TƯƠNG QUAN GIỮA CỰU và TÂN ƯỚC

Nhiều người thấy Cựu Ước rắc rối nên họ bỏ qua không chịu tìm hiểu, họ chỉ đọc là Tân Ước và có lẽ thêm Thi Thiên mà thôi. Nhưng Thượng Đế đã ban toàn bộ Kinh Thánh cho chúng ta gồm cả Cựu và Tân Ước, và Ngài muốn chúng ta hiểu trọn vẹn Lời Ngài. Vậy chúng ta nên học toàn bộ Kinh Thánh như thế nào?
NHỮNG ĐIỂM ĐỒNG NHẤT
Muốn hiểu Cựu Ước thì phải xem Tân Ước nhìn nó như thế nào. Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời trong một số đoạn.
1. Thượng Đế là tác giả
Theo HeDt 1:1-3, Thượng Đế phán với các tổ phụ qua các vị tiên tri. Các sách tiên tri đều nằm trong Cựu Ước nên Cựu Ước là lời Thượng Đế. IITi 2Tm 3:14-17 nói rằng “Cả Kinh Thánh đều là bỏi Đức Chúa Trời soi dẫn. ” Vào thời Ti-mô-thê chỉ có Cựu Ước là Kinh Thánh vì Tân Ước lúc đo chưa được thiết lập. Như vậy cả hai câu Tân Ước trên đều tuyên bố Thượng Đế là tác giả của Cựu Ước, và đó là quan điểm của cả Tân Ước. Hãy xem thêm Cong Cv 26:23, RoRm 1:17, 9:25, IICo 2Cr 6:2, 16.
2. Một kế hoạch cứu chuộc
Tân Ước còn có nhiều điều để nói về Cựu Ước hơn là chỉ nói đó là lời Thượng Đế. Trong IITi 2Tm 3:15, Phao-Lô nói với Ti-mô-thê rằng “Kinh Thánh có thể khiến con khôn ngoan để được cứu ” (c.15). Nói cách khác, nó chứng tỏ kế hoạch cứu chuộc của Thượng Đế, nó cho người ta biết làm sao để được cứu khỏi tội lỗi.
Trong RoRm 4:1-9 Phao-lô nói về kinh nghiệm tâm linh của Áp-ra-ham và Đavít. Theo ông, họ được Thượng Đế xưng là công chính không phải do việc làm của họ, mà nhờ hồng ân Thượng Đế và bởi lòng tin của họ. Chúng ta cũng vậy. Đó là căn bản để cho họ cũng như chúng ta được cứu chuộc. Trong thời Cựu Ước, người ta đã biết kế hoạch cứu chuộc của Thượng Đế. Xem Cong Cv 24:14-15, RoRm 4:10-25, 8:1-3, 11:13-24, GaGl 3:6-29, Gia Gc 2:18-26.
Chẳng những cho chúng ta biết mình được cứu cách nào, Cựu Ước còn dạy chúng ta đi trong đường lối Thượng Đế. (Xem ICo1Cr 10:6, 11, IITi 2Tm 3:16-17).
3. Chúa Cứu Thế là trung tâm
Cựu Ước chẳng những nói về sự cứu chuộc, mà còn đặt trọng tâm nơi ngôi vị của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc. Ngài xuất hiện nhiều cách trong Cựu Ước.
a. Trong những công tác vĩ đại
Theo GiGa 1:1-3, CoCl 1:16HeDt 1:2, Chúa Cứu Thế có dự phần trong cuộc sáng tạo. Chúng ta không biết Ngài dự phần cách nào, nhưng Tân Ước nói rõ Ngài có dự phần. CoCl 1:17 còn nói “muôn vật được dựng nên trong Ngài, ” nghĩa là mọi sự tồn tại là nhờ ơn thần hựu của Ngài.
