CHÚNG TA PHẢI GIẢI QUYẾT NHỮNG CHỖ KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH NHƯ THẾ NÀO?
Trước khi nêu ra những chỗ khó hiểu và “mâu thuẫn nhau” trong Thánh Kinh từng gây nhiều bối rối nhất cho người đi tìm chân lý xin chúng ta hãy xét trước hết là phải giải quyết những chỗ khó khăn nói chung đó như thế nào.

BẰNG THÁI ĐỘ CHÂN THÀNH
Trước hết, xin chúng ta hãy đối xử với chúng bằng sự chân thành. Khi nào bạn gặp một chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, thì nên thành thật thừa nhận nó. Đừng cố tìm cách lờ nó đi, hay giấu diếm nó; cũng đừng cố tìm cách trấn áp nó. Hãy mạnh dạn nhìn thẳng vào nó. Chân thành thừa nhận điều đó với bất cứ ai đề cập nó. Nếu bạn không thể đưa ra được một lời giải thích đúng, chân thành, thì đừng cố tìm cách làm việc ấy.

Nhiều tổn hại không kể xiết đã xảy đến cho những người do quá nhiệt thành với tính cách vô ngộ của Thánh Kinh, đã cố đưa ra những lời giải thích về những chỗ khó hiểu mà một người có tâm trí chân thành, công bằng với chính mình chẳng bao giờ nên làm. Người ta từng kết luận rằng nếu đó là những cách giải thích hay nhất thì sẽ chẳng còn có cách giải thích thật sự nào khác cả. Thế là bộ Thánh Kinh, thay vì được giúp đỡ, lại bị làm tổn hại vì sự nhiệt thành thiếu thông minh và dại dột của những người bạn kia. Nếu bạn đã tin quyết rằng Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời, thì việc làm tốt hơn nhiều là nên chờ cho đến khi có được một giải pháp do thái độ chân thành cho một chỗ khó hiểu, còn hơn là cố tìm cách đưa ra một giải pháp mơ hồ, không thoả đáng.

BẰNG THÁI ĐỘ KHIÊM TỐN

Thứ hai, xin chúng ta giải quyết chúng bằng thái độ khiêm hạ. Hãy thừa nhận các hạn chế của chính tâm trí và kiến thức của chúng ta đừng bao giờ tưởng tượng rằng sở dĩ không có giải pháp chỉ vì bạn chưa tìm ra nó. Rất có thể rằng đã có một giải pháp hết sức đơn giản, dù bạn vẫn chưa tìm ra một giải pháp nào cả.

BẰNG QUYẾT TÂM

Thứ ba, phải quyết tâm giải quyết những chỗ khó hiểu ấy. Đinh ninh rằng bạn sẽ tìm được giải pháp nếu nó ở trong tầm tay bạn bằng cách học hỏi nghiên cứu và chịu khó, chịu khổ suy nghĩ về nó. Những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh là sự thách thức của Cha chúng ta ở trên trời, muốn cho chúng ta phải bắt buộc bộ não của chúng ta làm việc. Đừng bỏ ngay việc đi tìm một giải pháp chỉ vì bạn không tìm ra nó sau năm hoặc mười phút mà thôi. Hãy suy gẫm về nó và lao động gian khổ vì nó nhiều ngày, nếu cần. Làm việc sẽ đem đến càng nhiều lợi ích cho bạn hơn là giải pháp cho vấn đề ấy. Phải có một giải pháp ở đâu đó, và bạn sẽ tìm ra nó, chỉ cần bạn sưu tầm tra cứu lâu đủ và chịu khổ, chịu khó đủ.

KHÔNG SỢ HÃI

Thứ tư, giải quyết những chỗ khó hiểu mà chẳng chút sợ hãi gì. Đừng run sợ khi bạn gặp một chỗ khó hiểu, cho dù nó có “hốc búa” hay có vẻ như khó có thể vượt qua tới đâu khi mới thoạt nhìn. Nhiều ngàn người đã gặp đúng những chỗ khó hiểu như thế từ trước khi bạn được sinh ra đời. Họ đã thấy chúng từ nhiều năm trước rồi, thế nhưng bộ sách cũ kỹ ấy vẫn còn đứng vững. Thánh Kinh vẫn đứng vững sau nhiều thế kỷ chịu khảo xét khắt khe và cả bị công kích không ngừng và đáng sợ, chắc chắn sẽ không thể bị lật đổ trước những phát giác của bạn hay trước những loạt súng tấn công của bất cứ nhà phê bình hiện đại nào. Với người đã quen biết với toàn thể lịch sử của những cuộc tấn công phê bình bộ Thánh Kinh, thì niềm tin rằng cuối cùng họ sắp tiêu diệt được bộ sách ấy, chỉ đáng buồn cười mà thôi.

BẰNG THÁI ĐỘ KIÊN NHẪN

Thứ năm, cần kiên trì nhẫn nhục trong vấn đề giải quyết các khó khăn. Đừng nản lòng vì bạn không giải quyết được tất cả các vấn đề chỉ trong một ngày. Nếu có chỗ khó hiểu nào tồn tại mãi để thách thức các nỗ lực tích cực nhất của bạn nhằm tìm một giải pháp, hãy tạm xếp nó qua một bên. Rất có thể rằng khi bạn quay trở lại với nó, thì nó đã biến mất đi rồi, và bạn sẽ phải ngạc nhiên tự hỏi tại sao mình lại bị nó quấy rối như thế.

THEO KINH ĐIỂN

Thứ sáu, giải quyết những chỗ khó hiểu bằng chính Kinh điển. Nếu bạn gặp một khó khăn ở một phần nào đó của thánh Kinh, hãy tìm những câu Kinh điển khác để soi sáng và đánh tan nó đi. Chẳng có gì giải thích Kinh điển bằng chính Kinh điển. Nhiều lần, có người đã đến với tôi và xin một giải đáp cho một chỗ khó hiểu nào đó trong Thánh Kinh đã khiến cho người ấy bị choáng váng, chao đảo, và tôi chỉ đơn giản đưa ra lời giải đáp bằng cách yêu cầu người ấy hãy đọc một chương hay một câu nào đó. Rút cục, chỉ cần đọc câu ấy mà thôi, đã có ánh sáng chiếu trên khúc sách gây thắc mắc, khiến tất cả sương mù đều tan biến, và chân lý đã chiếu rạng như ban ngày vậy.

BẰNG LỜI CẦU NGUYỆN

Thứ bảy, giải quyết các khó khăn bằng cách cầu nguyện nhiều. Thật là kỳ diệu khi nhiều chỗ khó hiểu bỗng tiêu tan khi ta nhìn vào chúng trên hai đầu gối của mình. Chẳng những Đức Chúa Trời chỉ mở mắt chúng ta, nhậm lời cầu nguyện của chúng ta bằng cách cho chúng ta chiêm ngưỡng những điều lạ lùng trong luật pháp của Ngài (Thi Thien 119:18), mà Ngài còn mở mắt cho chúng ta nhìn xuyên qua một chỗ khó hiểu có vẻ như không thể nào xuyên thủng được trước khi chúng ta cầu nguyện.
Có một lý do quan trọng giải thích tại sao nhiều học giả Thánh Kinh hiện đại lại đi học tập, để trở thành những nhà phê bình phá đám, ấy là họ đã quên mất phải cầu nguyện như thế nào.
Sau khi khảo xét phương pháp phải đối phó với những chỗ khó hiểu trong Thánh Kinh, bây giờ xin chúng ta khảo xét chi tiết hơn những chỗ khó hiểu và “mâu thuẫn nhau” từng làm nản lòng nhiều nhà nghiên cứu Kinh điển.

CHƯƠNG MỘT SÁNG THẾ KÝ LÀ SỬ KÝ HAY SÁCH KHOA HỌC?

Đã chẳng có phần nào trong Thánh Kinh mà lại có nhiều chống đối của các “học giả” liên quan đến nguồn gốc của nó, và bị thiên hạ thích công kích hơn chính chương đầu tiên của bộ sách ấy. Chúng ta đã được khẳng định rất nhiều lần rằng những lời truyền dạy trong chương sách này vốn xung khắc kinh niên với các kết luận có giá trị nhất của khoa học được cho là xác lập hiện đại. Ngay cả một vị giáo sư thần học hàng đầu của một viện đại học được cho là của Cơ-đốc giáo, cũng từng tuyên bố rằng “chẳng có ai đã biết Sử ký hoặc khoa học là gì, lại dám nghĩ đến việc nên gọi chương thứ nhất của Sáng Thế ký là sử ký hay sách khoa học”.

