THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP
Kinh thánh : I Sa-mu-ên
Quãng thời gian : độ 1100 – 1000TC

Mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với Y-sơ-ra-ên là người Phi-li-tin . Họ định cư ở vùng đồng bằng ven biển tây nam và bắt đầu lấn lưới dân Y-sơ-ra-ên từ thời Sam sôn. Vì thiếu lãnh đạo tập trung của một quốc gia, nên Y-sơ-ra-ên không đẩy lùi quân thù được. Ngay cả Sam sôn, được phú cho sức mạnh thần kỳ, cũng không mang lại thắng lợi nào có tính cách quốc gia.
Ưu thế của người Phi-li-tin có lẽ là do họ nắm giữ bí quyết đúc đồ sắt. Dầu người Hê-tít (Hittite ở Tiểu Á đã biết đúc sắt từ trước năm 1200 TC , tại Palestine người Phi-li-tin là người đầu tiên dùng kỹ thuật này . Họ giữ độc quyền nghề này do đó họ có thể thao túng Y-sơ-ra-ên . Khắp xứ Y-sơ-ra-ên không có thợ rèn “ (ISa1Sm 13:19-22). Bởi đó, người Y-sơ-ra-ên phải tùy thuộc vào người Phi-li-tin để có gươm giáo và các dụng cụ nông nghiệp.
Người Phi-li-tin chiếm giữ và cai trị nhất là năm thành vùng đồng bằng ven biển, như có ghi trong Kinh Thánh : Ách-ca-lôn (Ashkelon), Ách-đốt (Ashdod), Éc-rôn (Ekron), Ga-xa (Gaza), và Gát (Gath).
Kinh Thánh thuật lalị cuộc chiến đấu giữa hai dân tộc kéo dài qua nhiều thế hệ. Dưới sự lãnh đạo của Hê-tít, Sa-mu-ên và Sau-lơ, dân Y-sơ-ra-ên đã đoàn kết được phần nào để kháng chiến. Có lúc họ gần như rơi vào cảnh nộ lệ tuyệt vọng . Đến thời Đa-vít năm 1000TC, thế lực Phi-li-tin mới bị bẻ gãy.

HÊ-LI LÀ THẦY TẾ KIÊM QUAN XÉT
Thời kỳ Hê-li ghi trong 1:1-4:22, có thể phân bố cục như sau :
I. Sa-mu-ên ra đời 1:1-2:11
II. Phục vụ trong đền tạm 2:12-26
III. Hai lời cảnh cáo cho Hê-li 2:27-3:21
IV. Phán xét trên Hê-li 4:1-22
Si-lô, nơi dựng đền tạm dưới thời Giô-suê dường như vẫn tiếp tục là trung tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên . Tại đây Hê-li là vị Thượng tế lãnh đạo dân chúng về tôn giáo lẫn chính trị. Những đoạn sách này, tuy đã bắt đầu tập trung và nhân vật Sa-mu-ên, cũng thuật lại một cách linh động tình hình chung dưới thời Hê-li.
Bội đạo (religious apostasy)
Trong thời kỳ Hê-li nhậm chức, tôn giáo xuống tới mức thấp nhất. Hê-li không dạy dỗ các con kính sợ Thượng Đế như Môi-se đã chỉ dẫn rành rẽ các bậc phụ huynh (PhuDnl 4:1-6:25). Hai con trai của Hê-li là Hóp-ni (Hophni)và Phi-nê-a (Phinehas) “ chẳng nhận biết Đức Giê-hô-va “ (ISa1Sm 2:12) . Thế mà họ vẫn được giao nhiệm vụ tư tuế và lợi dụng nó để bóc lột người đến dâng tế. Không những họ lấy của Thượng Đế bằng cách đòi chia phần trước khi dâng lễ mà họ còn có những hành vi xấu xa khiến dân chúng ghê tởm không muốn tới Si-lô dâng lễ nữa. Họ làm uế tục đền thánh bằng những hành động đồi bại thường thấy trong tôn giáo Ca na an . Bởi đó, tôn giáo trong Y-sơ-ra-ên càng ngày càng suy đồi.
Trong khung cảnh đó, Sa-mu-ên xuất hiện. Từ trong vòng tay của bà mẹ kính sợ Chúa , Sa-mu-ên được đưa vào vòng ảnh hưởng xấu xa của hai người con Hê-li tại trung tâm tôn giáo quốc gia. Sa-mu-ên đã cưỡng lại áp lực vô đạo đó và nhận biết tiếng kêu gọi của Thượng Đế từ lúc còn rất ấu thơ.
Sự phán xét của Thượng Đế
Thượng Đế cảnh cáo hai lần, nhưng Hê-li vẫn buông lơi. Một lần, một vị tiên tri vô danh đã trách Hê-li là đã tôn trọng con cái hơn Thượng Đế (2:30) và lần thứ hai khi Sa-mu-ên được kêu gọi (3:1-21)
Cuối cùng, ngày phán xét đã đến, và nó ảnh hưởng cả dân tộc . Trong một trận chiến với quân Phi-li-tin , hai người con trai của Hê-li đã theo áp lực quần chúng mang hòm giao ước từ nơi Chí Thánh trong đền tạm ra ngoài mặt trận, hi vọng như vậy ép buộc được Thượng Đế phải chiến thắng cho họ.
