I CÁC VUA
Tác giả: Không rõ (Giê-rê-mi?)
Thời kỳ hình thành sách: Trong thời kỳ lưu đày
Mục đích: Nhằm giải thích cho tuyển dân của Đức Chúa Trời hiểu lý do khiến họ bị lưu đày
Đối tượng: Những người phạm tội và đang từng trải sự sửa phạt của Đức Chúa Trời

Tản mạn

Giữa thời trị vì của nữ hoàng Elizabeth I và nữ hoàng Elizabeth II, giữa thời vua Charles I và vua Charles II đã diễn ra một biến chuyển. Ông Oliver Cromwell là người tạo nên biến chuyển đó. Ông Cromwell đã vĩnh viễn thay đổi diện mạo của chế độ quân chủ ở nước Anh. Ông đã chuyển giao thực quyền của đế chế Anh từ ngôi vua sang quốc hội (lúc ấy quốc hội Anh đã tồn tại). Kể từ thời Cromwell tất cả các vua và nữ hoàng của nước Anh chỉ còn là biểu tượng của thời kỳ đã qua. Những ‘bậc cầm quyền’ này không còn cai trị đất nước nữa. Hoạt động của họ chỉ là điều nhắc nhở về một quá khứ vinh quang và là biểu tượng về sự hiệp nhất của đất nước. Đa số chúng ta đều sống trong các nước cộng hoà nên đối với chúng ta ngôi vua không có ý nghĩa cho lắm. Còn một số người vẫn sống trong những quốc gia còn vua hoặc nữ hoàng. Nhưng các vị vua hoặc nữ hoàng này nắm giữ rất ít thực quyền. Chúng ta không biết cần cai trị một vương quốc như thế nào. Nhưng Đức Chúa Trời là vua của vương quốc Ngài. Hội thánh không phải có tính cách dân chủ. Hội thánh đã, đang và sẽ không bao giờ có tính cách dân chủ. Đối với nhiều Cơ Đốc nhân, cương vị làm đầu của Đức Chúa Trời chỉ mang tính chất tượng trưng. Đúng vậy, đôi lúc chúng ta xin Đức Chúa Trời phê chuẩn các kế hoạch của chúng ta . Nhưng chúng ta không chờ đợi Ngài chỉ dẫn chúng ta thực hiện chương trình của Ngài . Hai sách Các Vua 1 và 2 tập trung vào ngôi vua của I-xơ-ra-ên. Và ngôi vua này có một đặc điểm – Đức Chúa Trời hứa rằng chỉ bảo tồn ngôi vua khi mà vị vua ngồi trên ngai nhìn nhận còn có một ngai vua khác cao hơn ngai của mình. Ngai cao cả đó thuộc về Vua trên muôn vua và Chúa trên muôn chúa. Đa số các vua của I-xơ-ra-ên (bắt đầu từ Sa-lô-môn) đều thất bại trong việc này. Họ tìm cách cướp luôn cả quyền hành của Đức Chúa Trời và hạ Ngài xuống vị trí tượng trưng dù vẫn mang danh là đứng đầu. Liền sau đó thảm hoạ liên tục xảy ra. Chẳng những bản thân và gia đình phải gánh chịu hậu quả từ các hành động của họ, nhưng vì địa vị của họ mà cả quốc gia I-xơ-ra-ên đều phải chịu khốn khổ. Họ đã trả giá rất đắt cho bài học này: một khi tiếng nói của thế gian trở nên bùi tai hơn là tiếng của Đức Chúa Trời thì cuộc đời luôn luôn chuốc lấy sự tan nát.

