MỘT QUỐC GIA THÁNH
Đọc kinh thánh: Xuất Ai cập -Lê vi ký
Quãng thời gian: độ 1600 – 1400 TC.

Thánh sử bắt đầu mang kích thước mới từ sách xuất Ai cập . Nhiều thế ký đã trôi qua sau khi Giô sép qua đời. Con cháu các vị thánh tổ đã sinh sôi nảy nở đông đúc. Một vi Pha ra ôn mới lên ngôi ghét số dân đông đúc này, đã bắt họ làm nô lệ và đày đọa họ. Dưới sự lãnh đạo của Môi-se, dân Y-sơ-ra-ên đã được giải phóng, trở thành một dân tộc độc lập và tiến vào chính phục xứ Ca na ên.

Công cuộc giải phóng này có ý nghĩa quan trọng vượt bực. Phần còn lại của Ngũ kinh , tức khoảng một phần sáu toán bộ Cựu Ước dành cho biến cố này.

Chúng ta cần xem các biến chuyển qua thời gian trong bốn sách theo bố cục dưới đây :

I. Y-sơ-ra-ên bị làm nô lệ, 400 năm Xuat 1:1-2:25
II. Từ AI cập đến Si-nai, chưa đầy 1 năm , 3:1-18:26
III. Đóng trại tại Si-nai, độ 1 năm, 19:1-40:38 – Dan So Ky 10:1-36
IV. Lang thang trong sa mạc,độ 38 năm , 10:1 -21:33
V. Đóng trại ngoài Ca na an, độ 1 năm, 22:1-36:13 – Phuc Truyen 34:1-12

Ai cập là một trong những trung tâm văn minh lớn nhất thời bấy giờ. Vương quốc thành lập từ thế kỷ 16 TC sau khi đánh đuổi người Hysok là dân chiếm cứ đất Ai cập gần hai thế kỷ. Một trong những thủ lãnh quân sự nổi tiếng là Thutmose III (k. 1500 – 1450)thường hành quân qua Palestine và vượt Địa trung Hải mở bờ cõi đến tận sông Ơ phơ rát (Euphrates). Người ta thường sánh ông với A lịch sơn Đại đế (Alexander the Great) hay Nã Phá Luân (Napoleon).

Từ nô lệ trở thành một dân tộc

Trong một thời gian tương đối ngắn, người Y-sơ-ra-ên dưới sự lãnh đạo của Môi-se đã trở thành một dân tộc độc lập được lập giao ước với Thượng Đế . Có thể chia đoạn từ này như sau:

I. Y-sơ-ra-ên thóat ách nô lệ . Xuat 1:1-13:19
II. Hoàn cảnh ở Ai cập 1:1-22
III. Môi-se – ra đời, giáo dục, kêu gọi 2:1-4:31
C. Đấu tranh vơi Pha ra ôn 5:1-11:10
D. Lễ Vượt qua (Passover)12:1-13:19
II. Từ Ai cập tới núi Si-nai 13:20-19:2
A. Sự giải phóng thiên thượng , 13:20-15:21
B. Tiến đến Si-nai , 15:22-19:2

Người Y- sơ – ra – ên bị áp bức

Sau thời kỳ Giô sép, người Y-sơ-ra-ên phát triẻn và gia tăng đông đúc trong vùng đất chăn nuôi Gô sen (Goshen) thuộc thung lũng sông Nil(Nile) trong mấy trăm năm. Triều đại thứ mười tám của Tân Vương quốc bắt đầu áp dụng chính sách mới nhằm hạn chế nguy cơ nổi loạn của người Y-sơ-ra-ên. Mặc dù bị bắt lao dịch xây thành Ram se (Rameses) và Phi thôm (Pithom) (1:11), họ vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở khiến nhà cầm quyền Ai cập lo sợ đày đọa họ thêm vào ra chỉ dụ thủ tiêu những con trai sơ sinh của họ (1:15-22). Vào thời Môi-se đấu tranh với Pha ra ôn dân Ai cập còn không cung cấp rơm rạ cho họ làm gạch nữa. (5:5-19).

Chuẩn bị lãnh tụ

Môi-se ra đời trong thời kỳ đen tối đó, được công chúa Ai cập đem vào cung làm con nuôi và cho ăn học hấp thụ kiến thức của người AI cập (Cong vu 7:22).

Ở giai đoạn thứ hai, Môi-se được huấn luyện trong sa mạc Ma đi an trong bốn mươi năm. Tại đây, người cưới Xê phô ra (Zipporah) con gái của Ru ên (Reuel) cũng gọi là Giê trô, một tế sư của Ma đi an. Trong khi chăn súc vật ở vùng vịnh Aqaba, Môi-se thuộc lòng địa thế của vùng này, mà không ngờ rằng một ngày kia mình sẽ lãnh đạo dân Do thái đi qua đó.

Khi được Thượng Đế kêu gọi (XuXh 3:1-4:17) . Môi-se biết rõ khả năng của triều đình Ai cập và hoàn cảnh vô vọng của người Y-sơ-ra-ên . Môi-se cũng biết Pha ra ôn không phải là kẻ làm theo lệnh kẻ khác. Nhưng với sự bảo đảm của Thượng Đế , người đã trở về Ai cập làm theo diều Ngài truyền dạy.

Cuộc chạm trán

Pha ra ôn ngoan cố không cho dân Y-sơ-ra-ên ra đi. Môi-se đã phải thách thức quyền uy của Pha ra ôn bằng mười tai họa liên tiếp. Mục đích của tai họa là chứng tỏ quyền năng của Thượng Đế cho người Y-sơ-ra-ên và ai cập thấy (9:16) . Mặc dầu các dịch họa xảy đến qua hiện tượng thiên nhiên, ta vẫn thấy rõ quyền năng siêu nhiên của Thượng Đế trong sự kiểm sóat mức độ, thời gian và phân biệt đối tuợng. Các dịch họa đó có thể là nhắm vào các thần Ai cập.

Cuộc vượt qua

Cuộc vượt qua và cái chết của các con đầu lòng Ai cập đã đưa cuộc đọ sức dến cao điểm. Mọi gia đình Ai Cập đều cảm biết sự phán xét của Thượng Đế trong cái chết của con trai đầu lòng mình. Mọi gia đình Y-sơ-ra-ên , ngược lại, cảm biết quyền năng cứu chuộc của Thượng Đế khi họ bôi máu lên cột cửa, ăn Thượng Đế hịt chiên con, và vội vã chuẩn bị hành trang ra khỏi Ai cập (xem Mat Mt 26:26-28; ICor 5:7; Heboro 9:14, 15)

Phép lại giải cứu

Lộ trình ngắn nhất từ AI cập tới Ca na an là con đưòng bộ dọc theo bờ biển Địa trung hải (Mediterranian) . Nhưng Môi-se theo lệnh của Thượng Đế , đã dẫn đám người mưói thóat ách nô lệ đó qua Hồng Hải đến bán đảo Si-nai. Theo sau phép lạ giải cứu là một số iến cố can thiệp của Thượng Đế để bảo vệ dân Y-sơ-ra-ên và nuôi sống họ. Trụ mây và trụ lửa không những chỉ để bảo vệ họ lúc nguy nan mà còn hướng dẫn họ nữa (xem ICor 10:1)

Luật pháp cho dân thánh

Tôn giáo của Y-sơ-ra-ên là một tôn giáo măc khải. Nó không du nhập từ các quốc gia lân cận . Nó có những tiêu chuẩn và cách hành đạo khác hẳn tôn giáo của các dân tộc ngoại giao thời ấy.
Sự mặc khải tại núi si nai có thể phân bố cục như dưới đây.