Dân Y-sơ-ra-ên đã bị đại bại . Hòm giao ước bị cướp, hai con Hê-li bị tử trận. Khi nghe báo cáo, Hê-li xúc động ngã xuống và chết luôn. Có lẽ Si-lô cũng bị tiêu diệt, vì sau khi hòm giao ước (Ark of Covenant) trở về, nó không được đặt tại đó mà đặt trong nhà tư nhân. Không thát nói tới Si-lô hoặc đền tạm nữa. Ít lâu sau đó, các tư tế hành lễ tại Nóp (21:1)
Chiến bại này làm Y-sơ-ra-ên mất tinh thần đến nỗi khi sinh con, dâu của Hê-li đã đặt tên là “ Y-ca bốt “ (Ichabod) vì nàng cảm biết rằng Thượng Đế đã rút lại ơn phước trước kia ban cho Y-sơ-ra-ên .

SA-MU-ÊN LÀ NHÀ TIÊN TRI KIÊM THẦY TẾ VÀ QUAN XÉT
Những thay đổi quan trọng về chính trị và tôn giáo đã xảy ra dưới sự lãnh đạo của Sa-mu-ên theo bố cục dưới đây.
I. Đem hòm giao ước trở về 5:1-7:2
II. Phục hưng và chiến thắng 7:2-14
III. Tổng kết thánh vụ của Sa-mu-ên 7:15-8:3
IV. Cầu xin một vị vua 8:4-22
V. Sau-lơ được xức dầu 9:1-10:6
VI. Toàn dân hoan nghênh chiến thắng 10:17-11:1
VII. Sau-lơ đăng quang : Sa-mu-ên cam kết 11:12-12:25
Sa-mu-ên có một vị trí đặc biệt trong lịch sử Y-sơ-ra-ên . Người là vị quan xét cuối cùng của dân. Dầu không thuộc dòng dõi A rôn, người vẫn hành chức tư tế. Người là vị tiên tri nổi danh và lập ra trường huấn luyện tiên tri có ảnh hưởng trên các vị vua Y-sơ-ra-ên trong các thế hệ sau
Lãnh đạo kiến hiệu :
Sa-mu-ên lập một bàn thờ tại Ra-ma (Ramah) quê hương của người. Dầu hòm giao ước được trả lại, nhưng nó vẫn ở tại nhà A-bi-na-đáp (Abinadab)cho đến thời Đa-vít, Sa-mu-ên thường đi tuần hành khắp Y-sơ-ra-ên để thi hành nhiệm vụ tư tế và giáo dục cho hiệu quả. Những thành đươc Kinh Thánh nhắc tới là Mich ba (Mizpah), Ra-ma (Ramah), Ghinh-ganh (Gilgal), Bết-lê-hem (Bethlehem), Bê-tên (Bethel) và Bê-e-sê-ba (Beersheba). Sau một thời gian, có những nhóm tiên tri qui tụ quanh người và toàn dân xứ Đan đến Bê-e-sê-ba đều nhận biết Thượng Đế đã lập nên một tiên tri giữa họ.
Sự thờ phượng theo tôn giáo Ca na an dần dân bị loại trừ. Khi Sa-mu-ên triệu tập dân Y-sơ-ra-ên tại Mích ba để kiêng ăn, cầu nguyện và dâng tế, thì quân Phi-li-tin tấn công . Nữa chừng sấm xét nổ vang khiến quân Phi-li-tin hoảng sợ bỏ chạy trốn . Sa-mu-ên dựng một tảng đá đặt tên “ Ê bên ê xe “ (Ebenezer) có nghĩa là “Chúa giúp đỡ chúng ta cho đến bây giờ “ (7:12) để kỷ niệm sự can thiệp của Thượng Đế . Từ đó cho đến hết đời Sa-mu-ên và dân Phi-li-tin không còn khiêu chiến nữa.
Xin ban cho một vua
Sa-mu-ên miễn cưỡng nghe và thuận theo lời yêu cầu của dân Y-sơ-ra-ên xin cho họ một vua. Người hùng hồn kêu gọi họ đừng tự áp đặt lên mình một tập tục của Ca na an xa lạ với nếp sống của họ. Theo sự hướng dẫn của Thượng Đế người chọn một vua và trao việc nước cho vị tân lãnh tụ (8:7-22)

SAU-LƠ ĐƯỢC XỨC DÀU LÀM VỊ VUA ĐẦU TIÊN
Khi dân chúng lên tiếng đòi một vị lãnh tụ giống như các nước khác thì Thượng Đế chọn Sau-lơ làm vị vua Y-sơ-ra-ên đầu tiên.
