Theo ý nghĩa nào, Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời?
Trong Thi Thien 19:7-9, có sáu tên được dùng để gọi Kinh Thánh, kết hợp với sáu đặc tính và sáu hiệu quả Kinh Thánh được định nghĩa là 1. Luật pháp, 2. Chứng cớ, 3. Giềng mối, 4. Điều răn, 5. Sự kính sợ, 6. Mạng lịnh của Đức Giê-hô-va.

Trong 119:1-176 cũng có mười tên như vậy để gọi lời phán của Đức Chúa Trời 1. Đường lối, 2. Chứng cớ, 3. Giới mạng (precept), 4. Điều răn, 5. Đoán ngữ, 6. Luật lệ, 7. Mạng lịnh, 8. Sự công bình, 9. Giềng mối, 10. Lời, của Đức Chúa Trời.

Từ ngữ luật lệ (hay luật pháp) không hề có ý ám chỉ riêng các điều răn được ban bố trên Núi Si-nai, nhưng là một từ ngữ tổng quát, chỉ chung toàn bộ Kinh Thánh mà Đa-vít có trong tay, gồm Ngũ Kinh Môi-se và toàn bộ sưu tập được gọi là Kinh Toral hay Sách Luật pháp của người Do Thái (Kinh điển Cựu Ước).

Cần chú ý là ở đây có sáu mệnh đề được đưa ra để định nghĩa Kinh điển. Mỗi mệnh đề đều có giá trị như 19:1-14. Quả thật, luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, đầy đủ, thuyết phục linh hồn; chứng cớ của Đức Giê-hô-va là chắc chắn làm cho người ngu dại nên khôn ngoan; giềng mối của Đức Gê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; điều răn của Đức Giê-hô-va là trong sạch, làm cho mắt sáng sủa; sự kính sợ Đức Giê-hô-va là thánh khiết hằng còn đến đời đời; và mạng lịnh của Đức Giê-hô-va là chân thật thảy đều công bình cả.
Mọi điều kể trên đều đúng, như hai với hai là bốn vậy.

Sự linh cảm của Kinh Thánh.
Kinh Thánh được thần cảm như thế nào?
Đây là ý kiến của Tiến sĩ James H.Brookes khi viết về “Phạm vi của Thần cảm”.

“Người ta vẫn chống lại những câu khẳng định trong Kinh Thánh liên hệ đến chủ đề này, ấy là việc Kinh Thánh lại tự làm chứng cho Kinh Thánh. Tất nhiên sự việc quả có như vậy, và chứng cớ đó không thể tránh được. Luận cứ chúng ta đưa ra ở đây không nhằm vào những người chưa tin Chúa, tuy nhiên rất dễ thấy mục đích và nền tảng của những lời tự chứng đó. Nhưng luận cứ nhằm vào những người tin nhận toàn bộ Kinh Thánh, do đó, cũng thừa nhận các chứng cớ là đáng tin. Giả sử có một nhân vật nổi tiếng là luôn nói thật được mời đến để làm chứng về một việc gì đó, thì lời chứng của ông ta phải được tin nhận cả khi nó đụng chạm đến quyền lợi riêng hay có thể được dùng để chống lại chính ông ta nữa. Vậy, Kinh Thánh đã nói gì về phạm vi thần cảm của chính Kinh Thánh?

“Cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn (IITim 3:16) hoặc có thể dịch là ‘Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời hà hơi vào cũng có ích cho sự dạy dỗ…’ đã khiến cho luận cứ trên đây càng vững vàng thêm, vì nó ám chỉ toàn bộ Kinh điển Cựu Ước như chúng ta hiện có ngày nay. Lời chứng không hề bảo rằng các trước giả đều được thần cảm, nhưng bèn là các kinh văn; mà kinh văn vốn được cấu tạo bằng lời, bằng chữ họp thành lời văn. Do đó, chính lời lẽ trong Kinh Thánh mới được thần cảm, được Đức Chúa Trời hà hơi vào, kể cả mọi nghĩa bóng, mọi cách hiểu ngầm (inflection) của các từ ngữ, và từng phân tử nhỏ bé nhất trong đó. Nầy là điều chắc chắn nếu chỉ có phần tư tưởng của các trước giả là được linh cảm, rồi họ bị phó mạc cho sự tình cờ, dung rủi để chọn chữ chọn từ, có thể rất yếu kém, rất khiếm khuyết và vì phần đông các vị vốn thiếu học lại phải tự chọn lấy cách diễn tả tư tưởng của mình, thì chúng ta sẽ không nhận được sự linh cảm nào cả. Chúng ta chỉ có thể nắm bắt được tư tưởng của người khác qua lời lẽ họ nói ra, và nếu lời lẽ trong Kinh điển không được chuẩn bị thật chính xác, thật thích đáng như một chiếc xe thích hợp để chuyên chở và truyền đạt tư tưởng của các trước giả, thì đối với những người có hiểu biết trung bình có quan tâm đến vấn đề, những tư tưởng gọi là ‘được thần cảm’ đó sẽ chẳng còn giá trị gì nữa.

Nhưng may thay, chúng ta đã không bị phó mạc cho những lý luận vô bổ đó lung lạc trong vấn đề tối quan trọng này. Chính Kinh Thánh tuyên bố rằng tất cả các nhà tiên tri và trước giả phần Cựu Ước đều là những người thánh của Đức Chúa Trời “được Đức Thánh Linh cảm động mà nói bởi Đức Chúa Trời” (IIPhiero1:21) hay như Alford dịch là “những người được Đức Thánh Linh cảm động đã nói ra lời của chính Đức Chúa Trời”. Họ không chỉ suy nghĩ, nhưng đã nói ra theo sự cảm thúc của Đức Thánh Linh; dĩ nhiên thường là các tư tưởng mà họ không hiểu rõ ý nghĩa về tầm hạn. Họ cũng thường dùng những từ ngữ trái với ý muốn và chủ đích tự nhiên, như chúng ta thấy trong Dansoky 22:35-38; ISam 19:20-24; IVua 13:11-22; Giang11:49-52.

Đức Chúa Trời tự mạc khải.
Tại sao chúng ta có thể tin được rằng Kinh Thánh vốn từ Đức Chúa Trời đến?
Vì sách ấy tự chứng minh được là trong đó, chính Đức Chúa Trời đã tự mạc khải, tự bày tỏ mình ra. Xin trích lời của Frederic Bettex:
“Có Đức Chúa Trời không? Có. Nếu không có Ngài, thế giới vật chất và tâm linh này sẽ chỉ là một cảnh hỗn mang vô lý, vô nghĩa, chẳng đi đến một mục đích, một cứu cánh nào cả. Đức Chúa Trời đó phải là một thân vị, một Đức Chúa Trời hằng sống. Một Đức Chúa Trời phi thân vị không phải là Đức Chúa Trời; một Đức Chúa Trời im lìm bất động, một Đức Chúa Trời chết, là chuyện điên dại.

“Nếu Đức Chúa Trời của sự sống đó đã tạo ra chúng ta thì tạo sao Ngài lại làm như một kẻ chết đối với chúng ta? Ấy vì chúng ta đã lìa xa Ngài. Ngài vốn rất quan tâm đến sự an vui tạm thời và đời đời của chúng ta. Nhưng làm thế nào chúng ta biết được? Chỉ do Ngài tự mạc khải, tự bày tỏ mình ra cho chúng ta biết mà thôi.

“Ngài có tự mạc khải cho chúng ta như vậy hay không? Có. Qua các thời đại, Ngài vẫn tự tỏ mình ra như vậy cho nhiều cá nhân bằng cách hiện ra trước mắt họ, cho họ thấy khải tượng, chiêm bao, và cho toàn thể loài người nói chung qua Lời thành văn của Ngài, là Kinh Thánh.

