Bệnh bại liệt (polio) là một chứng bệnh gây nên bởi những virus chuyên tấn công bộ óc và hệ thần kinh xương sống. Mãi cho đến thế hệ của chúng ta, bệnh bại liệt là một loại bịnh AIDS trong xã hội Mỹ. Nhiều người còn nhớ những năm tháng khi bệnh bại liệt là kẻ thù đáng sợ, chẳng những đối với người thân mà cả bản thân nữa. Hậu quả của chứng bệnh nầy thật khung khiếp.

   Tại sao bịnh nầy không còn đáng sợ như xưa nữa? Câu trả lời nằm trong cái tên của Jonas Edward Salk. Bác sĩ Salk, một khoa học gia nghiên cưú người Mỹ, đã công bố năm 1953 rằng ông đã phát triển được một thứ thuốc chủng ngừa được bệnh bại liệt. Ông đã thử thứ thuốc nầy trên chính bản thân ông, vợ ông và ba người con của ông. Thuốc đã có hiệu quả với gia đình ông. Ngay lập tức thuốc đã được áp dụng rộng rãi và đến năm 1955, thuốc đã được sử dụng khắp cả thế giới.

Trong những ngày hồi hộp phấn khởi đó, có hai câu hỏi không ai nghĩ đến việc đặt ra. Thứ nhất, có phải tất cả các thuốc chủng ngừa đều giống nhau không? Họ biết rằng tất cả những thứ thuốc chủng ngừa khác đều vô hiệu, chỉ có thứ vaccine của Bác sĩ Salk là hiệu quả mà thôi. Và thứ hai, tại sao chỉ có một thứ vaccine nầy? Lý do đơn giản là chỉ có thứ thuốc chủng ngừa nầy là cần thiết.

Không ai đặt ra những câu hỏi nầy, vì câu trả lời đã quá rõ ràng. Khắp cả thế giới, hàng triệu người đòi được chủng ngừa cho họ và cho thân nhân của họ. Ngày nay, bệnh bại liệt không còn là nguy cơ cho sức khoẻ tren thế giới nữa.

Tiếc thay, có một chứng bệnh khác vẫn còn tồn tại cho đến nay, và chứng bệnh nầy lại tệ hại hơn chứng bại liệt rất nhiều. Chứng bệnh nầy đã lây lan trên tất cả mọi người từng sống trên thế gian và luôn đem đến sự chết. May thay, có một thứ thuốc chủng ngừa có hiệu quả cho tất cả mọi người và thuốc chủng ngừa nầy lại được miễn phí.

Dĩ nhiên, chứng bệnh nầy là tội lỗi, nghĩa là mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời đã bị đứt đoạn. Phương thức chữa lành là sự cưú rỗi thông qua Đức Chúa Giê-xu Christ là Con Đức Chúa Trời. Thế nhưng có những câu hỏi cứ luôn đặt ra về thứ thuốc “vaccine thuộc linh” nầy. Câu hỏi đó là co phải tất cả các đức tin tôn giáo đều như nhau hay không? Tại sao chỉ có một con đường duy nhất đến với Đức Chúa Trời?

Ngày nay, khi người ta đặt ra những câu hỏi khó về Đức Chúa Trời, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ đen vấn đề nầy.

Kinh Thánh đã nói gì?

Thứ nhất chúng ta hãy xem xét đến bốn sự kiện rõ ràng Kinh Thánh có đề cập đến. Chúng ta cần hiểu Đức Chúa Giê-xu Christ đã tự chứng về Ngài như thế nào?

Sự kiện thứ nhất: Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời   (Giăng 14:1).

Đức Chúa Giê-xu đã phán: “Hãy tin cậy Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa.” Trong Giăng 14:9 Ngài lặp lại câu nói nầy: “Ai đã thấy ta là thấy Cha.” Trước đó những nhà cầm quyen cố tìm cách ném đá giết Ngài vì Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời (Giăng 10:33).

Những giáo chủ các tôn giáo khác tự nhận là bày tỏ về Đức Chúa Trời, chỉ có Chúa Giê-xu tự nhận Ngài chính là Đức Chúa Trời.

Sự kiện thứ hai: Đức Chúa Giê-xu đang chuẩn bị cho chúng ta một chỗ trên thiên đàng (Giăng 14:2).