Thâm nhập

Vương quyền của Đức Chúa Trời là chủ đề chung của các sách 2Sa-mu-ên đến hai sách Các Vua. Nhưng trong 1Các Vua, vương quyền của Đức Chúa Trời được trình bày qua hình ảnh ngôi nước nhà Đa-vít. Cụm từ chính của sách này là “người ngồi trên ngôi I-xơ-ra-ên” (2:48:259:5). Đức Chúa Trời hứa cùng vua Đa-vít rằng sẽ chẳng hề thiếu người (nghĩa là con trai) ngồi trên ngôi I-xơ-ra-ên. Nhưng đây là một lời hứa có điều kiện. Ấy là vua phải trung thành với Đức Chúa Trời bằng cách cẩn thận “đi trong đường lối Ngài, gìn giữ luật pháp và điều răn Ngài”. Và tác giả muốn chúng ta ghi nhớ điều kiện này vì ông đã nhắc đến năm lần trong sách (2: 3-43:14 8:259:4-611:38). I. Lời hứa dành cho triều đại Đa-vít (1-10) Lời Đức Chúa Trời hứa với vua Đa-vít thường được nhắc đến như Giao Ước Cho Dòng Dõi Đa-vít. Trong 2Sa 7:8-16 vua Đa-vít là người đầu tiên nhận giao ước đó. Trong phần thứ nhất của sách 1Các Vua, giao ước đó được nhắc lại bốn lần cho vua Sa-lô-môn (con trai của Đa-vít) hoặc do chính Sa-lô-môn nhắc đến (2:3-43:148:259:4-6). Mười chương đầu của sách 1Các Vua ghi lại cuộc đời của vua Sa-lô-môn, chỉ trong phần này từ ‘ngai’ được dùng 29 lần. Cung điện và ngai của vua Sa-lô-môn được mô tả thật chi tiết. Thời gian đầu vua Sa-lô-môn cai trị rất tốt. Ông học theo gương của vua cha trong việc cai trị đất nước. Đức Chúa Trời ban phước cho vua. Ngài mở rộng lãnh thổ của vua. Sự khôn ngoan và giàu có của vua lừng lẫy khắp nơi. Đức Chúa Trời giữ lời hứa của Ngài với vua Sa-lô-môn và Đa-vít, cha vua. II. Thất bại của triều đại Đa-vít (11-16) Nhưng vì cớ hưng thịnh mà vua Sa-lô-môn quên vị vua cao cả cai trị trên ngôi của vua. Nhiều người cho rằng những rắc rối của vua Sa-lô-môn là vua đã cưới nhiều người vợ ngoại quốc. Nhưng đó chỉ là một phần của vấn đề. Còn nan đề chính là vì yêu thương các bà vợ (11:1) nên vua bắt đầu nghe lời họ quyến dụ rồi lòng vua chối bỏ Đức Chúa Trời (11:3). Có lẽ các bà vợ đã ‘quấy rầy’ vua Sa-lô-môn quá nhiều đến nỗi cuối cùng vua phải xây cho mỗi bà vợ ngoại quốc một miếu thờ thần của họ (11:7-8). Thật là chuyện khó tin bởi vì chính vua đã xây Đền Thờ Giê-ru-sa-lem nguy nga tráng lệ cho Đức Chúa Trời. Vì vua Sa-lô-môn đã phạm tội nên Đức Chúa Trời bắt đầu trừng phạt I-xơ-ra-ên và sau đó vương quốc bị tách làm hai nước (11:11-13). Rô-bô-am, con trai của vua Sa-lô-môn tiếp tục phạm tội như cha mình. Vua Sa-lô-môn nghe lời quyến dụ của các hoàng hậu còn vua Rô-bô-am nghe theo lời của bạn bè. Thoạt đầu, vua Rô-bô-am hỏi ý kiến ban tham vấn uyên bác và kính sợ Đức Chúa Trời của vua cha, nhưng vua không nghe theo lời khuyên của họ. Vua chỉ nghe theo nhóm người trẻ đồng trang lứa và thân cận với vua. Kết quả vua đánh thuế cao hơn, dân chúng phải làm việc nặng nề hơn và họ chống đối