Tất cả những điểm khó hiểu trong Thánh Kinh đều có thể được xếp vào một trong mười tiêu đề tổng quát dưới đây. Trong chương này, tôi xin trình tự giải thích chi tiết bản tính của từng loại một những điểm khó hiểu ấy.
CỔ BẢN BẤT TOÀN
Loại khó khăn thứ nhất là những điểm khó điểm này sinh từ bản dịch Thánh Kinh ra Anh (Việt văn của chúng ta. Theo điều tôi được biết, thì chẳng hề có ai chủ trương rằng bản dịch Thánh Kinh ra Anh (Việt) văn của chúng ta là tuyệt đối vô ngộ, chẳng có chỗ sai lầm nào. Giáo lý được nhiều người chủ trương, là Kinh điển đã được ban cho chúng ta hồi nguyên thuỷ (trong nguyên văn) vốn tuyệt đối vô ngộ và không có sai lầm, còn bản dịch ra Anh (Việt) văn của chúng ta là bản dịch Kinh điển từ nguyên văn ra chỉ tương đối chính xác về đại thể mà thôi.
Chúng ta hiện không có các bản thảo nguyên thuỷ của bộ Thánh Kinh. Các nguyên bản đó từng được sao chép lại nhiều lần thật cẩn trọng và chính xác, nhưng lẽ tự nhiên là nhiều sai lầm cũng đã len lỏi xâm nhập các bản sao chép ấy. Chúng ta hiện có rất nhiều bản sao tốt, khiến khi đem đối chiếu chúng với nhau, ta có thể nói với độ chính xác rất cao rằng đây chính là nguyên bản. Lẽ dĩ nhiên, nhằm các chủ đích thực tiễn nguyên bản hiện đã được quy định. Chẳng hề có một giáo lý quan trọng nào còn bị lệ thuộc vào một bản dịch bị nghi ngờ là không đúng với nguyên văn.
Tuy nhiên khi bản dịch Authorized Version (Anh văn) được thực hiện, một số cổ bản tốt nhấtvẫnchưa có trong tầm tay của các dịch giả, còn khoa học phê bình văn bản vẫn chưa được hiểu đúng như ngày nay; cho nên bản dịch ấy đã được thực hiện căn cứ vào một văn bản bất toàn. Không phải là ít những điểm có vẻ như khó hiểu trong Thánh Kinh đã nảy sinh từ nguồn gốc này. Thí dụ như trong GiGa 5:4 chúng ta được cho viết:
“Vì môt thiên sứ thỉnh thoảng giáng xuống trong ao làm cho nước đọng, lúc nước đã đọng rồi, ai xuống ao trước hết, bất kỳ mắc bịnh gì, cũng được lành”.
Vì nhiều lý do, câu này có vẻ không đúng và khó tin, nhưng sau khi tra cứu chúng tôi nhận thấy rằng tất cả những điều đó đều do sai lầm của người sao chép. Có một người sao chép nào đó hồi nguyên thuỷ, khi đọc đoạn ký thuật này của sách Giăng đã thêm vào phần ghi chú bên lề một lời giải thích về các đặc tính chữa bệnh của một dòng suối cứ liên tục chảy như là có thuốc trong đó. Một người sao chép về sau lại đưa phần ghi chú bên lề này vào trong văn bản (chính thức), thế là nó được truyền lại cho đời sau và được đưa vào trong bộ Thánh Kinh của chúng ta. Nhưng nó đã không thấy có thật phải là trong bản dịch Revised Version.
Những chỗ khác nhau về cách nói trong nhiều ký thuật về cùng những biến cố giống nhau, chẳng hạn như những chỗ khác nhau về tuổi của một vài nhà vua trong văn bản của các sách Các Vua và Sử ký, chắc đã nảy sinh do cùng những sai lầm như thế trong vấn đề về các con số sẽ rất dễ nhận ra, nhất là vì các con số trong Hy-bá-lai văn được viết bằng các mẫu tự, mà nhiều mẫu tự trông có vẻ rất giống nhau nhưng lại có trị số rất khác nhau khi chúng được dùng như những con số.
