Danh từ “tội lỗi” theo nghĩa đen trong Kinh Thánh có nghĩa là “sai mục tiêu” hoặc “vượt qua lằn cấm.” Nói một cách khác, tội lỗi là tình trạng của con người khi sử dụng quyền tự do của mình sống sai mục đích Đức Chúa Trời đã định khi Ngài dựng nên chúng ta. Tội lỗi là làm những điều Đức Chúa Trời không muốn chúng ta làm, và không làm những điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm, tức không đạt tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đã định cho chúng ta phải đạt.

Bài 3

Tội LỖi

1. Tội lỗi là gì?

Danh từ “tội lỗi” theo nghĩa đen trong Kinh Thánh có nghĩa là “sai mục tiêu” hoặc “vượt qua lằn cấm.” Nói một cách khác, tội lỗi là tình trạng của con người khi sử dụng quyền tự do của mình sống sai mục đích Đức Chúa Trời đã định khi Ngài dựng nên chúng ta. Tội lỗi là làm những điều Đức Chúa Trời không muốn chúng ta làm, và không làm những điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm, tức không đạt tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đã định cho chúng ta phải đạt.

2. Đức Chúa Trời muốn chúng ta làm điều gì?

Đức Chúa Trời muốn chúng ta thờ kính Ngài và yêu thương nhau; tức

thờ Chúa và yêu người.

‘Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí, và hết sức mà yêu kính Chúa, Đức Chúa Trời của ngươi.’ Điều răn thứ hai là, ‘Ngươi phải yêu người lân cận như mình.’ Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều răn đó.(Mác 12:30-31).

3. Còn tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đã định đó như thế nào?

Tiêu chuẩn Đức Chúa Trời đã định cho chúng ta là mỗi người phải trở thành một người hoàn toàn và trọn vẹn như A-đam và Ê-va lúc mới được dựng nên ở trong vườn Ê-đen. Điều đó có nghĩa là ai nấy phải trở nên trọn vẹn như chính Đức Chúa Trời.

Vậy các ngươi phải trở nên trọn vẹn như Cha các ngươi ở trên trời là Đấng trọn vẹn vậy. (Ma-thi-ơ 5:48).

4. Nói như thế thì xưa nay đã có ai hoàn toàn trọn vẹn hoặc không

có tội chăng?

Ngoại trừ Đức Chúa Giê-su thì ai ai cũng đều có tội, không một người nào hoàn toàn hay trọn vẹn cả.

Đức Chúa Giê-su phán,

“Ai trong các ngươi có thể chứng minh rằng Ta có tội được chăng?” (Giăng 8:46).

Khi xử án Chúa,

Phi-lát lại nói, “Nhưng người nầy đâu có tội gì?”

(Ma-thi-ơ 27:23).

Sau hơn ba năm gần gũi bên Chúa, Thánh Phi-rơ đã xác quyết,

Ngài không hề phạm tội, trong miệng Ngài, chẳng tìm được một lời dối trá.”(1 Phi-rơ 2:22).

Trong khi chúng ta thì Kinh Thánh chép,

Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất vinh hiển của Đức Chúa

Trời.(Rô-ma 3:23).

Chẳng có một người công chính nào cả, dù một người cũng

không. (Rô-ma 3:10).

5. Nếu một người chưa hề làm điều gì trái với lương tâm, và cũng

không vi phạm luật lệ nào của đất nước mình đang sống, thì

người đó cũng bị kể là có tội sao?

Đúng vậy. Theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời thì một người có thể phạm tội trong tư tưởng hoặc bằng lời nói của mình, chứ không nhất thiết phải đợi đến khi biểu lộ qua hành động mới bị kể là có tội.

Nhưng Ta nói cùng các ngươi, hễ ai nhìn một phụ nữ mà động lòng thèm muốn, thì trong lòng đã phạm tội ngoại tình cùng người ấy rồi. (Ma-thi-ơ 5:28).

Thành ra, trước mặt Chúa, ai cũng là người có tội cả. Hơn nữa, một người có thể không phạm tội với luật lệ của quốc gia, nhưng đã phạm tội với luật lệ của Đức Chúa Trời. Ví dụ như Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta, ban cho chúng ta sự sống và mọi sự để chúng ta hưởng mà chúng ta không kính thờ Ngài, như vậy là có tội với Ngài rồi.

