Tác giả: Ông Giăng, vị sứ đồ được yêu quý.
Thời kỳ hình thành sách: Năm 85-90 SC, khi các tà thuyết và thái độ thờ ơ, lãnh đạm trở thành nan đề trong Hội Thánh.

Mục đích: Nhằm cung ứng ba cách kiểm nghiệm giúp Cơ Đốc nhân biết rõ rằng họ là môn đệ thật của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Đối tượng: Thành phần tín hữu bị đám giáo sư giả dạy bảo rằng họ cần có “tri thức đặc biệt” để được sự sống đời đời.

Tản mạn

Làm sao bạn phân biệt được cây chết và cây sống khi cả hai cây đều trụi lá? Nếu bạn đốn hạ cây để xem xét, thì vô tình bạn giết chết cây còn sống. Như vậy, làm sao bạn có thể phân biệt mà không làm hại cây còn sống? Làm sao bạn phân biệt giữa Hội Thánh chết với Hội Thánh trong tình trạng ngủ mê? Trông cả hai đều như nhau; cả hai Hội Thánh đều chẳng có dấu hiệu nào về sự sống thuộc linh cả. Nếu bạn cho rằng cả hai Hội Thánh đều sống nhưng thật ra cả hai đều đã chết, thì khi vào thiên đàng bạn sẽ chẳng thấy Hội Thánh nào ở đó cả! Nhưng nếu bạn nghi ngờ về sự cứu rỗi của cả hai và bạn cứ nhắc đi nhắc lại là cả hai Hội Thánh phải cầu nguyện tiếp nhận Chúa Cứu Thế, thì có thể bạn làm cho một trong hai Hội Thánh nghi ngờ về sự cứu rỗi của chính họ. Như vậy, bạn giải quyết thế nào đối với hội chúng trông có vẻ đã chết hoặc ngủ mê? Phương cách phân biệt cây chết và cây sống là bón phân, tưới nước và chăm sóc cả hai cây. Cây còn sống sẽ ra lá, đơm hoa và kết quả. Quả là dấu hiệu chắc chắn của sự sống. Tương tự, phương cách giải quyết tình trạng một cộng đồng tín hữu không có dấu hiệu về sự sống thuộc linh là thách thức họ tăng trưởng và kết quả thuộc linh. Kết quả thuộc linh là dấu hiệu chắc chắn của sự sống thuộc linh. Phương cách tốt nhất để biết chắc đã được cứu là kết quả thuộc linh. Thâm nhập Lý do ông Giăng viết bức thư thứ nhất là vì có một số giáo sư giả thâm nhập vào Hội Thánh. Các giáo sư giả này đi khắp nơi truyền dạy rằng chỉ một mình họ có “sự hiểu biết thật” về Đức Chúa Trời (IGiang 2:4). Vì vậy, về sau người ta mệnh danh cho họ là nhóm Trí Huệ (Gnostics) (có nguồn gốc từ từ gnosis trong Hi-văn, có nghĩa là “tri thức / sự hiểu biết”) . Họ cũng cho rằng thể xác hoàn toàn xấu xa tội lỗi còn tâm linh thì hoàn toàn tốt lành. Do đó, dù thân xác một người phạm tội tâm linh người ấy vẫn ngay lành, công nghĩa. Chủ trương này dẫn họ đến chỗ sống cuộc đời tội lỗi công khai. Nhiều người bị các giáo sư đó dẫn dụ vào con đường sai lạc. Vì thế, ông Giăng cố gắng thực hiện hai việc cần thiết trong thư. Trước tiên, ông chứng tỏ rằng những giáo lý đó là tà thuyết. Thứ hai, ông quả quyết với các tín hữu về sự cứu rỗi họ. Ông đạt được cả hai mục tiêu bằng cách đề nghị với các tín hữu ba cuộc kiểm nghiệm để phân biệt Cơ Đốc nhân thật với “Cơ Đốc nhân giả”. Bức thư của ông gồm có ba phần. Mỗi phần đều đề cập đến ba cuộc kiểm nghiệm này, với trình tự khác nhau. Phần thứ nhất trình bày ba cuộc kiểm nghiệm theo thứ tự sau đây (1:1-2:27). 1. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi (1:5-2:2) 2. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương (2:3-11) 3. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu (2:18-27) Phần thứ hai cũng bàn đến ba cuộc kiểm nghiệm theo cùng một thứ tự (2:28-4:6): 1. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi (2:28-3:10a) 2. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương (3:10b-24) 3. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu (4:1-6) Tuy nhiên, phần thứ ba (4:7-5:21) lại trình bày theo một thứ tự khác:

1. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương (4:7-5:5) 2. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu (5:6-13) 3. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi (5:14-21) I. Cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi Trong bức thư này, ông Giăng mô tả cuộc kiểm nghiệm về tội lỗi qua ba cách:

1. Thứ nhất, chứng cớ của tội lỗi (1:5-2:2). Bất luận người nào (như người Trí Huệ chẳng hạn) nói rằng mình không còn phạm tội nữa đều là kẻ nói dối (1:8, 10).

2. Thứ hai, làm điều tội lỗi (2:28-3:10a). Ai cứ làm điều tội lỗi là người không sanh bởi Đức Chúa Trời; và thuộc về ma quỷ (3:8). Còn ai làm điều công chính là người công chính, tương tự như Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng công chính (3:7).

3. Thứ ba, cầu nguyện cho tội nhân (5:14-21). Chúng ta phải cầu nguyện cho những người tín hữu phạm tội (chứ không phải những người phạm tội đáng chết) . Ông Giăng không xác định “tội đáng chết” là tội nào. Có lẽ đây là tội thờ lạy thần tượng (5:21). Hoặc có lẽ đó là tội liên tục chối bỏ chân lý như Trí Huệ phái (5:21). Ai phạm “tội đáng chết” này không phải là Cơ Đốc nhân thật. Không những ông Giăng đưa ra ba cách kiểm nghiệm để biết chắc một tín hữu là Cơ Đốc nhân thật hoặc giả, nhưng ông còn bảo đảm với chúng ta về ba điều:

1. Bảo đảm được tha thứ – ai xưng tội với Chúa sẽ được Ngài tha thứ và tẩy sạch mọi tội lỗi (1:9).

2. Bảo đảm được vững lòng tin – ai tin cậy Chúa Cứu Thế sẽ không bị hổ thẹn khi Ngài ngự đến (2:28).

3. Bảo đảm được bảo vệ – ai sanh bởi Đức Chúa Trời không còn tiếp tục phạm tội như người Trí Huệ vì Chúa bảo vệ họ và ma quỷ không thể động chạm đến họ được (5:18).

II. Cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương Cuộc kiểm nghiệm thứ hai là cuộc kiểm nghiệm về tình yêu thương. Cuộc kiểm nghiệm này cũng có thể được thực hiện theo ba cách:

1. Kiểm nghiệm xem một tín hữu có giữ điều răn của Đức Chúa Trời là kính mến Ngài hoặc chỉ nói mình biết Ngài mà thôi (2:4-5).

2. Kiểm nghiệm xem người ấy có yêu thương các tín hữu khác không (3:10b).

3. Kiểm nghiệm xem người ấy có thù ghét các anh em tín hữu khác hay không ( 4:20). Trong phần mô tả thứ nhất về cuộc kiểm nghiệm này (2:3-11), ông Giăng cho chúng ta biết nhiệm vụ tình yêu thương -yêu thương người khác là mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, chứ không phải là một sự lựa chọn. Trong phần mô tả thứ hai (3:10b-24), ông Giăng cho chúng ta biết cách yêu thương – chúng ta phải thật lòng yêu thương người khác và chứng tỏ tình yêu ấy bằng hành động chứ không phải chỉ yêu thương đầu môi chót lưỡi (3:18). Còn trong phần mô tả thứ ba (4:7-5:5), ông nêu ra động cơ thúc đẩy chúng ta yêu thương – chúng ta yêu thương nhau vì Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta trước (4:11).

III. Cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu Cuộc kiểm nghiệm thứ ba để phân biệt Cơ Đốc nhân thật với “Cơ Đốc nhân” giả là xét xem đương sự tin điều gì về Chúa Cứu Thế Giê-xu. Một lần nữa, ông Giăng đưa ra ba cách áp dụng cuộc kiểm nghiệm về niềm tin nơi Chúa Giê-xu:

1. Kiểm nghiệm xem đương sự có phủ nhận Chúa Giê-xu vừa có nhân tánh và thần tánh (tức là vừa là con người vừa là Đức Chúa Trời) hay không. Nếu đương sự chối bỏ lẽ thật này, thì đương sự là “Cơ Đốc nhân” giả (2:22).

