Hỏi: Không thấy Đức Chúa Trời mà tin có hợp lý không?
Đáp: Chúng ta không thấy lý trí, không thấy lương tâm… Nhưng chúng ta biết có lý trí, có lương tâm. Nhìn vào vũ trụ vô cùng bao la, vận chuyển cách trật tự và phối trí hài hòa để tạo nên những kết quả tốt đẹp, chúng ta biết có sự hiện diện của một Đấng khôn ngoan ở đằng sau các sự tiến triển đó. Chúng ta tin có Đức Chúa Trời, Đấng khôn ngoan tối cao là hợp lý. (Rô-ma 1:19-21; Thi thiên 19:1)

Đức Chúa Trời

Câu gốc: “Người phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.” (Mác 12:30)

 

I Hỏi: Không thấy Đức Chúa Trời mà tin có hợp lý không?

Đáp: Chúng ta không thấy lý trí, không thấy lương tâm… Nhưng chúng ta biết có lý trí, có lương tâm. Nhìn vào vũ trụ vô cùng bao la, vận chuyển cách trật tự và phối trí hài hòa để tạo nên những kết quả tốt đẹp, chúng ta biết có sự hiện diện của một Đấng khôn ngoan ở đằng sau các sự tiến triển đó. Chúng ta tin có Đức Chúa Trời, Đấng khôn ngoan tối cao là hợp lý. (Rô-ma 1:19-21; Thi thiên 19:1)

II Hỏi: Có phải lòng tin nơi Đức Chúa Trời phát sinh từ chỗ không giải thích được các hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, bão tố, thiên tai?

Đáp: Lòng tin nơi Đấng Tối Cao là nguyên thức, là thuộc tính bẩm sinh sẵn có trong bản chất của con người. Ngay cả những kẻ cố trấn áp bản năng tín ngưỡng của mình, trong lúc lâm nguy, tuyệt vọng cũng từng kêu cầu. (Rô-ma 1:21a; Truyền 3:11b)

III Hỏi: Chọn thái độ chối bỏ Đức Chúa Trời có khôn ngoan không?

Đáp: Chọn thái độ vô tín là chấp nhận thân phận: “từ huề tới lỗ”. Vì nếu chết là hết thì mọi người trở về với hư vô, nghĩa là bằng nhau. Nhưng, nếu chết là “chầu Trời”, người vô tín đã “bán lỗ linh hồn” phải chấp nhận số phận khủng khiếp. Kinh Thánh khẳng định: “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời, chúng nó đều bại hoại đã làm điều gớm ghiếc, chẳng có ai làm điều lành.” (Thi thiên 14:1)

IV Hỏi: Với lý trí thuần túy, con người có thể hiểu đầy đủ về sự màu nhiệm của Đức Chúa Trời Ba Ngôi?

Đáp: Ngay trong lĩnh vực vật chất, các nhà bác học thiên tài phải thừa nhận rằng cái chúng ta có thể hiểu thật quá nhỏ bé, còn vũ trụ bao la và rất kỳ diệu. Đức Chúa Trời là Đấng thiêng liêng, vô hạn, con người bị giới hạn ở trong thân thể vật chất, cho nên thuần lý trí không thể hiểu đầy đủ về Đức Chúa Trời Ba Ngôi. (Ngôi thứ nhất: Đức Chúa Cha; ngôi thứ hai: Đức Chúa Con; ngôi thứ ba: Đức Thánh Linh). Chúng ta phải đợi đến khi đạt tới sự khôn ngoan trọn vẹn của Thiên đàng. (I Co-rinh-to 13:9-12)

V Hỏi: Thượng Đế đã dựng nên vũ trụ, vậy ai dựng nên Thượng Đế?

Đáp:

A. Chúng ta chứng minh 2 lần 2 là 4, vì chúng ta đã qui định hệ thống con số; cái nầy là 2, cái kia là 4. Đấng Tối Cao, nguồn của mọi nguồn được xưng là Thượng Đế, là Đức Chúa Trời, thì chính ngôn ngữ đã qui định ý nghĩa: Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên mọi vật, chính Ngài “ Tự Hữu Hằng Hữu”. Câu hỏi: ai đã dựng nên Thượng Đế cũng lẩn thẩn như: Ai cao hơn Đấng Tối Cao?

