GIÁO LÝ
Từ ngữ “giáo lý” được dùng theo hai cách: (1) nói về chân lý tổng quát, một hệ thống chân lý, và (2) nói về một chân lý đặc biệt, như sự tái lâm của Chúa. Kinh Thánh làm căn bản cho cả hai. Vậy, muốn hình thành giáo lý đúng, phải hiểu ý nghĩa Kinh Thánh.
Kinh Thánh không phải là quyển sách giáo khoa, luận về từng giáo lý một. Một lý do là giáo lý không phải là một ngành học là mà chân lý giúp ta sống. Thượng Đế ban Kinh Thánh cho chúng ta để chúng ta sống trong tương giao với Ngài và theo theo ý Ngài muốn (IITi 2Tm 3:16). Trong những phân đoạn như IGi1Ga 3:2-3 “khi Chúa hiện ra chúng ta sẽ trở nên giống như Ngài. .. Ai có hy vọng đó thì tự mình làm sạch mình như chính Ngài là tinh sạch. ” Việc chúng ta tin vào sự tái lâm của Chúa khiến chúng ta phải sống một đời sống thanh sạch (Cũng xem thêm các phần giáo lý quan trọng như EsIs 40:27-31, Phi Pl 2:5-8).
Vì vậy, Kinh Thánh đem chân lý Thượng Đế cho chúng ta qua hoàn cảnh sống. Chúng ta học giáo lý qua cuộc đời Áp-ra-ham, qua những cuộc tranh đấu của Đavít, qua những lời của các vị tiên tri kêu gọi dân Y-sơ-ra-ên. Ngay cả những thư tín giáo lý trong Tân Ước cũng là những bức thư viết cho các tín đồ để giúp họ sống cuộc đời Cơ-đốc. Vì vậy một chân lý có thể nằm rải rác ở nhiều chỗ.
PHƯƠNG HƯỚNG HỌC GIÁO LÝ
Chúng ta cần bắt đầu bằng những xác tín nào?
1. Kinh Thánh đem cho chúng ta giáo lý mà Thượng Đế muốn chúng ta biết
Xem IITi 2Tm 3:16-17 thì thấy rõ (chữ “dạy dỗ” có thể dịch “giáo lý”).
2. Kinh Thánh là nguồn giáo lý đầy đủ
Ngoài Kinh Thánh ra không có nguồn thẩm quyền nào khác. Dù truyền thống của giáo hội, lý trí hay trực giác của con người hay bất cứ điều gì khác cũng phải lấy Kinh Thánh làm căn bản.
3. Kinh Thánh trình bày giáo lý cách nhất quán
Giáo lý trong Tân Ước không mâu thuẩn với Cựu Ước. Phao lô không mâu thuẩn với Gia-cơ. Kinh Thánh là sự mặc khải tỏ tường và nhất quán chân lý của Thượng Đế.
Tuy nhiên, ở những phần khác nhau trong Kinh Thánh có những chỗ nhấn mạnh khác nhau. Giê-rê-mi nhấn mạnh sự phán xét của Thượng Đế, trong khi Ô-sê nói nhiều về lòng thương xót của Ngài. Nhưng chúng ta không thể bảo là Cựu Ước dạy về sự thịnh nộ của Thượng Đế còn Tân Ước nói về tình yêu Ngài. Cả hai đều nói về tình yêu và sự thịnh nộ của Thượng Đế.
Hơn nữa, sự mặc khải chân lý của Thượng Đế có tính cách tiệm tiến. Tân Ước là tuyệt đỉnh của mặc khải Thượng Đế nên nó khác Cựu Ước.
4. Chúng ta học biết giáo lý bằng cách nghiên cứu tất cả các đoạn có đề cập đến một đề tài đặc biệt
Vì chúng ta cần biết Kinh Thánh nói thế nào về một đề tài nào đó, chúng ta phải nghiên cứu tất cả để tìm biết. Chúng ta không đem ý kiến chúng ta vào để nhờ Kinh Thánh xác nhận. Chúng ta cũng không thể thiết lập giáo lý của chúng ta dựa trên chỉ một hai câu Kinh Thánh.