đến mức đất nước mấp mé bên bờ vực nội chiến (Chương 12). Dầu cuộc chiến không diễn ra nhưng vương quốc vẫn bị tách đôi. Sau khi vương quốc bị chia đôi, triều đại Đa-vít tiếp tục cai trị miền nam. Có một số vị vua tốt, nghe theo lời các tiên tri của Đức Chúa Trời và giữ lời giao ước của nhà Đa-vít. Nhưng đa số đều là các vị vua gian ác chỉ nghe theo lời các công chức và triều thần không tin kính Đức Chúa Trời. Còn tất cả các vua cai trị miền bắc đều là những vị vua xấu xa, độc ác. Các triều đại nhanh chóng chấm dứt và triều đại khác thay chỗ qua những cuộc đảo chính. Khi vị vua nào không nhìn nhận Đức Chúa Trời là Chúa của mình thì Đức Chúa Trời sai một tiên tri đến cảnh cáo tình trạng kém khôn ngoan của vua ấy. Các tiên tri này nói theo lệnh của Đức Chúa Trời nên lời cảnh cáo của họ vô cùng nghiêm trọng. Nếu vua nào không hoàn toàn vâng theo thì bị giết ngay (ứng nghiệm 13:26tt20:35tt22:27tt). Cụm từ “lời của Đức Giê-hô-va” là đặc điểm nổi bật trong sách này (6:1112:2213:1917…) III. Nguy cơ đe dọa triều đại Đa-vít (17-22) Phần cuối sách 1Các Vua không ghi lại cuộc đời của các vua nhưng chép về cuộc đời của ông Ê-li, một ‘đại tiên tri’. Các thiếu nhi trung tín học Trường Chúa Nhật đều biết chuyện tiên tri Ê-li tiến hành cuộc thử nghiệm thuộc linh để chống lại 450 tiên tri của thần Ba-anh. Nhưng có lẽ các em không hiểu vì sao ‘đại tiên tri’ này lại có liên quan đến ‘cuộc thử nghiệm vĩ đại’ này. Nguyên nhân dẫn đến cuộc thử nghiệm này là vương quốc I-xơ-ra-ên và Giu-đa đang đối diện với một nguy cơ nghiêm trọng phát xuất từ bà Giê-sa-bên, một hoàng hậu người Ca-na-an gian ác. Ông A-háp, vua I-xơ-ra-ên đã phạm một tội kinh khủng khi cưới người tín đồ cuồng nhiệt của thần Ba-anh. Có 450 tiên tri giả đang phục vụ bà. Bà Giê-sa-bên nổi danh về lòng độc ác và tham vọng. Không những bà muốn xóa bỏ sự thờ phượng Đức Giê-hô-va ở miền bắc mà còn muốn lập sự thờ lạy thần Ba-anh trên toàn miền nam. Bà lập ra một kế hoạch kép. Thứ nhất, bà sẽ giết cách có hệ thống tất cả các tiên tri và thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va ở miền Bắc (18:4 tt). Thứ hai, bà Giê-sa-bên gả công chúa A-tha-li cho ông Giô-ram là hoàng tử của miền nam. Về sau bà A-tha-li tiến hành theo kế hoạch của mẹ mình nhằm xóa bỏ vương triều Đa-vít. Nhưng Đức Chúa Trời không cho phép điều này xảy ra vì Ngài đã hứa rằng sẽ chẳng thiếu người ngồi trên ngai Đa-vít. Vì thế Ngài dấy lên một thầy tế lễ tin kính và dùng ‘con gái của Đa-vít’ để cứu hoàng tử thuộc dòng dõi vua Đa-vít (xem 2Vua 11:1-21;). Chúng ta hãy trở lại phần cuối 1Các Vua. Sách kết thúc bằng hình ảnh của hai vị vua khước từ lời tiên tri của Đức Chúa Trời mà chỉ tập trung vào điều mà họ muốn nghe. Ông A-háp, vua I-xơ-ra-ên muốn ông Giô-sa-phát, vua Giu-đa, giúp