Sau-lơ được xức dầu ở nhà riêng rồi được tôn vương trong một cuộc hội họp của dân chúng tại Mich ba. Tuy nhiên, nhiệm vụ của vua Y-sơ-ra-ên được nêu rõ ràng là phải “ quản trị cơ nghiệp của Thượng Đế “ (9:6; 10:1)
Cuộc giải phóng Gia be Ga la át (Jabesh gilead) khỏi tay quân Am môn (Ammonite)đã đưa vị vua mới lên khán đài toàn quốc. Sau chiến thắng đó, Sa-mu-ên họp nhân dân tại Ghinh – ganh công khai tuyên bố Sau-lơ là vua và cảnh cáo rằng muốn được thịnh hưng, cả vua cùng dân đều phải tuân hành luật Pháp Môi-se. Lời đó được xác nhận bằng một cơn mưa và sấm sét đang mùa gặt lúa mì, vào khoảng trung tuần tháng 5 tới trung tuần tháng 6. Điều này được coi là một phép lạ vì bình thường ở xứ Palestine , trời không bao giờ mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Tuy nhiên Sa-mu-ên cho dân biết rằng ông rất quan tâm đến tương lai của họ và hứa rằng sẽ “ chẳng phạm tội cùng Đức Giê-hô-va mà Thượng Đế thôi cầu nguyện cho họ “
Công cuộc trị vì của Sau-lơ ghi trong những chương còn lại của I Sa-mu-ên, có thể phân bố cục làm ba như dưới đây :
I. Sau-lơ không chịu đợi Sa-mu-ên 13:15a
II. Đánh bại quân Phi-li-tin tại Mich ma (Michmash) 13:15-14:46
III. Các dân xung quanh thần phục 14:47-52)
IV. Bất tuân khi chiến thắng A ma léc (Amalek) 15:1-35
Sau-lơ lãnh đạo quốc dân ghi được nhiều chiến thắng quân sự. Người lập đồn Ghi bê a (Gibeah) kiên cố trên một ngọn đồi cánh Giê ru sa lem ba dặm về phía Bắc, và dùng nó làm thủ đô. Người đánh đuổi quân Phi-li-tin tại Mich ma và đánh bại A ma lec và nhiều dân khác (14:47-48).
Vua Sau-lơ có nhiều lợi điểm khi làm vua. Người lập được nhiều chiến tích và được toàn dân hoan nghênh. Nhà tiên tri Sa-mu-ên cũng ủng hộ và hứa cầu nguyện cho vua và toàn dân. Tuy nhiên, sự thành công và được lòng dân chúng không che giấu nổi những nhược điểm trong cá tính của Sau-lơ. Những nhược điểm đó lộ ra khi người đang không chịu đợi Sa-mu-ên đến Ghinh ganh mà tự động dâng tế, và khi người không tuân lịnh Thượng Đế mà tuyệt diệt dân A ma léc. Sa-mu-ên quở trách Sau-lơ và cảnh cáo rằng “ Vâng lời tốt hơn của tế lễ”, đồng thời cũng cho Sau-lơ biết rằng vua đã đánh mất ngôi nước vì không nhận thức được trọng trách thiêng liêng đã được giao phó.

ĐA-VÍT NỔI DANH KHẮP NƯỚC .
Đa-vít được xức dầu mà Sau-lơ không hay biết. Khi làm việc này, Sa-mu-ên học biết rằng loài người thường xem bề ngoài những Đức Giê-hô-va đánh giá tấm lòng. Đa-vít đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ thời niên thiếu. Người chẳng những họ sử dụng nhạc khí mà còn phát triển thể lực và trí thông minh đánh đuổi được sư tử và gấu. Đồng thời, người còn học biết nhờ cậy sự giúp đỡ của Thượng Đế . Trong môt chuyến đi thăm tiếp tế cho các anh trong quân đội . Đa-vít nghe Gô li át thách thức người Y-sơ-ra-ên . Đa-vít ly luận rằng Thượng Đế có thể giúp mình thắng Gô li át . Sau khi giết được Gô li át , Đa-vít nổi tiếng khắp nước. Trước kia Đa-vít thỉnh thoảng được đưa vào cung để khảy đàn trấn tĩnh vua Sau-lơ lúc tâm thần bấn loạn, lần này người ở luôn trong triều đề phục vụ nhà vua.
I. Đa-vít nổi danh khắp nước 16:1-17:58
II. Sau-lơ tìm cách gài bảy Đa-vít 18:1-19:24
III. Tình bạn giữa Đa-vít và Giô na than 20:1-43
IV. Đa-vít trốn đi và hậu quả 21:1-22:23
V. Sau-lơ săn đuổi Đa-vít 23:1-26:25
Khi thấy Đa-vít nổi danh, Sau-lơ đem lòng ghen tị . Sau nhiều lần tìm cách gài bẫy Đa-vít mà không thành công , Sau-lơ bắt đầu hãm hại Đa-vít. Trong lúc đó, một trong những mối tình bạn đẹp nhất của Cựu Ước đã nẩy sinh giữa Giô na than và Đa-vít, nhờ đó Đa-vít biết được mọi mưu mô hiểm ác của vua. Cuối cùng, Đa-vít buộc phải chạy trốn ra vùng sa mạc Giu đe. Trong thời gian Sau-lơ săn đuổi Đa-vít và đồng bọn, hai lần Đa-vít có cơ hội giết được Sau-lơ, nhưng người tự kiềm chế, và quả quyết không đụng đến người đã được Chúa xức dầu.
Cuộc xung đột giữa Y-sơ-ra-ên và Phi-li-tin :
I. Người Phi-li-tin cho Đa-vít trú ẩn 27:1-28:2
II. Sau-lơ cầu đồng bóng 28:3-25
III. Đa-vít đoạt lại tài vật 29:1-30:31
IV. Cái chết của Sau-lơ 31:1-13
Vì sợ Sau-lơ bất ngờ được mình nên Đa-vít lánh sang xứ Phi-li-tin và được vua A kích (Achish) cho phép ngụ tại Xiếc lác (Ziklag), nhưng không được tham dự vào cuộc chiến tranh của người Phi-li-tin chống lại Sau-lơ.
Khi quân Y-sơ-ra-ên đóng trên tài Ghinh bô a (Gilboa) bị quân Phi-li-tin tấn công, Sau-lơ sợ hãi. Không có ai để hỏi ý, vì Sa-mu-ên đã qua đời. Sau-lơ cầu hỏi Thượng Đế mà chẳng được trả lời, dù là qua giấc mộng , qua U rim hay một vị tiên tri. Sau-lơ tuyệt vọng quay qua nhờ cậy đồng bóng là hạng người trước khi Sau-lơ đã cấm.