2. Xét xem đương sự có tin Chúa Cứu Thế Giê-xu đã ra đời trong xác thịt hoặc không, hoặc đương sự chỉ tin Ngài là thần linh. Nếu đương sự xưng nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu ra đời trong xác thịt, thì thần linh ở trong đương sự là bởi Đức Chúa Trời (4:2-3).

3. Kiểm nghiệm xem đương sự có xưng nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu là Con Đức Chúa Trời hoặc không. Nếu có, thì Đức Chúa Trời đang ngự trong lòng đương sự (4:15, 5:1, 10). Ông Giăng cũng đưa ra ba lời bảo đảm cho người Cơ Đốc trong cuộc kiểm nghiệm này:

1. Bảo đảm là Chúa Giê-xu xức dầu cho chúng ta. Ngài xức dầu cho chúng ta bằng Thánh Linh (2:20, 27). Thánh Linh bày tỏ cho chúng ta biết ai là “Cơ Đốc nhân” giả.

2. Bảo đảm là chúng ta có thần linh của Chúa Giê-xu . Thần linh này cũng là Thánh Linh. Ngài là Đấng thuyết phục chúng ta tin rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu chào đời trong xác thịt (4:2-3).

3. Bảo đảm là chúng ta có những bằng chứng về Chúa Giê-xu (5:7-9). Có ba bằng chứng xác nhận Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Đó là Thánh Linh, nước (Chúa Giê-xu giáng sinh và chịu lễ báp-tem) và huyết (Ngài chịu chết trên thập tự giá, chịu chôn và sống lại) . Từ ba bằng chứng này, chúng ta có thể tin chắc rằng Chúa Giê-xu thật là Con Đức Chúa Trời. Trọng tâm Khi đời sống một tín hữu có kết quả thuộc linh thì chúng ta biết chắc đương sự có sự sống thuộc linh. Thực hành Một cây xanh còn sống khi ra lá và kết quả. Cũng vậy, một tín hữu có sự sống thuộc linh khi người ấy sinh hoa kết trái thuộc linh. Ba trái thuộc linh được mô tả trong sách Giăng là:

1. Công nghĩa – Tôi sống trong sự công nghĩa của Chúa Cứu Thế, tôi làm những việc công nghĩa. Tôi không phạm tội.

2. Nhận biết – Tôi nhận biết và tin rằng Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời.

3. Yêu thương – Tôi yêu thương (người khác) tương tự như Chúa Cứu Thế Giê-xu yêu thương. Tôi thành thật yêu thương người khác và thể hiện tình yêu thương đó bằng hành động. Nhờ đó, tôi thật sự biết rằng tôi có sự sống vĩnh cửu (5:13). Tôi có thể biết chắc là tôi được cứu. Chúng ta có thể dùng sách này để bảo đảm với tín hữu có đời sống đang kết quả rằng đương sự có sự sống vĩnh cửu. Hoặc dùng để thách thức những tín hữu chưa kết quả, đang ở trong tình trạng ngủ mê thuộc linh để họ sanh bông trái. Hoặc dùng để phát hiện ra “Cơ Đốc nhân” giả đang lừa gạt, dẫn dụ người khác đi lạc. Bạn sẽ sử dụng sách này vào mục đích nào?

1 Giăng

Từ chính: NHẬN BIẾT SỰ SỐNG

Chủ đề chính: Nhận biết (sự bảo đảm) về sự cứu rỗi Cụm từ chính: ‘các con/chúng ta biết’ (18 lần)

Câu chính: “Ta đã viết những điều này cho các con, hầu cho các con biết mình có sự sống đời đời, là kẻ nào tin đến danh Con Đức Chúa Trời.” (5:13)

Bài học chính: Kết quả thuộc linh bảo đảm cho chúng ta về sự sống thuộc linh.

2 & 3 Giăng
Tác giả: Ông Giăng, vị sứ đồ được yêu quý.

Thời kỳ hình thành sách: Năm 90 SC

Mục đích: Nhằm chỉ dẫn cho tín hữu biết cách nhận diện và đối xử tốt với những người truyền giáo lưu động chân chính.

Đối tượng: Những tín hữu muốn hành động theo chân lý và thể hiện lòng yêu thương đối với các nhà truyền giáo lưu hành chân chính.