5. Chúng ta không trông mong biết hết mọi điều về Thượng Đế
Thượng Đế là Đấng Tạo hóa vô hạn, chúng ta không thể nào biết hết mọi chân lý về Ngài. Do đó chúng ta sẽ tìm thấy trong Kinh Thánh những điều khó hiểu, những vấn nạn không thể trả lời được. Chúng ta tiếp nhận và sống với những điều chúng ta có thể hiểu được, và tin cậy Thượng Đế về những điều vượt quá tầm hiểu của chúng ta.
6. Chúng ta biết có những nghịch lý trong Kinh Thánh
Một nghịch lý (paradox) là chân lý ở một vài giai đoạn có vẻ mâu thuẩn nhau, nhưng vẫn được dạy rằng Chúa Cơ-Đốc vừa là Thượng Đế vừa là người. Thượng Đế là vô hạn, người thì hữu hạn. Làm sao Chúa Giê-xu Cơ-Đốc có thể là vô hạn vừa là hữu hạn được? Nhưng theo lời Kinh Thánh, Ngài là như vậy. Các học giả không thể giải đáp nan đề đó, nhưng họ cũng như chúng ta phải chấp nhận điều Kinh Thánh dạy và xem cả hai chân lý đều là hai mặt của chân lý về Chúa Giê-xu Cơ-Đốc.
CÁC QUI TẮC HƯỚNG DẪN GIẢI KINH
1. Giáo lý phải dựa vào những câu nghĩa đen hơn là những khúc Kinh Thánh có nghĩa bóng
Những đoạn có nghĩa bóng (như ngụ ngôn) thường được dùng để dạy một bài học gì đó. Chúng ta dễ lấy chi tiết của câu chuyện làm thành một phần của giáo lý vốn không phải là chủ đích của câu chuyện. Hơn nữa giải nghĩa hình bóng thì rắc rối hơn giải nghĩa những câu xác định thường. Ví dụ, một số nhà thần học phóng lý (liberal) đã lấy câu chuyện con trai hoang đàng để dạy về cách tội nhân trở về cùng Thượng Đế là vì vị cha yêu thương chỉ đòi hỏi tội nhân phải ăn năn thôi. Theo họ, việc Chúa Cứu Thế chịu khổ thay cho tội nhân là không cần thiết.
Xem phóng dụ cây nho và cành (GiGa 15:1-27). Một số cành bị đốt. Có phải những cành nầy chỉ về những người tin Chúa thật hay không? Có thể nào tin Chúa thật mà cuối cùng lại bị đốt? Nếu vậy thì theo nghĩa như thế nào? Giải đáp cho những câu hỏi nầy phải tìm trong những câu nói rõ ràng thì phân đoạn này mới minh chứng được cho chân lý. Nếu thiết lập giáo lý từ đoạn Kinh Thánh nầy thì không khôn tí nào.
2. Giáo lý phải dựa vào những câu rõ nghĩa hơn là những câu tối nghĩa
Ví dụ, IPhi 1Pr 3:19 nói Chúa Giê-xu “đi giảng cho những linh hồn bị tù. ” Các học giả bất đồng ý kiến về ý nghĩa câu nầy. Vì vậy, nếu dùng câu nầy để kết luận rằng tội nhân còn cơ hội ăn năn sau khi chết là không khôn ngoan. Vì các câu nói rõ ràng thì cho thấy không có cơ hội thứ hai.