“Vậy Kinh Thánh là gì? Đó là sự mạc khải của Đức Chúa Trời là điều “mắt chưa từng thấy, tai chưa từng nghe… mà Ngài đã mạc khải cho chúng ta bởi Thánh Linh Ngài”. “Sự mặc thị của Đức Chúa Giê-xu Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài đặng đem tỏ ra cùng tôi tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến” (Khai Huyen 1:1) “Sự mầu nhiệm của Đấng Christ đã được mạc khải cho các sứ đồ thánh và các nhà tiên tri, bởi Thánh Linh Ngài”.

“Sự mạc khải ấy đã xảy ra như thế nào? Theo cách là Đức Thánh Linh trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời luôn luôn thúc giục, đầy dẫy, gây hứng khởi trên một người, để người ấy nói hoặc viết ra những gì Ba Ngôi Đức Chúa Trời muốn chia sẻ cho nhân loại qua người ấy”. Bởi Đức Thánh Linh cảm động mà các đấng thánh tiên tri nói ra bởi Đức Chúa Trời” (IIPhiero1:21). “Lời Đức Thánh Linh đã nhờ miệng vua Đa-vít mà nói tiên tri… phải được ứng nghiệm” (Cong Vu 1:16) “Ta đã để lời nói ta trong miệng ngươi” (Esai 51:16; 59:21; Gieremi 1:9…).
“Cơ Đốc nhân có phải tin toàn bộ Kinh Thánh không? Vâng. Kinh Thánh là một khối hợp nhất, và người ta không dám chọn lấy điều gì để tin hay không tin. Ai không tin Cựu Ước, thì cũng không thể tin Tân Ước nữa. Phao-lô từng làm chứng trước mặt Phê-lít rằng “Tôi tin mọi điều chép trong sách luật và các sách tiên tri” (Cong Cv 24:14). Đấng Christ sở dĩ đến thế gian là để “mọi sự đã chép về ta (Ngài) trong luật pháp Môi-se, các sách tiên tri, cùng các thi thiên phải được ứng nghiệm” (Luca 24:44).

“Có thể nào một người tôn vinh Đấng Christ, yêu mến Ngài, phấn đấu noi theo Ngài tự xưng là Cơ Đốc nhân, mà không thừa nhận thần tánh của Ngài, hay không? Không; như thế chỉ là tự dối mình. Người như thế “thì cho Ngài là nói dối, vì chẳng tin đến chứng Đức Chúa Trời đã làm về Con Ngaì” (IGiang 5:10). Và cuối cùng sẽ rất khủng khiếp: “Nếu các ngươi chẳng tin ta là Đấng đó, thì chắc sẽ chết trong tội lỗi các ngươi” (GiGa 8:24). Đấng Christ là Chúa tể muôn loài vạn vật “Ngài lấy lời quyền năng Ngài nâng đỡ muôn vật” (Heboro 1:3). “Dân Y-sơ-ra-ên là dân sanh hạ bởi các tổ phụ và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Đấng Christ là Đấng trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời (Roma 9:5). Chúng ta phải tin như vậy, hoặc chẳng tin gì cả.

Vậy thì lý trí có phần gì trong đó? Lý trí chẳng có vai trò gì hết.
“Thế thì Đức Chúa Trời cho người ta có lý trí để làm gì?
Để vun trồng và xây dựng, để mua và bán, để cưới vợ và gả chồng.