vua đánh quân Sy-ri. Vua Giô-sa-phát muốn cầu hỏi ý kiến tiên tri của Đức Chúa Trời. Nhưng vua A-háp muốn nghe theo triều thần của vua gồm 400 vị tiên tri (có lẽ họ thay thế cho 450 tiên tri của thần Ba-anh đã bị Ê-li giết). Các tiên tri này luôn báo điều lành cho vua. Chỉ có tiên tri Mi-chê kính sợ Đức Chúa Trời và không chìu theo ý vua. Vua A-háp nói rằng ông ghét hỏi ý kiến ông Mi-chê bởi vì “người chẳng nói tiên tri lành về việc của tôi bèn là nói tiên tri dữ” (22:8,18). Nhưng vua Giô-sa-phát cho người mời ông Mi-chê đến trước mặt vua. Ông Mi-chê (với giọng đầy mỉa mai) bắt đầu nói tiên tri rằng họ sẽ thắng trong trận chiến chống quân Sy-ri. Nhưng vua A-háp cật vấn lại bằng những lời coi như mỉa mai nhất trong Kinh Thánh. Vua nói với Mi-chê rằng “Biết bao lần ta đã lấy lời thề buộc ngươi chỉ khá nói chân thật với ta nhân danh Đức Giê-hô-va” (22:16). Thế là ông Mi-chê nghiêm chỉnh báo cho hai vua điều mà ông đã nhận từ Đức Chúa Trời. Cách ông Mi-chê mở đầu lời tiên tri có ý nghĩa rất quan trọng “Tôi thấy Đức Giê-hô-va ngự trên ngôi Ngài” (22:19). Rồi ông tiếp tục cảnh cáo hai vua không nên ra trận để đánh quân Sy-ri. Hai vị vua đang ngồi trên ngai (22:10) đương nhiên là phải hiểu ý quan trọng mà ông Mi-chê nói: họ chỉ là hai vua chư hầu, họ phải luôn đầu phục Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn chúa. Nhưng vua A-háp từ chối nghe theo lời tiên tri của ông Mi-chê, dầu vua biết rằng điều đó đến từ Đức Chúa Trời. Vua ra lệnh giam ông Mi-chê trong tù rồi ra trận. Trong trận chiến đó vua bị giết đúng như lời tiên tri đã báo trước (22:37-38). Trong sách Giô-suê, dân sự theo một Đức Chúa Trời duy nhất, nhưng họ không hoàn toàn vâng lời Ngài. Trong 2Sa-mu-ên, Đa-vít theo Chúa nhưng không đặt Ngài làm chủ cuộc đời mình cách trọn vẹn. Ở đây, trong 1Các Vua, dân sự theo Đức Chúa Trời nhưng đồng thời họ cũng theo các thần khác. Sách 1Các Vua ghi lại chuyện điển hình. Vua Sa-lô-môn xây Đền Thờ ở Giê-ru-sa-lem. Nhưng ông cũng xây miếu thờ các thần ngoại giáo (14:4-8). Vua Rô-bô-am cầu vấn ý kiến các trưởng lão khôn ngoan và kính sợ Đức Chúa Trời. Nhưng ông cũng nghe theo lời của nhóm người trẻ ngu dại (12:6-11). Dân sự thờ phượng Đức Chúa Trời đồng thời họ cũng thờ thần Ba-anh. Vì vậy ông Ê-li thách thức họ qua câu Kinh Thánh chính của sách này: “Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn.” (18:21) Nhưng dân sự không trả lời ông. Lòng chúng ta phải trọn lành với Giê-hô-va Đức Chúa Trời (8:61so sánh với 2:4). Vấn đề của vua Sa-lô-môn là vua không hoàn toàn trung thành với Đức Chúa Trời (11:4). Chỉ có ông A-sa là một vị vua tốt, kính sợ Chúa, được chọn để đề cập đến cách đặc biệt. Suốt đời lòng ông luôn trọn lành với Giê-hô-va Đức Chúa Trời (15:14trái ngược với15:3).