Thí dụ mẫu tự thứ nhất trong bảng chữ cái Hy-bá-lai văn chỉ một, nhưng với hai chấm nhỏ trên nó, không lớn hơn hai vết phân ruồi, nó lại chỉ một ngàn. Mẫu tự thứ hai mươi ba hay mẫu tự cuối cùng của bảng chữ cái Hy-bá-lai văn chỉ bốn trăm, nhưng mẫu tự thứ tám trong bảng chữ cái Hy-bá-lai văn trông rất giống nó và rất dễ bị trông lầm, lại chỉ (con số) tám. Do đó, chỉ cần một sai lầm hết sức nhỏ nhặt của người chép sáchc ũng tạo ra một sự thay đổi rất lớn về trịsố của các con số. Điều cần lưu ý khi khảo xét các sự kiện như thế, là đã có rất ít những sai phạm thuộc loại này.
CÁC BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH XÁC
Loại khó khăn thứ hai là loại nảy sinh từ các bản dịch không chính xác. Thí dụ trong Mat Mt 12:40 nói là Giô-na đã ở trong bụng một con cá voi (Whale). Nhiều kẻ hoài nghi chắc đã có dịp cười to khi nghe nói về một con cá voi, với cấu trúc cá biệt về miệng và cổ họng của nó, lại có thể nuốt được một người; nhưng nếu kẻ hoài nghi ấy chịu khó xét kỹ lại vấn đề, thì sẽ nhận thấy rằng từ ngữ đã được dịch ra là “cá voi” kia thật ra có nghĩa là “con quái vật ở dưới biển” mà chẳng hề có một định nghĩa nào liên quan đến đặc tính của con quái vật biển ấy. Chúng tôi sẽ xin trở lại với trường hợp này với nhiêù chi tiết hơn khi xét đến câu chuyện về Giô-na.
Cho nên tất cả khó khăn đã nảy sinh từ sai lầm của dịch giả, và sự dốt nát của kẻ hoài nghi. Ngày nay,có rất nhều kẻ hoài nghi vô cùng dốt nát trước nhiều vấn đề mà ngay đến các trẻ con theo học Trường Chúa Nhật cũng hiểu được thật rõ ràng, khiến họ vẫn cứ chĩa mụi dùi vào công trình khảo cứu đã tạo ra chỗ sailầm đó trong Thánh Kinh.
CÁC LÝ GIẢI SAI
Loại hó khăn thứ ba là những chỗ khó hiểu do cách lý giải sai Thánh Kinh. Thánh Kinh dạy một đàng, còn điều mà người ta lý giải thường lại là một điều khác xa. Nhiều chỗ khó hiểu cho chúng a đã không nảy sinh từ những gì Thánh Kinh thực sự truyền dạy, mà do những gì mà người ta giảng giải là có ý nghĩa nư thế.
Một thí dụ inh hoạ nổi bật cho trường hợp này được tìm thấy trong chương một của Sáng Thế ký. Nếu chúng ta tin cách lý giải gán cho chương này của nhiều nhà giải kinh, thì lẽ tất nhiên là sẽ rất khó hoà giải nó với phần lớn những gì mà khoa học hiện đại xem như đã được xác lập rồi. Tuy thế, chỗ khó khăn không phải là với những gì chương một sách Sáng Thế ký dạy, nhưng là với cách lý giải nó, vì thật ra, đã chẳng hề có điều mâu thuẫn nào giữa những gì đã đươc khoa học thật sự kiểm chứng, với những gì chương một của Sáng Thế ký đã thật sự truyền dạy.
Một khó khăn khác có cùng một đặc tính như thế là với câu nói của Chúa Giê-xu rằng Ngài sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm (Mat Mt 12:40). Nhiều nhà giải kinh từng bắt buộc chúng ta phải tin rằng Ngài đã chết vào đêm thứ Sáu rồi sống lại vào sáng sớm Chúa nhật, và thời gian giữa hai điểm này thì không phải là ba ngày và ba đêm. Sau này, chúng ta sẽ thấy đây là một vấn đề về lý giải Thánh Kinh, và chỗ rắc rối không phải là với điều mà Thánh Kinh thật sự truyền dạy, nhưng là với cách lý giải mà người ta áp đặt trên Thánh Kinh.