Đúng như lời Sa-mu-ên tiên báo, Sau-lơ đã kết liễu đời mình trong bóng đêm kinh hoàng trong khi giao chiến với quân Phi-li-tin. Quân xâm lăng thắng một trận quyết định, giành quyền kiểm sóat toàn vùng thung lũng phì nhiêu Mê ghê đô (Megiddo) từ bờ biển đến sông Giô danh và chiếm nhiều thành phố. Dù được Thượng Đế lựa chọn và được tiên tri Sa-mu-ên xức dầu. Sau-lơ đã không chịu hiểu rằng chỉ có vâng lời mới chu toàn được sứ mệnh thiêng liêng mà Thượng Đế đã trao phó – là “ quản trị cơ nghiệp Ngài “ (10:1)
Bài làm :
1. Dân Phi-li-tin duy trì sự không chế tạm thời trên dân Y-sơ-ra-ên như thế nào ?
2. Hê-li bị cảnh cáo như thế nào về sự bê trễ trong quản lý gia đình và trong chức vụ ?
3. Tại sao hòm giao ước không trở lại Si-lô ?
4. Tại sao Sau-lơ dưng lại tại nhà Su mu ên ?
5. Tại sao dân Y-sơ-ra-ên cầu xin có được một vua ?
6. Sa-mu-ên đi tuần hành những thành phố nào khi làm quan xét và tiên tri ?
7. Đa-vít được vào cung vua nhờ tài gì ?
8. Ai là bạn thân nhất của Đa ít trong hoàng gia ?
9. Đa-vít đối xử với Sau-lơ như thế nào ?
10. Cuộc đời Sau-lơ kết liễu tại đâu ?
11. Những đức tính nào trong đời sống Sa-mu-ên cần thiết cho người lãnh đạo Cơ đốc ?
12. Tìm trên bản đồ Pa lestine những thành phố chính có tên trong I Sa-mu-ên. Có những biến cố nào đã xảy ra hoặc sau này xảy ra làm tăng thêm tầm quan trọng của những thành phố này ?
13. Vạch ra những bước sa sút của Sau-lơ. Những bước nào tất nhiên dẫn tới những khó khăn trong đời sống tâm linh ?
14. Những đức tính nào trong đời sống Đa-vít luôn được khen ngợi ? Những từng trải nào trong cuộc đời của Đa-vít làm ta liên tưởng tới từng trải của người tín đồ được rèn luyện vào cương vị lãnh đạo ?
15. So sánh những đức tính đòi hỏi nơi một ông vua của Y-sơ-ra-ên và của dân ngoại.
Tài liệu tham khảo :
Ackroyd, Peter R. The First Book of Samutl. New York : Cambridge Univ .Press 1971
Crokett, William Day A. Harmony of the Books of Samuel, Kings, and Chronicles. Grand Rapids : Baker Book House 1951
Jouden Paul J. and Streeter, Carole S.A Man’s Man Called by God. Wheaton IL: Vitor Books 1980
Keil, Carl F. and Delitzsh, Franz “ The Book of Samuel “ Comentary on the Old Testament inTen Volumes . Vol II Grand Rapids: Wm B. Eerdmans Pub Co. 1982
Lney, J. Carl First and Second Samuel . Eeryman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press 1982
Wood, Leon J. Israel’s United Monarchy . Grand Rapids : Baker Book House 1980

ĐA-VÍT TRỊ VÌ
Kinh Thánh : II Sa-mu-ên, I Sử ký
Quãng thời gian : độ 1011 – 971 TC
Đa-vít là vị vua nổi bật nhất trong cả lịch sử Y-sơ-ra-ên trong thời Cựu ước. Triều đại của người đánh dấu bằng những thành tích rực rỡ thường được nhắc lại trong cả Kinh Thánh .
Về phương diện chính trị và tôn giáo, Đa-vít là một nhà lãnh đạo lỗi lạc. Vua đã thành công trong công cuộc đoàn kết các chi tộc Y-sơ-ra-ên thành một liên minh hữu hiệu và mở rộng bờ cõi từ sông cái của Ai cập và vịnh Aqaba đến bờ biển Phê ni xi và đất Ha mát (Hamath). Nhờ những chiến thắng quân sự cũng như chính sách ngoại giao khôn khéo, Đa-vít đã làm cho các nước lân bang kính nể và thừa nhận Y-sơ-ra-ên và cứ giữ địa vị đó cho đến sau khi Sa lô môn qua đời.
Về mặt tôn giáo, Đa-vít tổ chức các tế sư và người Lê vi để toàn dân được tham dự các hoạt động nghi lễ tự cách tốt đẹp. Dầu vua không được phép xây Đền Thờ, vua đã lo chuẩn bị mọi sự cho việc xây cất dước thời vua Sa lô môn.
Trong Cựu Ước có hai sách kể lại triều đại của Đa-vít . Sách II Sa-mu-ên mô tả chi tiết sự trì vì, ghi lại bản tường thuật duy nhất về tội ác, tội lỗi và cuộc phiến loạn trong hoàng tộc . I Sử ký ghi lại gia phổ của mươi hai chi tộc, rồi tập trung vào Đa-vít như là vị vua đầu tiên của triêu đại cai trị Y-sơ-ra-ên , và gần như không nhắc tới Sau-lơ. Sách này chú trọng nhiều tới tổ chức chính trị và tôn giáo của Y-sơ-ra-ên và thuật lại đầy đủ việc Đa-vít chuẩn bị cho công cuộc xây Đền thờ.