“Đức Chúa Trời há chẳng ban cho chúng ta lý trí, cũng là để phê phán Lời Ngài sao? Không. Muốn phê bình Lời Đức Chúa Trời bằng lý trí là vô lý, vì Kinh Thánh được lập nên trên các phép lạ, điều mà lý trí không tài nào lãnh hội nổi. Nếu lý trí của tôi được dùng làm tiêu chuẩn để cho tôi biết phải tin bao nhiêu điều trong Kinh Thánh, thì người khác cũng vậy. Căn cứ vào cái quyền tương tự; mỗi người đều có lý trí riêng. Và nếu chúng ta cứ hết nghe người này đến nghe người khác, thì không còn một lời, một chữ nào trong Kinh Thánh là có giá trị cả.
“Nhưng phải chăng sách vở về văn chương, triết học và khoa học cũng có giá trị giúp chúng ta phê phán và nghiên cứu Kinh Thánh? Không. “Hỡi Cha, là Chúa của trời đất, tôi khen ngợi Cha, vì Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay” (Mathio 11:25).

“Cơ Đốc nhân phải trả lời thế nào với kẻ nhạo báng muốn chứng minh cho người ấy thấy rằng Kinh Thánh chứa đựng đủ thứ sai lầm, mâu thuẫn, những điều không thể nào chấp nhận được? Chẳng cần trả lời gì cả. Kẻ như thế vốn không biết gì hết về cái lý do ở trong bạn, khiến bạn có đức tin (IPhiero3:15) mà chỉ biết nói ra sự không ngoan mà người ấy tự nghĩ là mình có, liên hệ đến những vấn đề thuộc linh. Chúng ta không nên quăng các vật thánh cho chó, cũng không nên chấp nhất quan niệm của một người mù về ánh sáng và màu sắc. Vì đức tin vào Kinh Thánh của mình, Cơ Đốc nhân phải chịu để cho người thế gian cho rằng mình là ngu dại.

“Chúng ta phải dứt khoát từ bỏ mọi hi vọng nhằm sáng chế ra một thứ đức tin vào Kinh Thánh khiến người đời chấp nhận và khen ngợi. “Sự khôn ngoan của thế gian là điên dại trước mặt Đức Chúa Trời thế nào, thì sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vốn là và mãi mãi vẫn còn là sự điên dại đối với người thế gian thể ấy. Nếu đức tin của bạn vào Kinh Thánh không khiến cho bạn bị người thế gian, những kẻ gọi là học thức, bác học của đời chế nhạo, chê bai và thù ghét, thì bạn khá căn cứ vào đó để biết rằng mình chưa có đức tin thật. Hay là bạn tự cho mình hơn hẳn Thầy mình? Ngài “giảng ra lời của sự sống đời đời” nhưng “chúng nhạo báng Ngài”.

“Ai là người có được đức tin như vậy vào Kinh Thánh? Ấy là những người bởi đức tin đã thắng hơn thế gian; ấy là các nhà tiên tri; các sứ đồ và các thánh tử đạo.
“Nhưng tại sao chỉ có thái độ đó mới thật sự là đức tin đúng, thật, của một Cơ Đốc nhân vào Kinh Thánh? Bởi vì đó vốn là đức tin của Đấng Christ”.

Kinh Thánh dành cho ai?
Có người hỏi tôi câu này, và tôi xin hỏi lại ông: Nếu quả thật Kinh Thánh đã dành nhiều chỗ đề cập việc khôi phục nước Y-sơ-ra-ên hơn bất cứ một chủ đề nào khác, vậy tại sao không thể nói là Kinh Thánh vốn chú trọng vào người Do Thái hơn vào chúng ta?
Không ai chối cãi được, là Kinh Thánh trước hết vốn là một quyển sách của dân Do Thái viết ra trước nhất cho người Do Thái, như có chép rằng: “Lời phán của Đức Chúa Trời đã phó cho dân Giu-đa” (Roma 3:2). Chính Tin Lành cũng dành cho người Do Thái trước tiên “trước là người Giu-đa” (Roma 1:16). Chỉ sau khi họ không chịu tin nhận Tin Lành “sự cứu rỗi mới đến cho dân ngoại, hầu để giục lòng ganh đua của họ” (Roma 11:11). Hơn nữa, chỉ do sự cứu rỗi tương lai của họ với tư cách một dân tộc, một quốc gia, phước hạnh phổ quát mới lan truyền đến cho các dân ngoại. “Vì nếu sự dứt bỏ họ đã làm sự hoà thuận cho thiên hạ, thì sự họ trở lại trong ân điển há chẳng phải là sự sống lại từ trong kẻ chết sao?” (Roma11:15).

