp khỏi áp lực ngoại bang, nhưng vua vẫn không từ bỏ việc thờ hình tượng, cũng không đập bỏ hình tượng tà thần tượng xứ Sa ma ri (13:1-9).
Giô-ách (Jehoash)
Dưới thời trị vì của Giô ách (798-782 TC) Y-sơ-ra-ên hồi sinh và thành công. Ha xa ên, chết (năm 800 TC)lực lượng của Si ri suy giảm . Y-sơ-ra-ên xây dựng một lực lượng quân sự hùng mạnh làm cho Bên ha đát II của Si ri phải lui về thế thủ và Y-sơ-ra-ên chiếm lại được một số lớn đất đai. Khi bị A ma xia vua Giu đa thách đố, thì Giô ách đem quân Y-sơ-ra-ên đánh chiếm Giu đa, đạp đổ một phần tường thành Giê-ru-sa-lem (IISu Ky 25:17-24) và cướp lấy đồ đạc trong cung vua và trong đền thờ và bắt tù binh đem về Sa ma ri.
Tiên tri Ê li sê vẫn còn sống lúc Giô ách lên ngôi vua . Kinh Thánh không nói gì nên chúng ta có thể kết luật là cả Giê hu lẫn Giô a cha đều không có liên lạc gì nhiều với tiên tri Ê li sê. Nhưng Giô ách lại đi thăm Ê li sê lúc tiên tri sắp chết (IIVua 13:14 tt). Bằng một hình ảnh rất sinh động. Ê li sê bảo đảm cho Giô ách rằng vua sẽ thắng quân Si ri . Du có bối rối trước cái chết của Ê li sê, giô ách vẫn không phục sự Đức Chúa Trời, không từ bỏ thờ hình tượng . Tuy nhiên, triều đại Giô ách đánh dấu một điểm ngoặt trong việc Chúa ban phước cho Y-sơ-ra-ên như lời tiên tri của Ê li sê.
Vua Giê rô bô am II (Jeroboam II)
Là vua thứ tư của dòng họ Giê hu, là một vị vua xuất sắc , cai trị Vương quốc miền Bắc trong 41 năm, kể cả 12 năm cùng cai trị chung với vua Cha (793 – 753 TC). Sự bành trướng rộng lớn về chính trị và thương mại của Y-sơ-ra-ên dưới sự lãnh đạo của Giê rô bô am được tóm tắt trong lời của tiên tri Giô na (14:23-29) khi Si ri bị A si ri đe dọa thì Giê rô bô am đã có thể lấy lại tới biên giới đông và bắc của xứ Y-sơ-ra-ên . Tường thành Sa ma ri được làm rộng thêm ra, và thành phố được củng cố . Đất Y-sơ-ra-ên được thái bình và thịnh vượng hơn tất cả mọi thời kể từ sau vua Sa lô môn ; sự giàu có, xa hoa của Y-sơ-ra-ên trong thời này được phản ảnh trong sách A mốt và Ô sê. Đồng thời thì đạo đức tôn giáo lại suy đồi khiến hai vị tiên tri này phải khuyến cáo.
Khi Giê rô bô am chết năm 753 TC. thì con ông là Xa cha ri lên nối ngôi, cai trị được 6 tháng thì Xa cha ri bị Sa lum giết (15:8-12).
Các vua cuối cùng 753- 23 TC
Ba thế kỷ này đánh dấu sự suy đồi và sụp đổ của vương quốc miền Bắc trong khi vương quốc A si ri mở rộng sự cai trị đến tận Palestine . Từ tột đỉnh phồn vinh về kinh tế và thương mại, Y-sơ-ra-ên rơi xuống tình trạng lệ thuộc A si ri chỉ trong một thời gian rất ngắn .
Mê na hem và Phê ca hia
Mê na hem cai trị Y-sơ-ra-ên gần 10 năm sau khi Sa lum chiếm ngôi được một tháng và bị Mê na hem giết. Đối diện với sự tấn công của Tiếc lác phi lê se III hay Phun là người lên ngai vua A si ri năm 745 TC. Mê na hem phải triều cống để khỏi bị xâm lăng . Phê ca hia, con Mê ra hem cũng dùng một chính sách tương tựn như cha để tránh bị xâm lăng trong suốt hai năm ông cai trị.
