NHỮNG NGHĨA BÓNG TRONG NGÔN NGỮ

Trong phần nầy chúng ta nhìn vào một số tiêu biểu đặc biệt của ngôn ngữ và các nguyên tắc giúp chúng ta hiểu chúng.
Chữ có nghĩa bóng hay dụ ngữ (figures of speech) là chữ hay nhóm chữ dùng để diễn đạt một điều gì khác hơn là nghĩa đen, nghĩa tự nhiên của nó. Chúng ta ai cũng có dùng những thành ngữ như vậy. Khi chúng ta nói, “anh ta đâm bị thóc thọc bị gạo” chúng ta không có ý nói đến tóc gạo mà nói đến sự xúi giục chia rẽ. Nếu tôi nói, “Tôi tức cười muốn chết”, bạn khỏi cần phải lo sợ hay buồn rầu cho tôi vì câu nói đó không có ý nghĩ là “tôi muốn chết” mà có nghĩa là tôi cười tột độ, lúc nầy tôi đang vui.
Nhưng ý bóng mà người ta dùng trong ngôn ngữ bình thường không đúng với nghĩa đen nhưng vẫn đúng. Chúng chỉ diễn đạt sự thật bằng một lối khác, linh động và thú vị hơn. Chúng ta nhận được nghĩa của chúng ngay mà không phải dừng lại để suy nghĩ hay tưởng tượng; trí óc chúng ta tự động dịch nó ra.
Tuy nhiên, việc nhận biết nghĩa bóng trong ngôn ngữ Kinh Thánh rất quan trọng. Đôi khi việc hiểu chữ theo nghĩa đen hay bóng không có gì quan trọng, nhưng lắm lúc là cả một vấn đề có tầm mức lịch sử. Vào thời kỳ Cải Cách Giáo Hội, Martin Luter và Ulrich Zwingly là hai nhà đại lãnh tụ bất đồng ý kiến về câu Chúa nói, đây là thân thể ta trong lễ Tiệc Thánh. Giáo Hội Công Giáo La Mã dạy rằng câu đó hiểu hiểu theo nghĩa đen. Luther cũng hiểu theo nghĩa đen dầu không đến mức độ của quan điểm Công Giáo nhưng Zwingly thì nhấn mạnh rằng đó ý bóng, rằng bánh và rượu tiêu biểu cho thân thể và huyết của Chúa, và Chúa hiện diện trong lễ hội thông (Tiệc Thánh) một cách thiêng liêng chứ không phải vật chất. Sự bất đồng ý kiến của hai ông đã khiến cho giáo hội phân rẽ.
CÁC DỤ NGỮ SO SÁNH
1. Ẩn dụ (Metaphor)
Ẩn dụ hàm ý so sánh hai thứ mà căn bản không giống nhau. Nếu bạn so sánh con chó và con đà điểu thì bạn không có ẩn dụ vì cả hai đều là con vật; nhưng nếu bạn so sánh con người với cây cối là bạn đã làm một ẩn dụ. Hình thức thông thường của ẩn dụ là “A” và “B”, nghĩa là A cũng giống như B: Tôi là một con sâu. Nó là một con lừa. Thượng Đế là tảng đá của tôi.
Còn có nhiều hình thức nói bóng khác như: chén cứu rỗi (cứu rỗi là cái chén), bánh khổ nạn v.v.. hoặc nói con chó chết nầy thay vì nói người nầy là con chó chết. Có khi đó là một hành động: Ngài thắt lưng tôi bằng sự vui mừng (thay vì nói sự vui mừng là thắt lưng tôi ).
Tất cả những ẩn dụ nầy cho thấy rằng có một điểm so sánh giữa hai thứ mà phần chính là không giống nhau. Hãy xét ẩn dụ chót ở trên. Làm sao sự vui mừng lại giống như thắt lưng, hay giây nịt? Cái nịt dùng để làm gì? Nó giữ quần áo và chuẩn bị cho con người đi ra làm việc. Có phần nào sức mạnh và an ninh trong đó. Cũng vậy, sự vui mừng đem sức mạnh và an ninh cho tâm linh.