B. Nhìn vào bầu trời đầy sao lấp lánh, có những vì sao trong cõi xa xăm kia, to hơn trái đất hàng triệu lần. Nếu chúng ta thữ đếm 100 tỉ sao của một thiên hà với tốc độ là 250 sao một phút, và cứ ngày đêm không nghỉ… phải mất 750 năm, vũ trụ có trên 2.000.000.000.000 (hai ngàn tỉ) thiên hà. Chúng ta không thể tưởng tượng được sự bao la của vũ trụ. Thượng Đế siêu việt hơn sự suy tưởng của con người, chúng ta tin rằng Ngài không có bắt đầu cũng không có chấm dứt. Thật hợp lý nếu ta tin: “Đấng không có bắt đầu để bắt đầu mọi sự”. (Khải Huyền 1:8; Xuất Ê-dip-tô ký 3:14a)

VI Hỏi: Đức Chúa Trời là ai ?

Đáp : Đức Chúa Trời là :

Đấng Thần Linh (không phải là hữu thể vật chất và không bị vật chất hạn chế) (Giăng 4:24)
Đấng Hằng Hữu (Xuất Ê-dip-tô ký 3:14; Khải huyền 10:6a)
Đấng Bất Biến (Hê-Bơ-Rơ 13:8; Gia-cơ 1:17)
Đấng Toàn Năng (Giê-rê-mi 32 :27; Mathio 19 :26)
Đấng Toàn Tri (Ma-thi-ơ 6:8, 32; Hê-bơ-rơ 4:13)
Đấng Toàn Tại (Thi-thiên 139; Ê-phê-sô 4 :6)
Đấng Thánh Khiết (I Phi-e-rơ 1:15-16)
Đấng Công Ngĩa (II Ti-mô-thê 4:8)
Đấng Nhân Ái (nhân từ và yêu thương) (Thi thiên 103:8; Khải huyền 1:6)
Đấng Chân Thành (chân thật và thành tín) (Khải-huyền 3:14a; Ca-thương 3:23)

VII Hỏi: Đối với Đức Chúa Trời chúng ta nên có thái độ như thế nào?

Đáp: phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời. (Mác 12:30; Lu-ca 4:8)

KINH THÁNH

Câu gốc: “Cả Kinh Thánh đều là bời Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình” (II Ti-mô-thê 3:16)

I Hỏi: Nhờ đâu chúng ta có thể biết rõ về Đức Chúa Trời và chân lý của Ngài?

Đáp: Qua Kinh Thánh, Đức Chúa Trời tự mặc khải về chính mình Ngài và chân lý của Ngài cho chúng ta biết. (Ê-phê-sô 3:5)

II Hỏi: Đức Chúa Trời đã sử dụng ai để viết Kinh Thánh?

Đáp: Đức Chúa Trời đã cảm thúc các tiên tri và các sứ đồ để họ biết Kinh Thánh theo ý Ngài. (Hê-bơ-rơ 1:1; II Phi-e-rơ 3; 1-2)

III Hỏi: Chúa có truyền thụ từng lời cho các tiên tri và các sứ đồ để họ chép lại không?

Đáp: Các tiên tri và các sứ đồ nhận sự khải thị của Đức Chúa Trời rồi trình bày theo thuật ngữ riêng của họ. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời tể trị và chịu trách nhiệm trên mọi chi tiết của Kinh Thánh. (II Phê-e-rơ 1:20, 21)

IV Hỏi: Kinh thánh đã được viết xong cách đây hơn 2000 năm, e rằng đến nay đã “tam sao thất bổn” chăng?

Đáp: Chúa gìn giữ lời Ngài một cách rất ký diệu (Ê-sai 40:8; Khải-huyền 22:18-19)

Các Thầy Ký Lục ngày xưa phải theo một số quy luật rất nghiêm khắc khi sao chép Kinh Thánh. Điển hình như sau khi chép xong một sách phải tự đếm từng câu, từng chữ, từng mẫu tự, cũng phải biết đúng câu nào, chữ nào ở giữa sách. Sau một thời gian dài xem xét và thấy đúng hoàn toàn mới phổ biến.
Với phương pháp phóng xạ carbon 14, các nhà chuyên môn đã định được tuổi của các thủ bản Kinh Thánh cổ (tìm được trên hai chục ngàn bản). Trong số đó có những thủ bản Cựu ước thuộc thời trước khi Chúa Je-sus giáng sinh và những thủ bản Tân ước rất gần với sứ đồ Giăng (người viết sách Khải huyền).
Với sự gạn lọc, đối chiếu và nhiều phương pháp hiện đại khác, các nhà chuyên môn đã giúp chúng ta biết rằng điều chúng ta tin hôm nay không khác gì các sứ đồ.

V Hỏi: Trọng tâm của Kinh Thánh là gì?