I. Giao ước của Thượng Đế với Y-sơ-ra-ên , Xuat 19:3-24:8

A. Chuẩn bị gặp gỡ Thượng Đế 19:3-25
B. Thập giới 20:1-17
C. Các mạng lệnh cho Y-sơ-ra-ên 20:18-23:33
D. Phê chuẩn giao ước, 24:1-8

II. Nơi thờ phượng 24:9-40:38
A. Chuẩn bị xây cất, 24:10-31:18
B. Thờ thần tuợng và bị phán xét 32:1-34:35
C. Cất đền tạm (Tabernacle) 35:1-40:38

III. Huấn thị về nếp sống thánh thiện Leviky1:1-27:34
A. Các lễ vật 1:1-7:38
B. Chức vụ tế lễ 8:1-10:20
C. Luật lệ thanh tấy 11:1-15:33
D. Đại lễ Chuộc tội , 16:1-34
E. Cấm các phong tục ngoại giáo 17:1-18:30
F. Luật lệ về sự thánh khiết 19:1-22:32
G. Lễ hội và mùa màng 23:1-25:55
H. Điều kiện để hưởng phước lành của Thượng Đế 26:1-27:34.

Giao ước Môi se

Thượng Đế cứu Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai cập để lập giao ước với họ như Ngài đã lập với các tổ phụ, hầu họ làm dân thánh cho Ngài (Xuat 19:3-24:8). Nếu họ tuân theo các luật lệ Ngài ban, họ sẽ là một dân thánh phân biệt với các dân tộc ngoại giáo xung quanh.

Quan trọng hơn hết là Mười điều Răn hay thập giới (20:1-7). Tất cả những điều luật đạo đức này, ngoại trừ điều luật về ngày Sa bát, đều được Tân ước lặp lại. Đặc điểm của Thập Giới là chủ nghĩa độc thân, không cho người Y-sơ-ra-ên dùng cả đến hình tượng. Điều này khiến họ khác hẳn những dân tộc xung quanh.

Những luật lệ đó được triển khai thành những qui tắc hướng dẫn người dân trong cách cư sử (21:1-24:17; LeLv 11-26:46). Vâng theo những luật lệ về đạo đức, dân sự, và nghi lễ đó là dấu phân biệt họ là dân thánh của Thượng Đế . Nhiều hành vi bị cấm đối với Y-sơ-ra-ên lại rất phổ thông ở Ai cập và Ca na an. Tục anh chị em ruột lấy nhau ở Ai cập, bị cấm đối với dân Y-sơ-ra-ên . Những qui luật về sinh con đẻ cái chẳng những nhắc họ về bản chất tội lỗi của con người, mà còn làm nổi bật hình ảnh tương phản với sự bại hoại dâm dục và cúng tế trẻ con thường có trong các lễ nghi tôn giáo ở Ca na an. Chúng ta có thể hiểu được sự hạn chế về thức ăn và hạ thịt một số loại súc vật chắc là do các tục thờ cúng ngoại giáo lúc bấy giờ. Họ cũng được lệnh nhớ đến kẻ nghèo khi đến mùa gặt, giúp đỡ kẻ cô đơn, tôn trọng người già, xét xử công minh. Nhiều điều khoản của dân luật và nghi lễ chỉ có tính chất tạm thời và sau này đã bị hủy bỏ khi hoàn cảnh thay đổi.

Đền tạm (Tabernacle)

Không như Ai cập có nhiều đền thờ, Y-sơ-ra-ên chỉ có một thánh điện thôi. Việc xây cất Đền Tạm được giao phó cho hai người cai tên Bết sa lê ên (Bezalel) và Ô hô li áp (Aholia). Đây là những người “ Đầy dẫy Thần của Thượng Đế , sự khôn ngoan, thông sáng” (Xuat 31:3) để họ trông coi công việc. Dân chúng kẻ bỏ công, người góp của vào việc xây cất.

Đền Tạm dài 45 bộ (13,5m), rộng 15 bộ (4,5m), chia làm hai phần. Lối vào từ hướng đông trổ vào nơi thánh dài 30 bộ (9m). Phía trong cùng là nơi Chí Thánh. Xung quanh Đền Tạm là một cái sân chu vi 450 bộ (135m). Phần phía đông của khu này là khu thờ phượng, nơi đặt bàn thờ bằng đồng để dân chúng đến dâng tế. Giữa bàn thờ này và đền tạm có một chậu bằng đồng để các tế sư rửa chân khi chuẩn bị hành lễ trước bàn Thượng Đế hờ sinh tế trong Đền Tạm.

Trong nơi thánh có ba vật dụng : bên p hải là bàn để bánh trưng bày cho các tế sư, bên trái là chân đèn vàng, và một bàn thờ dâng hương phía trước bức màn ngăn nơi thánh ra nơi Chí Thánh.

Hòm Giao Ước là kỷ vật thiêng liêng nhất của Y-sơ-ra-ên . Đó là vật duy nhất đặt trong nơi Chí Thánh . Trên nắp hòm có hai tượng Chê ru bim (Cherubim) bằng vàng đối diện nhau, cánh chúng che phía trên một chổ gọi là ngai thi ân (mercy seat), tượng trưng cho sự hiện diện của Thượng Đế . Khác với ngoại giáo, Y-sơ-ra-ên không có một vật nào tượng trung cho Thượng Đế . Vinh quan Shekinah của Giê-hô-va Thượng Đế ngự với Y-sơ-ra-ên trong Đền Tạm. Tại đây, vị thượng tế rưới máu mỗi năm một lần vì dân chúng, vào ngày Đại Lễ Chuộc Tội . Sau này trong hòm giao ước có để bảng Mười điều răng (Decalogue) (25:21; 31:38), một hộp ma na (16:34) và cây gậy trổ hoa của A rôn Dan Ds 17:1). Trước khi Y-sơ-ra-ên vào xứ Ca na an, quyển sách Luật Pháp được đặt bên cạnh hòm giao ước (Phuc 31:26)

CHÚC TƯ TẾ ( Priesthood)

Trong thời các thánh tổ, vị gia trưởng là người dâng tế lễ. Khi Y-sơ-ra-ên trở thành một dân đông, họ cần có những tế sư để đặc trách công tác tế lễ. A rôn là anh Môi-se được chỉ định làm Thượng thế, các con làm phụ tá. Sau khi thóat chết ở Ai cập, con đầu lòng trong mọi gia đình đều đương nhiên thuộc về Thượng Đế . Chi tộc Lê vi được chọn thay thế cho các con đầu lòng để giúp việc các tế sư (Dan So Ky 3:5-14; 8:17). Như vậy chức tư tế thay mặt cho toàn thể dân tộc.

Các tế sư đại diện cho dân trước mặt Thượng Đế , dâng sinh tế theo qui định (Xuat 28:1-43; LeLv 16:1-34) , dạy Luật pháp cho dân, và phục vụ trong Đền Tạm. Những đòi hỏi thánh thiện đối với các tế sư (Le Vi Ky 21:1-22:10) tương pảhn với tập tục ngoại giáo.