Hãy nhìn vào những câu tham chiếu dưới đây và suy nghĩ từng câu một: Gios Gs 1:8, IIVua 2V 7:2, Giop G 13:25, 41:14, Thi Tv 109:29, EsIs 1:31, 7:4, Mat Mt 26:26, LuLc 11:39, IICo 2Cr 5:1-4, Eph Ep 1:18.
2. Tỉ dụ (Simile)
Tỉ dụ cũng rất giống như ẩn dụ, nhưng nói rõ so sánh, dùng chữ giống như hay cũng như. Nếu chúng ta nói, “Tôi cũng như sâu bọ” hay “Thượng Đế giống như tảng đá cho chúng ta”, ý nghĩa cũng giống như những ẩn dụ trên kia. Ẩn dụ thì sống động hơn, nhưng có lẽ không được rõ ràng và dễ bị hiểu lầm hơn.
Giop G 41:15 là một tỉ dụ: “Trái tim nó cứng như đá. ” Câu nầy nêu lên điểm so sánh: Cả hai thứ đều cứng. Dĩ nhiên chúng ta biết rằng một bên là cứng của vật chất và một bên là cứng phi vật chất. Đó là một cách nói sống động để mô tả trái tim cứng, nghĩa là tính khí bướng bỉnh, ngang tàng.
Hầu hết các tỉ dụ đều có đưa ra điểm so sánh, nhưng có khi nó chỉ nói hai thứ giống nhau và để cho chúng ta nghĩ ra chúng giống nhau thế nào. MiMk 7:4 nói, “người lành hơn hết trong chúng nó giống như chà chuôm. ” Giống như con chà chuôm là thế nào? Vì câu văn không nói rõ nên chúng ta phải xem văn mạch để tìm điểm so sánh.
Thường những vật thiên nhiên được dùng để so sánh. Có khi cùng một sự vật mà một đặc tính được dùng cho tỉ dụ nầy, còn đặc tính khác lại được dùng cho một tỉ dụ khác hẳn. Có khi hai tỉ dụ tương phản nhau. OsHs 6:4 “Lòng nhân từ các ngươi như sương móc tan ra buổi sáng mai ”, dùng đặc tính mau tan của sương móc. Câu nầy mô tả tình yêu bất trung. Trong 14:5, Thượng Đế phán, “Ta sẽ là sương móc cho Y-sơ-ra-ên. ” Những hàng kế tiếp chứng tỏ rằng Ngài có ý nói về đặc tính của sương là làm cho cây cối sống và lớn lên. (Hãy xem những tỉ dụ khác nhau dùng từ ngữ bồ câu: Thi Tv 55:6, EsIs 59:11, Gie Gr 48:28, OsHs 7:11).
Đây là một số câu tham chiếu, dùng tỉ dụ về hành động cũng như đặc tính: Cac Tl 7:12, Thi Tv 59:6, 92:12, 133:2-3, ChCn 10:26, EsIs 9:18, 19, Gie Gr 17:6, Mat Mt 17:20, 25:32-33, LuLc 17:24, IPhi 1Pr 2:2.
QUI TẮC HƯỚNG DẪN
Để thông giải những dụ ngữ so sánh, chúng ta hãy áp dụng các bước sau đây:
1. Để ý xem điểm so sánh có nằm trong câu hay văn mạch không
Nếu có, hãy lấy đó làm chìa khóa để giải, ví dụ, trong IVua 1V 12:4 dân chúng nói với Rô-bô-am, “Thân phụ vua đã làm cho ách chúng tôi nặng quá. ” Chúng ta có thể xem trong văn mạch để biết câu đó có ý nghĩa gì.
2. Nếu trong đó không có nói tới điểm so sánh, hãy lấy nghĩa tự nhiên của vật dùng so sánh làm nghĩa căn bản
EsIs 1:30, “Ngươi sẽ như… vườn không nước. ” Một cái vườn như vậy vào mùa hè sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là nó chết. Đó là ý nghĩa tự nhiên của hình ảnh đó. Văn mạch xác nhận ý nghĩa tiêu diệt.