“Chuẩn bị” nghĩa là có người được phái đi trước để chuẩn bị sẵn sàng cho những người đi sau. Đây là hình ảnh của người trinh sát quân đội bộ binh bảo đảm con đường thông suốt. Đây là phái đoàn chuẩn bị cho vị nguyên thủ quốc gia đến thăm một địa điểm trong nước hoặc nước ngoài. Tại Mã Lai, tôi có những người hướng đạo đi trước dọn đường mòn cho toi đi theo. Đây là điều Đức Chúa Giê-xu đang làm cho chúng ta, ngay hôm nay.

Ngài phán rằng nhà Cha Ngài có nhiều phòng ốc. Đây là hình ảnh gia đình có tính cách Đông phương, khi tất cả các phòng đều ở chung dưới một mai nhà của người cha. Đức Chúa Giê-xu đã đi trước đến đó để chuẩn bị phòng ốc sẵn sàng cho chúng ta. Đây là việc Ngài đang làm trong giờ phút nầy.

Những giáo chủ các tôn giáo khác đã dạy về thiên đàng hay đời sau, chỉ có Đức Chúa Giê-xu tuyên bố rằng Ngài đang đi sắm sẵn chỗ ở vĩnh cửu cho chúng ta.

Sự kiện thứ ba: Đức Chúa Giê-xu sẽ đích thân đưa mỗi người chúng ta đến thiên đàng (Giăng 14:3)

Ở đây chúng ta khám phá một từ quan trọng khác nói về việc Ngài đang làm gì cho chúng ta. “Đem các ngươi đi với ta” có thể dịch là “đồng đi bên cạnh với con.” Chúa Giê-xu không phải về thiên đàng rồi bỏ chúng ta lại để tự tìm đường đi lên thiên đàng. Ngài sẽ trở lại và đích thân đưa chúng ta đi. Ngài sẽ đồng hành đưa chúng ta về nhà Cha.

Những giáo chủ tôn giáo khác cố chỉ đường cho người khác đến thiên đàng, chỉ có Chúa Giê-xu là đích thân đưa chúng ta đến thiên đàng.

Sự kiện thứ tư: Đức Chúa Giê-xu là con đường duy nhất đến Đức Chúa Trời (Giăng 14:6).

Chúa Giê-xu không phải chỉ là một con đường, một sự thật hay một sự sống. Trong Hy Văn lời Chúa nhấn mạnh: “Ta là Đường đi, Chân lý và Sự sống.” Ngài tự nhận là con đường duy nhất đến cùng Đức Chúa Cha.

Sau đó Ngài tuyên bố rõ ràng hơn: “Tất cả quyền phép trên trời dưới đất đã giao cho ta” (Ma-thi-ơ 28:18). Không một phàm nhân nào dám nói câu nầy! Không phải Phật, hay Ma-hô-mết hay Sê-sa hay Stalin, hay bất cứ người nào khác. Ngoài Chúa Giê-xu không có Chúa Cưú Thế nào khác.

Sứ đồ Phê-rơ cũng tuyên bố xác nhận y như vậy: “Chẳng có sự cưú rỗi trong một Đấng nào khác, vì ở dưới trời chẳng có danh nào khác ban cho loài người để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu” (Công vụ 4:12).

Bây giờ dù chúng ta có tin hay không tin Chúa Giê-xu; chúng ta có đồng ý hay bất đồng với Chúa Giê-xu, nhưng chúng ta cần biết Ngài đã tự xưng Ngài là ai. Ngài là Đức Chúa Trời, đang chuẩn bị chỗ ở của chúng ta trên thiên đàng và một ngày kia chính Ngài sẽ trở lại rước chúng ta lên thiên đàng với Ngài. Đây là những lời tuyên bố rõ ràng của Chúa Giê-xu.

Người ta đã nói gì?

Bây giờ, những lời tuyên bố như thế đã đụng chạm đến nền văn hóa hiện đại phải không? Ít ra những lời tuyên bố như thế không hợp với phương diện chính trị hiện đại. Ngày nay có ba thứ chủ thuyết đang thống lĩnh nền văn hóa thế giới đã cố sức chống lại những lời tuyên bố như thế của Chúa Giê-xu.