SINH TẾ

Việc dâng sinh tế dã được thực hiện từ sau khi loài người bị đuổi khỏi vườn Ê đen. Dân Y-sơ-ra-ên khi lìa Ai cập đã biết rõ các loại tế lễ chưa, đó là điều còn phải bàn cãi. Tuy nhiên, khi đã được tự do và lập ước với Thượng Đế , họ nhận được những chỉ thị rành rẽ và các lễ vật (Sacrifices) (1:1-7:38)

Có bốn loại lễ vật cần phải đổ máu:

Lễ vật thiêu (Burnt offering)- đặc điểm là toàn thể con vật làm sinh tế phải bị thiêu hủy, nói lên sự tận hiến (xem He 1boro0:1-3, 10, 11)
Lễ vật hòa bình (Peace offering) – là lễ vật tự nguyên, người dân và tế sư cùng ăn một phần con sinh, tượng trung cho sự giao hảo giữa người và Thượng Đế (xem Epheso 2:13-14)
Lễ vật chuộc tội (Sin offering)- phải dân khi vô tình phạm những tội mình không biết (xem Giang1:29; 6:51)
Lễ vật chuộc lầm lỗi (Trespass offering )- phải dâng khi xâm phạm quyền lợi người khác và phải đền bù nếu được (Xem Colose 2:13)
Lễ vật bằng ngũ cốc tượng trưng cho bông trái của công lao con người (Leviky 2:1-16; 6:14-23 xem Mac 8:15: ICorinhto 5:8; Galati 5:9). Thường những thứ này không phải là lễ vật đem dâng riêng mà được kèm theo với lễ vật khác. Chỉ khi nào tội lỗi đã chuộc xong bằng đổ máu thì Thượng Đế mới nhận các tặng vật dâng lên cho Ngài.

CÁC LỄ HỘI VÀ MÙA MÀNG (Feasts and Seasons)

Các lễ tiết và mùa màng nhắc cho người Y-sơ-ra-ên nhớ rằng họ là dân thánh của Thượng Đế .Theo giao ước, họ phải giữ các kỳ lễ thánh đó. Các lễ phải giữ là:

Ngày Sa bát (Sabbath)- hàng tuần, nghỉ ngơi không làm việc, nhắc họ nhớ lại công cuộc sáng tạo của Thượng Đế và sự giải phóng họ khỏi Ai cập. Ngày nghỉ này có ghi trong Thập Giới (Dansoky 5:12-12 , xem Mac 2:27, 28)

Ngày trăng mới và lễ thổi kèn (New Moon and Feast of Trumpets) – Mỗi đầu tháng có một hồi kèn báo hiệu. Lễ thổi kèn là vào ngày đầu của tháng thứ bảy, mở màn cho nhiều lễ tôn giáo (Dansoky 29:1-6 , xem Colose 2:16).

Năm Sa bát – Sau khi vào Ca na an, cứ bảy năm họ phải để đất nghỉ một năm, không gieo hạt và không tỉa vườn nho. Họ phải xóa nợ và phóng thích nô lệ để nhắc họ nhớ lại sự giải phóng khỏi Ai cập (Xuat21:2-6; Phuc 15:12-18 cũng xem Heboro 4:1-11).

Năm Hân Hi (Jubilee)- Sau bảy năm Sa bát thì tới năm Hân hỉ. Đây là năm tự do, gia sản không may bị mất đi được hoàn trả, người Y-sơ-ra-ên làm nô lệ được phóng thích, đất được nghỉ ngơi (Leviky 25:8-55 xem Cong vu 4:36, 37; 11:29; Colose 7:23)

Lễ Vượt qua và Bánh không men (Passover and Feast of Unleavend Bread)- giữ lần đầu tiên ở Ai cập rồi sau đó giữ hàng năm để nhắc lại sự giải phóng khỏi Ai cập. Sau ngày Vượt qua là một tuần ăn bánh không men. Lễ vượt qua nhằm ngày mười bốn của tháng Ni san, tức là tháng thứ bảy trong năm, nhưng là tháng đầu của năm tôn giáo (Xuat 34:17, 18; Phuc 16:1-7 xem Mathio 26:26-29; Luca 22:7-11; 12:1; ICo1Cr 5:6-8).

Lễ các Tuần (Feast of weeks) – giữ vào ngày thứ năm mươi sau lễ Vượt Qua . Người ta dâng của lễ bằng hạt lúa hoặc bột, nhìn nhận Thượng Đế là Đấng ban hành ăn hàng ngày (Leviky 23:15-20 , xem Cong vu 1:5; 2:1).

Lễ Đền Tạm (Feast of Tabernacles) – giữ vào cuối mùa gặt, lễ này chấm dứt năm tôn giáo. Trong tuần này, người ta sống trong các lều dựng tạm để nhắc lại thời kỳ lưu trú trong đồng vắng. Bảy năm một lần, người ta đọc Luật Pháp cho công chúng nghe trong dịp lễ này (Phuc 31:9-13 xem Giang7:2)

Ngày chuộc tội (Day of Atonement) – đây là lễ long trọng nhất trong năm (Leviky 16:1-34; 23:26-32; Dan so ky 29:7-11) .
Thượng Đế đã ban những điều trên đây để giúp dân Y-sơ-ra-ên sống theo kế hoạch Thượng Đế với tư cách là dân giao ước của Ngài. Họ cần phải vâng phục và tin cậy để duy trì liên hệ giao ước đó.

Bài làm:
1. Cho biết những cuộc di chuyển chính trong sách Xuất AI cập đền Phục truyền Luật lệ
2. Tại sao Pha ra ôn gia tăng áp bức Y-sơ-ra-ên ?
3. Môi-se đã được huấn luyện gì trong sa mạc để chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo tương lai?
4. Môi-se đã nêu lên những nan đề gì với Thượng Đế để khước từ sự kêu gọi ?
5. Thượng Đế đã trả lời thế nào để trấn an Môi-se?
6. Mục đích cho các dịch họa là gì ?
7. Tai dịch nào đưa cuộc đọ sức giữa Pha ra ôn và Thượng Đế dến cao điểm?
8. Điều kiện của liên hệ giao ước giữa Y-sơ-ra-ên và Thượng Đế là gì (Xem XuXh 19:1-5)
9. Y-sơ-ra-ên phụng thờ Thượng Đế khác người Ai cập thế nào ?
10. Ghi những biến cố siêu nhiên giúp dân Y-sơ-ra-ên biết Thượng Đế chú ý chăm sóc họ
11. Dùng thánh kinh Phù Dẫn (Concordance) tra xem chữ Vượt Qua được dùng thế nào trong suốt Kinh Thánh . Tại sao nó quan trọng như vậy ? Có thể so sánh lễ Vượt qua với lễ Tiệc Thánh như thế nào ?
12. Vẽ một sơ đồ của Đền tạm kể cả sân, cùng các vật dụng trong đó. Thử tìm xem chúng có ý nghĩa tượng trưng nào k hông ?
13. Những ngày lễ,lễ vật, chức tư tế giúp dân Y-sơ-ra-ên phụng sự Thượng Đế như thế nào ? Chúng chỉ về công tác cứu chuộc của chúa Cơ đốc như thế nào ?
14. Những dịch họa liên hệ đến các thần Ai cập như thế nào

Tài liệu tham khảo
Cole, R, Alan. Exodus: An Introduction and Commentary . The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove IL: Inter Varsity Press, 1973
Davis, John J Moses and the Gods of Egypt. Grand Rapids: Baker Book House 1971
Goldberg, Louis Leviticus : A Study Guide Commentary . Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1980
Harrison, Roland K. and Wiseman, JD. Leviticus : An introduction and Commentary. The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove , IL : Inter Varsity Press, 1980
Keil, Carl F. and Delizsh, Franz “ Exodus “ Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol . I . Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub Co 1982
Schultz , Samuel J.Leviticus . Everyman’s Bible Commentary .Chicago: Moody Press 1983
Wenham, Gordon J. The Book of Liviticus. The New International Commentary of the Old Testament . Grand Rapids : Wm . B. Eerdmans Pub Co1970
Youngblood, Ronald F. Exodus . Everyman’s Bible Commentary . Chicago: Moody Press, 1983

HƯỚNG VỀ CA-NA-AN

Đọc kinh thánh : Dân số ký – Phục truyền luật lệ ký
Quảng thời gian : Độ 1600 – 1400 TC

Y-sơ-ra-ên đóng trại ở Si-nai gần một năm. Trong khi ở đó, họ được truyền thêm nhiều huấn thị ghi ở phần đầu của sách Dân số ký . Sau khi đi bộ mười một ngày đến Ca be (Kadesh), họ phái gián điệp vào do thám xứ, những người này dự đoán tại họa. nên Thượng Đế phán quyết kéo dài cuộc lưu lạc. Ba mươi tám năm sau họ đến đồng bằng Mô áp (Moab). Tại đây Môi-se nói những lời từ biệt ghi trong Phục truyền.