CÁC Ý NIỆM SAI LẦM VỀ THÁNH KINH
Loại khó khăn thứ năm nảy sinh từ một quan niệm sai lầm về Thánh Kinh. Nhiều người lầm tưởng rằng khi bạn nói Thánh Kinh là Lời Đức Chúa Trời, có nguồn gốc và uy quyền của Đức Chúa Trời, là bạn ngụ ý bảo rằng Đức Chúa Trời là ph1t ngôn nhân trực tiếp truyền phán từng câu một những gì hàm chứa trong đó; nhưng sự thật không hề là như thế. Lắm khi Đức Chúa Trời chỉ ghi lại những gì người khác nói: những gì người thiện nói, những gì kẻ ác nói, những gì người được linh cảm nói, những gì người không được linh cảm nói, những gì các thiêns ứ và quỉ sứ nói, thậm chí những gì chính Ma quỉ nói nữa. Những điều ghi chép lại những gì họ nhân danh Đức Chúa Trời mà nói thì đều tuyệt đối đúng, thật, nhưng những gì người khác nói và cũng được ghi lại thì có thể là đúng, thật, nhưng cũng có thể là không đúng, không thật. Quả thật là họ có nói như thế, nhưng điều họ nói đó có thể là không đúng.
Thí dụ SaSt 3:4 ghi lại lời Ma quỉ nói: “Hai ngươi chẳng chết đâu”. Quả thật là Ma quỉ đã nói như thế, nhưng điều nó nói đó là không đúng không thật, mà là một lời nói dối phạm thượng khiến cả nhân loại chúng ta bị chìm đắm. Trong Lời của Đức Chúa Trời (Thánh Kinh) có lời của Ma quỉ nói nhưng những gì Ma quỉ nói đó không phải là Lời của Đức Chúa Trời mà là lời của Ma quỉ. Nhiều độc giả bất cẩn đọc Thánh Kinh mà không chú ý ai là người đang nói: Đức Chúa Trời, người thiện, kẻ ác, người được linh cảm, người không được linh cảm, thiên sứ hay quỉ sứ. Họ chỉ xé một câu ngay từ văn cảnh của nó ra, bất chấp người nói câu đó là ai, rồi nói: “Đây, Đức Chúa Trời đã phán như thế”, nhưng Đức Chúa Trời chẳng bao giờ nói điều gì thuộc loại như thế. Đức Chúa Trời bảo rằng Ma quỉ đã nói như thế, hay một người xấu người ác đã nói như thế, hoặc một người thiện người tốt, một người được linh cảm hay một người không được linh cảm đã nói như thế, hoặc một thiên sứ đã nói như thế.
Những gì Đức Chúa Trời nói (Thánh Kinh chép) đều đúng, thật, nghĩa là Ma quỉ đã nói như thế, hay một người ác, một người thiện, một người được linh cảm, một người không được linh cảm, một vị thiên sứ đã nói như thế. Thế nhưng điều họ nói có thể đúng thật hoặc không đúng, không thật. Có một việc khá phổ biến là đưtợc nghe nhiều người trích dẫn lời Ê-li-pha Binh-đát, hay Sô-pha nói với Gióp dường như đó nhất thiết phải là Lời của Đức Chúa Trời bởi vì nó đã đươc chép trong Thánh Kinh, bất chấp sự kiện Đức Chúa Trời đã phủ nhận lời truyền của họ và phán: “Các ngươi không nói về ta cách đúng đắn” Giop G 42:7 theo bản diễn ý). Quả thật những người ấy đã nói điều mà Đức Chúa Trời ghi lại là họ nói, nhưng thường thường thì họ đưa ra một chân lý đã bị xuyên tạc và nói điều không đúng, không thật.