Chú giải
Có người khẳng định rằng mỗi một khúc sách trong Kinh Thánh chỉ có một cách giải nghĩa đúng mà thôi. Nếu vậy, làm sao chúng ta biết được cách giải nghĩa nào là đúng?
Không có khúc sách nào trong Kinh Thánh có thể có hai cách giải nghĩa chống lại nhau. Tôi tin chắc rằng nhiều khúc trong cách sách tiên tri có một cách ứng dụng cho địa phương đó lúc ấy, và một cách ứng dụng cho một thời gian lâu dài về sau, nhưng đó lại là một vấn đề khác.

Nghĩa đen và nghĩa bóng
Có phải Kinh Thánh luôn luôn được hiểu theo nghĩa đen không?
Tiến sĩ C.I. Scofield nói rằng có chỗ khác nhau giữa các phần nói về lịch sử và các phần có tính cách tiên tri trong Kinh Thánh. Về phần Kinh điển có tính cách lịch sử, ông nói: “Chúng vốn 1. đúng theo nghĩa đen. Các biến cố được ký thuật lại quả thật đã có xảy ra. Thế nhưng 2. chúng cũng có một nghĩa bóng, một nghĩa thuộc linh (có lẽ còn nhiều hơn điều chúng ta nghĩ). Thí dụ như câu chuyện về Y-sác và Ích-ma-ên (Galati 4:22-31). Có ai dám nghi ngờ việc các phần ký thuật trong Kinh Thánh vốn có nhiều ý nghĩa thuộc linh nếu chúng ta hiểu chúng theo nghĩa bóng? Thí dụ câu chuyện về Mê-phi-bô-sết (IISa 2Sm 9:13) câu chuyện về sự tẩy sạch (trong Esai 6:1-8) v.v.. Như thế, chúng ta được phép chủ trương chắc chắn rằng phần lịch sử trong Kinh Thánh là sự thật, do đó, cũng kính cẩn thuộc linh hoá phần sử ký của Kinh điển”.

Tiến sĩ Scofield lại nói tiếp về các sách tiên tri: “Ở đây, chúng ta đạt tới phần nền tảng của nghĩa đen tuyệt đối. Các hình ảnh thường thấy trong các sách tiên tri, nhưng các hình ảnh đó luôn luôn ứng nghiệm theo nghĩa đen. Không hề có thí dụ nào về sự ứng nghiệm một lời tiên tri theo nghĩa bóng hay nghĩa thuộc linh. Vì Đức Chúa Trời đã luôn luôn làm ứng nghiệm lời tiên tri theo đúng nghĩa đen của nó, qui luật về việc giải nghĩa lời tiên tri theo nghĩa đen đã được chính Đức Chúa Trời thiết đặt. Giê-ru-sa-lem luôn luôn là Giê-ru-sa-lem. Y-sơ-ra-ên luôn luôn là dân Y-sơ-ra-ên, Si-ôn thì bao giờ cũng là Si-ôn. Tuy nhiên qui luật được linh cảm trong IIPhiero 1:20 phải được người nghiên cứu lời tiên tri tuân thủ “Phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh lấy ý riêng giải nghĩa được”. Nói khác đi, không thể có một lời tiên tri nào lại có thể tự nó giải nghĩa được, nhưng phải được gắn liền với tất cả các lời tiên tri khác đã được công bố liên hệ đến cùng một đề tài ấy. Tổng số những phần mạc khải liên hệ đến một chủ đề nào đó, là giáo lý đích thực của Kinh Thánh về chủ đề ấy. Có một điểm cần phải thận trọng khác nữa vốn là khuôn vàng thước ngọc cho việc chú giải Kinh Thánh: đó là hãy nghiên cứu thật kỹ toàn bản văn. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần đọc các phần thượng hạ văn của một khúc sách cũng đủ cho chúng ta thấy rõ văn mạch, khiến những phần khó hiểu trở thành sáng tỏ”.