TỔ CHỨC DÂN Y-SƠ-RA-ÊN

Huấn thị về việc tổ chức ghi trong sách dân Số ký. Những chương này không hẳn là theo thứ tự thời gian. Có thể phân bố cục như sau:

I. Tu bộ Y-sơ-ra-ên Dan Ds 1:1-4:49
A. Kiểm tra quân số , 1:1-54
B. Bố trí trại , 2:1-34
C. Người Lê vi và nhiệm vụ họ 3:1-4:49

II. Nội qui trại 5:1-6:21
A. Bài trừ tệ đoan, 5:1-31
B. Lời hứa nguyện Na xi rê (Nazinite Vow) 6:1-21

III. Đời sống tôn giáo của Y-sơ-ra-ên 6:22-9:14
A. Qui định sự thờ phượng trong đền tạm 6:22-8:26
B. Lễ Vượt qua lần thứ hai 9:1-14
IV. Thượng Đế hướng dẫn 9:15-10:10
A. Hành động của Thượng Đế , 9:15-23
B. Trách nhiệm của con người 10:1-10

Y-sơ-ra-ên được tu bộ trước khi rời núi Si-nai. Con số rất gần với số dân kiểm tra được khi rời Ai cập (XuXh 30:11 tt 38:26). Lúc ấy họ đếm được 600.000 người k hông kể đàn bà con nít và người Lê vi. Sau gần bốn mươi năm lưu lạc, thế hệ trước đã ngã xuống trong đồng vắng, nhân lực cũng còn tương đương số đó (Dan Ds 26:1-65).

Thứ tự di hành

Luật pháp và trật tự rất cần thiết cho dân thuộc về Thượng Đế. Người Lê vi thay cho các con trai đầu lòng của các gia đình để lo chăm sóc Đền Tạm. Đền Tạm nằm giữa trại, người Lê vi bao quanh, còn bên ngoài người Lê vi thì có ba chi tộc đóng ở mỗi hướng. Khi lên đường, người Lê vi khiêng Đền Tạm. Có sáu chi tộc đi trước và sáu chi tộc đi sau họ.

Khánh thành Đền tạm

Năm thứ hai sau khi họ lìa Ai cập thì Đền Tạm và các vật dụng đã hoàn tất. Môi-se làm lễ khánh thành Đền tạm và nó trở thành trung tâm sinh hoạt tôn giáo của Y-sơ-ra-ên (Xuat 40:1-5; Dan 6:22-9:14) . Môi-se dâng các tế lễ, trình diện A rôn và người Lê vi trước công chúng rồi biệt riêng họ cho việc phục vụ và cuối cùng người chúc phước cho toàn dân (6:24-27). Lễ vượt Qua lần thứ hai này đánh dấu kỷ niệm đệ nhất chu niên dân tộc được giải phóng khỏi Ai cập mọi người dều phải tham dự kể cả những khách lưu trú.

Thẳng tiến về Ca na an

Vào ngày hai mươi tháng thứ hai, người Y-sơ-ra-ên được lệnh nhổ trại để chuẩn bị tiến về Ca na an. Thượng Đế hướng dẫn họ bằng trụ mây ban ngày và trụ lữa ban đêm . Hãy để ý tầm quan trọng của sự hướng dẫn thiên thượng cũng như nhu cầu tổ chức hữu hiệu. Sự phối hợp hài hòa giữa công việc của con người và của Thượng Đế ở đây đáng cho ta xem xét và áp dụng cho công cuộc truyền giáo ngày nay.
Cuộc lang thang trong sa mạc

Ba mươi tám năm lang tháng này từ núi Si-nai đến đồng bằng Mô áp được tóm tắt trong 10:11-21:1 và có thể phân bố cục như dưới đây.

I.Từ núi SI nai đến Ca đe (Kadesh) 10:11-12:16

A. Thứ tự tiến quân 10:11-35
B. Lằm bằm và bị trừng phạt 11:1-12:16

II. Cuộc khủng hoảng tại Ca đe 13:1-14:15
A. Các gián điệp về phúc trình 13:1-33
B. Nổi loạn và đoán phạt 14:1-45

III. Những năm lang thang 15:1-19:22
A. Luật pháp – tương lai và hiện tại 15:1-41
B. Đại loạn 16:1-50
C. Xác lập các lãnh tụ được chọn 17:1-19:22

IV. Từ Ca đe đến đồng bằng Mô áp 20:1-22:1
A. Mi ra am qua đời 20:1
B. Tội của Môi-se và A rôn 20:2-13
C. Ê đôm không cho Y-sơ-ra-ên băng qua 20:14-21
D. A rôn qua đời 20:22-29
E. Y-sơ-ra-ên phục thu dân Ca na an 21:1-3
F. Con rắn đồng 21:4-9
G. Đi vòng quanh Mô áp 21:10-20
H. Đánh bại Si hôn (Sihon) và Oc(Og) 21:21-25
I. Đến đồng bằng Mô áp 22:1

Trên đường đến Mô áp , dân Y-sơ-ra-ên phàn nàn và nổi loạn. Bảy mươi trưởng lão được chỉ định để chia xẻ trách nhiệm với Môi-se trong việc kiểm sóat dân chúng khi họ lằm bằm về bánh ma na. Khi Thượng Đế đưa chim cút đến, dân ăn quá độ và bội thực chết làm thành một trận dịch. Cả A rôn và Mi ri am cũng phàn về Môi-se là người đã được Thượng Đế chỉ định làm lãnh tụ.

Cuộc khủng hoảng ở Ca đe

Một số gián điệp được phái vào đất Ca na an trong khi Y-sơ-ra-ên di chuyển về phía Bắc đóng trại tại Ca đe, khoảng mốn mươi dặm tây nam Bê-e-sê-ba (Beersheba). Cả mười hai người đồng tình báo cáo rằng đất đai ở đó rất màu mỡ, dân cư hùng cường và tàn bạo. Nhưng họ không đồng ý về viễn ảnh chinh phục. Mười người quả quyết rằng không thể nào đánh chiếm được và xui quần chúng đòi trở về Ai cập lập tức. Chỉ có hai người là Giô-suê và Ca lép tin tưởng răng với sự giúp đỡ thiên thượng, họ có thể chinh phục được. Quần chúng bị dao động vì lời báo cáo của nhóm đa số, và trở thành một đám đông nổi loạn, ngăm ném đá Giô-suê và Ca lép, và còn muốn chọn một lãnh tụ khác thay cho Môi-se.

Sau đó là sự đoán phạt của Thượng Đế . Thế hệ này đã từng chứng kiến hành động quyền năng của Thượng Đế giải phóng họ khỏi móng vuốt của Pha ra ôn chưa đầy hai năm trước, đáng lẽ đã có đủ bằng cớ tin rằng Thượng Đế sẽ giúp họ chinh phục Ca na an. Khi Thượng Đế tính tiêu diệt họ thì Môi-se can thiệp. Dầu Ngài ân xá cho dân tộc, nhưng mười gián điệp và cả thế hệ tuổi từ hai mươi trở lên đều phải chết trong đồng vắng vì họ không có lòng tin.