Bố cục của triều đại Đa-vít có thể sắp xếp theo thứ tự thời gian của các biến cố ghi trong hai sách trên.
II. Sa-mu-ên I Sử ký
I. Gia phổ 1-9
II. Đa-vít thương khóc Sau-lơ 1 10
III. Triều đại của Sau-lơ tan rã 2-4

VUA GIU ĐA
Y-sơ-ra-ên lâm vào mạt vận khi vua Sau-lơ cùng với ba con chết trong trận đánh cuối cùng với quân Phi-li-tin. Quan tổng binh Ap ne (Abner) lập lại trật tự vừa đủ để cho Ich – bô -sết (Ishbosheth- Eshbaal) được xức dầu làm vua tại Ga la át (Gilead) phía đông sông Giô đan (Jordan). Có lẽ vì quân Phi-li-tin phá rối hoặc chiếm đóng, nên con Sau-lơ lên ngôi trễ mất năm năm , vì người chỉ cai trị có hai năm trong thời gian bảy năm rưỡi Đa-vít cai trị tại Hếp rôn (Hebron)
Đa-vít ở trong đất Phi-li-tin khi được tin Sau-lơ chết. Sau khi than khóc Sau-lơ và Giô na than, Đa-vít trở về Hếp rôn tại đây người được các thủ lãnh chi tộc Giu đa xức dầu tôn làm vua. Dầu có sự chia rẽ giữa một bên là Giu đa ủng hộ Đa-vít và một bên là các chi tộc còn lại trung thành với Ich bô sết , chẳng bao lâu họ đã tìm cách hòa giải khi cả Y-sơ-ra-ên nhận thấy Đa-vít không thù hận gì nhà Sau-lơ. Đang khi còn đàm phán, cả Ap ne và Ích bô sết đều bị giết mà không có sự đồng ý của Đa-vít. Sau bảy năm rưỡi , Đa-vít được toàn thể Y-sơ-ra-ên nhìn nhận mà không xảy ra hành động hiểm ác hay trả thù nào .
V. Ngôi vua vĩnh viễn IISa 2Sm 7:1-29 ISu1Sb 17:1-27 Giê- su -sa -lem – Thủ đô của quốc gia .
Phi-li-tin không quan tâm bao nhiêu khi Đa-vít làm vua tại Hếp rôn, nhưng khi Đa-vít được toàn thể quốc dân Y-sơ-ra-ên suy tôn và công nhận thì Phi-li-tin bắt đầu cảnh giác. Đa-vít đánh bại họ hai lần và chắc đã nhận thấy rằng sự chống đối của họ có ích cho sự thống nhất đất nước.
Trong suốt thời gian Y-sơ-ra-ên chiếm đóng Ca na an, Giê-ru-sa-lem vẫn là thành trì (Jebusite) của dân Giê bu sít . Sau khi Đa-vít quyết định lập thủ đô quốc gia tại vị trí chiến lược này . Giô áp đã đánh đuổi được quân Giê bu sít và được phong làm tư lệnh quân đội Đa-vít. Vị trí Đa-vít chiếm đóng gọi là Ô phen (Ophel), có lẽ lúc đó vẫn còn cao hơn ngọn đồi ở phía Bắc, nơi xây đền thờ dưới thời Sa lô môn. Đồn này về sau được gọi là “ Thành Đa-vít “ (ISu1Sb 11:7) và sau này thường được nhắc tới trong các sách Cựu Ước dưới tên Si ôn, vì nó biểu hiện cho địa vị quyền binh trong Y-sơ-ra-ên .
Sau khi nắm được quyền cai trị trên cả nước, Đa-vít tổ chức lại toàn thể quốc gia. Những người đã theo vua lúc người trốn chạy và lúc người ở Hếp rôn đều được phong vương tước và cho cai trị. Vua ký khế ước với dân Phê ni xi mua vật liệu để xây một cung điện nguy nga tại Giê-ru-sa-lem (IISa 2Sm 5:11-12)
Giê-ru-sa-lem được lập làm trung tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên . Hòm giao ước được đưa về để trong một đền tạm. Các tế sư và người Lê vi được phân công theo bàn thứ, sự phụng tự được thiết lập trên toàn quốc.
Đa-vít muốn xây một đền thờ. Ban đầu tiên tri Na than đã chấp thuận, nhưng sau Thượng Đế chỉ thị hoãn việc xây cất cho đến khi con vua lên ngôi, vì Đa-vít là con người chuyên về chinh chiến và mặc dầu được Thượng Đế thương yêu Ngài vẫn chỉ định cho con của Đa-vít là Sa lô môn được xây cất đền thờ. Tuy vậy lời hứa của Ngài với Đa-vít vượt xa vương quốc của Sa lô môn về tầm rộng lớn cũng như về thời gian. Đa-vít đã được bảo đảm rằng ngôi của người sẽ được vững lập đời đời. Tội lỗi của hậu sự Đa-vít sẽ bị phán xét và trừng phạt, nhưng Thượng Đế hứa rằng Ngài sẽ mãi mãi không rút lại sự thương xót của Ngài
Không một vương quốc hay triều đại trần gian nào, kể cả của Đa-vít, tồn tại mãi mãi nếu không liên hệ với Đức Giê-xu , người mà Tân Ước gọi là con vua Đa-vít. Lời quả quyết được truyền qua tiên tri Na Than tới Đa-vít này là một móc xích trong chuỗi lời hứa về Đấng Thiên Sai (Mê si a)trong thời Cựu Ước. Về sau, các vị tiên tri bổ túc những lời hứa ấy bằng những lời tiên tri bày tỏ rõ rệt hơn về Đấng Mê si a và vương quốc đời đời của Ngài.