Đáp: Kinh Thánh gồm Cựu ước (39 quyển) và Tân ước (27 quyển) hợp lại, do gần 40 người viết ra, từ khi khởi viết đến lúc hoàn thành gần 2000 năm. Bởi Đức Chúa Trời cảm thúc, nên dù không liên lạc với nhau, các tiên tri và các sứ đồ cùng hướng về một trọng tâm là Chúa Je-su. Cựu ước trình bày bối cảnh lịch sử và những lời tiên tri dự báo về Chúa Je-su. Tân ước trực tiếp trình bày về đời sống của Chúa Je-sus và chân lý cứu rỗi của Ngài. Cựu ước như bức tranh phác họa về Chúa Je-sus. Tân ước bày tỏ con người thật của Ngài. (Giăng 5:39)

VI Hỏi: Kinh Thánh đem lại những lợi ích gì cho đời sống của chúng ta?

Đáp: Những trang đầu của bản Kinh Thánh Tân ước (Ghê Đê Ôn) đã nêu lên những lợi ích cho người đến với Kinh Thánh như:

Giúp đỡ khi cần con đường cứu rỗi (Giăng 3:3; 3:16)
Can đảm khi sợ hãi (II Cô-rinh-tô 4:8-18; Hê-bơ-rơ 13:5-6)
Bình an khi lo lắng (Phi-líp 4:6-7; Giăng 14:27)
Vơi nhẹ khi đau đớn (I Cô-rinh-tô 12:8-10; Hê 12:3-13)
Soi dẫn khi quyết định (Gia-cơ 1:5-6; Hê 4:16)
Yên nghỉ khi mệt mỏi (Ma-thi-ơ 11:28-30; Rô-ma 8:31-39)
An ủi khi buồn thảm (II Cô 1:3-6; Rô-ma 8:26-28)
Vững vàng khi bị cám dỗ (Gia-cơ 1:12-16; I Cô-rinh-tô 10:6-13)
Cảm tạ khi biết ơn (I Tê 5:18; Hê-bơ-rơ 13:15)
Vui mừng khi được tha thứ (I Giăng 1:7-10)

VII Hỏi: Làm thế nào để nhận được nhiều ích lợi nhất từ Kinh Thánh?

Đáp: Với lòng sốt sắng và khiêm nhường chúng ta nhân j được nhiều phước hạnh khi:

Đọc Lời Chúa (Khải-huyền 1:3)
Nghe Lời Chúa (Lu-ca 10:38-42)
Học Lời Chúa (Công vụ 17:11)
Suy ngẫm Lời Chúa (Gia-cơ 1:25)
Làm theo lời Chúa (Giô-suê 1:8)

Đọc thêm: Thi thiên 19:1-4; 119:1-176

VI Hỏi : Tại sao Đức Chúa Trời không tạo nên chúng ta như là những người không thể phạm tội ?

Đáp : Hẳn nhiên Đức Chúa Trời làm được điều đó, nhưng nếu Ngài làm như thế, chúng ta không còn là con người nữa mà là người máy. Không có sự tự do, cũng không có tình yêu và nhiều giá trị tinh thần khác. Đức Chúa Trời cho con người quyền thự do và dạy họ cách sử dụng tự do đó. Thậm chí sau khi con người sa ngã, Chúa cũng đã dự bị phương pháp cứu rỗi. (Truyền đạo 11:9 ; Hê-bơ-rơ 1:1-4)

TỘI LỖI

Câu gốc : « VÌ mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời » (Rô-ma 3:23)

I Hỏi : Tội lỗi là gì ?

Đáp : Nhiều người vẫn tưởng độc ác, tàn bạo, đồi bại…mới là tội. Thật ra : « Tội lỗi là không đạt tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời đã qui định ». Các tội lỗi điển hình như :

1. Chối bỏ không tin Đấng đã tạo dựng nên mình. (Rô-ma 1:21-25 ; Ê-sai 1:2-4)

2.Trái luật của Đức Chúa Trời. (I Giăng 3:4)

3. Không làm điều lành như đáng phải làm. (Gia-cơ 4:17)

4. Những tư tưởng, lời nói, hành động trái với lương tâm. (Rô-ma 2:14-; Giê-rê-mi 17:9 ; Gia-cơ 3:6)

Đáp : Có hai thứ tội :

1. Nguyên tội: Là bản chất tội lỗi của tổ phụ di truyền cho cả loài người. (Cọp còn bú rất dễ thương, nhưng đã sẵn bản tính cọp). (Rô-ma 5:19a ; Thi-thiên 51-5)

2. Kỷ toi: Là tội riêng mỗi người đã phạm. (Gia-la-ti 5:19-21)