3. Dùng những khúc sách song hành (nếu có)
Nên nhớ rằng một vật có thể có hai nghĩa trong hai tỉ dụ khác nhau, và phải cẩn thận. Đừng tưởng tượng quá đến độ đưa ra những lời giải kỳ cục. Trong Mat Mt 11:29 Chúa Giê-xu nói, “Hãy mang lấy ách của ta. ” Rõ ràng đó là một ẩn dụ. Nhưng nó có nghĩa gì? Chúng ta không cần suy nghĩ để tìm một nghĩa bí ẩn. SaSt 27:40, EsIs 47:6, Gie Gr 27:8, 28:14 đã chỉ rõ ý nghĩa việc mang ách của một người khác.
CÁC DỤ NGỮ TƯƠNG QUAN
Trong hai loại dụ ngữ dưới đây, người ta dùng một từ ngữ thay thế cho từ ngữ khác tương quan với nó, người ta nhắc tới A nhưng kỳ thật có nghĩa B.
1. Hoán dụ (Metonymy)
Hoán dụ là một loại dụ ngữ gợi ra một ý nào đó bằng một từ có ý niệm liên tưởng tới ý đó. Có thể hai ý đó có tương quan nhân quả (Giop G 34:6 bản AV “Cung thương tích của tôi không chữa lành được. ” Chữ cung ở đây được dùng thay thế cho thương tích do cung gây ra); có thể là dấu hiệu của một cái gì đặc biệt (“chìa khóa của Đa-vít, ” KhKh 3:7, ở đây chìa khóa biểu hiện và thay thế cho chữ quyền lực); có khi tên tác giả thay thế cho tác phẩm (IICo 2Cr 3:15, “Mỗi khi đọc Môi-se, ” tên Môi-se thay thế cho tác phẩm của ông); hay địa danh thay thế cho nhân dân ở đó (Mat Mt 3:5, “Cả xứ Giu-đê đều đi ra, ” Giu-đê thay thế cho nhân dân của nó).
Hãy xem thêm SaSt 49:10, PhuDnl 17:6, Gios Gs 10:21, ChCn 10:21, Gie Gr 21:7, OsHs 1:2, Cong Cv 6:7, 11:23, ICo1Cr 10:21.
2. Cải dụ (Synecdoche)
Cải dụ là một loại dụ ngữ dùng một từ bao quát thay cho một từ đơn lẻ hay ngược lại. Một phần thay thế cho toàn thể, hay toàn thể thay cho một phần; số ít thay cho số nhiều hay số nhiều thay cho số ít. SaSt 42:38 bản AV, “làm cho tóc bạc của ta đau lòng xuống âm phủ ” nhưng là tất cả con người ông. Một phần thay cho toàn thể. Gie Gr 25:29, “ta gọi một thanh gươm nghịch cùng dân cư trên đất. ” Một thanh gươm ở đây đại diện cho nhiều gươm, số ít dùng thay cho số nhiều.
Nghiên cứu thêm Gios Gs 7:1, 11, SaSt 14:15, IISa 2Sm 16:21, Giop G 29:11, EsIs 2:4, Mat Mt 6:11, 12:40.
Để giải hai loại hoán dụ và cải dụ, hãy theo hai điều chỉ dẫn dưới đây.
a. Quan sát cẩn thận
Hiểu theo nghĩa đen của chữ đó có vô lý hay lộn xộn không? EsIs 22:22 nói, “Ta sẽ đặt trên vai ngươi chìa khóa của nhà Đa-vít. ” Nếu hiểu nghĩa đen ta sẽ bật cười, nhưng đó là một dụ ngữ chỉ thế lực quyền hành.
b. Dùng văn mạch và hoàn cảnh trong đoạn văn để tìm nghĩa bóng
PhuDnl 19:15 nói về “Miệng của hai người chứng. ” Nghiên cứu văn mạch, miệng có nghĩa gì? nay thay thế cho “nói, làm chứng”.