III. Nạn đói IISa 2Sm 21:1-14
V. Bài ca giải phóng (Thi 18) IISa 2Sm 22:1-51 THỊNH VƯỢNG VÀ THANH THẾ Việc mở rộng bờ cõi cai trị của Đa-vít từ những biên giới chi tộc Giu đa ra thành một đế quốc rộng lớn trải dài từ Sông Cái Ai cập và Vịnh Aqaba đến vùng sông Ơ phơ rát (Euphrates) ít được Kinh Thánh chú ý ghi lại. Tuy nhiên, về phương diện lịch sử, điều này rất có ý nghĩa vì vào đầu thế kỷ thứ mười TC, vương quốc Y-sơ-ra-ên của Đa-vít và Sa lô môn là quốc gia hàng đầu trong Vàng đai phì nhiêu (Fertile Gescent)
Vào thời Sa-mu-ên, người Phi-li-tin (Philistines) độc quyền về đồ sắt (ISa1Sm 13:19, 20), nhưng đến cuối đời Đa-vít, nó đã được dùng tự do trong khắp nước Y-sơ-ra-ên (ISu1Sb 22:3). Điều này cho thấy đã có một cuộc Cách Mạng kinh tế xảy ra tại Y-sơ-ra-ên . Có lẽ trong thời gian trốn tránh trong đất Phi-li-tin, Đa-vít chẳng những học được cách dụng binh mà còn làm quen với phương pháp và công thức sản xuất khí giới.
Sa mạc A ra ba (Arabah) kéo dài từ biển chết (Dead Sea) về phía Nam đến Vịnh Aqaba có tầm quan trọng chiến lược đối với Y-sơ-ra-ên . Quặng sắt và đồng trong vùng này rất cần để bẻ gãy độc quyền của người Phi-li-tin. Rất có thể lý do khiến Đa-vít chiếm đóng Ê đôm và lập đồn khắp xứ là để kiểm sóat tài nguyên thiên nhiên này (IISa 2Sm 8:14).
Ngoài dân Phi-li-tin và Ê đôm, Đa-vít còn chinh phục được dân Mô áp và A ma léc, bắt họ triều cống vàng bạc. Vua cũng đánh bại dân Am môn và A ram, bành trướng thế lực về phía đông và bắc để kiểm sóat con đường giao thương đi qua Đa mách và các trục lộ khác. Với người Phê ni xi thì vua lập thương ước, vì họ có ngành giao thương hàng hải rất thịnh vuợng.
Câu chuyện về Mê phi bô sết (Mephibosheth) trong những đoạn tường thuận lại sự bành trướng của Y-sơ-ra-ên nói lên sự độ lượng của Đa-vít đối với con cháu của Sau-lơ. Đa-vít không những cấp dưỡng cho Mê phi bô sết bằng quỹ của hoàng gia mà còn cho nhà ở tại Giê-ru-sa-lem .
Mê phi bô sết cũng được biệt đãi trong cơn đói kém trừng phạt Y-sơ-ra-ên vì tội ác ghê gớm của Sau-lơ muốn tận diệt người Ga ba ôn trước kia đã lập giao ước với Giô-suê (xem Gios Gs 9:3…)Đa-vít hiểu rằng tội lỗi này phải được chuộc tội ( Dan Ds 35:31…) nên cho phép người Ga ba ôn xử tử bảy người thuộc giòng dõi Sau-lơ, tuy nhiên Mê phi bô sét thì được tha chết. Vua lúc này Đa-vít cho di chuyển hài cốt của Sau-lơ và Giô na than về nghĩa trang gia tộc ở Bên gia min.
Trong khi làm vua Y-sơ-ra-ên , Đa-vít không bao giờ quên rằng Thượng Đế là đấng ban cho vua những thắng lợi quân sự và thịnh vượng vật chất. Trong một bài thờ cảm tạ (IISa 2Sm 22:1-51; Thi Tv 18:1-50) Đa-vít đã tỏ lòng ca ngợi Chúa. Đây chỉ là một bài tiêu biểu trong nhiều bài thơ Đa-vít soạn trong những trường hợp khác nhau, khi Đa-vít làm cậu bé chăn chiên, làm đầy tớ trong cung vua, làm kẻ trốn tránh và c uối cùng làm vị vua xây dựng đế quốc rộng lớn nhất của Y-sơ-ra-ên .