Thế nhưng, bất chấp câu khẳng định quả quyết ấy, nhiều nhân vật từng nổi danh là sử gia vượt hẳn điều mà vị giáo sư thần học kia có thể trông mong, lại khẳng định với chúng ta rằng Sang The Ky 1:1-31 không những chỉ là sử ký, mà còn là chính nền móng của lịch sử nữa. Nhiều người khác đã tự bảo đảm được cho mình một địa vị trong giới khoa học mà vị giáo sư kia chẳng bao giờ trông mong có thể đạt tới được lại quả quyết với chúng tôi này chương sách ấy hoàn toàn nhất trí với tất cả những gì đã được biêt một cách khoa học của lịch sử địa cầu hồi nguyên thuỷ và thời kỳ đầu tiên. Chẳng hạn như Lord Kalvin, nhân vật được giới khoa học rất trọng vọng hiện nay, đã nói: “Khoa học vật lý đã chẳng có gì để nói trái với cái trật tự sáng tạo đã được đưa ra trong Sáng Thế ký”.

CHIỀU DÀI CỦA MỘT NGÀY

Sau khi đã nói như thế rồi, xin chúng ta đến với những chỗ khó hiểu đặc thù (cụ thể) trong chương một Sáng thế ký. Kẻ phản bác hay nói với chúng ta rằng “chương một Sáng Thế ký bảo rằng thế gian này được tạo dựng trong sáu ngày, mỗi ngày là hai mươi bốn giờ, trong khi tất cả những ai am hiểu khoa học hiện đại cũng biết rằng thế giới như đang có hiện nay đã phải trải qua nhiều triệu năm để hình thành”. Phản bác này nghe rất xuôi tai, nhưng kẻ đưa nó ra chứng tỏ mình hết sức dốt nát về Thánh Kinh.

Bất cứ ai quen thuộc với cách sử dụng từ ngữ của Thánh Kinh đều biết rằng cách dùng chữ ngày không hề bị giới hạn trong một giai đoạn là hai mươi bốn giờ. Nó thường được dùng để nói lên một giai đoạn không hạn định. Thí dụ trong Gioen 3:18-20 giai đoạn một ngàn năm đã được đề cập là một “ngày”. Trông Xachari 2:10-13 giai đoạn một ngàn năm cũng được đề cập là một ngày, rồi cả trong Xachari 13:1-2 và 14:9 nữa. Thậm chí ngay trong chương hai của Sáng thế ký, cả giai đoạn gồm sáu ngày của phần ký thuật trong chương một cũng được đề cập là một “ngày” (Sang The Ky 2:4 – trong “ngày” Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng lên trời và đất).

Thiết tưởng chẳng có chi là cần thiết để phải lý giải cái ngày của 1:1-20 là những ngày theo mặt trời, gồm hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Chúng có kể là những giai đoạn dài không hạn định. Nhưng có thể có người sẽ nói: “Làm như thế là xuyên tạc Kinh điển, khiến nó phù hợp với các kết luận của khoa học hiện đại”. Kẻ nào nói như thế chỉ chứng tỏ mình dốt nát về cách lý giải sử ký của Thánh Kinh mà thôi. Ngay từ hồi thế kỷ thứ tư, nghĩa là nhiều thế kỷ trước khoa học hiện đại và các kết luận mà người ta mơ tưởng đó, St Augustine đã lý giải ngày của 1:1-20 là những giai đoạn thời gian, y như từ ngữ ấy vẫn ngụ ý nói ở nhiều chỗ khác trong Thánh Kinh.

THỨ TỰ CỦA CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO

Một luận điểm khác chống lại sự thật và tính chính xác của phần ký thuật về công trình sáng tạo đã được đưa ra trong 1:1-20 là nói rằng ánh sáng đã có trước khi có mặt trời. Có người sẽ nói: “Nói rằng ánh sáng có trước mặt trời là phi lý, vì mặt trời là nguồn sáng”. Kẻ nói như thế chứng tỏ mình dốt khoa học hiện đại. người nào từng làm quen với lý thuyết về tinh vân đã được các nhà khoa học hiện đại nói chung thừa nhận, đều biết rằng đã có nhiều thời đại của ánh sáng vũ trụ trước khi mặt tời được phân biệt với khối tinh vân phát sáng nói chung như một thiên thể riêng biệt. Tuy nhiên, kẻ phản bác lại cãi, chống lại tính chính xác của 1:1-20 rằng thứ tự của 1:1-20 không phải là trật tự đã được các công trình điều nghiên của khoa học hiện đại xác nhận. Nhưng đây là một quyết đoán không được chứng nghiệm.
Tôi vốn được đặc ân học về địa chất học với ông hoàng của của các nhà địa chất học, từng được giới có thẩm quyền tuyên bố là nhà tư tưởng khoa học vĩ đãi nhất của thế kỷ mười chín ngoại trừ Charles Darwin, tức Giáo sư James SD. Dana, của Vioện Đại học Yale. Có lần Giáo sư Dana đã nói trước mặt tôi rằng một lý do khiến ông tin Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời, ấy là vì sự hài hoà kỳ diệu của cái trật tự sáng tạo đã được đưa ra trong Sáng Thế ký với những gì mà công cuộc sưu tầm nghiên cứu rực rỡ nhất của khoa học đã khám phá ra. Cũng xin lưu ý những gì chúng tôi trích dẫn lời của Lord Kelvin ở phần đầu chương này.

Tuy nhiên, cần phải nói rằng các nhà khoa học luôn luôn thay đổi quan điểm của họ về đâu là thứ tự chính xác của công trình sáng tạo vũ trụ. Gần đây, các phát giác mới đã lật đổ các thuyết về vấn đề tạo thiên lập địa do nhiều nhà khoa học chủ trương. Thoạt đầu, các thuyết của họ có vẻ như không hoà hợp với cái trật tự đã được đưa ra trong chương 1 của Sáng Thế ký, nhưng các phát kiến gầnđây đã đưa các thuyết ấy đến chỗ hài hoà vớic ái trật tự đã được trình bày trong chương đầu tiên đó của Kinh điển.

Thiết tưởng chẳng cần chi phải nói thật chi tiết liên quan đến cái trậ tự tạo thiên lập địa mà khoa học hiện đại và Sang The Ky 1:1-20 đã dạy. Quả thật là có rất nhiều lý do để nghi ngờ biết cứ điều gì trong 1:1-20 sau câu 1, liênquan đến công trình sáng tạo vũ trụ hồi nguyên thuỷ. Dường như đúng hơn là tất cả các câu sau câu 1 đều ám chỉ một công cuộc tái tạo cho thích hợp cái thế giới đã được tạo dựng từ trước rồi, nhưng sau đó đã bị nhận chìm trong cảnh hỗn mang do tội lỗi của một dòng giống tiền A-đam nào đó, để sẽ được dùng làm nơi cư trí cho dòng giống hiện đang chiếm ngụ nó, tức là dòng giống của A-đam?

Vô hình và trống không

Lý do để nghĩ như thế, trước hết, là do của từ ngữ đã được dịch ra “vô hình và trống không” (1:2) vốn được dùng ở nhiều chỗ khác trong Thánh Kinh để chỉ tình trạng sự việc mà Đức Chúa Trời đã khiến xảy ra trên nhiều người và nhiều nơi như là một hình phạt dành cho tội lỗi của họ. Thí dụ như trong Esai 34:11 chúng ta đọc thấy sự đoán xét mà Đức Chúa Trời sẽ giáng trên Y-đu-mê (Ê-đôm) là sự trừng phạt dành cho tội lỗi của họ với lời lẽ là “Chúa sẽ giáng trên đó cái dây lộn lạo và thước thăng bằng tiếng không”. Các từ ngữ Hy-bá-lai văn được dịch ra là “lộn lạo” (hỗn loạn) và “trống không” cũng chính là các từ ngữ đã được dịch là “vô hình và trống không” trong Sang The Ky 1:2.
Chúng ta lại đọc thấy trong Gieremi 4:23-27 “Tôi (nhìn) xem đất: này là vô hình và trống không” và vân vân. Trong cả hai trường hợp, mấy chữ vô hình và trống không đều ám chỉ cảnh đổ nát mà Đức Chúa Trời đã sai đến như một sự trừng phạt đối với tội lỗi, nên thiết tưởng có thể đoan quyết đến mức độ rất cao rằng chúng cũng có nghĩa tương tự như trong Sang The Ky 1:1-20.