b. Trong những lần xuất hiện
Trong Cựu Ước có nhiều chỗ nói Thượng Đế hiện ra dưới dạng người. Cựu Ước ghi lại một số lần Thượng Đế xuất hiện dưới dạng người. Có bằng chứng cho ta hiểu rằng khi Thượng Đế xuất hiện theo cách đó thì đấy chính là Chúa Cơ-Đốc (Đấng Christ). Điều nầy không có nghĩa là lúc ấy Chúa Cơ-Đốc đã trở thành người bằng xương bằng thịt, nhưng chỉ có nghĩa là Ngài hiện ra trong hình người mà thôi. SaSt 16:1-16 là một ví dụ. “Thiên sứ của Đức Giê-hô-va ” xuất hiện trước A-ga (c.7), tỏ ra uy quyền (c.10). A-ga nhận biết Vị nầy là ai (c.13). Có một số chỗ trong Kinh Thánh cho thấy “Thiên sứ của Đức Chúa Trời ”, là linh thiêng đó chính là Ngài; còn khi nói “một thiên sứ ” là chỉ thiên sứ thường (phân biệt mạo từ xác định và bất định). (xem 22:11-12, 31:11-13).
Chúng ta có thể thấy rõ vị nầy chính là Thượng Đế, nhưng tại sao chúng ta lại nghĩ đây chính là Chúa Cơ-Đốc (Christ)? Một lý do: Chúa Cơ-Đốc (Christ) là mặc khải Thượng Đế. Nhiều câu Kinh Thánh nói vậy. Vì vậy chúng ta có thể cho rằng khi Thượng Đế xuất hiện thì đó chính là Chúa Cơ-Đốc (Christ).
c. Trong sự giải cứu dân tộc Do Thái
Trong ICo1Cr 10:1-11 Phao-Lô nhắc lại lịch sử Thượng Đế giải cứu dân Do Thái khỏi Ai-cập đưa họ vào đồng vắng trước khi vào định cư nơi đất hứa. Những biến cố đó là bài học dạy chúng ta cách Thượng Đế đối đãi với dân Ngài. Nhưng Phao-lô cũng cho thấy Chúa Giê-xu Cơ-Đốc cũng có mặt trong lịch sử đó (c.4). Lịch sử đó là lịch sử giải cứu, nó nằm trong bức tranh giải cứu lớn mà Chúa Giê-xu Cơ-Đốc thực hiện cho chúng ta.
d. Trong sự giải cứu cá nhân
Trong thời kỳ Cựu Ước, Thượng Đế đã tìm kiếm những cá nhân như Áp-ra-ham, Đa-vít, và nhiều người khác, đưa họ đến đức tin và vâng phục (Hê 11). Họ được cứu chuộc về phương diện tâm linh, sự cứu chuộc này chỉ qua Chúa Giê-xu Cơ-Đốc. Dầu họ không biết trọn vẹn mặc khải về sự chết, phục sinh và giải cứu của Đấng Cứu Thế (LuLc 24:45-47). Thượng Đế bày tỏ nguyên tắc chuộc tội qua hệ thống tế lễ và các lời tiên tri. Người nào có tâm linh được soi sáng đã thấy ngày của Đấng Cứu Thế và có một khái niệm về công tác của Ngài (GiGa 8:56). Hê 11 cho thấy rằng dầu có những cách biệt quan trọng, người tin thời Cựu Ước cũng có cùng một căn bản như người tín đồ Cơ-đốc.
e. Trong các tiêu biểu
Chúng ta đã học qua trên kia và đã thấy Chúa Cứu Thế được bày tỏ trong các tiêu biểu như thế nào (xem chương 15).
f. Trong những lời tiên tri trực tiếp (xem chương 19).
Toàn thể Kinh Thánh đều tập trung vào Chúa Cơ-Đốc (Christ) và làm chứng cho Ngài (5:39). Chính Chúa dạy các môn đệ về Ngài trong Kinh Thánh (LuLc 24:25-27) và quở trách họ vì họ không hiểu Kinh Thánh nói về Ngài. Vì thế chúng ta phải tìm biết Chúa Cơ-Đốc mặc khải trong Cựu Ước. Nhưng chúng ta phải dùng Tân Ước để kiểm chứng Cựu Ước và Tân Ước mặc khải đầy trọn về Chúa Cơ-Đốc .
Ba điểm chỉ đồng nhất căn bản của cả Kinh Thánh là: (1) Cả Cựu Ước và Tân Ước đều đến từ Thượng Đế, (2) cả hai đều bày tỏ cùng một kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế, (3) kế hoạch đó tập trung trong Chúa Cứu Thế Giê-xu.