Một phần lớn những chỗ khó hiểu của chúng ta nảy sinh từ chô không chú ý đến ai là người đang nói. Thánh Kinh luôn luôn nói cho chúng ta biết, và chúng ta phải luôn luôn chú ý. Trong Thi thiên, có khi chúng ta thấy chép những gì Đức Chúa Trời phán dạy loài người, mà điều đó có thể là đúng mà cũng có thể là không. Nhiều khi mà thường thường là nhiều hơn các trường hợp chúng ta nhìn thấy, đó là tiếng nói của một phát ngôn nhân nói lên ý muốn báo thù và sự tuyệt vọng cá nhân. Sự báo thù ấy có thể – và thường thường – có tính cách của một lời tiên tri, nhưng đó có thể là một kẻ làm điều sai trái trình lý lẽ của mình lên cho Đấng nắm quyền báo thù (xem RoRm 12:19) nên chúng ta không bị bắt buộc phải bênh vực cho tất cả những gì người ấy nói.
Cũng trong Thi thiên, chúng ta thấy có một câu chép điều mà kẻ ngu dại nói: “Chẳng có Đức Chúa Trời” (Thi Tv 14:1). Nhưng quả thật là kẻ ngu dại có nói như thế, nhưng kẻ ngu dại đã nói dối (sai) khi bảo như thế. Quả thật là Lời Đức Chúa Trời đã chép lời của kẻ ngu dại nói như thế; tuy nhiên, những gì mà Đức Chúa Trời thuật lại lời kẻ ngu dại đã nói thì không hề là Lời của Đức Chúa Trời, nhưng là lời của chính kẻ ngu dại. Cho nên, khi nghiên cứu Thánh Kinh, nếu Đức Chúa Trời là người phát ngôn, thì chúng ta phải tin những gì Ngài phán dạy; nếu một người được linh cảm là người đang phát ngôn, thì chúng ta phải tin những gì người ấy nói; nếu đó là một người không được linh cảm nói, chúng ta phải tự phê phán lấy: câu ấy có thể là đúng, là thật, mà cũng có thể là không đúng, là sai. Nếu là Ma quỉ đang nói, thì chúng ta phải nhớ rằng nó là một kẻ nói dối ngay từ ban đầu (GiGa 8:44), nhưng ngay đến Ma quỉ một đôi khi cũng có thể nói (sự) thật.
NGÔN NGỮ NGUYÊN THUỶ
Loại khó khăn thứ năm là những chữ khó hiểu nảy sinh từ ngôn ngữ mà Thánh Kinh đã được viết ra. Thánh Kinh là một bộ sách dành cho mọi thời đại và mọi loại người, do đó, nó đã đươc viết ra bằng thứ ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều hiểu được, ngôn ngữ của giới bình dân, của những người có dáng vẻ bên ngoài tầm thường. Nó đã không được viết bằng ngôn ngữ khoa học. Thí dụ, việc xảy ra trong trận đánh tại Ga-ba-ôn (Gios Gs 10:12-14) đã được mô tả theo cách thức mà ai đọ cnó cũng có thể hiểu. Câu chuyện đã chẳng đá động gì đến hiện tượng khúc xạ của ánh sáng mặt trời, v.v.. nhưng chép rằng mặt trời đã “ngừng lại” (hay “đứng yên, trì hoãn”) giữa trời.
Phần ký thuật này của Thánh Kinh đã không được viết bằng ngôn ngữ của khoa học hiện đại là một trong những ưu điểm của nó. Giả như nó đã được viết như thế, thì sẽ chẳng có ai hiểu gì được, mà phải đợi cho đến tận thời đại ngày nay, thậm chí mãi đến nay cũng vẫn chỉ có một số ít người là hiểu được mà thôi. Hơn nữa, vì khoa học và ngôn ngữ của nó luôn luôn thay đổi, nếu Thánh Kinh được viết bằng ngôn ngữ khoa học ngày nay, thì nó sẽ bị lỗi thời chỉ vào năm sau đó, nhưng nhờ được viết ra bằng thứ ngôn ngữ như đã chọn, nó đã được chứng minh là bộ sách dành cho mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc và mọi người sống trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Nhiều chỗ khó hiểu khác do ngôn ngữ đã được dùng để viết Thánh Kinh cũng nảy sinh từ sự kiện nhiêu phần trong Thánh Kinh vốn đã được viết bằng ngôn ngữ của thi ca – là ngôn ngữ của cảm thức, đam mê, và óc tưởng tượng. Cho nên, nếu có người chỉ biết đọc văn xuôi mà thôi, thì việc không thể tránh né vào đâu được là người ấy sẽ gặp nhiều khó khăn với các phần thi ca đó của Lời được linh cảm. Thí dụ trong Thi Tv 18:1-50 chúng ta có một phần mô tả kỳ diệu về một cơn dông bão có sấm sét; nhưng hãy thuở để cho một người thô thiển chỉ biết đọc có tản văn mà thôi “đụng đầu” với câu thứ tám chẳng hạn, chắc chắn người ấy sẽ phải điên đầu vì nó thật khó hiểu. Tuy nhiên, chuyện rắc rối đó vốn không phải là do Thánh Kinh, nhưng mà vì chính sự dốt nát, thô thiển chỉ hiểu được văn xuôi của người ấy mà thôi.