TỘI LỖI TRONG HOÀNG GIA
Kinh Thánh không bao giờ che giấu tội lỗi của các thủ lãnh Y-sơ-ra-ên . Khi Đa-vít buông mình vào tội lỗi, vua không thể thóat được sự phán xét của Thượng Đế , nhưng khi vua ăn năn nhìn nhận tội lỗi, thì vua lại được xem là người vừa ý Thượng Đế (ISa1Sm 13:14)
I. Đa-vít phạm tội và ăn năn IISa 2Sm 11:1-12:31
II. Tội của Am nôn (Ammon) và hậu quả 13:1-36
III. III.III. Ap sa lôm (Absalom) phản loạn và bị hại 13:37-18:33
IV. Đa-vít dành lại ngôi vua 19:1-20:6
Đa vít có nhiều vợ . Vào thời đó, việc vua chúa có nhiều cung tần mỹ nữ là biểu tượng của quyền quý và rất thông thường. Cựu Ước cho phép chế độ đa thê vì lòng người cứng cỏi, nhưng với sự khải thị đầy đủ hơn thì dứt khóat Tân Ước cấm. Cựu Ước cũng cảnh cáo các vua về việc lấy nhiều vợ (PhuDnl 17:17) . Đối với Đa-vít, việc cưới Mi canh (Michal) con gái của Sau-lơ và cưới Ma a ca (Maacah) con gái của Thanh mai (Talmai) vùa Ghê su rơ (Geshur) bao hàm dụng chính trị. Giống như mọi người khác Đa-vít phải gánh chịu các hậu quả trong cuộc sống gia đình với các tội ác như tội loạn dâm, tội giết người, tội phản loạn .
Việc Đa-vít thông dâm với Bát sê ba và giết U ri là một tội ác trót lọt toàn hảo đối với con người. Vì không phải chịu trách nhiệm với ai trong nước, nên Đa-vít tưởng mình có thể giấu được mọi người. Trong một lúc, vua đã quên rằng Thượng Đế biết hết mọi tư tưởng và h ành động của vua. Đối với một vua của dân ngoại, tội gian dục và giết người có thể không bị moi móc, nhưng với vua của Y-sơ-ra-ên thì không thể như vậy vì họ lãnh một sự ủy thác thiêng liêng. Khi nhà tiên tri Na than chỉ tội lỗi của vua ra thì vua ăn năn. Đa-vít đã diễn tả cuộc khủng hoảng tâm linh này trong Thi thiên 32 và 51 qua những lời thơ trác tuyệt. Vua được tha tội, nhưng hậu quả xảy ra trong gia đình thật trầm trọng (IISa 2Sm 12:11) . Thượng Đế đã bày tỏ ân huệ của Ngài khi tha chết cho Đa-vít không bị ném đá vì đây là hình phạt mà luật pháp dành cho tội tài dâm. An điển của Thượng Đế cũng được bày tỏ ra khi đứa con không chính thức của Đa-vít bị che lấp bởi việc Bát sê ba sinh ra Sa lô môn sau này trở thành vua.
Đa-vít đã làm gương xấu cho con cái, để rồi họ cũng có những hành vi vô luân, sát nhân. Hành động vô luân của Am nôn đối với cô em gái cùng cha khác mẹ đã khiến Ap sa lôm giết Am nôn. Khi Đa-vít nổi giận, Ap sa lôm phải chạy trốn về nhà Thanh mai ông ngoại chàng trong ba năm nhưng rồi được Giô áp trung gian, chàng được phép trở về Giê-ru-sa-lem . Sau bốn năm tìm cách lấy lòng quần chúng ở Giê-ru-sa-lem , Ap sa lôm dấy binh làm loạn và có nhiều dấu hiệu thành công. Đa-vít buộc phải bỏ kinh đô chạy trốn vì sự phản nghịch xảy ra bất ngờ. Đa-vít là nhà quân sự thao lược . Sau khi có đủ thì giờ tổ chức lại lực lượng, vua đã đánh tan quân đội của Ap sa lôm, đứa con phản loạn . Ap sa lôm bị giết. Thay vì ăn mừng chiến thắng, Đa-vít lại thương xót người con đã chết khiến cho Giô áp trách vua quên lãng những người Y-sơ-ra-ên trung thành đã ủng hộ vua. Sau khi dẹp nốt một đám phản loạn nữa do Sê ba người Bên gia min cầm đầu, Đa-vít khôi phục lại ngôi báu .
Trong gần một thập niên sau khi Đa-vít phạm tội, những lời tiên tri của Na than đã ứng nghiệm cụ thể. Thượng Đế quả đã tha thứ tội lỗi Đa-vít, nhưng vua phải gánh chịu những hậu quả xảy ra ngay trong nhà mình.
III. Nhiệm vụ của người Lê vi ISu1Sb 23:1-26:28
VI. Đa-vít trăn trối IISa 2Sm 23:1-7

HỒI TƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG
Đa-vít đã vẻ kiểu chi tiết và sắp đặt tỉ mỉ cho việc xây đền thờ. Tuy đã đánh thắng các quốc gia lân cận và mở rộng bờ cõi Y-sơ-ra-ên . Đa-vít đã lập hiệp ước với người Phê ni xi là dân có ngành thương mại hàng hải rộng rãi khắp vùng Địa trung hải . Vua thương lượng với người Phê ni xi để nhờ họ cung cấp vật liệu. Lao công trong nước và ngoại quốc được tổ chức qui cũ, ngay cả chi tiết thờ phượng trong ngôi đền mới cũng được hoạch định cẩn thận .
Việc kiểm tra quân số và trừng phạt sau đó có liên hệ đến kế hoạch tỉ mỉ xây đền thờ. Kinh Thánh không nói rõ lý do tại sao vua và dân bị phạt, có thể Đa-vít đã kiêu hãnh vì sức mạnh quân sự và các thành tích của mình. Còn dân chúng bị phạt có lẽ vì đã theo Ap sa lôm và Sê ba làm loạn . Giô áp phản đối ý kiến kiểm tra, nhưng bị vua áp đảo .
