LẤY KINH THÁNH GIẢI KINH THÁNH
Nguyên tắc thứ sáu là: thông giải mỗi khúc nhờ vào giáo huấn của toàn bộ Kinh Thánh. Nói cách khác là “dùng Kinh Thánh để giải Kinh Thánh.” Nếu bạn theo đúng những nguyên tắc khác mà kết quả lời giải của bạn đi ngược giáo huấn của Kinh Thánh, thì cần phải xét lại lời giải của bạn. Kinh Thánh không tự mâu thuẩn với chính mình. Kinh Thánh từ đầu chí cuối là một mặc khải, đưa ra một sứ điệp về Thượng Đế.
Chúng ta đã thấy rằng học một câu hay khúc Kinh Thánh phải nghiên cứu văn mạch của nó – tức là những câu, những khúc hay những chương trước và sau nó. Nguyên tắc thứ tư nầy hàm ý rằng toàn bộ Kinh Thánh là văn mạch tối hậu của khúc sách. Ta chỉ có thể tìm thấy sứ điệp Kinh Thánh về một đề tài nào bằng cách nghiên cứu tất cả các đoạn sách có liên hệ tới nó. Nếu ta chỉ nghiên cứu một vài đoạn, có lẽ chúng ta sẽ không hiểu được giáo huấn của Kinh Thánh.
Giả sử bạn đi ngang qua một cánh rừng. Trước mặt bạn là một con sông rất khó vượt qua. Nếu bạn không biết gì về toàn thể khu vực, bạn sẽ cố gắng lội qua sông, nhưng nếu bạn biết rằng sau một phần tư dặm về phía tay phải, con sông bắt đầu lượn quanh và đổi hướng, thì bạn chỉ cần chịu khó đi theo khúc quẹo của con sông. Kiến thức tổng quát sẽ giúp bạn vượt được khó khăn lớn, có khi tránh được nguy hiểm.
Biết toàn thể Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta khỏi tưởng rằng mình đã hiểu một câu Kinh Thánh trong khi thật ra chúng ta đã hiểu lầm nó. Ví dụ, chúng ta đọc Eph Ep 3:14 Phao lô viết: “Vì cớ đó mà tôi quỳ gối trước mặt Cha. ” Chúng ta có thể kết luận rằng vì Phao-lô quì gối cầu nguyện, nên Kinh Thánh dạy chúng ta cũng phải quì khi cầu nguyện. Kết luận đó không đúng với những câu khác cho thấy rằng đứng hay nằm sấp đều là những tư thế cầu nguyện tốt, cũng như có những câu nói rằng đều đẹp lòng Thượng Đế là thái độ của tấm lòng chứ không phải tư thế của thân thể.
Các tà giáo có vẻ như có thẩm quyền của Kinh Thánh, tuy nhiên những người dạy các giáo lý đó chỉ dùng một số đoạn Kinh Thánh hợp với tà thuyết của họ và bỏ qua các đoạn khác. Muốn khỏi tin những giáo lý sai lầm, chúng ta phải dùng sứ điệp của toàn bộ Kinh Thánh để kiểm tra lại câu ta hiểu có đúng không. Chúng ta giữ thái độ khiêm nhường không vội đưa ra những kết luận chung quyết và giáo điều nếu chưa xét nó dưới ánh sáng của toàn thể lời Thượng Đế.
Một số học giả Kinh Thánh chỉ xét có một phần Kinh Thánh khi thông giải hay thiết lập giáo lý. Ví dụ, họ đem những hạn chế về ăn uống trong Cựu Ước áp dụng cho tín hữu Cơ-đốc ngày nay. Hay họ chỉ dựa vào những lời Thượng Đế hứa ban phước cho những người giữ luật pháp Ngài trong Cựu Ước, rồi không kể đến những giáo huấn của Tân Ước về cách Thượng Đế xưng công bình, kết luận rằng người thời Cựu Ước có thể là công bình trước mặt Thượng Đế nhờ tuân theo luật pháp.
Đối với giáo lý ngày Sa-bát, nguyên tắc nầy cũng rất hệ trọng. Trong Cựu Ước, huấn thị bảo giữ ngày Sa-bát tức là ngày thứ bảy làm ngày nghỉ là điều rất rõ ràng, nhưng nếu muốn biết sự dạy dỗ đầy đủ của cả Kinh Thánh, nhất là ý nghĩa của giáo lý đó đối với ngày nay, chúng ta phải xét cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, kể cả tương quan giữa hai giao ước và ý nghĩa của sự phục sinh Chúa Giê-xu và thói quen của Hội Thánh ban đầu.
Mặt khác, có những người chỉ lấy Tân Ước mà không đến xỉa gì đến Cựu Ước. Dầu họ có đọc Cựu Ước để hiểu Tân Ước, họ cho rằng Tân Ước có đủ mọi chân lý cần thiết cho người tín đồ Cơ-đốc. Trong chương 21, chúng ta sẽ xét đến tương quan giữa Cựu Ước và Tân Ước, nên ở đây chúng ta chỉ ghi nhận rằng toàn bộ Kinh Thánh là mặc khải của Thượng Đế, và mỗi phần phải được hiểu theo ý nghĩa của toàn bộ.