Không được dựng nên trống không
Lý do thứ hai cho cách lý giải này còn vững vàng hơn nữa, tức là Thánh Kinh đã minh nhiên tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã không dựng nên một địa cầu “trống không” (Esai 45:18). Từ ngữ đã được dịch ra là “trống không” ở đây cũng chính là chữ đã được dịch ra là “vô hình” trong San The Ky 1:2. Trong bản Revised Version ở 1:2 và Esai 45:18 từ ngữ ấy đều được dịch ra là “trống không”.
Thế thì, đây là một lời tuyên bố rõ ràng và cụ thể trong Thánh Kinh rằng Đức Chúa Trời đã không tạo dựng nên một địa cầu “vô hình” (hay đúng hơn là “trống không”) cho nên rõ ràng là Sáng Thế ký đã không ám chỉ công trình sáng tạo nguyên thuỷ. Từ ngữ đã được dịch ra “là” trong 1:2 có thể được dịch ra hoàn toàn đúng với đặc tính của nó, là “trở thành”; vậy câu 1:2 sẽ là “Vả, đất đã trở thành vô hình và trống không”.

Trong trường hợp đó, thì ở 1:1 chúng ta có phần ký thuật thật sự của công trình sáng tạo vũ trụ. Nó rất ngắn gọn, nhưng đã diễn tả thật đầy đủ, đầu dẫy tính cách dạy dỗ và gợi ý thật lạ lùng. Trong 1:2 chúng ta có một phần ký thuật ngắn gọn nhưng nhiều gợi ý về thế nào địa cầu đã sa vào, đã trở thành cảnh hoang vu và trống không, có thể là do tội lỗi của một dòng giống tiền A-đam nào đó. vậy, mọi sự sau câu hai đều không mô tả công trình sáng tạo nguyên thuỷ của địa cầu, nhưng là một công cuộc tái tạo nên mới cho một dòng giống mới mà Đức Chúa Trời sắp đưa đến cho địa cầu – là dòng giống của A-đam. Cả như nếu chúng ta cứ để động từ là lại trong 1:2 mà không thay nó bằng động từ trở thành, nó cũng chẳng có ảnh hưởng gì đến cách lý giải về phương diện chất liệu.

Nếu trên đây là cách lý giải đúng cho chương ấy (và luận cứ để lý giải như thế có vẻ khá dứt khoát) thì là dĩ nhiên, phần ký thuật này không thể có xung khắc gì với bất kỳ một phát kiến địa tầng đều có trước giai đoạn đã được mô tả ở đây. Sự nhất trí về thứ tự như đã được sắp xếp trong 1:1-20 với thứ tự mà khoa học đã phát giác sẽ được giải thích bằng sự kiện Đức Chúa Trời luôn luôn làm việc theo một thứ tự tiến triển từ thấp lên cao.

THỜI CỔ ĐẠI CỦA CON NGƯỜI THEO THÁNH KINH VÀ THEO KHOA HỌC

Có một trong nhiều vấn đề từng gây lúng túng cho nhiều học giả Thánh Kinh ngày nay, là làm thế nào để hoà giải niên đại học (chronology) của Thánh Kinh với những phát kiến đã có về thời tiền sử của loài người. Có người bảo rằng niên đại học theo Thánh kinh chỉ cho phép có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế, nhưng các nền văn minh của Ai-cập và Ba-by-lôn lại đạt mức phát triển rất cao trước cả Chúa Cứu Thế đến bốn ngàn năm. Nếu chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế mà thôi, thì lẽ dĩ nhiên tổng cộng chỉ có khoảng sáu ngàn năm cho cả kỷ nguyên của nhân loại, mà các sử gia mà khoa học gia lại phăng lui lịch sử của nhân loại đến tận mười ngàn năm hoặc hơn thế nữa. Chúng ta phải hoà giải các sai biệt rõ rệt đó như thế nào?

CÁC DỮ KIỆN BẤP BÊNH

Trước hết, xin nói rằng các dữ kiện phổ biến đã được nhiều sử gia thừa nhận không phải đều là chắc chắn cả. Thí dụ, khi đưa ra các niên đại của các vương triều Ai-cập, thì các dữ kiện mà các kết luận ấy dùng làm cơ sở rất khó có thể được xem là có tính cách quyết định. Các phát kiến vốn được căn cứ vào các ghi chép cổ khẳng định rằng vương triều đi trước chúng phủ trùm những giai đoạn được gọi tên như thế, nhưng chẳng có ai quen thuộc với thói quen cổ xưa của phưtơng Đông là hay cường điệu (thêm thắt, phóng đại) lại chịu chấp nhận các khẳng định liên quan đến chiều dài của các vương triều ấy mà không hết sức thận trọng. Nếu các quan điểm về thời tiền sử bao la đó của nền văn minh Ai-cập cũng như của các nền văn minh cổ xưa của Ni-ni-ve và Ba-by-lôn được thừa nhận khá rộng rãi, thì chúng đã không hề được chứng nghiệm bất cứ là về phương diện nào. Chúng ta càng cần phải chờ cho có thêm nhiều ánh sáng hơn nữa.

CÁC BẢNG GIA PHẢ TRONG KINH ĐIỂN

Thật ra bảo rằng chỉ có bốn ngàn năm từ A-đam đến Chúa Cứu Thế thì chẳng có gìquyết định dứt khoát cả. Niên đại học theo Giám mục Ussler thấy trong phần ghi chú bên lề của phần lớn các bộ Thánh Kinh Phù Dẫn dĩ nhiên không phải là một thành phần của chính bộ Thánh Kinh, nên tính chính xác của nó là hoàn toàn đáng ngờ. Nó đã được đặt trên nền tảng là giả định rằng các bảng gia phả trong Kinh điển đều có ý định được ghi lại thật đầy đủ; nhưng khi nghiên cứu thật kỹ các bảng gia phả trong Kinh điển, thì người ta thấy rõ ràng rằng chúng đã không được ghi lại với ý định là chúng đều đầy đủ, mà nhiều khi chỉ có một số tên nhân vật nổi tiếng mà thôi.

Thí dụ như bảng gia phả trong Xuat 6:16-24 nếu được cho là một bảng gia phả đầy đủ, có tên của tất cả mọi người, thì lại bảo rằng Môi-se là chắt nội của Lê-vi, dù giữa họ đã có đến 480 năm chen vào. Rồi cũng có lý do để thắc mắc là chẳng hay các danh sách trong Sang The Ky 5:1-32 và 11:1-33 có đầy đủ hay không. Ta có thể nói rằng chiều dài của thời gian từ A-đam đến Nạn Lụt, và từ Nạn Lụt đến Áp-ra-ham, đã không hề được ghi lại trong Kinh điển, tuy giai đoạn từ Giô-sép đến Môi-se (Xuat Hanh 12:40) và giai đoạn từ khi Xuất Ai-cập cho đến lúc xây đền thờ (IVua 6:1) thì có được ghi lại.

Sự kiện chỉ có mười tên trong mỗi danh sách cũng gợi tý rằng có lẽ đã có một sự thu xếp tương tự trong chương thứ nhất của sách Ma-thi-ơ. Công thức đều đặn là: A. được …tuổi thì sinh ra B. Và A. sống…năm sau khi đã sinh ra B. B. sống…..tuổi, sinh nhiều con trai con gái. B. được……tuổi khi sinh ra C., vân vân.

Động từ được dịch là “sanh” nhiều khi đã được dùng không phải là chỉ một hậu duệ cận tiếp, nhưng là nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Thí dụ Xinh-ba đã được bảo là sanh đến các chắt nội của bà (Sang The Ky 46:18). Từ ngữ Hy-bá-lai văn được dịch là “sanh” trong câu này cũng chính là từ ngữ đã được dịch ra là “sanh” trong những khúc sách khác. Bi-la được bảo là đã sanh các cháu nội của bà (46:25). Ca-na-an được bảo là đã sanh ra toàn thể nhiều dân tộc (10:15-18).

Thế là chúng ta đã thấy rằng trong công thức đã viện dẫn trên đây, ý nghĩa vốn không nhất thiết rằng B. quả thật là con trai của A. Nói cho đúng hơn, thì B. có thể đúng là con trai A, nhưng cũng có thể là một hậu duệ xa xôi, cách nhiều đời của A. Có lẽ đã có nhiều thế kỷ chen vào giữa A và B. Lẽ dĩ nhiên, đã không hề có ý định niên đại học nào khi viết về các nhân vật này cả. Chủ đích của chúng không hề nhằm chứng minh cho tuổi thọ của thế giới. Do đó, chúng ta thấy không nhất thiết là có xung khắc thật sự giữa niên đại học đích thực của Thánh Kinh với bât luận môt phát kiến sử học hiện đại nào về thời cổ đại của loài người.