CÁC LOẠI DỤ NGỮ KHÁC
1. Hô ngữ (Apostrophe)
Đây là một lối nói trực tiếp với người hay vật vắng mặt tưởng tượng. Thi Tv 68:16, “Hỡi các núi có nhiều chót, sao các ngươi ngó cách ganh ghét? ” Tác giả nói với núi như là chúng có thể nghe được. EsIs 54:1, “Hỡi kẻ son sẻ, hãy hát ”; văn mạch cho thấy rằng Chúa nói với một dân tộc, không phải với một người đàn bà. Hô ngữ là một cách nói linh hoạt để thêm sức sống cho chữ viết. Thường thì nghĩa nó đã rõ ràng như vậy và văn mạch cũng cho biết đó không phải là nghĩa đen, nên việc giải nó không có gì khó khăn. Xem IISa 2Sm 18:33, IVua 1V 13:2, EsIs 14:12, Gie Gr 22:29, 47:6, Exe Ed 37:4. Các tiên tri Cựu Ước thường hay dùng loại hô ngữ nầy.
2. Nhân cách hóa (Personification)
Nói về một vật hay sự việc như là một người, nghĩa là gắn nhân tính cho những sự vật không phải là người. Thi Tv 98:8, “Nguyện các sông vỗ tay. ” Tác giả biết rằng sông có tay. Ông chỉ dùng một lời bóng bẩy, linh động để nói rằng thiên nhiên cũng được phước do sự hiện diện của Chúa.
Nhân cách hóa thường được dùng chung với hô ngữ. Chúng ta đọc trong PhuDnl 32:1, “Hỡi các từng trời, hãy lắng tai ” và trong EsIs 44:23, “Hỡi các từng trời, hãy hát. ” Vì nghĩa đen không thể nào có và thường là khôi hài, nên ta nhận ra nghĩa bóng không khó. Nhưng làm sao để giải nó? Xem Thi Tv 19:2: “Ngày này giảng cho ngày kia. ” Ngày không nói được nhưng trong câu 1 các động từ rao truyền và giải tỏ song hành nhau, và cả đoạn nói rằng thiên nhiên bày tỏ Thượng Đế và công việc của Ngài. Như vậy văn mạch làm sáng tỏ ý nghĩa.
Xem thêm Gios Gs 24:27, Thi Tv 77:16, 114:3, ChCn 1:20, 6:22, Gie Gr 14:7, 46:10, Mat Mt 6:34, Gia Gc 1:15.
3. Ngoa dụ (Hyperbole)
Đây là lời nói cố tình phóng đại để nhấn mạnh. Cả người viết cũng như người đọc đều phải nhận biết đó là cố ý. Nếu không độc giả sẽ tưởng tác giả đánh lừa hay coi thường sự thật. Khi tác giả Thi Thiên nói, “Những suối lệ chảy từ mắt tôi ” (Thi Tv 119:136), ông không nói theo nghĩa đen. Suối không thể nào chảy trong mắt được. Ông hết sức buồn vì người ta không chịu giữ luật Thượng Đế; dụ ngữ nầy diễn tả niềm đau vô hạn của ông.
Lời Chúa nói về những người bị đày khỏi xư, “tiếng lá khua sẽ làm cho họ chạy trốn ” (LeLv 26:36), có phải là nghĩa đen không? Hẳn là không, đây chỉ là nhấn mạnh hoàn cảnh khốn khó khi bị lưu đày: Họ luôn luôn sống trong nguy nan sợ hãi.
Cũng hãy đọc PhuDnl 1:28, IVua 1V 1:40, IISa 2Sm 1:23, Thi Tv 119:20, Gie Gr 19:4, 23:9, GiGa 21:25.
4. Vấn dụ (Interrogation)
Dụ ngữ nầy là một câu hỏi đặc biệt – câu hỏi chỉ có một câu trả lời. Vì câu trả lời đã rõ ràng, nên người viết không cần phải viết ra. Trong Gie Gr 32:27, Thượng Đế hỏi, “Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt, có điều gì quá khó cho ta chăng? ” Đây không phải là câu hỏi để thảo luận. Độc giả không thể nói, “Có thể có và có thể không.” Chỉ có một câu trả lời là không. Câu hỏi đó nói cùng một ý với Giê-rê-mi trong câu 27 cùng chương, “Không có sự gì quá khó cho Ngài. ” Trong câu 27 Chúa cũng nói một câu tương tự, nhưng bằng cách đặt câu hỏi để làm nổi bật điểm chính ấy bằng cách tự trả lời trong trí, không phải là nghe Chúa trả lời.