Những người chỉ rút chân lý ra từ các sách Phúc Âm hay Công vụ Sứ đồ mà không đối chiếu với sự dạy dỗ của các thư tín cũng không tôn trọng nguyên tắc nầy. Một số tín hữu rút giáo lý về báp-têm bằng Thánh Linh hầu như hoàn toàn từ sách Công Vụ. Báp-têm bằng Thánh Linh là một chân lý quan trọng, ta chỉ có thể hiểu nó khi xét sự dạy dỗ của toàn bộ Tân Ước.
NHỮNG KHÚC SÁCH SONG HÀNH
Một cách để biết sự dạy dỗ của toàn thể Kinh Thánh là nghiên cứu những khúc song hành: những câu ở những nơi khác nhau cùng nói về một điều, ví dụ một số lời dạy của Chúa Giê-xu và sự việc ghi trong các sách Phúc Âm. Một phần lịch sử trong sách Sa-mu-ên và các Vua song hành với nhau dầu không đúng hẳn.
Khi xét những đoạn song hành, cần nhớ những điều nầy:
1. Chúng phải đúng là song hành
Nhiều khi chúng có những chữ giống nhau nhưng không phải song hành. Phải có ý giống nhau mới gọi là song hành.
2. Để ý cẩn thận những dị biệt cũng như tương đồng
Hãy viết ra và xem cho rõ. Xem thử những chỗ dị biệt ảnh hưởng đến ý nghĩa như thế nào.
Trong Mat Mt 10:34 Chúa Giê-xu nói, “Ta đến không phải để đem hòa bình nhưng đem gươm giáo. ” Câu này có nghĩa đen chăng? Khi chúng ta đọc văn mạch, chúng ta thấy có chữ thù nghịch (c.36) gợi lên hình ảnh chiến đấu.
LuLc 12:51 là một khúc song hành. Hai câu gần như giống ý nhau nhưng không hẳn như vậy. Gươm giáo đổi thành chia rẽ. Cả hai câu đều nói về người nhà và sự chia rẽ trong gia đình, nhưng với những chi tiết khác nhau. Như vậy ý hai câu giống nhau vì văn mạch cũng tương đương. Gươm giáo tượng trưng cho chiến đấu, bởi vậy cũng có nghĩa chia rẽ. Từ đây, chúng ta có thể hỏi câu trong Ma-thi-ơ có ý dùng chữ gươm thật không. Khi chúng ta đọc Mat Mt 10:37-38, chúng ta thấy vấn đề phải đối diện ở đây là đặt ai ở hàng đầu. Nếu ta đặt Chúa ở hàng đầu trong cuộc sống thì ta sẽ có thể phải chia rẽ với gia đình.
Không phải lúc nào cũng có những khúc sách song hành, bởi vậy nguyên tắc nầy không quan trọng bằng nguyên tắc văn mạch. Nhưng bạn cũng nên nghiên cứu thêm vài ví dụ: (1) So sánh ICo1Cr 8:6 và CoCl 1:16. Có người cho rằng 1:16 nói về cuộc tạo dựng tâm linh mới (2) Có người liên kết EsIs 9:6-7 với ISa1Sm 17:40 qua số năm (năm tên, năm cục đá). Bạn thấy có liên hệ gì không.?
BIẾT TOÀN BỘ KINH THÁNH
Làm sao ta có thể biết toàn bộ Kinh Thánh? Sau đây là vài chỉ dẫn.
1. Tích cực đọc Kinh Thánh
Cần có một kế hoạch đọc Kinh Thánh trong một thời gian đều đặn, liên tục trong một năm chẳng hạn. Một phương cách đơn giản để học hết Kinh Thánh trong một năm là mỗi ngày đọc ba chương và Chúa nhật đọc năm chương. Nếu giữ đều đặn và ghi chú, bạn có thể nhớ được nhiều khúc sách và tập so sánh Kinh Thánh vói Kinh Thánh. Không làm như vậy, việc học Kinh Thánh của bạn sẽ tiến chậm hơn.
2. Học Kinh Thánh đều đặn
Đọc không chưa đủ. Bạn cần kết hợp đọc với học và dành đủ thì giờ cho việc đó. Cố gắng lập chương trình học từng sách một cho đến khi hoàn tất.
Có lẽ bạn cảm thấy nản chí, nghĩ rằng mình không bao giờ có thể biết toàn thể Kinh Thánh, hoặc là phải mất nhiều năm mới đạt được. Ý đó cũng phần nào đúng. Không ai có thể biết Kinh Thánh trọn vẹn dù đã học hàng chục năm. Tuy nhiên, cứ đọc và học đều đặn một cách có hệ thống và với tinh thần cầu nguyện, chắc chắn sự hiểu biết lời Chúa của bạn sẽ gia tăng.