SỰ THIẾU HIỂU BIẾT CỦA CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ sáu nảy sinh từ kiến thức yếu kém của chúng ta về sử ký, địa lý, và các phong tục tập quán vào thời đại mà Thánh Kinh đã được viết ra. Thí dụ trong Cong Cv 13:7 Phao-lô có nói đến quan trấn thủ (bản Diễn Ý dịch là Tổng trấn”) của đảo Chíp-rơ các tỉnh dưới quyền cai trị của người La-mã gồm hai hạng: thuộc về hoàng đế và thuộc về thượng nghị viện. Quan cai trị một tỉnh dưới quyền hoàng đế được gọi là “propractor” còn quan cai trị một tỉnh thuộc quyền thượng nghị viện thì được là “trấn thủ (hay “tổng trấn”). Mãi đến tương đối gần đây thôi, theo các thông tin chính xác nhất mà chúng tôi được biết, thì đảo Chíp-rơ là một tỉnh thuộc quyền của hoàng đế, do đó, vị quan cai trị nó đúng ra phải là một prapractor; nhưng Lu-ca lại gọi ông ta là quan trấn thủ.
Sự việc này chắc chắn có vẻ như là một trường hợp rõ ràng là có sai lầm về phía Lu-ca, nên cả đến các nhà giải kinh bảo thủ cũng bị bắt buộc phải thừa nhận rằng Lu-ca đã phạm một sai lầm nhỏ. Nhưng các nhà phê bình phá hoại lại lấy làm thích thú khi tìm ra được “sai lầm” ấy. Tuy nhiên, càng về sau này và công trình sưu tầm nghiên cứu càng thấu đáo hơn đã đưa ra ánh sáng, cái sự kiện rằng vào đúng lúc Lu-ca viết (sách Công vụ), thượng nghị viện cũng vừa có một cuộc trao đổi với hoàng đế, do đó, Chíp-rơ đã trở thành một tỉnh dưới quyền của thượng nghị viện, cho nên viên quan cai trị nó là một quan trấn thủ và rút cục thì Lu-ca mới đúng, còn chính các nhà phê bình văn học kia đã sai lầm.
Đã nhiều lần các công cuộc sưu tầm và phát giác – địa lý học, sử học và khảo cổ học – đã đem phần thắng về cho Thánh Kinh và khiến các nhà phê bình phải xấu hổ. Thí dụ, sách Đa-ni-ên tự nhiên là một trong những quyển sách mà những người ngoại đạo và các nhà phê bình phá hoại thù ghét nhất. Một trong những luận cứ mạnh mẽ nhất của họ chống lại tính cách chân thực và thực hữu của nó là một nhân vật tên Bên-xát-sa chẳng hề được sử ký biết đến. Họ lý luận rằng toàn thể các sử gia đều nhất trí rằng Nabonidus là nhà vua cuối cùng của Ba-by-lôn, và rằng vua ấy đã không có mặt trong thành phố ấy lúc nó bị đánh chiếm, cho nên Bên-xát-sa phải là một nhân vật hoàn toàn là của thần thoại, và cả câu chuyện ấy đều là truyện truyền kỳ chứ không phải là sử ký. Luận cứ của họ có vẻ như rất vững vàng. Thật vậy, nó có vẻ như chẳng có thể chối cãi vào đâu được.