Gát, nhà tiên tri, công bố hình phạt cho tội này. Được phép lựa chon, vua đã lựa dịch hạch, mong còn hi vọng nơi sự thương xót của Thượng Đế . Trong cơn phán xét, vua và các trưởng lão dâng lời cầu thay nơi sân đạp lúa của A ran na (Arannah) người Giê bu sít về hướng Bắc thành Giê-ru-sa-lem mà vua đã mua theo lời khuyên của Gát. Trong khi vua dâng tế lễ, Thượng Đế nhậm lời và trận dịch ngừng lại.
Địa điểm này ở trên núi Mô ri a (Moriah), được Đa-vít chỉ định làm nơi đặt bàn tờ để dâng lễ thiêu và xây Đền Thờ. Rất có thể đây là nơi trước đó một ngàn năm Ap-ra-ham ta dâng con trai mình là I Sắc . Tuy núi Mô ri a ở ngoài phạm vi thành Si ôn (Giê- su -sa -lem)lúc Đa-vít chiếm cứ ban đầu, sau này dưới thời Sa lô môn núi dó được nhập chung vào thủ đô
Đa-vít ôn lại cuộc đời chinh chiến của mình. Bảy năm rưỡi ở Hếp rôn là thời gian chuẩn bị và phân tranh quốc gia. Trong thập niên kế tiếp, Giê-ru-sa-lem trở thành thủ đô và nhiều nước xung quanh bị thôn tính sát nhập vào vương quốc. Tội lỗi Đa-vít và các cuộc nổi loạn kế tiếp chiếm hầu hết thời gian của thập niên thứ ba. Trong thập niên cuối cùng, Đa-vít tập trung sửa soạn cho công cuộc kiến thiết Đền Thờ mà mình không được phép xây cất.
Đa-vít khuyên Sa lô môn vâng phục Luật Pháp của Thượng Đế đã ban cho Môi-se và nhận biết trách nhiệm mình trước mặt Ngài. Trong một cuộc hội họp dân chúng, vua kêu gọi các vương hầu và tế sư công nhận Sa lô môn là người kế vị vua.
Những lời cuối cùng của Đa-vít nói lên sự cao cả của vị anh hùng được tôn kính nhất của Y-sơ-ra-ên này (IISa 2Sm 23:1-7) . Đa-vít nói tiên tri rằng vương quốc của người sẽ tồn tại mãi mãi. Thượng Đế đã phán và lập một giao ước đời đời với người. Lời chứng này đáng dùng làm bia mộ cho Đa-vít.
Bài làm
1. Giai đoạn nào của triều đại Đa-vít được đặc biệt ghi chép trong sách II Sa-mu-ên ?
2. Những ai làm tổng binh cho Sau-lơ và Đa-vít?
3 Đa-vít tỏ lòng nhân từ đối với nhà Sau-lơ như thế nào ?
4. Tại sao Đa-vít không được phép xây Đền thờ ?
5. Cho biết tên hai vị tiên tri trong đời Đa-vít?
6. Đa-vít chiếm được tài nguyên kinh tế nào trong vùng sa mạc Si-nai ?
7. Sự trốn tránh của Đa-vít qua xứ Phi-li-tin chuẩn bị con người ông cho tương lai thế nào ?
8. Tại sao Ap sa lôm bị đày khỏi Giê-ru-sa-lem ?
9. Ai hiến kế bất lợi cho Ap sa lôm ?
10. Ai được Đa-vít chỉ định kế vị ?
11. So sánh nội dung và cách đề cập tới lịch sử giữa sách II Sa-mu-ên và sách I Sử ký . Thượng Đế giữ địa vị nào trong các biến cố lịch sử ngày nay ?
12. Liệt kê tên các dân tộc bị Đa-vít chinh phục và vẽ trên bản đồ bởi cõi nước Y-sơ-ra-ên mở rộng tới đâu. So sánh với lời hứa trong SaSt 15:18. Có thể ứng dụng nào về phương diện tâm linh ?
13. Tìm hiểu những hậu quả của tội lỗi Đa-vít. Khía cạnh nào trong cách Thượng Đế đoán phạt tội lỗi vẫn không thay đổi từ thời Đa-vít đến nay ? Trung dẫn Kinh Thánh để kiểm chứng câu trả lời của bạn .
14. So sánh cá tính của Sau-lơ và Đa-vít. Trong cuộc đời của họ có những đặc điểm nào mà bạn thấy giống những nhà lãnh tụ mà bạn biết?
15. Những điểm nào trong sự cai trị của Đa-vít tiên báo về Chúa Cứu thế ?
Tài liệu tham khảo
Ackroyd, Peter R. The Second Book of Samuel. New York : Cambridge Univ. Press , 1977
Coggins, R,J. The First and Second book of the Chronicles. New York: Cambridge Univ. Press 1976
Keil, Carl F. “ The Books of the Chronicles” Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol III. Grand Rapids : Wn. B. Eerdmans Pub. Co. 1982
Sailhamer, John, First and Second Chronicles. Everyman’s Bible Commentary. Chicago: Moody Press, 1983
Williamson, H.G.M. 1 and 2 Chronicles. The New Century Bible Commentary . Grand Rapids : Wm . B. Eerdmans Pub Co. 1982

” Nhờ ơn lành của Chúa những cuốn sách này cho phép bạn tải về miễn phí trong phạm vi sử dụng cá nhân. Nếu bạn sao chép, tái xuất chuyển giao, ghi âm, dịch thuật hoặc sử dụng cách khác trong bất cứ cách nào thì phải được sự cho phép bằng văn bản của tác giả. Rất mong sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn để Thư viện có thêm nhiều sách. “