Những năm lang thang

Cuộc nổi loạn do Cô rê (Korah), Đa than (Dathan) và Ai bi ram (Abiram) cầm đầu đại diện cho hai nhóm khởi loạn cấu kết với nhau (Dan So Ky 16:1-50). Cô rê và đám Lê vi ủng hộ ông ta thì phủ nhận quyền lãnh đạo của A ron và gia đình trong chức vụ tư tế cho dân Y-sơ-ra-ên . Còn Đa than và A bi ram thì muốn thay Môi-se làm lãnh tụ chính trị, vì họ là dòng dõi của Ru bên con trưởng của Gia cốp. Môi-se và A rôn được bênh vực khi đất nuốt Đa than, Ai bi ram và Gia đình cùng với Cô rê. Hơn 14000 người khác bị tiêu diệt trong trại. Ngôi vị tư tế của A rôn được xác nhận bằng phép lạ cây gậy đầm chồi.

Trên đường đến đồng bằng Mô áp

Sau thời gian độ ba mươi tám năm trong vùng Ca đe, dân Y-sơ-ra-ên được dẫn đến dọc Vịnh Aqaba đến Đồng bằng Mô áp. Trong nhiều biến cố xảy ra dọc đường, có một điều đáng chú ý là Môi-se không còn nhẫn nại được nữa trước những lời than trách của dân chúng. Vì trái lệnh không chịu ra lệnh cho hòn đá mà lại đập vào nó để khiến nó phun nước ra, Môi-se không còn được phép vào Ca na an. Biến cố con rắn đồng cũng rất ý nghĩa. Chỉ bằng hành động tin cậy đơn sơ, người bị rắn độc cắn nhìn lên nó là được chữa lành. Chúa Giê-xu đã dùng hình ảnh đó để nói về sự hy sinh của Ngài trên thập tự giá, để ai hướng về Ngài thì không bị hư mất mà được sống đời đời (Giang 3:14-16)

Dân Y-sơ-ra-ên tiến về phía Nam, đi vòng quanh Ê đôm và Mô áp rội hạ trại ở vùng đồng bằng về phía Bắc sông Ac nôn (Arnon) và phía đông biển Chết. Họ được lệnh không đánh Mô áp, nhưng rồi cũng phải đánh với Si hôn vua của Hết bôn (Heshbon) và Oc vua của Ba san, rồi chiếm giữ đất họ.

HUẤN LỆNH TIẾN VÀO CA NA AN

Những huấn lệnh ban cho dân Y-sơ-ra-ên trong khi đóng trại tại đồng bằng Mô áp là để họ làm cho dân thành hầu làm chủ đất hứa. Các diễn biến có thể tóm tắt trong bố cục dưới đây:

I. Bảo toàn tuyển dân của Thượng Đế , Dan Ds 22:2-25:18
A. Kế hoạch rủa sả Y-sơ-ra-ên của Ba lác 22:2-40
B. Ba la am chúc phước, 22:41-24:24
C. Sự cám dỗ và phán xét 24:25-25:18

II. Chuẩn bị chinh phục 26:1-33:49
A. Thế hệ mới 26:1-65
B. Những rắc rối trong việc thừa kế 27:1-11
C. Một lãnh tụ mới , 27:12-23
D. Các loại sinh tế và hứa nguyện 28:1-30:6
E. Phục thù dân Ma di an, 31:1-54
F. Chia đất bên kia sông Giô đanh 32:1-42
G. On lại hành trình của Y-sơ-ra-ên 33:1-49

III. Dự kiến việc chiếm đóng 33:50-36:13
A. Vùng đất sẽ chinh phục 35:50:35-15
B. Những thủ lãnh đưọc chỉ định để chia đất 34:16-29
C. Các thành phố Lê vi và thành phố ẩn náu 35:1-34
D. Luật lệ về thừa kế 36:1-13.

Ba-la-am và Ba-lác

Vua Ba lác xứ Mô áp rất lo ngại khi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại ở phía bắc xứ ông. Ong ta tìm cách thuyết phục Ba la am, một vị tiên tri của xứ, giúp ông bằng cách rủa sả Y-sơ-ra-ên . Vì ham lộc cao bổng hậu, Ba la am ra đi, nhưng rồi con lừa ông cởi bật nói tiếng người và một vị thiên sứ cảnh cáo ông chỉ được nói lời Thượng Đế thôi. Ong ta đã chúc phước Y-sơ-ra-ên bốn lần và bị Ba lác bỏ. Tuy nhiên, về sau ông ta đã bày mưu cho dân Mô áp cám dỗ dân Y-sơ-ra-ên gian dâm và thờ thần tượng khiến Y-sơ-ra-ên bị phán xét ( Dan So Ky 31:16). Ba la am bị giết trong cuộc chiến giữa dân Ma đi an và Y-sơ-ra-ên . Tuy nhiên, Thượng Đế không để cho dân Ngài bị rủa sả.

Quyết định và chỉ thị

Lãnh thổ ở đông ngạn sông Giô đanh là vùng cỏ tốt rất hấp dẫn đối với người Ru bên và Gát. Môi-se miễn cưỡng cho phép chi tộc Ru bên, Gát và phân nữa chi tộc Ma na se định cư ở phía đông sông Giô đanh, nhưng bắt họ hứa sẽ tham dự cuộc chinh phục Ca na an. Có ba thành ẩn náu được chỉ định trên phần đất này.

Kế hoạch quan trọng nhất của Môi-se là chỉ định Giô-suê làm lãnh tụ mới ( 27:1-23),. Người đã chứng tỏ khả năng chỉ huy quân sự khi đẩy lùi dân A-ma-léc (Xuat 17:1-16), và là người có đức tin khi được phái đi do thám xứ.

HỒI TƯỞNG VÀ TRIỂN VỌNG

Thiên chức của Môi-se hoàn tất. Khi dân tộc sắp bước vào giai đoạn mới, người ngỏ lời cùng họ trong một số diễn từ, có thể phán chia như dưới đây :

I. Lịch sử và ý nghĩa Phuc Truyen 1:1-4:43
A. On lại những thất bại của Y-sơ-ra-ên 1:1-3:29
B. Khuyên hãy vâng phục 4:1-40
C. Các thành ẩn náu bên kia sông Giô đanh 4:41-43

II. Luật pháp và ý nghĩa 4:44-29:68
A. Giao ước và Thập Giới 4:44-11:32
B. Luật pháp để sống trong xứ Ca na an , 12:1-26:19
C. Phước lành và rủa sả 27:1-28:68

III. Lần chuẩn bị chót và từ biệt 29:1-34:12
A. Y-sơ-ra-ên chọn phước lành hay rủa sả 29:1-30-20
B. Giô-suê được bổ nhiệm 31:1-29
C. Bai ca và lời chúc phước của Môi-se , 31:30-33:29
D. Môi-se qua đời , 34:1-12

Những diễn từ của Môi-se rất ý nghĩa và sống động. Không ai biết dân Y-sơ-ra-ên bằng Môi-se, cũng không ai đủ tư cách như Môi-se để tiên liệu những diễn biến tương lai

Lịch sử

Trong diễn từ thứ nhất. Môi-se ôn lại lịch sử Y-sơ-ra-ên bắt đầu từ cuộc đóng trại và ra đi ở bán đảo Si-nai. Người nhắc nhở họ rằng thế hệ ra khỏi Ai cập đã lằm bằm phản loạn nhiều lần nên không được phép vào đất hứa. Người chỉ rõ rằng điều kiện để được ơn Thượng Đế là tuân giữ Luật Pháp Ngài và hết lòng sống cho Ngài.