Chữ thứ nhất là chữ “Thuyết Tương Đối” (relativism) chủ trương rằng tất cả chân lý đều tương đối và có tính chủ quan. Phần lớn người Mỹ đều không tin bất cứ điều gì là chân lý tuyệt đối.

Hai trăm năm về trước, triết gia Immanuel Kant đã nói rằng chúng ta đến với chân lý như tâm trí chúng ta thăm dò các dữ kiện thông tin. Kết quả là chúng ta không thể biết “tự bản thân sự việc,” nhưng chúng ta chỉ biết kinh nghiệm của mình về sự việc đó mà thôi. Ngày nay, hai thế kỷ sau, mọi người dường như đồng ý như thế. Chúng ta thường nói chân lý là kinh nghiệm chủ quan. Thế giới quan hiện đại nầy đang thống lĩnh nền văn hóa của chúng ta.

Và vì thế 93% dân chúng nói rằng chỉ có chúng ta mới quyết định cái gì là đạo đức trong đời sống chúng ta.

Chỉ có 13% dân chúng tin tưởng tất cả Mười Điều Răn của Chúa.

Chúng ta được dạy dỗ rằng ngôn ngữ chỉ là một qui ước của năng lực loài người; những từ ngữ không mô tả sự thật, nhưng chỉ là một cách nói về sự thật đó mà thôi. Không có sự thật khách quan, chỉ có kinh nghiệm chủ quan. Cũng tốt thôi nếu Chúa Giê-xu là đường đi của bạn dẫn đến Đức Chúa Trời, nhưng xin đừng thúc ép Ngài cũng là con đường cho tôi.

Chữ thứ hai là chữ “Thuyết Đa Nguyên” (pluralism), chủ trương rằng các tôn giáo khác nhau là những con đường dẫn lên cùng một đỉnh núi. Người ta tất cả đang cùng thờ phượng một Đức Chúa Trời, chỉ bằng những tên khác nhau thôi.

Chẳng hạn, 64% dân chúng nói rằng tất cả các tôn giáo đang cùng cầu nguyện với một Đức Chúa Trời. Ngài có Danh khác nhau cho những người khác nhau. Nếu Chúa Giê-xu là con đường của bạn dẫn đến Đức Chúa Trời cũng tốt thôi, nhưng đừng bắt hết thảy chúng tôi phải đi du hành trên cùng con đường đó.

Và thuyết đa nguyên dẫn đến “Thuyết Phổ Quát”(universalism), chủ trương rằng mọi người đều sẽ được lên thiên đàng, bất kể họ tin gì. Chỉ có 2% người Mỹ sợ mình sẽ đi hoả ngục. 62% người Mỹ nói rằng tin Đức Chúa Trời nào cũng không sao, miễn chúng ta thành thật là được. Chúng ta tất cả đều đang trên đường đến cùng Đức Chúa Trời, bat kể chúng ta tin gì về Ngài. Nhiều người nói với chúng ta như vậy.

Với thuyết tương đối, thuyết đa nguyên hay thuyết phổ quát, những lời dạy của Kinh Thánh về Chúa Giê-xu là con đường duy nhất đến cùng Đức Chúa Trời đã trở nên như một thái độ kiêu căng, hẹp hòi, phán xét. Khoan dung là đức hạnh quan trọng nhất trong xã hội chúng ta. Không khoan dung là giả hình và nguy hiểm. Nhiều người nói với chúng ta như vậy.

Liệu chúng ta có thể đưa ra câu trả lời thích hợp và thực tế không? Dĩ nhiên là có rồi.

Chúng ta trả lời thế nào?

Thứ nhất, chúng tôi xin trả lời với “Thuyết Tương Đối” (relativism) bằng sự kiện khẳng định rằng sự thật khách quan là sự cần thiết khôn ngoan và thực tế trong đời sống.

Từ khước những điều tuyệt đối chính là khẳng định những điều đó. Nếu tôi nói, “Điều như thế mà cho là chân lý tuyệt đối sao được?” là tôi đang khẳng định có chân ly tuyệt đối. Điều nầy không có gì mới. Những người hoài nghi cổ điển đã thuộc về một phong trào triết lý vốn có từ trước thời Chúa Giê-xu. Thực ra họ đã nói rằng, “Không có một sự thực nào như thế, chúng tôi chắc chắn về điều đó.” Những người theo chủ nghĩa tương đối ngày nay đã phạm y lỗi lầm như người xưa.