Vấn dụ, có thể dùng cho những mục đích khác nhau. Có khi nó muốn lưu ý một điều gì đó, có khi nó giới thiệu một đề tài. Thi Tv 8:4. “Loài người là chi mà Chúa nhớ đến? ” Gie Gr 23:29, “Lời ta há chẳng như lửa sao? ” Thông giải những vấn dụ không có gì khó khăn. Chỉ cần đổi câu hỏi ra câu xác định là thấy nghĩa ngay. Ví dụ, lời ta giống như lửa.
Nghiên cứu thêm Giop G 21:22, Gie Gr 2:11, 13:23, 30:6, AmAm 3:3-4, ApOv 1:5, Mat Mt 7:16, ICo1Cr 10:22.
5. Châm biếm (Irony)
Dụ ngữ này khác với những loại khác, vì nó nói ngược lại với ý nó muốn nói. Nó được dùng để nhấn mạnh. Cũng như ngoa dụ, người nghe có thể nhận thấy ngay nên không phải là chuyện lừa gạt. Thường thường giọng người nói cho biết ngay đó là châm biếm. Nhưng vì Kinh Thánh là chữ viết không phải là tiếng nói, nên chúng ta khó nhận ra châm biếm.
Trong IISa 2Sm 6:20, vợ vua Đa-vít nói, “Hôm nay vua Y-sơ-ra-ên, được vinh hiển thay. ” Lời nói tiếp theo cho thấy bà ấy muốn nói vua tự làm nhục mình. Trong IVua 1V 22:15, vị tiên tri của Chúa tiên báo sự thành công của cuộc viễn chinh, giống y như các tiên tri giả tiên đoán. Tuy nhiên, rõ ràng là ông ấy nói châm biếm, vì văn mạch cho thấy vị tiên tri biết là nó sẽ thất bại. Nếu câu 15 không phải là châm biếm, thì vị tiên tri đã nói dối.
Thật khó biết được một đoạn văn châm biếm, nhưng phần nhiều đều tỏ rõ. Khi nào bạn thấy không chắc, thì hãy suy nghĩ cả hai lối. Hãy xét nó như một câu thật tình và coi thử nó có hợp lý trong văn mạch không, rồi sau đó lại xét nó như một câu châm biếm. Thường thường, nó hiện rõ nghĩa để ta lựa chọn.
Xem thêm Dan Ds 24:11, IIVua 2V 18:27, Giop G 12:2, 38:21, XaDr 11:13, ICo1Cr 4:8, IICo 2Cr 11:19.
Còn có ba thứ dụ ngữ nữa ít khi dùng nên không quan trọng bằng.
Uyển ngữ (euphemism) là thay thế một tiếng tục hay một tiếng bị kiêng kỵ, bằng một tiếng thanh, nhẹ nhàng hơn, Cong Cv 7:60 dùng chữ “người ngủ ” thay vì người chết. Cac Tl 19:22 dùng “để chúng ta biết hắn ” thay cho đồng tính luyến ái.
Giảm ngữ (Litotes) nói một điều gì bằng cách phủ nhận phản nghĩa của nó, như ta nói không xa lắm khi muốn nói là gần. Trong Thi Tv 51:17 Chúa không “khinh dể ” có nghĩa là Chúa chấp nhận. Trong ISa1Sm 16:8 “Sẽ không đâm hai lần ” có nghĩa là sẽ giết bằng nhát gươm đầu tiên.
Thặng ngữ (Pleonasm ) dùng những tiếng dư thừa, như trong IISa 2Sm 7:22, “chúng ta nghe bằng tai chúng ta ”, hay PhuDnl 3:27, “hãy lấy mắt ngươi mà nhìn nó. ” Một số bản dịch bỏ những chữ thừa đi.
Các dụ ngữ làm tăng vẽ đẹp, sự sinh động và nhấn mạnh cho ngôn ngữ. Nếu chúng ta nhận ra và giải thích chúng trong Kinh Thánh, Lời Thượng Đế sẽ đến với chúng ta mạnh mẽ và trong sáng hơn. Biết được chúng sẽ giúp chúng ta hiểu được nhiều câu có vẻ như mâu thuẩn. Lời Chúa thật giàu ý nghĩa. Hãy cám ơn Ngài vì những dụ ngữ giúp ta hiểu thêm ý nghĩa đó.