Luật pháp

Trong diễn từ thứ hai, Môi-se nhắc nhở rằng họ là dân thuộc về giao ước của Thượng Đế . Người nhắc lại Mười điều răn và chi cho họ thấy những điều đó là căn bản cho lối sống được Thượng Đế chấp nhận. Chân thành kính yêu Thượng Đế sẽ đưa đến một nếp sống vâng phục để giữ mình làm dân thánh của Thượng Đế giữa thế giới ngoại đạo. Phải dẹp bỏ việc thờ hình tượng cùng kẻ thờ hình tượng. Môi-se cũng định những luật lệ, qui tắc hướng dẫn họ trong các trách nhiệm dân sự, xã hội, và gia đình . Các lời chúc phước và rủa sả mà Môi-se đã phán ra phải được tuyên đọc trước công chúng sau khi họ vào xứ Ca na an.

Từ biệt

Môi-se trao quyền chỉ huy cho Giô-suê và công tác dạy dỗ cho các tế sư. Người trao cho họ một bản chép Luật Pháp. Bản này được lưu giữ trong hòm giao ước và được đem ra đọc trước công chúng bảy năm một lần. Một lần nữa, người kể lại thuở dân tộc mới sơ lập lúc người dân họ ra khỏi cảnh nô lệ xứ Ai cập, rồi chúc phước cho mỗi chi tộc. Trước khi qua đời, người được lệnh lên đỉnh Nê bô (Nebo) để nhìn qua bờ cõi xứ mà dân người sắp sửa tiến vào.

Bài làm
1. Trước khi rời Si-nai, dân số Y-sơ-ra-ên được bao nhiêu
2. Dân Y-sơ-ra-ên kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ra khỏi Ai cập như thế nào ?
3. Đền tạm nằm ở đâu khi dân Y-sơ-ra-ên đóng trại hay đi đường ?
4. Việc gì đã đưa tới cuộc khủng hoảng, khiến dân Y-sơ-ra-ên phải lưu lại lâu dài trong đồng vắng?
5. Giô-suê và Ca lép đề nghị chinh phục Ca na an như thế nào ?
6. Những ai cầm đầu hai cuộc nổi loạn chống Môi-se và A rôn
7. Biến cố về rắn được dùng trong Tân ước như thế nào
8. Dân nào không chịu để cho Y-sơ-ra-ên dùng đường cái đi qua xứ họ ?
9. Ba lác là ai ?
10. Tại sao Môi-se không được phép đi vào Ca na an?
11. Vạch con đường dân Y-sơ-ra-ên đi từ Núi Si-nai đến Đồng bằng Mô áp ngang qua Ca đe Ba nê a. Trong chặng đường này có những bài học tinh thần nào cho ta ngày nay ?
12. Nghiên cứu về sự hướng dẫn của trụ mây, trụ lửa và kèn trong Dan Ds 10:1-36. Ngày nay Thượng Đế hướng dẫn con cái Ngài bằng gì?
13. Phuc Truyen 4:1-6 có thể giúp cha mẹ dạy dỗ con cái như thế nào? Thảo luận cách áp dụng 6:7 vào đời sống gia đình .
14. Đánh giá nhân vật Ba la am trong vai trò tiên tri của Thượng Đế. Ngày nay Thượng Đế có dùng hạng người như vậy không?

Tài liệu tham khảo
Jensen , Jrivng, Numbers : Journey to God’s Rest Land. Everyman’s Bible Comentary. Chicago : Moody Press, 1968
Keil , Carl F. and Delitzsh , Franz “ Numbers” Commentary on the Old Testament in Ten Volumes. Vol I . Grand Rapids : Wm. B. Eerdmans Pub. Co 1982
Noordtzij, A. Nummbers: Bible Student ‘s Commentary. Grand Rapids: Zondervan Pub .House 1983
Pfeiffer, Charles F. The Bible Atlas. Rev. ed. Nashville : Broadman Press 1975
Schultz, Samuel J. Deuteronomy : The Gospel of Moses. Everyman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press, 1979
Thompson JA. Deuteronomy An Introduction and Commentary . The Tyndale Old Testament Commentaries. Downers Grove IL: In ter Varsity Press 1975

LÀM CHỦ ĐẤT HỨA
Kinh thánh : Giô-suê , Các quan xét , Rơ – tơ
Quãng thời gian : độ 1400-1100TC

Từ nơi họ đóng trại ở phía Đông Bắc Biển Chết , dân Y-sơ-ra-ên có thể nhìn thấy giải đất Ca na an bên kia bờ sông Giô đanh. Trước khi qu đời Môi-se đã bổ nhiệm Giô-suê để làm đạo họ trong cuộc chính chiến và chiếm đóng vùng đất hứa.

TÌNH TRẠNG XÃ HỘI Ở CA-NA-AN

Về phượng diện chính trị, đất đai nằm trong tay kiểm sóat của dân sống trong các thành tiểu quốc (City – State) . Một thành phố có tường thành bao bọc nằm trên vị trí cao có thể chống đỡ lực lượng xâm lăng trong một thời gian vô hạn, miễn là họ vẫn còn nguồn tiếp tế nước và thực phẩm. Bởi đó, công tác chinh phục và chiếm giữ của Y-sơ-ra-ên dường như là chuyện mơ mộng viễn vông.

Về tôn giáo, người ca na an thờ đa thần . El là vị thần chính được gọi là “ thần bò cha” (Father bull) và là tạo hóa. Vợ của thần này là A sê ra (Asherah). Trong số con cái của hai vợ chồng thần này có vị thần chính tên là Ba anh (Baal), có nghĩa là “ chúa “ (IVua 18:19) . Người ta tin là thần này cai quản các thần khác, luôn cả trời đất và sự sinh sản.

Những chuyện tích về các thần này tàn bạo vô luân không kể xiết. Cứ xem những lễ nghi dân Ca na an dành cho họ cũng biết. Các nhà khảo cổ cho thấy có bằng chứng trong văn hóa Ca na an thời Giô-suê, người ta hiến tế trẻ em, hành dâm, và dùng rắn trong các lễ nghi thờ cúng. Môi-se đã biết tình trạng đó và đã cảnh cáo Y-sơ-ra-ên rằng họ không tiêu diệt lũ ác đó, họ sẽ bị mắc vào bẫy tội lỗi của người Ca na an (Le Vi Ky 18:24-28; Phuc Truyen 12:31; 20:17, 18)

Trước khi phán xét người Ca na an qua dân Y-sơ-ra-ên , Thượng Đế đã để cho họ một thời kỳ ân huệ. Khi các vị thánh tổ sống tại Ca na an, họ đã dựng bàn thờ nhiều nơi, làm gương cho người bản xứ về sự phụng thờ Thượng Đế chân thật. Khi Thượng Đế hứa ban đất Ca na an cho dòng dõi Ap-ra-ham (Sang The Ky 15:16) . Kinh Thánh nói rằng vì sự gian ác của dân A mô rít (Amorite) chưa đầy trọn, nên dân Y-sơ-ra-ên phải ở lại Ai cập trong bốn thế kỷ. Sau thời gian dài ấy, người Ca na an ngày càng tồi tệ hơn nên, tình trạng đã chín mùi cho cuộc phán xét khi người Y-sơ-ra-ên tiến vào để chiếm lấy đất.

Giô suê lãnh đạo cuộc chinh phục

Giô-suê nắm quyền lãnh đạo sau khi học tập kinh nghiệm và được huấn luyện dưới sự dẫn dắt của Môi-se. Khi qua sa mạc tại Rê phi đim, người đã từng dẫn quân Y-sơ-ra-ên tới chiến thắng, đẩy lùi cuộc tấn công của dân A ma léc với sự cầu thay của Môi-se (XuXh 17:18-16) . Với tư cách một thám tử, người đã tìm hiểu xứ Patestine tận mắt và mặc dầu bị chống đối, người đã dũng cảm quả quyết rằng với niềm tin nơi Thượng Đế , dân Y-sơ-ra-ên chiếm được vùng đất này ( Dan Ds 13:1-14:45) . Người đã chứng kiến quyền năng của Thượng Đế hành động từ Ai Cạp đến biên giới Ca na an, và đã thấy cả một thế hệ vùi thây trong sa mạc vì không tin.