CÁC ĐIỂM TƯƠNG PHẢN
Thượng Đế cũng chỉ tỏ có những điểm trong Cựu Ước tương phản với những mặc khải trong Tân Ước. Ít nhất có ba loại. Thứ nhất, tương phản giữa toàn thể thời Cựu Ước với những thời kỳ của Tân Ước trong đó có sự mặc khải của Thượng Đế. Thứ hai là tương phản giữa luật pháp của Cựu Ước, hay giao ước Thượng Đế lập với dân Do Thái, với mặc khải của Tân Ước trong Giao Ước Mới. Thứ ba, tương phản, có thể là mâu thuẫn nữa giữa cách hiểu lầm của Do-thái-giáo về sự giải cứu nhờ việc làm với mặc khải với Tân Ước về ơn cứu độ bởi đức tin. Đây không phải là sự mâu thuẩn của Thượng Đế mà là sự hiểu biết của con người về chương trình của Thượng Đế.
Ba điểm đầu trong chương nầy cho thấy Thượng Đế không có hai cách cứu rỗi hay hai cách sống đối nghịch nhau. Nên chúng ta không cần phải tốn thì giờ với sự hiểu lầm của người Do Thái, chúng ta chỉ cần biết những điểm nầy nằm ở đâu trong Kinh Thánh thôi (Cong Cv 15:7-11, RoRm 9:30, 10:13, GaGl 3:1-29).
Chúng ta chỉ xét hai đoạn đầu vì loại sau không phải là việc của Thượng Đế mà chỉ là sự hiểu biết của con người đối với kế hoạch Thượng Đế.
1. Thời đại cũ và thời đại mới
HeDt 7:16, 24, 28 9:10 chỉ ra sự tương phản về thời gian. Cựu Ước chỉ có một thời, còn Tân Ước thì vĩnh viễn. Đó là sự tương phản giữa cái tạm thời và cái thường hằng.
Mac Mc 1:15, GaGl 4:3-4 có nói đến kỳ đã trọn. Điều đó hàm ý một thời kỳ chưa trọn, thời kỳ chuẩn bị. Tân Ước xem Cựu Ước là thời kỳ đó. Thế giới và dân Do Thái phải chuẩn bị cho Đấng Cơ-Đốc giáng thế. Có một sự tương phản giữa chuẩn bị và hoàn thành.
Tân Ước có đề cập đến nhiều điều trong Cựu Ước được ứng nghiệm (như Mat Mt 1:22, 2:17-18, 4:14-16, Cong Cv 3:18, 21-24, 8:32-35, 13:27-29). Đây là sự tương phản giữa tiên báo và ứng nghiệm.
Cựu Ước đề cập chính yếu đến một dân tộc, dân Do Thái. Trong Tân Ước, Thượng Đế đối xử với mọi dân tộc như nhau (Mat Mt 10:5-6, Cong Cv 3:26, 10:34-35, 18:5-6) đây là tương phản giữa một dân tộc và mọi dân tộc.
Còn một tương phản nữa đề cập trong HeDt 7:19, 9:15, 10:4-7, 10, 14, 11:39-40, đó là giữa một phần (partial) và toàn phần (full); giữa bất toàn (imperfection) và toàn vẹn (perfection). Sự toàn vẹn và bất toàn không có liên hệ trực tiếp gì đến tội lỗi như là có sự toàn vẹn không tội lỗi (sinless perfection), nhưng là liên hệ đến sự hoàn tất (completeness) công việc của Thượng Đế trong giai đoạn.
2. Giao ước cũ và giao ước mới.
Ngoài sự tương phản giữa hai thời kỳ nói trên còn có sự tương phản giữa hai giao ước.
HeDt 8:5, 9:11, 12:18-24 nói đến giai đoạn thế hạ hay vật chất của Cựu Ước tương phản với đối tượng thiêng liêng của Tân Ước. Có những đặc điểm thế hạ chỉ về những thực tại thiêng liêng. Tuy nhiên, tương phản nầy không phải là tuyệt đối; HeDt 11:1-46 cho thấy những người tin trong Cựu Ước cũng có những mục tiêu và hy vọng thiên thượng.
8:2, 5, 10:1, CoCl 2:16-17 cho biết những sự việc vật chất, thế hạ trong Cựu Ước là cái bóng, là bản sao cho cái thật. Cái thật ở trên trời nhưng được bày tỏ trong Tân Ước. Lều tạm tương phản (contrast) với thực tại trên trời và thực tại tâm linh chúng ta có ngày nay, chỗ cho sự hiện diện của Thượng Đế.