Tuy nhiên, Sir Henry Rawlinson đã phát giác được tại Mugheir và nhều di chỉ khác nữa trong xứ Canh-đê nhiều khối đất nung hình trụ, trên đó Bên-xát-sa (Belzarazar) là tên mà Nabonidus đã đặt cho trưởng nam của vua ấy. Chẳng có gì để nghi ngờ, là vua ấy đã trị vì với cương vị nhiếp chính trong thành phố ấy lúc cha mình vắng mặt, và một dấu chỉ cho việc ấy mà chúng ta có được là nghị định bổ nhiệm Đa-ni-ên vào chức vụ thứ ba trong việc cai trị vương quốc (DaDn 5:16) còn bản thân vua ấy là nhà vua thứ hai, cho nên Đa-ni-ên chỉ đứng sau chính vua ấy mà thôi.
Thế là Thánh Kinh đã chiến thắng, và các nhà phê bình bị làm nhuc. Mới đây chẳng bao lâu, các nhà phê bình phá hoại đã khẳng định khá quả quyết rằng Môi-se đã không thể viết Ngũ kinh vì vào thời của ông người ta vẫn chưa biết chữ viết, nhưng nhiều phát giác gần đây đã chứng minh chẳng chút nghi ngờ rằng chữ viết đã có từ trước thời của Môi-se. Do đó, các nhà phê bình phá đám đã bị bắt buộc phải từ bỏ luận cứ của họ, tuy họ từng có ác ý là cứ ngoan cố bám chặt lấy kết luận của họ.
DỐT NÁT VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH
Loại khó khăn thứ năm nảy sinh từ sự dốt nát lliên hệ đến các điều kiện về hoàn cảnh trong đó các quyển sách đã được viết ra và các mạng lịnh đã được ban bố. Thí dụ, lệnh truyền của Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên phải tận diệt các dân tộc trong xứ Ca-na-an có vẻ tàn ác và khủng khiếp đối với kẻ dốt nát về các điều kiện về hoàn cảnh, nhưng khi ta hiểu được tình hình đạo đức mà các dân tộc ấy đã sa vào, nỗi tuyệt vong hoàn toàn nếu muốn cải thiện họ, và nhược điểm của chính dân Y-sơ-ra-ên, thì việcphải tận diệt các dân tộc ấy có vẻ là một hành động của lòng nhân từ thương xót đối với tất cả các thế hệ kế tiếp và đối với chính họ. Chúng ta sẽ đi sâu hơn các dân tộc trong xứ Ca-na-an.
TÍNH CÁCH PHIẾN DIỆN CỦA CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ tám nảy sinh từ tính cách đa diện của Thánh Kinh. Con người có đầu óc cởi mở, rộng rãi nhất vẫn còn phiến diện, nhưng chân lý lại là đa diện, và Thánh Kinh thì cởi mở, rông rãi về đủ mọi phương diện. Cho nên, đối với tâm trí hẹp hòi của chúng ta, một thành phần này của Thánh Kinh có vẻ như mâu thuẫn với một thành phần khác. Thí dụ theo quy luật chung thì con người ta hoặc là có tinh thần theo Calvin, hoặc là theo Arminius, cho nên có những phần trong Thánh Kinh nhất định là phải ủng hộ co thuyết của Calvin, gây khó khăn rất nhiều cho những người có tâm trí thiên về Arminius, trong khi niều phần khác trong Thánh Kinh thì nhất định là phải ủng hộ cho Armanius và gây nhiều khó khăn cho loại người có tinh thần theo Calvin. Thế nhưng cả hai phía đều đúng cả.
Ngày nay, nhiều người trong chúng ta có tâm trí cởi mở rộng rãi đủ để đồng thời lãnh hội cả phương diện chân lý theo Calvin lẫn phương diện chân lý theo Arminius, nhưng một số khác thì không. Thế là họ thắc mắc, bối rối, lúng túng vì Thánh Kinh; nhưng không phải do Thánh Kinh gây rắc rối cho họ, mà vì chính họ thiếu khả năng lãnh hội các tư tưởng có tính cách bao quát. Cũng vì thế mà có vẻ như Phao-lô mâu thuẫn với Gia-cơ, và lắm khi có vẻ như Gia-cơ mâu thuẫn với Phao-lô, còn những gì Phao-lô viết ở chỗ này, dường như lại mâu thuẫn với những gì chính ông viết ở chỗ khác. Tuy nhiên, tất cả rắc rối đều do chính tâm trí hẹp hòi của chúng ta không nắm bắt được phần chân lý rộng lớn của Đức Chúa Trời mà thôi.