Xin đơn cử một thí dụ khẳng định “Các hình ảnh thường thấy trong cách sách tiên tri, nhưng các hình ảnh đó luôn luôn ứng nghiệm theo nghĩa đen” như sau “Có lẽ phải nói chính xác hơn là điều được tượng trưng bằng hình ảnh hay ý nghĩa ẩn trong hình ảnh đó, vốn được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Thí dụ trong Êxê 37, nhà tiên tri thấy khải tượng về một thung lũng đầy hài cốt khô. Rồi càng nhìn chăm vào số xương khô ấy, ông thấy có thịt xuất hiện trên đó, rồi có da bao bọc. Rồi tất cả đều đứng lên, trở thành một đạo quân vô cùng đông đảo. Đây là hình ảnh. Câu 11 đến 14 giải nghĩa hình ảnh ấy. Các xương đó là cả nhà Y-sơ-ra-ên và ý nghĩa của sự sống mới được ban cho các hài cốt đó đã được giải thích là việc dân Y-sơ-ra-ên sẽ được phục hồi địa vị, sẽ được lập lại tại chính xứ họ là xứ Palestine trong tương lai. Cái hình ảnh mà khải tượng về thung lũng đầy hài cốt khô sẽ được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Dân Y-sơ-ra-ên sẽ được đưa trở về xứ sở của họ theo nghĩa đen, như mấy câu 11-14. Tiếp theo đó là hình ảnh về hai cây gậy trở thành một mà thôi trong tay nhà tiên tri. Việc này được giải nghĩa là trong tương lai, vương quốc mười chi phái sẽ lại được kết hợp, được thống nhất với hai chi phái Giu-đa và Bên-gia-min. Sẽ không còn là hai nước nữa, nhưng chỉ có một mà thôi, cũng như từ hai cây gậy, đã nhập lại để chỉ thành một cây gậy duy nhất, và việc ấy sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen. Nói khác đi, chúng ta đã được cho biết chắc chắn về ý nghĩa của hình ảnh đó, được tiết lộ cho biết một phần của kế hoạch Đức Chúa Trời sẽ ứng nghiệm theo nghĩa đen”.

Kinh điển thời Chúa chúng ta.
1. Lúc Chúa Giê-xu thi hành hành chức vụ trên đất, các sách Cựu Ước có đúng như bộ Cựu Ước của chúng ta ngày nay không?
2. Ngài có trích dẫn sách nào khác ngoài bộ Kinh Thánh đã được qui định như hiện nay không?
3. Trong Tân Ước, chúng ta có gặp các câu trích dẫn từ tất cả các sách của Cựu Ước không?
1. Các Kinh điển thời Chúa chúng ta sống trên thế gian này cũng đúng là 39 sách như bộ Cựu Ước ngày nay, dù không được xếp theo cùng một thứ tự. Các sách ấy vốn được tập họp thành ba nhóm. a. Sách Luật pháp, b. Sách Tiên tri; và c. Các Thi thiên. Đó chính là thứ tự mà Chúa chúng ta đã in vào tâm trí khi Ngài nói câu LuLc 24:44 lời xác nhận đó đã bao gồm toàn bộ các sách Cựu Ước vậy.
2. Chắc chắn Chúa chúng ta biết rõ tất cả các văn phẩm tự xưng là được thần cảm; nhưng tôi không rõ Ngài có chỉ trích dẫn các sách đã được thừa nhận là Kinh điển hay không.
3. Tân Ước không trích dẫn toàn bộ Cựu Ước, nhưng có rất nhiều sách mà đặc biệt về sau này đã trở thành đối tượng cho những kẻ phủ nhận tính cách thần cảm của Kinh Thánh nhắm vào để chỉ trích nghiêm khắc nhất; chẳng hạn các sách Phục truyền luật lệ ký, Ê-sai, Đa-ni-ên, Giô-na v.v.. Chính Chúa chúng ta và các trước giả và các vị sứ đồ đã phê chuẩn cho các sách bị kẻ thù tấn công đó.