Điều nầy cho thấy trong phần nghi lễ của luật Môi-se, những chỉ dẫn về dâng lễ vật (LeLv 1:1-8:36), giữ các ngày lễ (23:1-44), xây cất lều tạm (XuXh 25:1-28:43) và theo đúng nghi thức (29:1-30:38) là những phần nổi bật. Các luật dân sự (LeLv 13:1-59 về bệnh phung cùi, và 25:1-55 về cho mượn tiền và nô lệ)…Tại sao ta không giữ theo những luật nầy? Vì như HeDt 9:11-14, 10:1-10 trong Tân Ước ta thấy luật đó là cái bóng của những thực tại thiêng liêng mà Đấng Cơ-Đốc đã thiết lập và Thượng Đế đã dẹp bỏ cái bóng. Bây giờ chúng ta tìm theo cái thực chứ không theo cái bóng. Khó phân định rõ phần nào trong luật Cựu Ước chỉ là cái bóng hay có giá trị vĩnh cửu. Càng học lời Chúa chúng ta càng dễ phân biệt hơn.
Chúng ta thấy rõ cái tương phản thứ ba nói trong Gie Gr 31:31, 34, RoRm 8:3HeDt 7:8, đó là tương phản yếu đuối và mạnh mẽ. Nói vậy không phải là quyền năng Thượng Đế không bày tỏ trong Cựu Ước. Nhưng luật pháp Thượng Đế có một nhược điểm là con người không thể giữ được. Đó là căn bản của sự tương phản giữa luật pháp và Tân Ước. Trong Tân Ước, Thượng Đế đặt luật Ngài trong lòng người để họ nhờ Thánh Linh mà giữ luật Ngài.
Một số học giả thấy một tương phản giữa Cựu Ước và Tân Ước, đó là luật pháp và ân huệ. Rồi họ kết luận rằng tín đồ thời nay không dính dáng gì đến Mười Điều Răn, vì Mười Điều Răn là một phần hay có thể là trung tâm của luật pháp.
Để giải đáp vấn đề nầy, ta nghiên cứu nhiều câu Tân Ước như Mat Mt 15:3-7, Mac Mc 10:19, LuLc 4:8, 11:2, RoRm 1:23, ICo1Cr 5:11, v.v… và thấy rằng Tân Ước nhắc đến chín trong mười điều răn, như vậy Mười Điều Răn là một phần của Tân Ước, luật của Thượng Đế cho chúng ta. Chỉ có một điều không nhắc tới là điều răn thứ tư: “Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. ” Nhưng Hội Thánh sơ khai có bỏ ngày Sa-bát không? Có bằng chứng nào cho thấy họ đã giữ ngày thứ nhất trong tuần thay cho ngày Sa-bát (Xem Cong Cv 20:7, ICo1Cr 16:2).
Như vậy, dầu Mười Điều Răn được ban cho dân Do Thái trong bộ luật, rõ ràng đó là tiêu chuẩn vĩnh viễn của Thượng Đế cho dân Ngài. Dầu điều răn thứ tư không lập lại nguyên văn, nhưng nguyên tắc về “ngày của Chúa ” dường như đã thịnh hành vào thời các tín hữu đầu tiên. Chúng ta cũng nên nhớ rằng thứ bảy được Thượng Đế biệt riêng từ lúc tạo thiên lập địa, không phải đến khi ban luật pháp mới có.
Nhiều người còn cho rằng luân lý Cựu Ước cũng không hòa hợp với Tân Ước không những vì tiêu chuẩn thời đó không đạt tới trình độ của Tân Ước mà đôi khi Thượng Đế cũng không quở trách người ta về phẩm hạnh của họ.
Trong một số trường hợp, dường như luật của Cựu Ước kém đạo đức hơn Tân Ước. Thượng Đế ra lệnh dân Do Thái tuyệt diệt dân A-ma-léc (XuXh 17:8-16). Các dân tộc khác cũng phải bị tiêu diệt (34:12-26PhuDnl 7:1-5). Trong vài trường hợp, Thượng Đế còn truyền lệnh giết cả đàn bà và trẻ em (20:16-18). Hành động của Thượng Đế dường như không phù hợp với bản chất yêu thương nhân từ của Ngài đối với thế gian. Vậy chúng ta phải hiểu vấn đề nầy thế nào?