Tản mạn

Quán trọ, nhà nghỉ trong thời đại Kinh Thánh rất khác với nhà nghỉ ngày nay. Tệ nạn gây khó khăn cho lữ khách Cơ Đốc trong thế kỷ thứ I là nạn mãi dâm! Quán trọ là nơi khách lữ hành nghỉ qua đêm và cho súc vật thồ ăn, đồng thời cũng là nhà chứa. Không những thế, quán trọ hầu như còn là ‘ổ trộm cướp’. “Chính vì lý do này mà Chúa Giê-xu bảo các môn đệ Ngài trọ ở nhà riêng của dân (Mathio 10:11). Và chính vì lý do này mà lòng hiếu khách là vô cùng quan trọng đối với Cơ Đốc nhân sống ở thế kỷ thứ nhất (Roma12:13, ITim 3:2, IPhiero 4:9).” (Trích từ Các phong tục, tập quán trong thời đại Kinh Thánh (The New Manners and Customs of Bible Times) của Ralph Gowers, trang 234). Thậm chí ông Phao-lô còn xem lòng hiếu khách là một trong những tiêu chuẩn chọn người lãnh đạo (trưởng lão) (ITim3:2).

Bài học chính của 2Giăng là chúng ta đừng tiếp rước những nhà truyền đạt lưu động không rao giảng chân lý của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta đón rước họ tức là chúng ta gián tiếp giúp họ truyền bá tà thuyết. Còn sứ điệp chính của 3Giăng đó là chúng ta phải ân cần tiếp đãi người rao giảng chân lý của Đức Chúa Trời vì khi đó chúng ta giúp họ truyền giảng Lời Đức Chúa Trời. Thâm nhập Chủ đề chính của cả hai sách 2 và 3Giăng là Chân lý của Đức Chúa Trời. Từ ngữ “chân lý / lẽ thật” được nhắc đến năm lần trong 2Giăng và sáu lần trong 3Giăng.

I. Đừng tiếp rước người chối bỏ chân lý (2Giăng) 2Giăng gồm hai phần.

Phần I (từ c.1-c.6) dạy chúng ta sống theo chân lý và tình yêu thương. Chúng ta phải yêu thương nhau và làm theo điều răn của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.

Phần II (c.7-c.13) bảo chúng ta đừng hoan nghênh những người không rao giảng Chân lý. Như vậy có nghĩa là đừng rước họ vào nhà chúng ta. Tình yêu thương phải cân bằng với chân lý. Nếu chúng ta có lòng yêu thương nhưng không có chân lý, chúng ta ân cần tiếp rước luôn cả những thành viên của tà giáo. Chân lý mà sách này đề cập đến là thân vị của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Người không giảng dạy Chân lý của Đức Chúa Trời phủ nhận sự kiện “Chúa Cứu Thế Giê-xu ra đời trong xác thịt như con người” (c.7) . Ngày nay nhiều nhóm tà giáo cũng phủ nhận như vậy. Vài nhóm chủ trương rằng Chúa Giê-xu (con người) và Chúa Cứu Thế (thần) là hai hữu thể riêng biệt. Chủ trương như vậy tức là phủ nhận Chúa Cứu Thế có thân xác con người. Những người theo tà giáo này tin rằng chỉ có “Chúa Giê-xu” là con người chịu chết trên thập tự giá. Còn “Chúa Cứu Thế” đã rời khỏi “Chúa Giê-xu” ngay trước khi Ngài (“Chúa Giê-xu”) chết trên thập tự giá. Nhưng có những nhóm khác lại tin rằng Chúa Giê-xu là con người chứ không phải là Đức Chúa Trời. Còn những người khác nữa thì cho rằng Ngài chỉ là con người 50% và Đức Chúa Trời 50%…. Tất cả những niềm tin này đều sai. Chúa Cứu Thế Giê-xu là Thần-Nhân trọn vẹn (Thần (100%) , Nhân (100%) trong một Thân vị. Thánh Kinh gọi người giảng dạy tà thuyết là “kẻ phản Chúa Cứu Thế” (c.7) . Chúng ta đừng bao giờ tham gia (cách trực tiếp hoặc gián tiếp) vào việc truyền bá những giáo lý sai lầm của họ.

II. Ân cần tiếp rước người giảng dạy chân lý (3Giăng) 3Giăng gồm ba phần. Trong phần thứ nhất (c.1-1.8) , ông Giăng nói với ông