CÁC PHÁT KIẾN KHẢO CỔ HỌC

Phải nói thêm rằng có lẽ các nền văn minh cổ đã được phát kiến trong vùng phụ cận Ni-ni-ve và nhiều chỗ khác nữa, vốn là tàn tích của dòng giống tiền A-đam như đã đề cập. Dường như trong nhiều khúc sách trong Thánh Kinh, đã có nói bóng gió rằng một vài người vẫn còn tồn tại cả trong thời Thánh Kinh được viết ra, có lẽ vốn thuộc về các giống người tiền A-đam như thế. Những người đó có thể là người Ra-pha-im, người Xam-xu-nim, và người Ê-mim.

Hãy nhìn qua 14:5 và Phuc Truyen 2:20-21; 3:11. Những lời bóng gió trong mấy khúc sách này có hơi tối nghĩa, nhưng dường như gợi ý rằng còn có những tồn tại của một giống người khác hơn dòng giống của A-đam. Nếu quả đúng như thế, thì các nền văn minh sớm hơn, mà đến nay vẫn chưa khám phá được có lẽ vốn là của chính họ. Chẳng một ai nên lo sợ chút gì về bất kỳ một phát kiến nào mà các nhà khảo cổ học có thể thực hiện, vì nếu có tìm thấy là đã có nhiêu nền văn minh nhiều ngàn năm sớm hơn thời của húa Cứu Thế, thì cũng sẽ chẳng có xung khắc, mâu thuẫn nào với những gì Thánh Kinh thực sự truyền dạy về thời cổ đại của con nguời – của dòng giống A-đam.

CA-IN LẤY VỢ Ở ĐÂU?

Tại hầu như bất cứ nơi nào tôi đã đến viếng khi đi vòng quanh thế giới, tôi đều dành cho những người hoài nghi và nhiều giới khác nữa một cơ hội để đặt câu hỏi trong một hoặc hai buổi họp mặt. Tôi nghĩ là mình chưa hề hướng dẫn một buổi họp mặt có người thắc mắc đặt câu hỏi mà lại chẳng có người nào đặt câu hỏi: “Ca-in đã lấy vợ ở đâu?” Đây có vẽ là câu hỏi tâm đắc của những người không tin Chúa, thuộc một giai cấp nào đó. Tôi cũng từng gặp nhiều thanh niên là Cơ-đốc nhân rất lúng túng và vô cùng bối rối về câu hỏi này. Thế nhưng nếu ta nghiên cứu thật kỹ quyển Thánh Kinh của mình và chú ý thật chính xác những gì sách ấy dạy, thì thật ra, câu hỏi ấy chẳng có gì khó khăn lắm.

Người chưa tin Chúa luôn luôn khẳng định rằng Thánh Kinh chép: “Ca-in đến ở xứ Nốp và lấy (cho mình một người) vợ”. Nhưng thật ra, Thánh Kinh đã chẳng hề nói như thế. Một người chưa tin Chúa ở Edinburgh từng đến, khẳng định với tôi rằng Thánh Kinh đã chép như thế, và khi tôi bảo với anh ta rằng không, anh ta đã đề nghị đánh cá với tôi một trăm bảng Anh là có. Câu Thánh Kinh đó đã chép như vầy:

“Ca-in bèn lui ra khỏi mặt Đức Giê-hô-va, và ở tại xứ Nốp, về phía Đông của Ê-đen. Đoạn Ca-in ăn ở cùng vợ mình, nàng thọ thai và sanh được Hê-nóc” (Sang The Ky 4:16-17).

Thế thì vợ của Ca-in là ai, và ông đã gặp nàng ở đâu? Trong 5:3-5 chúng ta được biết A-đam với đời sống trường thọ của ông đến 930 tuổi, đã sanh nhiều con trai, con gái. Rất có thể rằng Ca-in đã kết hôn với một trong số đông đảo các con gái của A-đam đó.

Thế chắc có người sẽ nói: “Vậy là Ca-in đã kết hôn với em gái mình!” Vâng, quả là như thế; và đó là lẽ tất nhiên, một điều cần thiết. Nếu toàn thể dòng giống A-đam là hậu duệ của chỉ một đôi vợ chồng duy nhất mà thôi, thì các con trai con gái của ông bà phải kết hôn với nhau. Tuy nhiên, khi nhân loại đã tăng nhiều, thì những người nam phải lấy chính em gái mình không còn cần thiết nữa; và nếu tập quán ấy cứ tiếp tục thì hậu quả sẽ có hại cho nòi giống.

Dĩ nhiên, ngay đến việc kết hôn giữa anh chị em họ với nhau hiện nay vẫn còn gây nhiều hậu quả đáng sợ. Có nhiều nơi trên thế giới, do dân chúng phần lớn bị trở ngại không tiếp xúc được với người khác, việc kết hôn giữa anh chị em họ với nhau vẫn thường xảy ra, mà các hậu quả sinh lý và tâm lý đều rất xấu. Nhưng vào buổi bình minh của lịch sử loài người, việc kết hôn như thế không có gì nguy hiểm. Mãi rất muộn đến thời của Áp-ra-ham, vị tộc trưởng ấy vẫn còn cưới em gái cùng cha khác mẹ với mình (20:12).

Tuy nhiên, khi loài người trở nên đông đúc và những cuộc hôn nhân như thế không còn cần thiết nữa; và khi kèm theo đó lại có nhiều nguy hiểm, thì Đức Chúa Trời đã có lệnh truyền đặc biệt cấm hẳn việc anh chị em ruột kết hôn với nhau (Le Vi Ky 18:9). Giờ đây, kết hôn như thế sẽ là có tội, vì đó là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Thế nhưng, vào buổi bình minh của nhân loại, khi những người nam người nữ duy nhất cư trú trên đất đều là anh chị em với nhau, thì việc làm ấy là không có tội. Ngày nay, những cuộc hôn nhân như thế sẽ là tội ác – tội loạn luân – nhưng chúng ta không thể kéo lui cách lý luận theo các điều kiện hiện ngay trở về thời của buổi bình minh của lịch sử nhân loại để phê phán các hành động đã được thực hiện hồi đó bằng các điều kiện và luật lệ hiện hữu.

Nếu chúng ta phải vứt bỏ phần ký thuật này của Thánh Kinh đi để chấp nhận thuyết tiến hoá về nguồn gốc của nhân loại, thì chúng ta cũng chẳng giải quyết được vấn đề này chút nào, vì trong trường hợp đó, các tổ tiên nguyên thuỷ của chúng ta vốn là thú vật, và cha mẹ của loại người phải là hậu duệ của cùng một cặp vợ chồng thú vật, anh em chị em cũng đều là thú vật cả. Cho dù có lấy thuyết nào về căn nguyên của loài người, chúng ta đều bị bắt buộc phải đi đến kết luận rằng vào hồi nguyên thuỷ của lịch sử loài người, nhất thiết phải có việc kết hôn giữa con cái của cùng một đôi vợ chồng.

Để tóm tắt cả lại, Ca-in đã cưới một trong số rất nhiều con gái của A-đam và Ê-va, và điều bí mật không tài nào xâm nhập được rằng nhiều chuyện quái dị đã xảy ra chung quanh vấn đề Ca-in đã tìm được vợ ở đây, thì đã được nhận thấy là chẳng có gì bí mật cả.

ĐỨC CHÚA TRỜI TRUYỀN CHO ÁP-RA-HAM DÂNG Y-SÁC LÀM CỦA LỄ THIÊU

Có một trong những phản bác thường được đưa ra để chống lại Thánh Kinh, ấy là “Thánh Kinh dạy rằng Đức Chúa Trời đã truyền lệnh cho Áp-ra-ham phải dâng con trai mình là Y-sác lên làm một của lễ thiêu”. Người ta bảo rằng cây chuyện này biện minh cho tập tục đáng ghê tởm là dâng con người lên làm sinh tế. Cách đây chưa lâu, khi có một người điên thật sự giết con trai mình để dâng lên làm sinh tế cho Đức Chúa Trời, thì những kẻ ngoại đạo đã phao đồn xa rộng rằng chính Thánh Kinh, trong câu chuyện của Áp-ra-ham và Y-sác, đã bảo đảm và phải chịu trách nhiệm cho hành động kia.

Nhiều Cơ-đốc nhân đã rất bối rối, lúng túng vì câu chuyện này. Chúng ta phải làm thế nào để cất đi chỗ khó hiểu rõ ràng này? Nó có thể được giải quyết dễ dàng và cất đi y như cách thức mà phần lớn những điều khó hiểu trong Thánh Kinh đã có thể được giải quyết và cất đi, tức là bằng cách chú ý xem đúng ra thì Thánh Kinh đã nói gì.

