Câu hỏi: Kinh Thánh có phải thật là lời Đức Chúa Trời?
Trả lời: Trả lời cho câu hỏi này chúng tôi sẽ không chỉ quyết định về quan điểm Kinh Thánh hay tầm quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống chúng tôi nhưng điểm cơ bản là hiệu quả của sự sống đời đời trên chúng tôi.
Trả lời: Trả lời cho câu hỏi này chúng tôi sẽ không chỉ quyết định về quan điểm Kinh Thánh hay tầm quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống chúng tôi nhưng điểm cơ bản là hiệu quả của sự sống đời đời trên chúng tôi. Nếu Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời, chúng tôi yêu mến, học hỏi, vâng phục và cơ bản là tin cậy. Nếu Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời mà chúng ta lại từ chối có nghĩa là từ chối chính Đức Chúa Trời. Sự thật Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta Kinh Thánh là bằng chứng và minh họa về tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Thuật ngữ “Khải thị” nghĩa đơn giản là Đức Chúa Trời truyền đạt cho con người những gì Ngài muốn và làm sao để chúng ta tương giao phải lẽ với Ngài, những điều khải thị tuyệt diệu qua Kinh Thánh này chúng ta không thể nói không có Đức Chúa Trời. Mặc dầu sự khải thị của Đức Chúa Trời về chính Ngài trong Kinh Thánh đã tiến triển hơn 1500 năm, nó luôn luôn chứa đựng mọi điều con người cần biết về Đức Chúa Trời để sắp xếp mối liên hệ phải lẽ với Ngài.
Câu hỏi mà chính chúng ta phải hỏi là làm thế nào chúng ta biết Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời mà không chỉ là quyển sách tốt. Tính cách độc nhất vô nhị về Kinh Thánh đã tách rời nó ra khỏi những sách tôn giáo khác đã từng được viết. Có nhiều bằng chứng Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời? Đây là cách hỏi phải được nghiên cứu nếu chúng ta khảo sát cách nghiêm túc về lời tuyên bố của Kinh Thánh rằng Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời được Thánh Linh hà hơi, và đầy đủ toàn thể các vấn đề của đức tin và thực tiễn.
Không có gì nghi ngờ khi Kinh Thánh tuyên bố đây là lời Đức Chúa Trời, Lời Kinh Thánh II Ti-mô-thê 3:15-17 chép rõ ràng: “…Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giê Xu Christ. Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.”
Để trả lời những câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét cả hai bằng chứng: nội tại và khách quan qua đó biết được Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Những bằng chứng nội tại là những điều ghi chép trong Kinh Thánh chính chúng làm chứng về nguồn gốc thần tính. Tính nhất quán trong Kinh Thánh là bằng chứng nội tại đầu tiên cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Mặc dầu có 66 sách riêng biệt được viết trên ba châu lục bằng ba ngôn ngữ khác nhau, thời gian viết ước chừng 1500 năm bởi hơn 40 trước giả (những người có các nghề nghiệp khác nhau) Kinh Thánh tồn tại là một quyển sách nhất quán từ đầu đến cuối mà không hề có những điểm dị biệt. Tính đồng nhất này là độc nhất vô nhị so với các sách khác và là bằng chứng nguồn gốc thần tính của những lời mà Đức Chúa Trời ban cho con người trong cách mà họ ghi chép lại từng lời của Ngài.