6. Có mấy thứ tội?

Có hai thứ tội; đó là nguyên tội và kỷ tội.

7. Nguyên tội là gì?

Nguyên tội là tội do tổ tông truyền lại cho mình, khiến cho chúng ta

có bản năng phạm tội. Khi chúng ta thấy một đứa trẻ lớn lên và tự nhiên biết nói dối, dù không ai dạy cho nó nói dối cả; chúng ta bảo tính nói dối là tội do tổ tông truyền lại.

Kìa, vừa mới sinh ra con đã là người có tội;

Con đã là tội nhân từ lúc mẹ con vừa mới có thai con.

(Thánh Thi 51:5).

8. Kỷ tội là gì?

Kỷ tội là tội do chính mình phạm lấy.

9. Tổ tông loài người đã làm gì mà phạm tội?

Tổ tông loài người đã không vâng lời Chúa, nhưng nghe theo lời quỷ Sa-tan, ăn trái cấm trong vườn địa đàng, nên nọc độc tội lỗi đã xâm nhập vào đời sống ông bà, rồi từ đó phát triển và di truyền cho cả nhân loại.

10. Hậu quả của người có tội sẽ ra sao?

Hậu quả trước tiên là bị cắt đứt mối tương giao với Đức Chúa Trời. Đó là sự chết thuộc linh. Hậu quả sau cùng là bị hình phạt đời đời trong hỏa ngục, nếu cứ một mực cứng lòng và khước từ ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời đã sai Con Một Ngài, Đức Chúa Giê-su, giáng thế làm người, chịu hình phạt thay cho chúng ta. Đức Chúa Trời muốn chúng ta tin nhận điều ấy, nhưng nếu chúng ta cứ cứng lòng, không tin, thì chỉ còn đợi chờ ngày chịu hình phạt mà thôi.

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, còn quà tặng của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Chúa Cứu-thế Giê-su, Chúa chúng ta.(Rô-ma 6:23).

Còn những kẻ hèn nhát, những kẻ không tin, những kẻ làm những chuyện gian ác, những kẻ giết người, những kẻ gian dâm, những kẻ làm tà thuật, những kẻ thờ thần tượng, và tất cả những kẻ nói dối, phần của chúng sẽ là: ở trong hồ có lửa và lưu huỳnh cháy hừng hực. Đó là sự chết thứ hai.”(Khải Huyền 21:8).

Ai tin Con thì được sự sống đời đời. Ai không chịu tin Con thì chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời ở trên người đó. (Giăng 3:36).

11. Nếu một trẻ thơ chưa biết phân biệt phải trái mà đã sớm qua

đời, liệu Đức Chúa Trời có kể em đó là có tội và bỏ em vào hỏa

ngục không?

Bây giờ thì chúng ta không biết rõ về việc nầy, bởi Kinh Thánh không nói rõ về việc ấy. Tuy nhiên Kinh Thánh cho chúng ta biết, Đức Chúa Trời là Đấng công chính và yêu thương. Đến ngày cuối cùng, chúng ta sẽ biết rõ quyết định của Đức Chúa Trời về số phận đời đời của em bé đó. Một khi chúng ta biết rồi, chắc chắn chúng ta sẽ hài lòng. Còn bây giờ chúng ta không thể xác quyết được số phận đời đời của em bé ấy sẽ ra thế nào. Điều chúng ta biết chắc là một người đủ sự khôn hiểu biết và được biết về Đức Chúa Trời nhưng nhất định không chịu thờ phượng Ngài, cứ nại lý do nầy hay lý do khác mà từ chối, thì người ây chắc chắn sẽ bị xét xử trước tòa án của Đức Chúa Trời trong ngày cuối cùng.

12. Nếu một người sớm nhận biết mình có tội nên quyết định tu tâm

dưỡng tánh, làm lành lánh dữ cho đến chết, mà không cần tin thờ

Chúa, liệu như thế người ấy có chuộc được hết nguyên tội và kỷ

tội của mình không?