“DÂNG NÓ LÊN” CHỨ KHÔNG PHẢI “GIẾT NÓ”

Trước hết, cần lưu ý là chẳng có chỗ nào trong Thánh Kinh chép rằng Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham giết Y-sác cả. Các kẻ thù Thánh Kinh luôn luôn nói rằng Đức Chúa Trời truyền lệnh cho Áp-ra-ham giết Y-sác, nhưng đó không phải là điều Thánh Kinh thật sự chép. Điều Thánh Kinh chép chính xác là Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham “dâng đứa con làm của lễ thiêu” (Sang The Ky 22:2). Dịch đúng nguyên văn là Đức Chúa Trời đã truyền cho Áp-ra-ham “dâng nó lên (trên bàn thờ) làm một của lễ thiêu”.

Áp-ra-ham chỉ được lệnh phải đặt Y-sác lên bàn thờ như một của lễ dâng trọn vẹn cho Đức Chúa Trời mà thôi. Chẳng hay Đức Chúa Trời có sẽ đòi hỏi ông phải đi xa hơn nữa là giết con trai mình đi sau khi đã đặt nó lên bàn thờ để dâng nó cho Đức Chúa Trời, thì ông không biết. Tất cả những gì Đức Chúa Trời đã truyên cho ông phải làm, là “đặt nó lên bàn thờ”, sẵn sàng để giết nó và thiêu nó đi, nếu Đức Chúa Trời sẽ đòi hỏi như thế.

Nhưng Đức Chúa Trời đã có đòi hỏi như thế không? Phần ký thuật tuyên bố minh nhiên rằng Ngài đã không có đòi hỏi như thế. Trái lại, rõ ràng là Ngài đã ngăn cấm việc thật sự giết Y-sác (22:11-12). Lệnh truyền đầu tiên của Đức Chúa Trời không phải là giết Y-sác mà chỉ dâng ông lên mà thôi vốn đã rõ ràng như ban ngày căn cứ vào sự kiện chúng ta được bảo cho biết một cách minh nhiên rằng Áp-ra-ham đã làm đúng theo điều Đức Chúa Trời đã truyền cho ông phải làm, tức là “dâng Y-sác”. Câu viêt trong Thánh Kinh là “Áp-ra-ham dâng Y-sác” (Heboro 11:17) nghĩa là Áp-ra-ham đã làm đúng điều ông đã được bảo là phải làm, nhưng Áp-ra-ham đã không có giết Y-sác,là điều ông không được dạy là phải làm.

Thế thì, đã rõ ràng là lệnh truyền của Đức Chúa Trời là phải dâng lên, không phải là một lệnh truyền phải giết. Câu chuyện theo như Thánh Kinh kể lại không phải là thoạt đầu Đức Chúa Trời đã truyền cho Áp-ra-ham phải giết Y-sác rồi thiêu đi, và rồi sau đó, khi thấy rằng Áp-ra-ham rất sẵn sàng làm chính việc ấy, thì Ngài mới rút lại lệnh truyền ấy và cung cấp một chiên con để thế chỗ cho Y-sác. Câu chuyện của Thánh Kinh kể lại, là Đức Chúa Trời truyền cho Áp-ra-ham hãy đưa Y-sác lên bàn thờ để dâng Y-sác cho Ngài như một của lễ trọn vẹn, và Áp-ra-ham đã thật sự làm điều ông đã được truyền dạy phải làm. Mà làm như thế, thì cả trong ý định nguyên thuỷ của Đức Chúa Trời lẫn trong việc thực thi lệnh truyền đó, đều chẳng có dính dáng gì tới chuyện giết Y-sác cả.

VẤN ĐỀ CẤM DÂNG CON NGƯỜI LÀM SINH TẾ

Thế thì câu chuyện trên không hề biện minh cho việc dâng con người làm sinh tế theo nghĩa là thật sự giết một nạn nhân (con sinh) là con người. Trái lại, cả sức mạnh của phần ký thuật đã chống lại một của lễ như thế. Thay vì là truyền lệnh, nó rõ ràng là đã bị cấm. Tuy nhiên, nó biện minh cho việc tự hiến thân chúng ta trọn vẹn cho Đức Chúa Trời, như “một của lễ sống” (Roma 12:1).

Thánh Kinh tiếp tục kể cho chúng tanghe rằng lúc Áp-ra-ham sắp vượt quá việc dâng con trai mình lên, là điều đã được truyền dạy rõ ràng, và sắp giết con mình, là việc ông không được truyền dạy phải làm, thì Đức Chúa Trời đã can thiệp và ngăn cấm. Đức Giê-hô-va đã sai chính thiên sứ Ngài đến để nói bằng tiếng phán từ trời xuống mà tai người có thể nghe được, cấm làm đổ máu của Y-sác.

“Thiên sứ phán rằng: Đừng tra tay vào mình con trẻ và chớ làm chi hại đến nó; vì bây giờ ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức con một ngươi” (Sang The Ky 22:12 – thiên sứ của Đức Giê-hô-va đã từ trời phán xuống như thế. Thế thì, thay vì khuyến khích việc dâng con người làm sinh tế, câu chuyện này đã tích cực và công nhiên cấm việc làm ấy một cách nghiêm khắc nhất. Cho nên tất cả khó khăn của chúng ta liên quan với phần ký thuật này đều tan biến khi chúng ta mở to đôi mắt ra, đọc thật kỹ phần ký thuật và chú ý xem đúng ra nó dạy gì.

ĐỨC CHÚA TRỜI KHIẾN CHO PHA-RA-ÔN CỨNG LÒNG

Có nhiều câu trong Kinh điển liên quan đến việc Đức Chúa Trời khiến cho Pha-ra-ôn cứng lòng, từng gây nhiều lúng túng cho các Cơ-đốc nhân hãy con ấu trĩ, và thường được những người không tin Chúa lợi dụng khi công kích Thánh Kinh. Người ta nói rằng nếu Đưc Chúa Trời khiến cho Pha-ra-ôn cứng lòng, mà hậu quả của việc làm cho cứng lòng đó là Pha-ra-ôn đã nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời thì chính Đức Chúa Trời phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của Pha-ra-ôn. Gặp trường hợp như thế, làm thế nào để chủ trương rằng Pha-ra-ôn phải chịu trách nhiệm về sự phản loạn của mình nên phải chịu trừng phạt là công bằng?

Trong Xuat Edipto Ky 4:21 chúng ta đọc thấy: “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Khi trở về xứ Ê-díp-tô, hãy cẩn thận về các dấu lạ của ta đã giao nơi tay ngươi mà làm trước mặt Pha-ra-ôn, nhưng ta sẽ khiến người cứnglòng chẳng cho dân sự đi”.

Vậy, căn cứ vào khúc sách này cùng với Xuat Edipto Ky 7:3 và 14:4 thì thoạt nhìn dường như cũng có cơ sở để chê trách hành động của Đức Chúa Trời trong vấn đề này, hay ít nhất cũng là đối với phần ký thuật của Thánh Kinh về nó. Thế nhưng, khi chúng ta nghiên cứu thật chính xác xem Thánh Kinh đã nói gì và các hoàn cảnh lúc Ngài phán như thế, thì chỗ khó hiểu đó sẽ tan biến ngay.

Nếu Đức Chúa Trời đến với một người thật lòng muốn biết Ngài và vâng theo ý chỉ Ngài, làm cho người ấy cứng lòng, do đó đẩy người ấy đến chỗ không tuân theo ý chỉ Ngài, thì tất nhiên đó là một hành động về phía Đức Chúa Trời, và rất khó có thể hay không thể nào biện minh được. Tuy nhiên, khi chúng ta đọc những lời phán của Đức Chúa Trời về vấn đề này trong toàn văn (văn cảnh) của chúng. Chúng ta sẽ thấy rằng đó không phải là việc mà Đưc Chúa Trời đã làm cho Pha-ra-ôn. Pha-ra-ôn không phải là một người muốn vâng lời Đức Chúa Trời.
Toàn thể phần ký thuật đã bắt đầu, không phải là với việc Đức Chúa Trời làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng, mà trái lại, là với việc chính Pha-ra-ôn tự làm cứng lòng mình. Trong Xuat 4:21 chúng ta có một lời tiên tri về điều Đức Chúa Trời sẽ làm với Pha-ra-ôn, một lời tiên tri mà Đức Chúa Trời cho biết thật đầy đủ về những gì Pha-ra-ôn sẽ làm trước khi Ngài khiến cho vua ấy cứng lòng. Trong XuXh 9:12 và trong nhiều khúc sách sau đó nữa, chúng ta được thấy lời tiên tri đó ứng nghiệm; nhưng trước khi Đức Chúa Trời làm cái công việc ở đây là khiến cho Pha-ra-ôn cứng lòng, thì chúng ta có một phần ký thuât về những gì chính Pha-ra-ôn đã làm.