Những lời tiên tri ghi chép trong những trang Kinh Thánh là bằng chứng nội tại khác cho thấy Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời. Kinh Thánh có chép hàng trăm chi tiết những lời tiên tri liên hệ đến tương lai nhiều quốc gia riêng biệt trong đó có Y-sơ-ra-ên, tương lai của những thành phố cụ thể, tương lai của nhân loại và sự hiện ra của Đấng Mê-si là Cứu Chúa không chỉ của Y-sơ-ra-ên nhưng của tất cả những người tin nhận Ngài. Không giống như những lời tiên tri trong những quyển sách tôn giáo khác hay trong sách của Nostradamus. Những lời tiên tri của Kinh Thánh đặc biệt chi tiết và không bao giờ sai sự thật. Chỉ trong Cựu Ước có hơn ba trăm lời tiên tri về Đức Chúa Giê Xu Christ. Không phải chỉ nói đến nơi chốn Chúa sinh ra, gia đình mà Ngài lớn lên nhưng còn nói đến sự chết của Chúa như thế nào và sự sống lại ngày thứ ba. Không có cách giải thích nào hợp lý hơn việc ứng nghiệm những lời tiên tri là do nguồn gốc thần thánh. Không có quyển sách tôn giáo nào khác có phạm vi rộng rãi và cách tiên đoán của những tiên tri như Kinh Thánh đã có.
Bằng chứng nội tại thứ ba về nguồn gốc thần thánh của Kinh Thánh là quyền và sức mạnh độc nhất vô nhị. Trong lúc bằng chứng này có nhiều chủ đề hơn hai bằng chứng nội tại trước, nó không ít lời làm chứng đầy quyền năng về tính thần thánh của nguồn gốc Kinh Thánh. Kinh Thánh có một quyền độc nhất vô nhị không giống như các sách tôn giáo khác. Quyền và sức mạnh này đã làm cho đời sống vô số người được thay đổi qua việc đọc Kinh Thánh. Những người nghiện ngập từ bỏ được cơn ghiền. Những người đồng tính đã được giải thoát khỏi mối quan hệ tội lỗi. Những người bị ruồng bỏ và những kẻ quá mệt mõi đã được thay đổi hoàn cảnh. Những tội phạm nguy hiểm đã chịu đầu phục thay đổi. Những tội nhân được quở trách. Những người ganh ghét nhờ đọc lời Kinh Thánh trở nên yêu thương nhau. Kinh Thánh có chứa đựng sức mạnh và quyền năng thay đổi có thể làm độc nhất vì đây thật là lời của Đức Chúa Trời.
Bên cạnh những bằng chứng nội tại Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời còn có những bằng chứng khách quan cho thấy Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Một trong những bằng chứng này là tính chất lịch sử của Kinh Thánh. Bởi vì những sự kiện chi tiết lịch sử của Kinh Thánh là thật và chính xác được kiểm tra như với bất kỳ văn kiện lịch sử khác. Xuyên qua cả những bằng chứng khảo cổ học và những văn bản khác những địa điểm lịch sử của Kinh Thánh đã được chứng minh là thật và chính xác theo từng thời gian. Sự kiện tất cả những bằng chứng khảo cổ học và văn bản viết tay hổ trợ Kinh Thánh làm thành một quyển văn tự tốt nhất của thế giới cổ. Sự kiện tính chân thật và chính xác của Kinh Thánh ghi lại những bằng chứng lịch sử có thể kiểm tra là sự biểu thị vĩ đại về tính chân thật liên quan với những chủ đề và những học thuyết tôn giáo giúp đỡ chứng minh cho lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời.
Bằng chứng khách quan khác về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là tính chính trực của những tác giả con người. Như được đề cập trước hết, Đức Chúa Trời đã sử dụng những con người từ nhiều bước đi của cuộc sống để ghi chép lại lời của Ngài cho chúng ta. Trong sự nghiên cứu về đời sống của những người này không có lý do tin rằng họ không phải là những người chân thật, ngay thẳng. Xem xét đời sống của họ và sự việc họ sẵn sàng chịu chết (thường là những cái chết đau đớn) cho những gì họ tin, điều đó nhanh chóng trở thành rõ ràng những người bình thường ngay thẳng này thật tin rằng Đức Chúa Trời đã nói với họ. Những người đã viết Tân Ước và hàng trăm tín hữu khác (I Cô-rinh-tô 15:6) biết rõ sự thật về sứ điệp của họ bởi vì họ đã nhìn thấy và trãi qua nhiều thời gian với Chúa Giê Xu Christ sau khi Ngài từ kẻ chết sống lại. Nhìn thấy thân thể phục sinh được biến hóa của Đấng Christ là một ấn tượng mạnh mẽ của những người này. Họ đi từ chỗ trốn tránh trong sợ hãi đến chỗ sẵn sàng chịu chết cho sứ điệp của Đức Chúa Trời đã khải thị cho họ. Đời sống và sự chết của họ chứng minh cho sự thật Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.