Trọng tâm

Đức Chúa Trời là vua hoặc ban chấp hành đang cai trị đời sống của bạn?

Thực hành

Đối với bạn Đức Chúa Trời là nhân vật rất quan trọng hoặc là Đấng quan trọng nhất? Trong cuộc sống bạn chỉ lắng nghe tiếng của Đức Chúa Trời hoặc vừa nghe tiếng Ngài vừa nghe các cố vấn khác? Bạn muốn lắng nghe “những tiên tri” nói lẽ thật của Đức Chúa Trời hoặc bạn chỉ muốn lắng nghe “các tiên tri” mà bạn thích? Trong suốt tuần, chúng ta thờ phượng chỉ một mình Đức Chúa Trời hoặc đồng thời chúng ta cũng thông đồng với các thần tượng? Chúng ta đang ăn cái bánh dành cho mình mà còn muốn có thêm nữa phải không? Có phải chúng ta vừa phục vụ Chúa vừa phục vụ Ma-môn không? Đa số chúng ta gặp khó ở khâu nghe. Điều Đức Chúa Trời phán và điều chúng ta nghe thường là hai điều hoàn toàn khác nhau. Khi Đức Chúa Trời bảo rằng chúng ta phải vâng lời và đặt Ngài ngự trên ngai của đời sống chúng ta thì chúng ta thưa: “Dạ, con đã làm điều đó rồi ạ”. Nếu chúng ta đã áp dụng bài học rồi thì còn gì nữa đâu mà vận dụng vào cuộc sống, đúng không? Không đúng! Sai! Chúng ta chưa vận dụng bài học đó. Trong một mức độ nào đó thì đúng. Chúng ta đã đặt Đức Chúa Trời trên ngai cuộc đời của mình. Nhưng chúng ta đặt Chúa vào loại ngai nào? Chúng ta đặt Ngài làm đầu một cách tượng trưng như các vua I-xơ-ra-ên và Giu-đa đã làm, phải không? Hoặc là đối với chúng ta, Ngài chỉ là hình ảnh tượng trưng như kiểu nữ hoàng Elizabeth II đối với nước Anh. Ai đang cai trị cuộc đời của chúng ta? Đức Chúa Trời là vua hoặc ban chấp hành này ban trị sự kia? Khi chúng ta muốn mua một ngôi nhà, thay đổi việc làm hoặc tìm người bạn đời của mình thì Chúa có quyền quyết định không? Khi lãnh đạo hội thánh, chúng ta có tra xem lời của Ngài không? Đối với bạn, Đức Chúa Trời là vua ở mức độ nào?

I CÁC VUA Ý chính: Sa-lô-môn (nguyên nhân) rạn nứt, phân chia Chủ đề chính: Triều đại vua Đa-vít Cụm từ chính: ‘Người ngồi trên ngôi I-xơ-ra-ên’ (3 lần) Câu chính: “Đoạn Ê-li đến trước mặt dân sự mà nói rằng: Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn. Song dân sự không đáp một lời.” (IVua 1V 18:2) Bài học chính: Đức Chúa Trời là vua hoặc ban trị sự, ban chấp hành đang cai trị cuộc đời của bạn?

II CÁC VUA

Tác giả: Không rõ (Giê-rê-mi?)

Thời kỳ hình thành sách: Trong thời kỳ lưu đày

Mục đích: Nhằm giải thhích cho những người trong tuyển dân của Đức Chúa Trời đang sống cảnh lưư đày.

Đối tượng: Những người phạm tội và đang gánh chịu sự hình phạt của Đức Chúa Trời.

Tản mạn

Thuở tôi còn bé, cha mẹ tôi sống trong một căn hộ nhỏ hẹp với bầy con đông. Dần dà việc làm ăn của cha tôi càng ngày càng khấm khá nên chúng tôi dọn đến những ngôi nhà rộng rãi hơn. Rồi khi tôi lớn, các anh chị tôi lập gia đình và ra riêng thì ngôi nhà của chúng tôi vẫn chật chội như trước. Có vẻ như chúng tôi chẳng bao giờ có đủ chỗ để cất đồ đạc. Nhiều lần tôi cố gắng dọn dẹp cho ngôi nhà được ngăn nắp, gọn gàng. Nhưng sau mỗi lần nỗ lực dọn dẹp, nhà cửa trông vẫn ngổn ngang như trước. Một lần kia, trong thời gian cha mẹ tôi đi nghỉ mát dài ngày ở nước ngoài, tôi lại ra tay dọn dẹp nhà cửa. Lần này, sau khi dọn xong tính ra đồ đạc tôi đã liệng chất đầy sáu xe. Lần này ngôi nhà trông khác hẳn. Còn nhiều khoảng trống trong tủ lẫn trên nóc tủ. Tôi chợt nghĩ: muốn dọn dẹp, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, bạn phải loại bỏ rác rến và đồ đạc vô dụng. Trong đời sống tâm linh của chúng ta cũng vậy. Chúng ta tưởng đâu rằng cứ gia tăng những điều tốt việc lành chúng ta sẽ thiêng liêng hơn. Nhưng không thể được vì không có chỗ. Vậy đó, chúng ta lo sắp xếp lại đời sống mình nhưng không chịu vứt bỏ rác rến (nghĩa là những điều vụn vặt vô giá trị) nên rốt cuộc chúng ta chỉ sắp xếp rác lại. Kết quả ra sao? Toàn là những đống rác ngăn nắp và gọn gàng! Sách 2Các Vua viết về dòng dõi các vua không chịu vứt bỏ rác rến trong chính cuộc đời và vương quốc của họ. Vì vậy kết quả ra sao? Bạn đoán được mà: một vương quốc có tổ chức tốt nhưng đầy dẫy tội lỗi. Nhưng Đức Chúa Trời vẫn là chủ của ngôi nhà, còn họ chỉ là người thuê nhà mà thôi. Vì họ không chịu loại bỏ rác khỏi đời sống mình nên cuối cùng Đức Chúa Trời loại bỏ họ.