Trước hết, chúng ta nên nhớ rằng các dân tộc bị tiêu diệt rất là bại hoại. Họ chẳng có một tiêu chuẩn thánh thiện hay thờ phụng chân chính nào. Thượng Đế không tìm cách làm trong sạch một quốc gia vì Ngài yêu quốc gia đó hơn những nước khác. Dân Do Thái không tốt gì hơn, họ chẳng có tiêu chuẩn gì cho đến khi Chúa dạy họ. Nhưng Ngài chọn họ để làm họ thành một dân công chính, biệt riêng họ, dạy cho họ những tiêu chuẩn của Ngài, họ cần phải lánh xa sự bại hoại xung quanh.
Hơn nữa Thượng Đế đã kiên nhẫn với các dân tộc đó lâu rồi. Mấy trăm năm trước khi Do Thái ra khỏi Ai-cập, Ngài đã nói, “Tội của dân A-mô-rít chưa trọn ” (SaSt 15:16). Tội ác của một dân tộc tới thời điểm đầy trọn khi họ không chịu ăn năn từ bỏ gian ác để quay lại cùng Thượng Đế. Trước đó Ngài vẫn chờ đợi, nhưng tới điểm đó rồi, Ngài phải phán xét. Sự phán xét của Ngài có thể là bằng chiến tranh, giết chóc. Hành động của Ngài cũng giống những giải phẩu cắt đi một ung nhọt của cơ thể bệnh hoạn. Sự thật đã chứng tỏ; vì dân Do Thái không tiêu diệt những dân tộc đó nên họ đã bị những dân tộc đó làm bại hoại (Dan Ds 25:1-2, 31:1-20Cac Tl 2:1-4).
Còn một thắc mắc nữa là Thượng Đế cho phép đa thê và ly dị dễ dàng. Những lãnh tụ tinh thần như Áp-ra-ham, Đa-vít có nhiều vợ mà không cảm thấy sai và không bị Chúa quở trách. Luật Do Thái cho phép người đàn ông bỏ vợ chỉ cần trao cho vợ “một tờ ly dị ” là đủ (PhuDnl 24:1-4).
Để giải quyết vấn đề nầy, ta cần nhờ ánh sáng của Chúa Giê-xu giải đáp về vấn đề li dị trong Mat Mt 19:3-9. Ngài nói rằng sở dĩ Thượng Đế hạ thấp tiêu chuẩn trong Cựu Ước là vì “lòng các ngươi cứng cỏi ”. Họ chưa học được những nguyên tắc cao hơn nên Ngài không đòi buộc họ. Ngài dạy họ từ từ, cũng như với trẻ em vậy.
Tóm lại, chúng ta cần nhớ những nguyên tắc căn bản khi so sánh luân lý của Cựu Ước và Tân Ước.
a. Thượng Đế bày tỏ ý Ngài cho loài người cách tiệm tiến
Trong thời kỳ trước Thượng Đế chưa bày tỏ cho họ những tiêu chuẩn đầy đủ như thời của Chúa Giê-xu Cơ-Đốc.
b. Nhiều khi những điều các vị thánh thời xưa làm không hẳn là điều Thượng Đế bảo họ làm
Có khi họ còn lìa bỏ ý muốn Thượng Đế nữa (Xem IVua 1V 10:23, 26, 11:1-3, PhuDnl 16:16-17).
c. Có khi Thượng Đế cho phép những điều mà Ngài không chuẩn y
Nói cách khác, Ngài không ưng thuận, nhưng Ngài dung chịu (Mat Mt 10:3-9).
d. Ngôn ngữ bạo động
Thường có trong Thi ca để bày tỏ xúc cảm mạnh mẽ đối với những kẻ xúc phạm danh dự và chân lý Thượng Đế không nên diễn giải như văn xuôi (Xem Thi Tv 58:6).
Ta thấy tương quan giữa Cựu Ước và Tân Ước, những tương đồng cũng như tương phản giữa hai phần của Kinh Thánh, và biết rằng cả hai đều là mặc khải của Thượng Đế cho người ở mọi thời đại.