Trong XuXh 5:1-2 chúng ta được cho biết là Môi-se và A-rôn vào ra mắt Pha-ra-ôn với bức thông điệp của Đức Giê-hô-va rằng:
“Kế sau, Môi-se và A-rôn đến tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán như vầy: Hãy cho dân ta đi, đặng nó giữ một lễ cho ta tại đồng vắng. Nhưng Pha-ra-ôn đáp rằng: Giê-hô-va là ai mà trẫm phải vâng lời người, để cho dân Y-sơ-ra-ên đi? Trẫm chẳng biết Giê-hô-va nào hết; cũng chẳng cho dân Y-sơ-ra-ên đi nữa”.

Ở đây, Pha-ra-ôn đã dứt khoát và tỏ thái độ thách đố là không chấp nhận hay từ chối kh6ng chịu vâng lời Đức Chúa Trời. Việc này đã xảy ra trước khi Đức Chúa Trời làm cho vua ấy cứng lòng. Rồi tiếptheo đó mới là phần mô tả cách thức Pha-ra-ôn đã tự buông mình vào việc áp bức dân Y-sơ-ra-ên tàn bạo hơn bao giờ hết (5:3-9).

Trong 7:10 và tiếp theo đó, chúng ta thấy Môi-se và A-rôn lại ra mắt Pha-ra-ôn, và làm nhiều dấu lạ trước mặt nhà vua để chứng minh rằng hai ông quả thật là các sứ giả được Đức Chúa Trời phái đến, nhưng Pha-ra-ôn đã không chịu nghe. Trong câu 13, chúng ta đọc thấy “Thế mà lòng Pha-ra-ôn vẫn cứng cỏi, chẳng nghe Môi-se và A-rôn”. Cho đến đây, vẫn chưa thấy nói là Đức Chúa Trời làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng.
Thế thì sự kiện là Pha-ra-ôn vốn là một bạo chúa hay áp bức, đã đưa dân Y-sơ-ra-ên vào ách nô lệ khủng khiếp, gây đau khổ và chết chóc cho họ. Đức Chúa Trời đã nhìn vào dân sự Ngài, nghe tiếng kêu cầu của họ, và do lòng nhân từ thương xót của Ngài, đã quyết định giải cứu họ (2:25; 3:7-8). Ngài đã sai Môi-se làm đại diện cho Ngài, đến với Pha-ra-ôn để yêu cầu vua ấy giải thoát cho dân Ngài, nhưng bằng thái độ kiêu ngạo và phản loạn, Pha-ra-ôn đã thách thức Ngài và tự ý gia tăng sự áp bức còn tàn ác hơn nữa đối với dân Ngài. Chỉ đến chừng đó, và đến lúc đó mà thôi, Đức Chúa Trời mới khiến cho vua ấy cứng lòng.

Đây chỉ đờn giản là phương pháp phổ quát mà Đức Chúa Trời vẫn theo đuổi để đối phó với loài người mà thôi. Phương pháp phổ quát của Đức Chúa Trời là nếu con người tự chọn điều sai trái, thì Ngài sẽ phó mặc người ấy cho việc sai trái đó (IITesalonica 2:9-12); nếu họ cương quyết chọn phạm tội thì cuối cùng, Ngài sẽ phó mặc họ cho tội lỗi (Roma 1:24-26,28). Đây là một cách đối phó nghiêm khắc, nhưng cũng là một cách đối xử công bằng.

Trong biến cố này, nếu còn có chỗ khó hiểu nào, thì tất cả đều sẽ tiêu tan khi chúng ta khảo xét đến cách thức Đức Chúa Trời đã dùng để làm cứng lòng Pha-ra-ôn. Lẽ dĩ nhiên, đây không phải là một hành động đối với phần thân thể vật lý. Đức Chúa Trời đã không đối phó với tấm lòng của Pha-ra-ôn như đó là một phần, của thân thể của vua ấy. Ngài đã đối phó với tấm lòng của vua ấy theo nghĩa nó được xem là trung khu của trí khôn tình cảm và ý chí của nhà vua.

Ý chí thì không thể bị bạo lực ép buộc. Ý chỉ thì không thể bị bạo lực ép buộc. Ý chỉ thì không thể bị bạo lực lay chuyển, như một đoàn tàu hoả sẽ không thể bị một lý luận hay một phép suy luận nào lay chuyển được. Cách thức để Đức Chúa Trời làm cứng lòng Pha-ra-ôn là gởi đến cho vua ấy một loạt bằng cớ chứng minh sự hiện hữu và quyền phép của chính Ngài, và một loạt những trừng phạt (đoán xét, phán xét). Nếu Pha-ra-ôn có thái độ phải lẽ đối với các mặc khải về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đó, nếu vua ấy chịu thừa nhận quyền phép của Đức Chúa Trời trong những sự trừng phạt mà Ngài đã sai đến cho vua ấy, chắc chúng đã đưa được vua ấy đến chỗ ăn năn để được cứu. Thế nhưng do tự ý tự nguyện duy trì thái độ sai lầm đối với chúng, cho nên chúng đã khiến cho vua ấy cứng lòng.

Đã chẳng có gì Đức Chúa Trời đưa đến cho chúng ta, mà lại có đầy lòng nhân từ thương xót của Ngài hơn là những trừng phạt Ngài đưa đến cho tội lỗi chúng ta. Nếu chúng ta có thái độ phải lẽ, đứng đắn để tiếp nhận các trừng phạt ấy, chúng sẽ khiến cho lòng chúng ta mềm mại và dẫn chúng ta đến chỗ ăn năn và hoàn toàn đầu phục Đức Chúa Trời, và như thế sẽ đưa chúng ta đến với sự cứu rỗi. Tuy nhiên, nếu chúng ta nổi loạn chống lại chúng, chúng sẽ làm cho chúng ta cứng lòng và đưa chúng ta đến chỗ tàn hại miên viễn. Lỗi không phải ở nơi Đức Chúa Trời, và lỗi không phải ở sự trừng phạt của Ngài, mà đúng hơn thì lỗi là ở nơi chính chúng ta và thái độ của chúng ta đối với sự trừng phạt của Ngài, và dối với chính chân lý của Ngài. Phúc âm là hương vụ của sự sống, dẫn đến sự sống cho những ai biết tiếp nhận nó cách phải lẽ, đứng đắn, nhưng lại là mùi của sự chết, dẫn những kẻ chối bỏ nó đến chỗ chết (IICorinhto 2:15-16).
Điều rắc rối không phải là do Phúc âm, vốn là “quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” (Roma 1:16). Rắc rối là ở nơi con người chối bỏ Phúc âm, mà làm như thế là người ấy tự làm cứng lòng mình, tự buộc tội, và tự để cho nó huỷ diệt mình, tự buộc tội, và tự để cho nó huỷ diệt mình, cho nên đối với người như thế, nó sẽ trở thành mùi của sự chết dẫn đến chỗ chết.
Sự việc vẫn thường xảy ra, là cùng một bài giảng đem sự sống đến cho người này, lại đem cái chết đến cho một người khác. Nó đem sự sống, sự tha thứ, và bình an cho người tin nó, hành động theo đó; nhưng nó đem lời buộc tội và cái chết đến cho kẻ khước từ chân lý của nó. Nó khiến cho tấm lòng của người này mềm mại, nhưng làm cứng cỏi, tấm lòng của một người khác. Bản thân Chúa Cứu Thế Giê-xu đã đến thế nào, không phải là để buộc tội thế gian, nhưng là để cứu rỗi người thế gian (Giang 3:17), nhưng với người không chịu tin, thì Ngài đem đến lời buộc tội và sự tàn hại, diệt vong miên viễn (3:18,36).

LỆNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ PHẢI TẬN DIỆT DÂN CA-NA-AN

Có ít điều trong Thánh Kinh mà bởi đó nhiều độc giả thông minh đã bị va vấp, và người ngoại đạo thường thích thú bêu xấu hơn là lệnh truyền của Đức Chúa Trời rằng phải tận diệt một số các dân tộc, chẳng chừa lại một ai bất kể tuổi tác, giới tính. Phải giết sạch cả đàn ông, phụ nữ, lẫn trẻ con.
Thí dụ như chúng ta đọc thấy lệnh truyền ấy của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên trong Phuc Truyen 20:16-17
“Nhưng trong các thành của những dân tộc này, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi làm sản nghiệp, thì chớ để sống một vật nào biết thở; khá tận diệt dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, dân Giê-bu-sít, y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã phán dặn”
Đối với nhiều thành phố khác, có lệnh truyền là nếu họ cầu hoà thì nên để cho họ bình an và tha mạng cho toàn thể cư dân; nhưng nếu họ khai chiến, thì phải giết người trưởng thành phái nam, còn phụ nữ và trẻ con thì phải chừa lại (20:10-15). Đó là những thành phố ở xa, còn cư dân của các thành phố trong các xứ mà chính dân Y-sơ-ra-ên sẽ chiếm làm nơi cư trú, thì phải tận diệt đi.
Chúng ta bị chất vấn: “Làm thế nào để hoà giải các lệnh truyền đáng ghê sợ và trắng trợn như thế, với giáo lý đã được truyền dạy rõ ràng trong Tân ước kinh rằng “Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (IGiang 4:8). Người ta bảo rằng những lệnh truyền như thế chắc chắn không phải là của Đức Chúa Trời, và Cựu ươc kinh chắc chắn là đã sai lầm khi bảo rằng chúng là của Đức Chúa Trời. Vậy chúng ta có thể trả lời cho thắc mắc này như thế nào đây?

TỘI LỖI KHIẾN VIỆC ẤY THÀNH CẦN THIẾT

Trước hết, chúng ta nên nói rằng điều ấy quả đáng sợ thật nếu bất luận dân tộc nào cũng phải bị tận diệt bằng gươm, chẳng những là các chiến sĩ mà thôi, nhưng cả đến người già, phụ nữ, lẫn trẻ con nữa. Thế nhưng hãy còn một việc còn đáng sợ hơn thế nữa khi chúng ta dừng lại để suy nghĩ về vấn đề ấy cho thật thấu đáo để thấy rằng vì tội ác mà số người đó đã phạm vốn quá đầy dẫy, sự phản loạn của họ đối với Đức Chúa Trời vốn quá mãnh liệt và phổ quát, sự băng hoại đạo đức và đê tiện của họ vốn đã đến mức tận cùng và cứ tồn tại dai dẳng mãi, xuống cả đến các trẻ con sơ sinh nữa, cho nên một cách giải quyết như thế là tuyệt đối cần thiết vì lợi ích của nhân loại.
Đó chính là trường hợp của các dân tộc ở đây. Chúng ta được biết chẳng những nhờ Thánh Kinh mà cả từ nhiều nguồn thông tin khác, rằng chiều sâu của sự ô nhiễm luân lý đạo đức mà các dân tộc ấy đã sa vào, là không thể nào dò lường được. Chúng đã trở thành một căn bệnh ung thư đạo đức đe doạ chính sự sống của toàn thể nhân loại. Nếu muốn cho thân thể được cứu, thì căn bệnh ung thư đó phải bị cắt bỏ khỏi từng thớ thịt. Cắt bỏ các tế bào ung thư là một công cuộc phẫu thuật đáng sợ, một việc làm mà bất cứ một phẫu thuật gia có lòng nào cũng phải run sợ, nhưng thường thường thì cắt bỏ một khối ung thư là việc làm tử tế nhất mà một nhà phẫu thuật có thể làm trong những hoàn cảnh thực tế nào đó. Cũng tương tự như thế, công việc tử tế nhất mà Đức Chúa Trời có thể làm cho nhân loại là phải cắt bỏ đi cái khối ung thư này khỏi mọi gốc rễ và mọi thớ thịt.

VÌ LỢI ÍCH CỦA TOÀN THỂ NHÂN LOẠI

Thứ hai, chúng tôi xin nói rằng chắc chắn là Đức Chúa Trời có quyền thăm phạt những cá nhân và những dân tộc đã chìm đắm trong tội lỗi. Điều duy nhất đáng ngạc nhiên khi ta chịu dừng lại một chút để suy nghĩ, ấy là Ngài lại kiên trì nhẫn nhục đến thế, để không thăm phạt các cá nhân và các dân tộc ấy sớm hơn. Một khi ta đã thông hiểu về sựthánh khiết của Ngài ở một mặt, và ở mặt kia là chiều sâu của các thói tham lam, tham dục, tội lỗi, quỉ quyệt, chẳng coi luật pháp ra gì, và sự chống nghịch với Đức Chúa Trời của một số các thành phố thậm chí cả đến hiện nay nữa, đã sa vào, và thế nào cả đến các thiếu nhi cũng đang lầm lạc để sa vào thói quỉ quyệt không có lời lẽ nào mô tả được, thì hầu như ta phải ngạc nhiên là tại sao Ngài vẫn chưa xoá hết họ đi, như Ngài từng truyền lệnh cho dân Y-sơ-ra-ên phải làm với các dân tộc trong xứ Ca-na-an là một lệnh truyền đầy tính nhân từ thương xót và tình yêu. Nó là sự nhân từ thương xót và tình yêu đối với dân Y-sơ-ra-ên. Nếu dân Ca-na-an không bị tận diệt, thì chính dân Y-sơ-ra-ên sẽ bị tận diệt. Thật vậy, dân Y-sơ-ra-ên sở dĩ bị lây nhiễm tội lỗi chính vì đã không thực hiện sắc lệnh nghiêm khắc của Đức Chúa Trời cho đến cùng. Họ đã bỏ ngang giữa chừng điều Đức Chúa Trời đã dạy họ làm, để rồi chính họ phải bị diệt vong.

“Nhưng còn về các phụ nữ thì thế nào; họ có thể được chừa lại không?” Câu trả lời rất rõ ràng. Phụ nữ thường là nguồn gốc hàng đầu gây ra lây nhiễm (Dan Ds 31:15-16). Tuy các phụ nữ chân chính có cao quí hơn đàn ông chân chính, các phụ nữ hư hỏng lại nguy hiểm hơn đàn ông hư hỏng” Nhưng còn trẻ con thì sao? Có thể tha thứ cho chúng không? Ai là người có kinh nghiệm với con cái của những người hư hỏng đều biết cái thói xấu đã được lưu truyền qua nhiêu thế hệ như thế nào; các thói xấu của ông cha cứ dai dẳng tái hiện nơi con cháu, cả khi chúng được đưa đi khỏi các môi trường xấu xa gian ác vây quanh để giáo dưỡng trong một môi trường thuận lợi.
Nhờ quyền năng tái sinh của Phúc âm, tất cả mọi việc ấy có thể được sửa chữa, nhưng chúng ta đừng nên quên rằng trường hợp mà chúng ta gặp ở đây vốn đã tồn tại từ nhiều thế kỷ trước khi Phúc âm được truyền giảng. Tình yêu và lòng nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời đòi hỏi dân Y-sơ-ra-ên phải vâng theo thật đúng những gì Đức Chúa Trời đã truyền dạy họ phải làm; tình yêu và lòng nhân từ thương xót đối với cả nhân loại đã đòi hỏi như thế. Chủ đích của Đức Chúa Trời không phải chỉ là ban phước cho một mình dân Y-sơ-ra-ên mà thôi. Qua trung gian của dân Y-sơ-ra-ên, Ngài đã lập kế hoạch để ban phước cho toàn thể nhân loại. Ngài đang đào luyện một dân tộc bằng cách biệt riêng họ ra suốt nhiều thế kỷ, để khi việc đào luyện hoàn tất, họ có thể bước ra ngoài vòng rào đó để đem phước hạnh, sự cứu rỗi, và sự sống cho tất cả các dân các nước.

CÁC KẾ HOẠCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VƯỢT XA TẦM XÉT NÉT CỦA CHÚNG TA

Điều thứ ba cần nói, là các kế hoạch của Đức Chúa Trời chẳng những chỉ có lợi, mà còn rất bao la, cần phải có nhiều thế kỷ mới hoàn thành được. Chúng ta với tư cách những con người có đời sống hết sức ngắn ngủi, với thói tự kiêu tự phụ của mình, chỉ thấy được một vài mảnh vụn vặt nhỏ bé của kế hoạch vô hạn của Đức Chúa Trời mà thôi, nhưng lại tự cho mình cái quyền dám phê phán cái kế hoạch toàn diện mà chúng ta chỉ biết rất ít hay chẳng biết gì cả ấy. Chỉ cần chúng ta chịu học tập để biết được rằng Đức Chúa Trời vốn vô hạn còn chúng ta lại vô cùng nhỏ bé; cho nên so với các phương tiện khoa học và triết học, thì “sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được?” (RoRm 11:33). Chẳng có sự ngu dại nào lớn hơn đối với một đứa trẻ là dám phê bình một triết gia, còn một triết gia sẽ chẳng có thể làm gì khác hơn để chứng tỏ mình là kẻ đại ngu ngoài việc dám chê bai chỉ trích Đức Chúa Trời.