Kinh Thánh của Giáo hội La Mã.
Quyển Kinh Thánh của Giáo hội La Mã, theo một phương diện nào đó có giống như bộ Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành không?
Quyển Kinh Thánh của Giáo hội La Mã vốn cũng được dịch ra từ những cổ bản giống như quyển Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành. Kinh Thánh của Giáo hội La Mã còn bao gồm bảy sách Ngoại kinh của thời giữa Cựu và Tân Ước, vốn bị các Hội Thánh Tin Lành loại ra: Tobit, Giu-đít, 1,2 Ma-ca-bê sách khôn ngoan Huấn ca, và sách Ba-rúc.

Các điểm dường như mâu thuẫn.
Trước đây, tôi vẫn tin vào chân lý của Kinh Thánh từ đầu chí cuối. Nhưng tôi mới gặp khó khăn. Chẳng hạn IISam 23:8 chép rằng Giô-sép Ba-sê-bết, người Tách-kê-môn giết đi 800 người trong một trận đụng độ, nhưng ISuky 11:11 lại chép là Gia-sô-bê-am, con trai của Hác-mô-ni, giết 300 người trong một lượt. Như vậy, trong hai câu đó phải có một câu sai.
Lại nữa, hãy đối chiếu ISam 28:6 với ISuky 10:14. Ta không thể nào tin cả hai.

Trên đây chỉ là hai chỗ để làm mẫu, và chúng ta tin hay không thì chẳng có gì là quan trọng. Nhưng Chúa Giê-xu có phán “Kinh Thánh không thể bỏ đi được” Vậy Kinh Thánh đó là gì?
Các thí dụ trên đây rõ ràng là do sai lầm của người sao chép. Chỉ có nguyên bản là không bị sai lầm mà thôi. Tuy nhiên điều hết sức kỳ diệu là cả các bản dịch cũng không bị sai lầm, nghĩa là không có những sai lầm quan trọng ảnh hưởng đến phần chính yếu của giáo lý.
Các điểm dường như tương phản.
Xin giải thích điều dường như mâu thuẫn với nhau giữa IIVua 18:5 với 23:25. Theo phần ký thuật thì dường như mỗi vị trong cả hai vua này đều ‘hơn’ vua kia.
Chỗ khác nhau dường như là lòng thành của Giô-si-a vốn “theo trọn luật pháp của Môi-se. Cơn phục hưng dưới thời vua ấy là sự phục hưng của quyển Kinh Thánh, trong đó dân sự được thức tỉnh để biết khát khao và vâng theo những lời Kinh Thánh dạy dỗ.

Một chỗ khó hiểu.
Xin vui lòng giải thích chỗ dường như trái nhau sau đây, để tôi có thể trả lời cách hợp lý cho người không tin:
Xuat 9:6 có chép “hết thảy súc vật của người Ê-díp-tô đều chết”. Nhưng trong câu 20 và 21 cũng cùng chương đó, thì dường như người Ai Cập còn súc vật.
Chúng ta không được cho biết giữa hai câu 7 và 8 đã có một thời gian bao lâu trôi qua. Trong thời gian đó, người Ai Cập có thể phục hồi các đàn súc vật của họ, bằng cách mua lại của dân Y-sơ-ra-ên hoặc các dân tộc ở các nước láng giềng.