Bằng chứng khách quan cuối cùng về Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời là sự bền vững của Kinh Thánh. Vì tầm quan của những lời tuyên bố Kinh Thánh thật là lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh đã phải chịu đựng nhiều sự tấn công hằn học và mưu toan hủy phá nó hơn nhiều loại sách khác trong lịch sử. Từ những vị hoàng đế La Mã đầu tiên như Diocletian qua đến những nhà độc tài Cộng sản đến thời đại tân tiến của những cuộc bút chiến và những nhà vô thần, Kinh Thánh vẫn đứng vững và tồn tại lâu hơn tất cả những kẻ chống đối và vẫn còn là quyển sách được in ấn rộng rãi nhất trong thế giới ngày nay.
Suốt qua thời gian, những kẻ hoài nghi đã xem Kinh Thánh như một loại thần thoại, nhưng khảo cổ học đã xác định Kinh Thánh như là loại lịch sử. Những kẻ thù nghịch tấn công vào sự dạy dỗ của Kinh Thánh như là cổ lỗ và lỗi thời nhưng những khái niệm đạo đức và hợp pháp của Kinh Thánh có ảnh hưởng tích cực vào văn hóa xã hội trên toàn thế giới. Kinh Thánh tiếp tục bị tấn công bởi khoa học, tâm lý học và những phong trào chính trị nhưng sự thật và thích đáng cho ngày nay vẫn được giữ nguyên như lúc Kinh Thánh được viết ra lần đầu. Kinh Thánh là sách làm thay đổi vô số đời sống và những nền văn hóa suốt 2000 năm qua. Những kẻ thù nghịch Kinh Thánh cố gắng tấn công, hủy phá hoặc gây tai tiếng nhưng không có vấn đề gì, Kinh Thánh vẫn giữ nguyên đúng sức mạnh, đúng sự thật và thích đáng đúng sau những cuộc tấn công cũng như trước đó. Tính xác thực được bảo tồn mặc dầu có nhiều mưu toan làm sai lạc, tấn công hay hủy hoại. Những điều đó là bằng chứng rõ ràng cho sự kiện Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời. Không có gì ngạc nhiên cho chúng ta khi không có vấn đề làm sao Kinh Thánh bị tấn công, nó luôn luôn đưa đến sự bền vững và vô sự. Sau cùng, Chúa Giê Xu đã phán: “Trời đất sẽ qua đi nhưng lời của Ta không bao giờ qua đi” (Mác 13:31) Sau khi tìm kiếm bằng chứng người ta có thể nói không nghi ngờ rằng: “Đúng vậy, Kinh Thánh thật là lời của Đức Chúa Trời.”
http://www.gotquestions.org/Viet/Viet-Bible-Word.html
Cách thích hợp để nghiên cứu Kinh Thánh là gì?
Câu hỏi: Cách thích hợp để nghiên cứu Kinh Thánh là gì?
Trả lời: Xác định ý nghĩa của Kinh Thánh là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất một tín hữu phải làm trong cuộc sống này. Đức Chúa Trời không nói với chúng ta chỉ đơn giản là phải đọc Kinh Thánh. Chúng ta phải nghiên cứu và vận dụng nó một cách chính xác (II Ti-mô-thê 2:15). Học Kinh Thánh là việc làm rất khó. Xem Kinh Thánh phớt qua hoặc vắn tắt đôi khi có thể mang lại những kết luận sai lầm rất lớn. Vì vậy, phải hiểu biết chính yếu một số nguyên tắc để xác định ý nghĩa chính xác của Kinh Thánh.