TÂM TRÍ GIỚI HẠN CỦA CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ chín nảy sinh từ sự kiện Thánh Kinh thì bàn về cái vô hạn, còn tâm trí của chúng ta lại có giới hạn. Đặt các sự kiện của Đấng vô hạn vào trong khả năng hạn chế của trí khôn bị giới hạn của ch1ng ta nhất thiết phải là điều vô cùng khó khăn, chẳng khác gì nhét cả đại dương vào trong một chiếc cốc tí hon. Các khó khăn thuộc loại này có liên hệ với giáo lý của Thánh Kinh về Đức Chúa Trời Ba Ngôi, giáo lý về thần tánh và nhơn tánh của Chúa Cứu Thế.
Với những ai quên rằng Đức Chúa Trời vốn vô hạn, thì giáo lý về Đức Chúa Trời Ba ngôi có vẻ giống như việc làm quái dị trong Toán học là muốn biến một thành ba. Tuy nhiên, một khi ta đã ghi khắc được vào trong tâm trí rằng giáo lý về Đức Chúa Trời Ba Ngôi vốn là một nỗ lực nhằm nhồi nhét các sự kiện về Đấng vô hạn vào trong các hình thức của tư tưởng hữu hạn, và các sự kiện về Đức Thánh Linh vào trong các hình thức diễn tả vật chất, thì các khó khăn sẽ đều tan biến cả.
TÍNH CÁCH KHÓ TRI NHẬN NHỮNG ĐIỀU THUỘC LINH CỦA CHÚNG TA
Loại khó khăn thứ mười nảy sinh từ tính cách cứng nhắc, khó tin nhận những điều thuộc linh của chúng ta. Người tiến bộ nhất trong lãnh vực thuộc linh vẫn còn ấu trĩ, nên không thể trông mong nhìn thấy được mọi sự, như một Đức Chúa Trời thánh khiết tuyệt đối nhìn thấy chúng, trừ phi khi người ấy đặt lòng tin cậy đơn sơ của mình vào Ngài. Thuộc về loại khó khăn này là những điều có liên quan với giáo lý của Thánh Kinh về sự hình phạt đời đời. Nhiều khi, đối với chúng ta giáo lý này có vẻ như không thể là đúng, là thật, nhất định không thể là đúng là thật được; nhưng tất cả sự khó khăn nảy sinh từ sự kiện chúng ta vẫn còn đui mù thuộc linh đến nổi chưa có quan niệm đầy đủ về tính cách đáng ghê sợ của tội lỗi, nhất là tính cách đáng sợ của cái tội chối bỏ con quang vinh vô hạn của Đức Chúa Trời. Thế nhưng khi nào chúng ta trở thành thánh khiết, trở nên giống như Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ thấy rõ tính cách lớn lao nghiêm trọng của tội lỗi y như chính Ngài nhìn thấy nó, thì chừng đó, chúng ta sẽ chẳng còn thấy có chút khó hiểu nào trong giáo lý về sự hình phạt đời đời cả.
Khi nhìn lại mười loại khó khăn vừa kể trên, chúng ta thấy tất cả đều nảy sinh từ tình trạng bất toàn của chúng ta, chứ không phải là do sự bất toàn của Thánh Kinh. Thánh Kinh vốn toàn hảo, nhưng vì chúng ta vốn bất toàn, nên chúng ta mới gặp khó khăn với bộ Sách ấy. Dù vậy, càng tăng trưởng để đạt đến chỗ toàn thiện toàn mỹ như Đức Chúa Trời, những điều khó hiểu cho chúng ta sẽ cứ ngày càng giảm bớt đi; cho nên chúng tôi bị bắt buộc phải đưa ra lời kết luận rằng khi nào chúng ta trở nên trọn vẹn như Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ chẳng còn gặp chỗ khó hiểu nào nữa trong Thánh Kinh.
Tác giả: R.A.Torrey