Tiến vào Ca na an

Bốn chương đầu kể lại những cuộc di chuyển vào Palestine, bố cục như dưới đây:

I.Giô-suê nắm quyền lãnh đạo , Giosue 1:1-18
II. Phái hai gián điệp đến Giê ri cô 2:1-24
III. Vượt sông Giô đanh 3:1-17
IV. Lưu niệm 4:1-24

Thượng Đế bảo đảm với Giô-suê rằng nếu người cẩn thận tuân theo lời chỉ dạy trong sách Luật Pháp do Môi-se truyền lại thì chắc chắn người sẽ thành công. Tuân theo lệnh của Thượng Đế và tin chắc có sự hiện diện của Ngài, người đứng ra lãnh đạo tuyển dân của Ngài. Hai gián điệp được sai đến Giê ri cô nghe Ra háp kể lại rằng câu chuyện về các hành động quyền năng của Thượng Đế đã được truyền tụng khắp dân gian Ca na an.

Phép lạ vượt sông Giô đanh giúp cho thế hệ mới nhận biết rằng Thượng Đế can thiệp cho họ . Họ được lệnh dựng mười hai tảng đá kỷ niệm ở gần sông và ở Ghinh- ganh (gilgal) để nhắc cho các thế hệ sau nhớ tới biến cố vĩ đại này.

Các chiến dịch quan trọng

Diễn biến các chiến dịch trong sáu chương tới tóm tắt như sau :
I. Chuẩn bị cho các chiến dịch 5:1-15
II. Chiến dịch Miền Trung – Giê ri cô và A hi 6:1-27
III. Chiến dịch Miền Nam – Liên quân A mô rít 9:1-27
IV. Chiến dịch Miền Bắc – Liên quân Ca na an 11:1-15
V. Kiểm kê cuộc chinh phục 11:16-12:24
Bốn biến cố khiến toàn dân biết rằng họ đã vào đất hứa :
1. Họ dựng hai đài đá để lưu niệm vĩnh viễn sự giải phóng của Thượng Đế
2. Họ giữ lễ Vượt Qua, nhắc cho thế hệ mới nhớ lại sự giải phóng khỏi Ai cập
3. Họ giữ lễ cắt bì, để nhận biết rằng họ là dân thuộc về giao ước của Thượng Đế.
4. Ma na ngưng và họ sống nhờ vào hoa màu đất đai.

Ngoài ra, qua sự hiện hình của Chúa, Giô-suê được nhắc nhở rằng người chỉ là đầy tớ của vị Tự lệnh quân đội của Chúa (3:13-15).
Chiến dịch miền Trung nhắm vào Giê ri cô (Jericho) và A hi (Ai). Chiến dịch Giê ri cô là một chiến dịch thắng tiêu biểu, khiến toàn dân nhận biết quyền năng siên nhiên của Thượng Đế đã hanh động vì họ. Đặc biệt trong chiến thắng này, dân Y-sơ-ra-ên không được phép giữ những chiến lợi phẩm. A hi chiếm dược bằng chiến thuật quân sự thông thường sau khi tội lỗi A can đã bị loại trừ. Sau chiến thắng này, họ được phép giữ bầy súc vật và của cải khác. Sau khi chiếm xong miền Trung Ca na an , dân chúng tập trung giữa núi Ê banh (Ebal) và Ga ri xim (Gerizim) để nghe đọc Luật Pháp Môi-se.

Trong chiến dịch miền Nam, liên quân A mô rít bị đánh bại. Vì bị lừa và không cầu hỏi ý Chúa nên dân Y-sơ-ra-ên liên minh với người Ga ba ôn (Gibeon). Các thành phố khác của liên minh này bèn tấn công Y-sơ-ra-ên, nhưng Thượng Đế can thiệp bằng mưa đá giúp cho cuộc phản công chớp nhoáng của người Y-sơ-ra-ên , và kéo dài ngày ra để họ truy lùng tiêu diệt địch. Tuy còn những tiểu quốc thành phố như Ghê xe (Geze), Giê-ru-sa-lem vẫn chưa chiếm được, toàn thể vùng đó từ Ga ba ôn đến Ca đe ba nê a (Kedesh-barnea) đã nằm dưới quyền kiểm sóat của Giô-suê.

Chiến dịch miền Bắc được ghi vắn tắt. trong một trận lớn vùng hồ Mê rôm (Merom) , người Ca na an bị đánh bại. Thành Hát sô (Hazor) bị san bằng. Cuộc khai quật gần đây bắt đầu từ năm 1955 cho thấy thành phố này có trên 40.00 dân vào lúc ấy.

Tổng kết lại, có ba mươi mốt vua bị đánh bại trong cuộc chinh phục Ca na an. Dầu dân Ca na an không bị tận diệt như Môi-se đã căn dặn, Giô-suê đã có thể bắt đầu chia đất.

Chia đất

Phân còn lại của sách Giô-suê nói về việc phân chia vùng đất hứa và những lời khuyên từ biệt của Giô-suê như sau:

I. Kế hoạch chia đất Giô-suê 13:1-14:15
II. Chia phần cho các chi tộc 15:1-19:51
III. Các thành ẩn náu và các thành Lê vi 20:1-21:45
IV. Giô-suê từ biệt và qua đời 22:1-24:33

Sau khi đã vạch xong ranh giới cho các chi tộc, sáu thành được chỉ định để làm thành ẩn náu, ba thành cho mỗi bên sông Giô danh. Bốn mươi tám thành đườcdung cho người Lê vi ở rải rác khắp xứ để họ lo việc phụng sự tôn giáo. Si-lô (Shiloh) được chỉ định làm trung tâm tôn giáo của Y-sơ-ra-ên . Đền Tạm được dựng tại đây (18:1). Trước khi qua đời, Giô-suê tập hợp dân chúng tại Si chem, nhắc nhớ họ rằng Ap-ra-ham đã được kêu gọi từ bỏ thần tượng và khuyên họ kính sợ Thượng Đế. ]

Các quan xét (Judges)

Các biến cố trong sách Giô-suê và Các quan xét rất gần nhau. Rất khó định rõ niên đai của thời kỳ này. Chỉ biết là trong vòng khoảng hai hay ba thế kỷ, số phận của dân Y-sơ-ra-ên tùy thuộc vào sự lãnh đạo của các vị quan xét từng hồi từng lúc nổi lên giải phóng Y-sơ-ra-ên khỏi tay quân thù áp bức. Hầu hết các vị quan này đều cai trị ở địa phương, nên những năm cai trị của một vị thể trùng với thời của vị được kể trước hoặc thời của vị được kể sau.

Tình hình tổng quát

Những nét chính về thời các vị quan xét được mô tả trong mấy chương đầu của sách Các Quan xét.

I. Những vùng đất chưa chiếm được Cac Tl 1:1-2:5
II. Những chu kỳ tôn giáo chính trị 2:6-3:6
Trong suốt cuộc chinh phục của Y-sơ-ra-ên , người Ca na an vẫn còn giữ được những thành trì kiên cố ở khắp nơi. Bởi đó, dân Y-sơ-ra-ên đã gặp nhiều khó khăn, dù rằng những dân cư các thành phố tiểu quốc như Giê-ru-sa-lem , Mê ghi đô (Megiddo) , Ta nách (Taanach) đều đã bị bắt làm sai dịch và đóng thuế. Trong thời kỳ nào Y-sơ-ra-ên thiếu lãnh đạo, những dân đó lại thắng thế hơn.