MỘT HÀNH ĐỘNG NHÂN TỪ THƯƠNG XÓT ĐỐI VỚI TRẺ CON

Thứ tư, việc tận diệt các con trẻ của dâm loạn chẳng những là một hành động nhân từ thương xót và tình yêu đối với cả thế giới nói chung, mà còn là một hành động nhân từ thương xót và tình yêu đối với chính các trẻ con ấy nữa. Điều gì chờ
đợi đám trẻ con ấy nếu chúng được để cho sống, nếu không phải là một điều gì đó còn vô cùng tệ hại hơn là sự chết?
Chúng ta không dám độc đoán để bàn đến điều gì chờ đợi chúng khi chúng chết đi, nhưng nếu không chấp nhận cái giáo thuyết hoàn toàn không có cơ sở của Thánh Kinh và khó có thể là đúng được về vấn đề tất cả các trẻ con không chịu phép báp-tem đều sẽ bị nguyền rủa, thì chúng ta chẳng cần gì sợ hãi. Ngày đến cả hiện nay, tôi hầu như có thể mong rằng tất cả các con trẻ được sinh ra trong những xóm nghèo nàn đói khổ đều chết đi khi hãy còn thơ dại, nếu không có hi vọng rằng Hội thánh của Chúa Cứu thế sẽ tỉnh thức để đem Phúc âm của Con Đức Chúa Trời đến cho chúng.

Nhưng có người vẫn còn có thể nói: “Vâng, tôi thấy là thà xoá sạch số người đã sa đà thậm tệ như thế bằng một hành động nhân từ thương xót còn hơn nhưng tại sao lại không thực hiện điều đó bằng một dịch bệnh hay một nạn đói, mà lại là bằng cách nhờ tay người Y-sơ-ra-ên tàn sát chúng?” Lời đáp cho vấn nạn này rất đơn giản. Bản thân dân Y-sơ-ra-ên đang chịu huấn luyện. Họ vẫn thường xuyên sa vào tội lỗi và cần được một bài học nghiêm khắc mà họ phải học bằng cách thực thi cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đối với tội ác và thói quỉ quyệt của dân Ca-na-an. Họ sẽ có được một ấn tượng sâu đậm về sự thánh khiết và thù ghét tội lỗi của Đức Chúa Trời.
Trước khi phải thực thi sự phán xét của Đức Chúa Trời trên người Ca-na-an, dân Y-sơ-ra-ên đã được phán dạy rõ ràng rằng lý do khiến họ phải tận diệt dân Ca-na-an là “để chúng nó không dạy các ngươi bắt chước làm theo những sự gớm ghiếc chúng nó đã làm, đặng cúng thờ các thần chúng nó” (PhuDnl 20:18). cả quá trình này là một thí dụ minh hoạ gây ấn tượng cho việc Đức Chúa Trời vô cùng ghen ghét tội lỗi. Nó dạy cho chúng ta rằng tội lỗi cứ tồn tại dai dẳng là một điều nghiêm trọng và tai hại nên nhất thiết phải tận diệt cả một dân tộc gồm luôn đàn ông, đàn bà và trẻ con nữa, là những kẻ vẫn miệt mài trong đó. Đó chỉ là một bài học đơn giản mà cả Thánh Kinh đều dạy, cả lịch sử cũng dạy, và được viết lên bằng những chữ lửa: “Tiền công của tội lỗi là sự chết” (Roma 5:23)

Ý THỨC VỀ CHÍNH TỘI LỖI CỦA CHÚNG TA

Điều thứ năm cần nói, là người nào xem nhẹ tội lỗi, chưa có được một quan niệm đầy đủ về sự thánh khiết của Đức Chúa Trời, thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khó vượt nổi đối với lệnh truyền này của Đức Chúa Trời. Mặt khác, những ai đa thấy được tính cách đáng sợ của tội lỗi, đã học tập để biết thù ghét nó đúng với sự thù ghét vô hạn mà nó xứng đáng phải nhận được, đã có được những cái nhìn thoáng qua để thấy sự thánh khiết vô hạn của Đức Chúa Trời, và đã tham dự một phần nào đó vào sự thánh khiết ấy, thì sau khi đã suy nghĩ chín chắn, sẽ chẳng còn gặp khó khăn gì nữa đối với lệnh truyền này. Đó là vấn đề phải ý thức được ngay trong lòng, và đời sống chúng ta rằng chính nó đã khiến chúng ta nổi loạn chốn glại cách đối phó nghiêm khắc của Đức Chúa Trời với tội lỗi.

VIỆC DUNG THA CHO PHỤ NỮ

Thiết tưởng còn một việc nữa cần phải nói. Lắm khi người ngoại đạo đã đưa ra lời phản bác ngụ ý khinh bỉ là trong một số trường hợp như phụ nữ đã được đề cập trong PhuDnl 20:10-15 cũng như việc phải dung tha phụ nữ trong Dansoky 31:21-35:40 là phụ nữ phải được dung thứ vì các mục đích vô đạo đức (tà dâm, dâm ô). Có một nhà văn từng chất vấn: “Tôi có phải hiểu là Đức Chúa Trời đã tán thành việc nhận bồi thường chiến tranh bằng các chiến lợi phẩm là một số trinh nữ để dùng vào một công việc đã quá rõ ràng, hay không?” Những lời lẽ nặng nề tương tự như thế có thể được tìm thấy trong một số các quyển sách ngoại đạo.

Lẽ dĩ nihên, ngụ ý của người thắc mắc đặt vấn đề như thế là các thiếu nữ ấy đã được thu nhận là vì các chủ đích vọ đạo đức. Đó là cách sử dụng “đã quá rõ ràng” đối với phía người phản bác.Tuy nhiên, nó vốn chẳng có gì là “quá rõ ràng” đối với bất cứ một người cótâm trí trong sạch nào khi đọc phần ký thuật thực sự đó trong Kinh điển. Trong phần ký thuật đó của Kinh điển, đã chẳng hề có chút ám chỉ xấu xa nào rằng các trinh nữ kia vốn được dành cho cái công việc mà họ nghĩ đến. Với người có tấm lòng xấu xa bất khiết, thì lẽ dĩ nhiên là việc bao giờ cũng rõ ràng là nếu các phụ nữ còn để cho sống và bắt đi làm của cống nộp để bồi thường chiến tranh, thì họ đều bị bắt là vì mục đích ấy, nhưng thậm chí, một việc như thế cũng không hề xảy ra với người có tâm trí trong sạch, thuần khiết.

Toàn văn của khúc sách trong Dansoky 31:1-54 mà người ta hầu như rất thường viện dẫn liên quan đến vấn đề này của những người không tin Chúa, là một lời cảnh cáo nghiêm trọng chống lại thói vô đạo đức thuộc loại ấy. Cho nên, nó vốn không phải nhằm gợi ý rằng Đức Chúa Trời dung túng những hành động dâm ô thuộc loại như thế, mà còn chứng minh rằng Ngài vốn đối xử nghiêm khắc như thế nào đối với điều bất khiết ấy.

Trong Dansoky 25:1-18 chúng ta được bảo cho biết thể nào đàn ông trong dân Y-sơ-ra-ên phải tự chọn mình khỏi điều ô uế với các con gái Mô-áp như thế nào, mà còn cho biết hậu quả của nó là “cơn giận của Đức Giê-hô-va bèn nổi lên cùng Y-sơ-ra-ên” (25:3) và thế nào Đức Chúa Trời đã thăm phạt cách sống bất khiết đó của họ bằng sự trừng phạt nghiêm khắc nhất (25:5,8-9). Cũng ngay trong chương sách đó, tất cả các phụ nữ đã phạm vào thói dâm ô đó đều bị giết đi (31:17). Và sự thật ít nhất là ở trong câu thứ mười tám cũng gợi ý rằng chỉ có trẻ con thuộc phái nữ mới được chừa lại mà thôi.

Đây chắc chắn là một hành động nhân từ thương xót của Đức Chúa Trời nhằm giải cứu “hết thảy con gái chưa hề kết bạn cùng người nam” khỏi môi trường sống xấu xa gian ác ấy, để giao chúng cho người Y-sơ-ra-ên trưởng dưỡng dạy dỗ, để chúng tiếp xúc được với tôn giáo thuần khiết và được đào tạo huấn luyện để trở thành những phụ nữ trong sạch. Cho nên, theo như phần ký thuật, thì chúng đã không được giao cho người Y-sơ-ra-ên nhằm các chủ đích dâm ô bất khiết, mà vốn được phó thác cho họ nhằm vào chủ đích cao cả hơn hết.