Người có tội biết hối cải, bỏ tà quy chánh, là điều tốt và đáng khen. Nhưng việc thiện là việc mọi người đương nhiên phải làm, còn những tội lỗi người ấy đã phạm trước khi hối cải thì đã phạm rồi. Tuy từ đó về sau người ấy không phạm tội nữa, nhưng không vì thế mà những tội cũ tự nhiên được xóa hết, hoặc có thể đoái công chuộc tội được.

Ví như một người đã phạm tội giết người cướp của, nhưng chưa bị bắt, rồi người ấy đi phương xa mà ở. Tuy sau đó người ấy sớm biết hối hận và quyết định trong lòng rằng từ đó về sau, mãi cho đến chết, người ấy nhất định sẽ không cướp của giết người nữa; trái lại người ấy sống ngay lành ở địa phương mới và lấy của bất nghĩa ấy ra làm việc thiện, nhưng không vì thế mà tội giết người cướp của người ấy ngày trước coi như không có, hay tội ác ấy nhờ những việc thiện mới làm sau nầy mà được sạch. Nếu công lý của loài người mà còn không dung thứ một kẻ như thế thì lẽ nào loài người có thể thoát khỏi công lý của Đức Chúa Trời được? Việc thiện chúng ta làm không thể giải trừ tội lỗi chúng ta đã có.

Mọi việc công chính của chúng con như y phục nhớp nhúa.

(I-sa-gia 64:6).

13. Xưa nay đã có ai tự cứu lấy mình thoát khỏi quyền lực của tội lỗi

được chưa?

Ngoại trừ Đức Chúa Giê-su là Ngôi Hai Đức Chúa Trời, Đấng hoàn toàn trọn vẹn, thiên hạ tự cổ chí kim đều có tội; chưa hề có ai tự cứu mình thoát khỏi quyền lực của tội lỗi bao giờ. Bất kể một người tu hành bao lâu, người ấy cũng không thể nhờ tu mà giải thoát mình khỏi quyền lực của tội lỗi được.

Người Ê-thi-ô-pi có thể thay đổi được màu da mình, hay con beo có thể thay đổi được các đốm trên mình nó chăng? Nếu được thì các ngươi là những kẻ đã quen làm điều ác rồi cũng có thể làm điều thiện được.(Giê-rê-mi 13:23)

14. Như vậy thì người ta phải làm sao để được sạch tội?

Muốn được sạch tội và được thoát khỏi quyền lực của tội lỗi chúng ta phải nhờ cậy hoàn toàn vào phương pháp cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã thực hiện cho chúng ta trong Đức Chúa Giê-su.

15. Phương pháp cứu rỗi đó như thế nào?

Đó là phương pháp thay thế. Đáng lý ra, tội của chúng ta làm thì chúng ta phải chịu lấy hình phạt. Nhưng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta, Ngài không muốn cho chúng ta bị phạt đau đớn dưới hỏa ngục, nên hơn 2.000 năm trước, Ngài đã sai Con Một Ngài, Đức Chúa Giê-su, giáng thế làm người để chịu hình phạt thay cho chúng ta trên thập tự giá. Đức Chúa Giê-su đã chịu chết, chịu chôn trong mồ mả; ngày thứ ba Ngài đã sống lại; Ngài đã thăng thiên về trời; rồi đây Ngài sẽ trở lại.

Nếu chúng ta lấy lòng thành tin nhận những điều Đức Chúa Trời đã làm cho mình thể hiện qua Đức Chúa Giê-su, ăn năn lìa bỏ tội lỗi, cảm tạ Đức Chúa Trời, rồi mời Đức Chúa Giê-su ngự vào lòng để làm Chúa và Chủ cuộc đời mình; chúng ta tôn thờ Ngài và quyết tâm làm theo lời dạy của Ngài thì Đức Chúa Trời sẽ tha mọi tội lỗi của chúng ta và nhận chúng ta làm con của Ngài.

Đó là một phương pháp tuyệt vời; vì chỉ bởi lòng tin chân thành mà chúng ta được tha tội, được chuyển đổi số phận đời đời từ hỏa ngục lên thiên đàng, mà chẳng phải tốn kém gì cả; duy chỉ Đức Chúa Trời là phải trả một giá rất đắt để cứu chúng ta mà thôi. Sự hy sinh lớn lao đó đã thể hiện tình thương vô đối của Ngài đối với mỗi chúng ta và cũng làm thỏa mãn đức công chính của Ngài. Cảm tạ Đức Chúa Trời vô cùng!

Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để ai tin Con ấy, không bị chết mất, mà được sự sống đời đời. (Giăng 3:16).

15. Nói cụ thể hơn, làm sao tôi có thể được sạch tội?

Bạn cần phải làm ba điều sau đây:

1) Nhìn nhận mình là người có tội

Bạn phải thành thật nhìn nhận rằng lâu nay bạn đã có tội với Đức Chúa Trời, Đấng đã dựng nên bạn và ban sự sống cho bạn, thế mà lâu nay bạn không thờ kính Ngài như đáng phải có. Ngoài ra, trong cuộc sống, từng hồi từng lúc bạn cũng đã có lỗi với tha nhân. Vậy chúng ta phải nhìn nhận mình là người tội lỗi.

Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không có tội, ấy là chúng ta tự lừa dối mình, và sự thật không ở trong chúng ta. Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài, Đấng thành tín và công chính, sẽ tha tội chúng ta và tẩy sạch khỏi chúng ta mọi điều gian ác.

(1 Giăng 1:8-9).

2) Ăn năn tội

Bước kế tiếp là bạn phải hối cải. Hối cải là hành động quyết định lìa bỏ tội lỗi, lìa bỏ sự thờ phượng và tin tưởng những thần linh khác mà quay về thờ phượng Ba Ngôi Đức Chúa Trời, và cầu xin Ngài giúp bạn sống cuộc đời mới, thờ kính Chúa và yêu thương mọi người.

Thế thì, anh chị em hãy ăn năn, hãy trở về cùng Đức Chúa Trời để các tội lỗi của anh chị em được xóa đi.(Công Vụ 3:19).

3) Tin nhận Đức Chúa Giê-su

Bước thứ ba là bạn thành tâm cầu xin Chúa tha tội cho bạn, tin rằng Ngài đã chết thay cho bạn, và rước mời Ngài ngự vào lòng làm Chúa và Chủ cuộc đời của bạn. Bạn hứa nguyện sẽ trung thành thờ phượng Ngài cho đến khi qua đời.

Đây là những lời đáng tin cậy và đáng cho mọi người tiếp nhận: Chúa Cứu-thế Giê-su đã đến thế gian để cứu những kẻ tội lỗi.

(I Ti-mô-thê 1:15).

Nhưng hễ ai tin nhận Ngài, tức những ai tin vào danh Ngài, Ngài ban cho quyền phép trở thành con cái Đức Chúa Trời.

(Giăng 1:12).

16. Đối với những người đã chết trước khi Đức Chúa Giê-su giáng

thế; hoặc sau khi Đức Chúa Giê-su đã giáng thế rồi, nhưng họ chưa bao giờ được nghe giải thích rõ ràng về sự hy sinh cứu chuộc của Đức Chúa Giê-su để tin thờ Ngài, hầu hưởng ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời, thì rồi đây Đức Chúa Trời sẽ đối xử với những người đó như thế nào?

Bây giờ chúng ta không biết rõ, nhưng điều chúng ta biết rõ, ấy là: Đức Chúa Trời là Đấng công chính và yêu thương. Đến ngày phán xét của Ngài, Ngài sẽ xét xử rất công bình cho những người ấy. Trong ngày phán xét của Đức Chúa Trời, khi phán quyết của Ngài được tuyên bố, chắc chắn những người ấy sẽ hoàn toàn đồng ý và mỗi chúng ta cũng sẽ rất hài lòng.

Điều Đức Chúa Trời muốn chúng ta phải làm hiện nay là: rao báo cho mọi người, bất kể dân tộc nào, để họ được hiểu biết và có cơ hội tin thờ Chúa, hầu hưởng ơn cứu rỗi của Ngài, mà thoát khỏi ngày phán xét của Đức Chúa Trời trong tương lai.

Hãy đi khắp thế giới, rao giảng Tin Mừng cho mọi người. Ai tin và chịu báp-têm sẽ được cứu, còn ai không tin sẽ bị kết tội.

(Mác 16:15-16).

Ai tin Con có sự sống đời đời. Ai không chịu tin Con sẽ chẳng thấy sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó.(Giăng 3:36).

Mục Sư Đặng Ngọc Báu