Mới đây tôi có nghe nhà biện giáo Ravi Zacharias kể về một kinh nghiệm tại một trường Đại Học. Sau phần biện minh của ông về một vũ trụ khách quan và mạch lạc, một phụ nữ đã đến gặp ông: “Ai bảo ông rằng vũ trụ phải trật tự mạch lạc mới được?” Câu trả lời của ông thật hay: “Bà có muốn câu trả lời của tôi phải mạch lạc trật tự hay không?”

Chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa tương đối với vụ diệt chủng thời Hitler (Holocaust) có phải không? Tôi hy vọng không ai ở đây sẽ nói đó chỉ là “sự thật của người Do Thái” chứ không phải của chúng ta. Bạn muốn Bác sĩ của bạn biết tương đối về sự chẩn bệnh của ông trên thân thể của bạn không? Bạn có muốn người nấu ăn cho bạn biết tương đối là thức ăn của bạn không bị đầu độc không? Người thợ bảo hành máy bay có nên biet tương đối là máy bay bạn đi không bị rơi vì máy móc không?

Sự thật khách quan là cần thiết khôn ngoan và thực tế trong đời sống.

Thứ hai, chúng tôi xin trả lời với “Thuyết Đa Nguyên” (pluralism) bằng sự kiện là các tôn giáo thế giới đã dạy những lẽ thật hoàn toàn khác nhau.

Chẳng hạn, Ấn độ giáo (Hinduism) dạy rằng có rất nhiều thần linh (gods) nhưng không có Đức Chúa Trời (God), và qua những sự luân hồi chúng ta sẽ có thể hoi nhập vào thực thể cuối cùng. Không có tội lỗi, không có sự cưú rỗi, không có sự vĩnh cửu bản thân trong thiên đàng. Phật Giáo (Buddhism) cũng tương tự dạy rằng chúng ta sẽ tới Niết bàn (Nirvana), giải thoát, một ngay kia không còn gì nữa. Hồi giáo (Islam) dạy rằng Allah là một Đức Chúa Trời, Ngài không có Con, và sự cưú rỗi có được là nhờ vâng theo kinh Koran. Do Thái Giáo thì không chấp nhận lời xưng nhận về thần tánh của Chúa Gie-xu, và dĩ nhiên, họ không tin Chúa Giê-xu là con đường đến Đức Chúa Cha.

Nếu tôn giáo nầy đúng thì những tôn giáo khác đều sai. Những tôn giáo nầy không thể là những con đường khác nhau dẫn lên cùng một đỉnh núi. Thật ra đó là những ngọn núi khác nhau.

Thứ ba, chúng tôi xin trả lời cho “Thuyết Phổ Quát” (universalism) bằng sự kiện Chúa Giê-xu là con đường duy nhất đến Đức Chúa Trời mà chúng ta đang cần và có thể tin cậy.

Tôi không bận tâm về chiếc chìa khóa duy nhất trong túi khởi động được máy chiếc xe hơi của tôi bao lâu nó còn sử dụng tốt.   Tôi không bận tâm nếu các bác sĩ chỉ đưa ra một phương thuốc hoá trị (chemotherapy) khi một thân nhân của tôi mắc bệnh ung thư, bao lâu phương thuốc đó đang có hiệu quả. Tôi không bận tâm rằng chỉ có một loa phóng thanh phát ra tiếng nói của tôi để quí vị nghe được sứ điệp Tin Lành bao lâu nó có hiệu quả.

Và Cơ-đốc Giáo có hiệu quả thật. Vấn đề căn bản của chúng ta với Đức Chúa Trời được gọi là “tội lỗi.” Tất cả chúng ta đều đã từng phạm sai lầm và trong đời không ít lần phạm tội. Những thất bại nầy làm phân cách chúng ta khỏi một Đức Chúa Trời công bình và thánh khiết. Con đường duy nhất có hiệu quả là con đường giải quyết được vấn đề tội lỗi. Và chỉ có Cơ-đốc giáo giải quyết được mà thôi. Không một tôn giáo nào khác cống hiến sự tha thư tội, ân điển cho tội nhân và một sự cưú rỗi bảo đảm. Chỉ có Chúa Giê-xu ban cho chúng ta những phước hạnh đó mà thôi.