Lịch sử Y-sơ-ra-ên thời này cứ lặp đi lặp lại các chu kỳ bốn điểm . Trước hết là dân Y-sơ-ra-ên liên kết với dân bản xứ đưa tới bội đạo và thờ thần tượng. Tiếp theo là bị Chúa đoán phạt dưới hình thức đàn áp của quân ngoại xâm. Sau một thời gian, dân Y-sơ-ra-ên ăn năn, nhờ đó họ được Thượng Đế giải cứu. Những chu kỳ tôn giáo chính trị này có thể gồm tóm trong những chữ : tội lỗi, đau buồn, khẩn cầu, cứu rỗi.

Các dân tộc áp bức và những nhà giải phóng

Lịch sử của Y-sơ-ra-ên thời kỳ này đặc biệt ghi lại các quốc gia áp bức họ và các vị quan xét được dấy lên để giải phóng họ. Sách các Quan xét liệt kê những biến cố sau :
I. Mê sô bô ta mi (Mesopotamia) Ot ni ên (Othniel) 3:7-11.
II. Mô áp (Moab) – Ê hút (Ehud) 3:12-20
III. Phi-li-tin (Philistia) – Sam ga (Shamgar) 3:31
IV. Ca na an (Canaan) – Đê bô ra (Deborah) và Ba ra (Barak)4:1-5:31
V. Ma đi an (Midian)- Ghi đê ôn (Gideon) (Giê ru ba anh (Jerubaal) 6:1-8:35
VI. A bi mê léc (Abimelech) , Thô la (Tola) và Giai rơ (Jair) 9:1-10:5
VII. Am môn (Ammon) – Giép Thê (Jephthah) 10:6-12:7
VIII. Iêp san (Ibzan) , Ê lôn (Elon) và áp đôn (Apdon) 12:8-5
IX. Phi-li-tin (Philistia) – Sam sôn (Samson)13:1-16:30

Dường như hầu hết những người này đều lập được những kỳ công cho dân. Những dân tộc áp bức đến từ lãnh thổ lân cận, cướp phá của cải, mùa màng, chiếm đóng đất đai. Một số quốc gia xâm lược này cũng buộc dân Y-sơ-ra-ên phải đóng thuế rất nặng.
Chuyện tích về nhiều vị quan xét đáng được nghiên cứu kỹ . Có năm vị : Ba rác, Ghê đê ôn, Giép thê, Sam sôn và Sa-mu-ên được liệt kê vào số những anh hùng đức tin trong Hê bơ rơ 11, với những thành tích khiến cho dân biết Thượng Đế can thiệp vì dân Ngài . Cũng có một số chỉ được nhắc tên mà không thấy nói gì về các hoạt động của họ .

Tình trạng vô tổ chức

Năm chương cuối của Các Quan Xét và cả sách Ru tơ kể những ơn phước và nghịch cảnh của một số người và gia đình, có thể tóm tắt như sau :

I. Mi ca (Micah) thờ thần tượng 17:1-13
II. Chi phái Đan di cư , 18:1-31
III. Tội ác và cuộc nội chiến 19:1-21:25
IV. Câu chuyện Ru tơ (Ruth) Ru To 1:1-4:22
Vì thiếu chi tiết lịch sử nên ta chỉ có thể biết là những việc đó xảy ra trong giai đoạn “ các quan xét trị vì “ vào lúc “ không có vua trong Y-sơ-ra-ên “ (1:1; Cac Tl 21:25 ). Luc ấy chưa có một cơ chế quyền lực quốc gia, và nét đặc trung của tình trạng dân Y-sơ-ra-ên dưới thời các quan Xét là “ mỗi người đều làm theo ý mình cho là phải “ (21:25)

Bài làm :
1. Những điều kiện để Giô-suê thành công là gì ?
2. Việc vượt sông Giô đanh được lưu niệm cho thế hệ sau bằng cách nào ?
3. Ra háp biết gì về Y-sơ-ra-ên khi bà nói chuyện với các gián điệp ?
4. Y-sơ-ra-ên đánh dấu ngày vào Ca na an như thế nào ?
5. Tại sao người Y-sơ-ra-ên bị cấm lấy chiến lợi phẩm sau khi chiếm được Giê ri cô ?
6. Giô-suê tập hợp dân chúng ở đâu để nghe đọc Luật Pháp ?
7. Người Ga ba ôn lừa Giô-suê như thế nào ?
8. Người Lê vi sống ở đâu trong đất Ca na an?
9. Những quan xét nào có tên trong HeDt 11:1-40 ?
10. Tình hình chính trị tôn giáo trong thời các quan xét như thế nào ?
11. Ghi lại những biến cố lớn trong cuộc chinh phục Ca na an. Cho biết những yếu tố quyết định thắng bại trong mỗi biến cố. Những yếu tố trong số đó có ý nghĩa trong cuộc sống Cơ đốc (Xem RoRm 6:1-8:39; Eph Ep 1:1-6:24)
12. Tìm trên bản đồ năm thành phố chinh phục được ở miền Nam. Thượng Đế có dùng đến những hiện tượng thiên nhiên khi Ngài can thiệp không ?
13. Những đặc tính và khả năng của Giô-suê là thiết yếu để lãnh đạo Hội thánh ngày nay cho có kết quả?
14. Câu chuyện của Ru tơ có nói lên được chân lý và Thượng Đế không lúc nào thiếu người làm chứng về Ngài không ? Câu chuyện này đưa ta tiến gần tới niềm hy vọng về Đấng Mê si a (Thiên Sai) như thế nào?

Tài liệu tham khảo :
Atkinson, Dabvid. The Message of Ruth: The Wings of Refuge. Downers Grove , IL : Inter Varsity Press , 1983
Barber, Cyril . J. Ruth : An Expositional commentary . Chicago : Moody Press 1983
Campbell, Donald K. No Time for Neutrality. Wheaton, IL. Victor Books 1981
Cundall, Arthur E. and Morris, Leon. Judges and Ruth. The Tyndate Old Testament Commentaries . Downers Grove, IL : Inter Varsity Press 1968
Davis, John I. Conquest and Crisis : Studies in Joshua, Judges and Ruth . Winona Lake , IN : BMH Books 1969
…. and Whitcomb, John C. Jr. A History of Israel : From Conquest to Exile. Grand Rapids : Baker Book House, 1980
Enns, Paul P. Judges. Bible Study Commentary . Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1982
……. Ruth, Bible Study Commentary.Grand Rapids : Zondervan Pub. House 1982
Garstang, John. Joshua – Judges : Grand Rapids : Kregel Publications 1978
Jensen, Irving L. Joshua : Rest – Land Won . Everyman’s Bible Commentary . Chicago : Moody Press 1966
Lewis, Arthur. Judger and Ruth . Everyman’s Bible Commentary. Chjicago : Moody Press 1979
Sogin , J. Alberto. Judges : A Commentary. Old Testament Library , Philadelphia: Westminster Press , 1981
Wood, Leon Distressing Days of the Judges. Grand Rapids: Zondervan Pub. House 1982
Woudstra, Martin H. The Book of Joshua . The New International Commentary of the Old Testament. Grand Rapids : Wm. B.Eerdmans Pub Co 1981

” Nhờ ơn lành của Chúa những cuốn sách này cho phép bạn tải về miễn phí trong phạm vi sử dụng cá nhân. Nếu bạn sao chép, tái xuất chuyển giao, ghi âm, dịch thuật hoặc sử dụng cách khác trong bất cứ cách nào thì phải được sự cho phép bằng văn bản của tác giả. Rất mong sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn để Thư viện có thêm nhiều sách. ”