Thâm nhập

Sách 2Các Vua gồm 3 phần. Cuối mỗi phần tác giả đều dùng cùng một cụm từ để mô tả số phận của tuyển dân Đức Chúa Trời: Đức Chúa Trời ‘từ bỏ chúng nó khỏi trước mặt Ngài’ (13:2317:18,20,23;23:27và 24:3,20). Nghĩa đen của cụm từ này là Đức Chúa Trời loại bỏ họ “khỏi trước mặt Ngài”. Nhưng vì sao Đức Chúa Trời phải loại bỏ họ? Bởi vì họ đã làm “điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va”. Sách lập lại cụm từ này đến hai mươi mốt lần. Đức Chúa Trời trừ bỏ tuyển dân khỏi trước mặt Ngài bởi vì Ngài rất ghét tội lỗi. Trong khi đó họ cứ phạm tội và vẫn không chịu loại bỏ hình tượng khỏi cuộc sống của mình. I. Loại bỏ các trụ thờ (1-13) Thật sai lầm khi nghĩ rằng trong cuộc sống của chúng ta nếu có hình tượng thì chỉ có một dạng một loại. Thật ra hình tượng nằm dưới nhiều dạng, nhiều loại. Dân I-xơ-ra-ên có 3 nhóm hình tượng chính. Phần sách thứ nhất tập trung vào ‘các hình tượng Ba-anh’ (3:210:26-27). (Bản New International Version dùng từ “các vầng đá thiêng” để chỉ về các hình tượng này). Đặc biệt vương quốc I-xơ-ra-ên rất dễ bị lôi cuốn vào sự thờ phượng hình tượng Ba-anh (17:10). Phần thứ nhất không viết nhiều về các vua I-xơ-ra-ên nhưng chủ yếu viết về cuộc đời của ‘đại tiên tri’ Ê-li-sê, là người nối nghiệp tiên tri Ê-li. Về sau ông Giê-hu tiếp tục gánh công tác trừ diệt hình tượng Ba-anh khỏi nước I-xơ-ra-ên (10:28). Tuy nhiên, hình tượng các thần khác vẫn tồn tại (13:6). Dầu vậy vì sao Đức Chúa Trời không loại bỏ dân I-xơ-ra-ên sớm hơn? Vì Ngài giàu lòng thương xót, Ngài muốn ban ân huệ cho họ; ngoài ra, vì cớ giao ước mà Ngài đã lập với ông Áp-ra-ham (11:23). II. Loại bỏ các tượng bò bằng vàng (14-17) Mặc dù sự thờ phượng Ba-anh kể như hoàn toàn bị xóa bỏ nhưng sự thờ lạy tượng bò bằng vàng (10:2917:16) và sự thờ phượng tại các nơi cao (12:314:415:4,3516:417:9-1129-32) vẫn thịnh hành khắp nơi. Thật ra tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn cho đến khi Đức Chúa Trời không thể tiếp tục ban ân huệ nữa. Ngài để cho vương quốc I-xơ-ra-ên ở miền bắc rơi vào cảnh lưu đày. Trước đây, Đức Chúa Trời đã cảnh cáo họ về việc này (1Vua 14:15-16). Nhưng họ cứ miệt mài thờ hình tượng. Vì vậy cuối phần hai của sách, tác giả lập lại ba lần rằng Đức Chúa Trời phải trục xuất dân I-xơ-ra-ên khỏi trước mặt Ngài (17:18,20,23). III. Loại bỏ ‘các thần’ khác (18-25) Vương quốc Giu-đa ở miền nam tiếp tục thờ hình tượng. Các tượng bò bằng vàng ở miền bắc đã bị phá hủy nên dân chúng miền nam tìm “các thần khác” để thờ lạy (17:29-3818:34-3519:12,1822:1723:24). Họ tiếp tục tìm đồng ruộng (21:3,723:4-7) và các nơi cao (21:3 trái ngược với 23:5) làm nơi thờ lạy “các thần khác” này. Giống như (những người láng giềng ở) miền bắc, tình trạng thờ hình tượng của người Giu-đa ngày càng tồi tệ hơn. Một lần nữa, Đức Chúa Trời chờ cho đến khi sự thờ lạy hình tượng trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của họ rồi Ngài hành động và đưa họ vào chốn lưu đày. Tương tự phần trước, tác giả cũng lập lại ba lần việc Đức Chúa Trời phải trừ bỏ dân Giu-đa khỏi trước mặt Ngài (23:2724:3,20). Thành phần những người đầu tiên đọc sách này là dân Do Thái từ nước Giu-đa bị lưu đày sang Ba-by-lôn. Họ nhìn lại lịch sử để tìm hiểu vì sao mình bị lưu đày. Đây là lý do khiến tác giả lập lại nhiều lần vấn đề Đức Chúa Trời loại trừ dân sự khỏi trước mặt Ngài. Tác giả muốn dân sự biết rằng họ bị lưu đày không phải vì Đức Chúa Trời không đủ quyền năng để bảo vệ họ, cũng không phải bốc đồng hủy bỏ giao ước. Nhưng họ bị lưu đày vì cớ họ đã thờ hình tượng. Trong sách Các Quan Xét, dân sự là ‘những tội nhân giản đơn’. Họ bỏ Đức Chúa Trời để thờ hình tượng (Cac Tl 2:13). Nhưng trong thời 2Các Vua, họ trở nên ‘những tội nhân khôn lanh’. Họ không đơn giản bỏ Đức Chúa Trời để thờ hình tượng. Nhưng họ lý luận: Sao không thờ cả Đức Chúa Trời lẫn hình tượng để nhận phước lành từ cả đôi bên? Câu Kinh Thánh chính của 2Các Vua ghi rõ: “Các dân tộc ấy kính sợ Đức Giê-hô-va và cũng hầu việc những hình tượng chạm của mình” (17:41. Xem thêm 17:32-33). Có lẽ bạn thắc mắc: “Sao có thể làm như thế được?” Điều đó không những có thể mà còn là chuẩn của những tín hữu lõi đời ngày nay.