Phê ca 739 – 731 TC
Phê ca hình như là lãnh đạo phong trào chống đối A si ri và chịu trách nhiệm về việc ám sát Phê ca hia ở Si ri vị vua mới là Rê xin tên lãnh đạo rất hiếu chiến. Cùng đương đầu với một kẻ thù chung, hai vua này liên kết nhau chống lại A si ri. Cho đến lúc này thì Giu đa lãnh đạo việc chống lại A si ri đưa lên ngôi. Dù liên hiệp Si ri Y-sơ-ra-ên cố ép Giu đa ủng hộ họ bằng cách xâm lấn Giu đa (16:5-9; IISu Ky 28:5-15; Esai 7:1-8:8) nhưng thất bại . Năm 732 TC. Tiếc lác phi lê se chiến thắng Si ri, chiếm Đa mách .Rê xin bị giết . Ở Sa ma ri dân Y-sơ-ra-ên giết Phê ca và tôn Ô sê lên làm tay sai cho vua A si ri.
Ô sê vị vua cuối cùng
Khi San ma na se V nối ngôi Tiếc lác phi lê se III cai trị A si ri năm 727 TC. Ô sê chấm dứt triều cống cho A si ri và dựa vào sự giúp đỡ của Ai cập. Năm 726 vua A si ri bao vây Sa ma ri . Sau 3 năm bị vây hãm Ô sê buộc phải đầu hàng. Vương quốc miền Bắc chấm dứt ở đây.
Dưới chính sách của A si ri nhằm phân tán người dân bị thua trận nên 28000 người Y-sơ-ra-ên bị bắt làm tù binh, bị phân tán ra khắp các vùng của Ba tư. Ngược lại, dân Ba by lôn lại được đem qua định cư ở Sa ma ri và xứ Y-sơ-ra-ên bị giảm xuống thành một tỉnh của A si ri.
Qua hơn 2 thế kỷ dân Y-sơ-ra-ên đi theo đường lối của Giê rô bô am I. Dân chúng thờ hình tượng, vi phạm điều răn thứ nhất của Đức Chúa Trời . Hết tiên tri này đến tiên tri khác cảnh cáo cả vua lẫn dân về sự trừng phạt của Đức Chúa Trời. Tội trong thờ hình tượng và không chịu nghe lời cảnh cáo kêu gọi họ trở về phụng sự Đức Chúa Trời , nên cuối cùng dân Y-sơ-ra-ên đã bị đầy đi làm phu tù (IIVua 17:1-23)
Bài làm
1. Vương quốc miền Bắc còn có những tên nào nữa ?
2. A hi gia đã thông báo như thế nào cho Giê hô rô bô am là ông sẽ làm vua ?
3. Tại sao vị tiên tri từ Giu đa lên lại bị giết trên đường trở về
4. Tại sao Ba ê sa từ bỏ thành trì tại Ra-ma ?
5. Om ri đã làm gì để biến Y-sơ-ra-ên thành một cường quốc .
6. A háp phát động việc thờ Ba anh như thế nào ?
7. Ê li chống A háp như thế nào ?
8. Tại sao vương quốc miền Bắc quá yếu dưới thời Giê hu .
9. Ai tiên báo sự bành trướng của Y-sơ-ra-ên dưới thời Giê rô bô am?
10. Tại sao cuối cùng vương quốc miền Bắc sụp đổ .
11. Ê li và Ê li sê có những phẩm tính lãnh đạo nào đã làm cho dân chúng chú ý đến thiêng liêng (thuộc linh)?
12. Hãy trưng những bằng chứng cho thấy Đức Chúa Trời đã nhân từ đối với vương quốc miền Bắc.
13. Phác họa tình trạng tôn giáo trong suốt thời gian vương quốc miền Bắc tồn tại . So sánh với vương quốc miền Nam.
14. Quyền năng của Đức Chúa Trời bày tỏ như thế nào qua những phép lạ do Ê li và Ê li sê làm trong thời gian đó. Họ đã đáp lại những phép lạ này như thế nào ? Nếu muốn dân chúng đi theo Chúa thì cần phép lạ đến mức độ nào?
Tài liệu tham khảo
(Xem phần tài liệu tham khảo ở cuối chương 8).
Thiele, Edwin, RA Chronology of the Hebrew Kings . Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1977
The Mysterious Numbers of the Hebrew Kings. Rev. ed. Grand Rapids : Zondervan Pub. House , 1984.
Wright, George. E. Biblical Archeology .Philadelphai: Westminster Press 1963
Tác giả: Viện Thần Học Việt Nam