Nếu con của bạn đang đối diện với sự đe dọa của bệnh bại liệt vào năm 1955, liệu bạn có chấp nhận một sự bảo đảm tương đối của bác sĩ rằng con của bạn sẽ khoẻ mạnh lại hay không? Liệu bạn có thử hết thảy các loại thuốc chủng ngừa vì tin rằng thứ vaccine nào cũng giống nhau cả không? Liệu bạn có chống đối lai việc chỉ có một thứ thuốc chủng ngừa là hiệu quả cho chứng bệnh polio mà thôi hay không? Bạn có vui vẻ chích ngay thứ thuốc chủng duy nhất hiệu quả đó cho con bạn hay không?

Về linh hồn của bạn thì sao?

Lời kết luận

Bạn có thể làm như vậy hôm nay. Bạn có thể cầu xin Chúa Giê-xu Christ tha thứ tội lỗi của bạn và điều khiển cuộc đời bạn ngay hôm nay.   Không giống như các tôn giáo thế giới khác, bạn không cần làm gì thêm. Không có chuyện đầu thai chuyển kiếp, không cần tứ diệu đế hay bát chánh đạo. Không cần cố gắng giữ các luật tôn giáo. Bạn chỉ cần tin cậy Chúa Giê-xu hôm nay.

Nếu bạn có thuốc chủng ngừa tốt, bạn phải chia sẻ cho người khác. Một người nào đó mà bạn quen biết đang bị hiểm nguy vì bị phân cách đời đời khỏi Đức Chúa Trời tại nơi hoả ngục. Bạn đang có phương thuốc chữa trị cho chứng bệnh nan y nầy. Bạn có sẵn sàng chọn một người nào như thế mà bạn quen biết để bạn cầu thay cho người đó kể từ hôm nay không? Bạn có sẵn sàng cầu xin Chúa cho bạn có cơ hội để chia sẻ sự cưú rỗi cho người đó trong tuần nầy không?

Một cụ già bất mãn với tôn giáo mình. Ông chọn lựa các phương hướng khác nhau và cuối cùng ông chọn trở thành Cơ-đốc nhân. Một người bạn hỏi ông lý do tại sao, và ông đã giải thích như sau:

“Điều nầy cũng giống như tôi bị rơi xuống một cái giếng sâu và khong có lối thoát ra. Một thầy Ấn giáo đến bên cạnh và bảo tôi rằng nếu tôi cứ trung tín ở trong giếng nầy, thì trong kiếp sau tôi sẽ được thoát khỏi. Rồi ông ấy bỏ đi. Một thầy chùa Phật giáo đến gần và bảo tôi rằng nếu tôi ngưng ham muốn, tôi sẽ được ngưng đau khổ trong giếng nầy. Rồi ông ấy cũng đi luôn. Một thầy Hồi giáo đến gần và bảo cho tôi rằng ý của Allah là tôi phải ở trong giếng. Nói xong ông ấy cũng bỏ đi. Một thầy Khong giáo cũng đến gần và nói với tôi rằng nếu tôi đã không chơi nhảy thì tôi đã không ở trong giếng nầy. Rồi ông ấy bỏ đi.

Sau cùng Chúa Giê-xu Christ đến gần và Ngài bước xuống cái giếng của tôi và Ngài cất tôi ra khỏi giếng, mãi mãi.

Bạn đang ở trong giếng tội, bạn có sẵn sàng chịu đón nhận sự cứu rỗi của Chúa Giê-xu ngay hôm nay không?

James Denison

 

*** Sau khi đọc bài này, nếu bạn thấy lòng mình cảm động và được thúc giục tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su, thì xin bạn thành tâm cúi đầu cầu nguyện với Chúa như sau:

” Kính lạy Đấng Tạo Hóa, con biết con là người có tội. Con đã xa cách Chúa, sống theo đường lối và ý riêng mình. Hiện con đang đi trên đường dẫn đến sự hình phạt đời đời. Tạ ơn Chúa, vì Ngài đã đến trong thế gian, chịu chết thay cho con để đền tội con trên thập tự giá. Giờ đây, con quyết tin nhận Chúa làm Cứu Chúa của con, xin Chúa tha tội cho con và tiếp nhận con làm con cái yêu dấu của Ngài. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Cứu Giê-su, Amen.”

________________________________________________________________________

www.vietchristian.com/niengiam/