Trọng tâm

Hãy loại bỏ các hình tượng của bạn! Đừng sắp xếp lại làm gì!!!

Thực hành

Ngày nay việc thờ hình tượng cũng lan tràn chẳng kém gì thời vương quốc bị chia đôi. Lần cuối mà bạn nghe một bài giảng chống lại sự thờ hình tượng là khi nào? Vì sao ngày nay Cơ Đốc nhân không công nhận họ phạm tội thờ hình tượng? Vì họ cho rằng các thuộc viên của hội thánh chỉ là ‘những tội nhân giản đơn’ như dân I-xơ-ra-ên trong thời Các Quan Xét. Nhưng trong thế giới hiện đại, tội lỗi cũng tiến bộ chứ! Các thuộc viên của hội thánh có thể là ‘những tội nhân khôn lanh’ hơn cả dân chúng trong thời 2Các Vua. Ngày nay, ‘các tội nhân khôn lanh’ thường trấn an lương tâm và tiếp tục phạm tội bằng cách chỉ công nhận một định nghĩa về tội lỗi trong cuộc sống của mình: họ cho rằng chỉ khi nào theo chủ nghĩa vật chất mới là thờ hình tượng. Đúng phần nào thôi. Theo chủ nghĩa vật chất là có sự tham lam, mà tham lam là thờ hình tượng