3. Giáo lý phải dựa vào những đoạn giáo huấn hơn là những đoạn lịch sử
Phần lớn những sách tiên tri , những bài giảng của Chúa, những thư tín đều có tính cách giáo huấn. Các khúc sách lịch sử chỉ ghi lại biến cố, nên sự dạy dỗ trong đó chỉ có tính cách gián tiếp hoặc ngụ ý của hành động một người nào. Ví dụ Mat Mt 8:24 kể câu chuyện Chúa Giê-xu ngủ giữa cơn bão trong khi các môn đồ sợ hãi. Chúng ta có thể dựa vào đó để kết luận rằng Thượng Đế không biết và cũng không cần để ý đến những cơn hiểm nguy của chúng ta chăng?
4. Giáo lý phải dựa vào tất cả những khúc sách liên hệ, không phải chỉ một vài đoạn
Nếu chỉ dựa vào một số phân đoạn nhỏ để thiết lập giáo lý, rồi cố giải thích các đoạn khác cho phù hợp với giáo lý nầy, là làm một điều sai lầm.
Ví dụ, có người xem ITe1Tx 1:10 và 5:9 thấy chép “Chúa Giê-xu là Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thạnh nộ ” và kết luận rằng Thượng Đế sẽ chẳng để Hội Thánh trải qua cơn đại nạn (great tribulation), như vậy là ông ta đã không chịu đọc Mat Mt 24:29-51. Giải kinh cách đó không thể nào tìm được giáo lý đúng.
Vấn đề là có những giáo lý có hàng trăm câu, đoạn Kinh Thánh liên hệ. Phải mất rất nhiều thì giờ để đọc qua hết những khúc sách đó chưa nói đến thì giờ nghiên cứu tìm hiểu cặn kẽ. Có thể bạn không thể nào làm nổi. Nhưng ít ra bạn cũng nên cố gắng nghiên cứu vài giáo lý theo lối nầy, vì nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hiểu chân lý của Chúa.
Đừng thất vọng nếu bạn không thể tự mình học hết các giáo lý. Bạn có thể học với các giáo sư qua sách vở, bài giảng hay các lớp học Kinh Thánh. Đó là những người Chúa dùng trong thiên chức dạy dỗ gây dựng đức tin Hội Thánh.
5. Tìm nghĩa từ ngữ để học một số giáo lý
Nhất là khi giáo lý tóm tắt trong một chữ của Kinh Thánh như chữ Sa-bát. Hãy dùng Thánh Kinh Phù Dẫn, và ghi nhớ những điểm nầy:
a. Có những giáo lý mà Kinh Thánh không có chữ nào để gọi. Ví dụ, giáo lý Ba Ngôi.
b. Có những khúc sách trình bày một giáo lý mà không nhắc đến tên gọi giáo lý ấy. Ví dụ ITe1Tx 4:3 có dùng chữ “thánh hóa” IGi1Ga 1:1-10, 3:1-24 tuy cũng bàn về vấn đề nầy nhưng không dùng tới chữ đó.
c. Một số giáo lý có hơn một tên gọi. Như giáo lý thánh hóa, còn có những chữ thánh khiết, tẩy sạch, .v.v… Không phải chỉ nghiên cứu một chữ mà bỏ qua những chữ khác.
6. Phải hiểu một khúc sách theo nguyên tắc giải kinh chung
Đừng bao giờ rời bỏ những qui tắc căn bản cho việc giải kinh.
7. Phải cẩn thận về việc thiết lập giáo lý bằng cách suy diễn
Bạn học được một chân lý nào đó trong Kinh Thánh rồi kết luận rằng nếu điều đó là đúng thì điều nầy hay điều kia cũng sẽ đúng. Bạn chỉ suy diễn ra chứ Kinh Thánh không có dạy rõ ràng.
Ví dụ, có học giả thấy Kinh Thánh dạy rõ Thượng Đế lựa chọn một số người. Rồi họ suy luận rằng Thượng Đế chắc cũng có lựa chọn một số khác để chịu trầm luân. Nhưng đó chỉ là suy diễn, Kinh Thánh không có nói gì về điều đó. Suy diễn có thể đúng có thể sai, nhưng dầu có đúng đi nữa chúng ta cũng chỉ có thể xem đó là suy diễn mà thôi.