Trước tiên, người học Kinh Thánh phải cầu nguyện và xin Chúa Thánh Linh truyền đạt sự hiểu biết, vì đó là một trong những chức năng của Ngài. “Lúc nào Thần lẽ thật sẽ đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật; vì Ngài không nói tự mình, nhưng nói mọi điều mình đã nghe, và tỏ bày cho các ngươi những sự sẽ đến.”(Giăng 16:13). Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta trong sự hiểu biết Kinh Thánh cũng như Ngài đã hướng dẫn các môn đồ trong sách Tân Ước. Hãy nhớ rằng, Kinh Thánh là sách của Thiên Chúa và chúng ta cần phải hỏi Ngài ý nghĩa của nó. Nếu bạn là một Cơ Đốc nhân, tác giả của Kinh Thánh – Chúa Thánh Linh – cư ngụ trong lòng bạn, và Ngài muốn bạn hiểu những gì Ngài đã viết.
Thứ hai, chúng ta không được kéo một câu Kinh Thánh ra khỏi những câu chung quanh nó và cố gắng xác định ý nghĩa của câu bên ngoài ngữ cảnh. Chúng ta nên luôn luôn đọc những câu xung quanh và nhiều đoạn để phân biệt bối cảnh. Trong khi cả Kinh Thánh đến từ Thiên Chúa (II Ti-mô-thê 3:16; II Phi-e-rơ 1:21), Đức Chúa Trời sử dụng con người để ghi lại nó. Những người này đã có một chủ đề trong tâm trí, một mục đích cho quyển sách, và một vấn đề cụ thể mà họ đang gửi đến. Chúng ta nên đọc phần căn bản mỗi sách của Kinh Thánh nghiên cứu để tìm ra người đã viết cuốn sách, ai là đối tượng đã được viết, viết khi nào, và tại sao nó được viết. Ngoài ra, chúng ta nên quan tâm để cho chính nội dung nói lên điều muốn nói. Đôi khi người ta dùng ý riêng để định nghĩa những từ theo sự giải thích mà họ mong muốn.
Thứ ba, chúng ta đừng cố gắng để hoàn toàn độc lập trong việc học tập của chúng ta về Kinh Thánh. Khi chúng ta không tiếp nhận sự hiểu biết qua việc làm suốt đời của những người khác đã nghiên cứu Kinh Thánh đó là ý tưởng kiêu ngạo. Một số người sai lầm theo phương pháp tiếp cận Kinh Thánh với ý tưởng rằng họ sẽ phụ thuộc vào một mình Đức Thánh Linh và họ sẽ khám phá tất cả những sự thật giấu kín của Kinh Thánh. Đấng Christ, ban cho Thánh Linh, đã tặng các ân tứ thuộc linh cho những người trong thân thể của Đấng Christ. Một trong những ân tứ thuộc linh là sự dạy dỗ (Ê-phê-sô 4:11-12; I Cô-rinh-tô 12:28). Các người dạy được Chúa ban cho giúp chúng ta hiểu rõ và vâng lời Kinh Thánh. Nghiên cứu Kinh Thánh với các tín hữu khác, hỗ trợ lẫn nhau trong sự hiểu biết và áp dụng chân lý của Lời Chúa luôn luôn là sự khôn ngoan.
Vì vậy để tóm tắt, cách thích hợp để nghiên cứu Kinh Thánh là gì? Thứ nhất, thông qua cầu nguyện và khiêm nhường, chúng ta phải dựa vào Chúa Thánh Linh để cho chúng ta sự hiểu biết. Thứ hai, chúng ta nên luôn luôn nghiên cứu Kinh Thánh trong bối cảnh của nó công nhận rằng Kinh Thánh tự giải thích chính nó. Thứ ba, chúng ta nên tôn trọng các nỗ lực của các tín hữu khác, trong quá khứ và hiện tại, những người cũng đã tìm cách đúng đắn nghiên cứu Kinh Thánh. Hãy nhớ rằng, Thiên Chúa là tác giả của Kinh Thánh, và Ngài muốn chúng ta hiểu được nó.
vnsalvation.com