8. Cẩn thận về những phỏng đoán (Speculation) về giáo ly
Thường trong khi suy gẫm Kinh Thánh, chúng ta dễ suy tưởng rộng ra. Chẳng hạn, chúng ta có thể nghĩ như trong cõi đời đời có những trẻ em và người lớn, hoặc trong tương lai mình sẽ ở trên những hành tinh khác. Đúng hay sai, đó chỉ là những phỏng đoán, Kinh Thánh không có dạy, chúng ta phải cẩn thận.
9. Trong khi thiết lập, tin tưởng, hay dạy dỗ giáo lý, cần phải nhấn mạnh điều Kinh Thánh nhấn mạnh
Mỗi chân lý điều quan trọng, nhưng có những chân lý quan trọng hơn những chân lý khác. Chân lý về sự tái lâm của Chúa Giê-xu là quan trọng hơn về vấn đề Hội Thánh có ở lại dưới đất trong thời kỳ đại nạn không. Phao lô trong ICo1Cr 1:17 cho thấy ông nhận biết những gì ưu tiên trong chức vụ của ông, gợi ý cho thấy rằng trong giáo lý cũng có ưu tiên.
10. Tìm trọng điểm thực tế của giáo lý
Thường thì Kinh Thánh cho biết điểm thực tế đó, vì đó là mục đích của Thượng Đế khi Ngài mặc khải chân lý.
GIÁO LÝ BA NGÔI
Chúng ta sẽ xét qua giáo lý Ba Ngôi, một giáo lý quan trọng hàng đầu của Kinh Thánh.
Tên gọi của giáo lý này là do các học giả đặt ta sau khi nghiên cứu những chân lý đã được bày tỏ trong Kinh Thánh:
1. Có một Thượng Đế mà thôi: PhuDnl 6:4, ITi1Tm 2:5, v.v…
2. Có một hữu thể thiên thượng gọi là “Cha ”, cũng là Thượng Đế: RoRm 1:7, Eph Ep 4:6, Phi Pl 2:11.
3. Có một hữu thể thiên thượng gọi là “Giê-xu Cơ-Đốc, Con Thượng Đế ”, Ngài cũng là Thượng Đế : GiGa 5:18, HeDt 1:8, IIPhi 2Pr 1:1, IGi1Ga 4:15.
4. Có một hữu thể thiên thượng nữa gọi là “Thánh Linh ”, Ngài cũng là Thượng Đế: Cong Cv 5:3-4.
5. Có sự phân biệt giữa ba hữu thể nầy:
Mat Mt 3:16: Chúa Giê-xu, Thánh Linh, và tiếng từ trời.
GiGa 14:26: Đức Chúa Cha sẽ sai Đấng Tâm Vấn (Counseler) đến.
15:26: Đức Chúa Giê-xu sẽ sai Đấng Tâm Vấn đến.
5:20: Đức Chúa Cha yêu thương Đức Chúa Con.
Làm sao kết hợp cả năm chân lý ấy của Kinh Thánh? Cả ba vị đều là Thượng Đế, vậy mà chỉ có một Thượng Đế. Cả ba đều khác biệt nhau, vậy không thể bảo đó là những phẩm tính, những phương diện, hay những thể dạng của một hữu thể. Như vậy, đây là chân lý chúng ta không thể nào hiểu trọn vẹn. Nhưng Hội Thánh trải qua các đời đã chấp nhận như vậy. Giáo lý ấy được xác nhận trong các đoạn khác, như Mat Mt 28:19, IICo 2Cr 13:14, KhKh 1:4-5.
6. Giáo lý phải sản sinh sự thành kính. Khi học giáo lý, chúng ta phải tìm hiểu và vâng theo sứ điệp của Thượng Đế. Việc sống theo ý Chúa tùy thuộc vào sự tăng trưởng hiểu biết của chúng ta về Chúa. Cần chịu khó tìm học chúng ta sẽ gặt được nhiều kết qủa thiêng liêng.