Nhà chuyên môn về vấn đề tài chánh cho người Cơ Đốc, Ron Blue, có nói rằng: “Tự do tài chánh phải là mục đích của chúng ta.” Trong một cuốn sách nhỏ có tựa đề “Chìa Khóa Tới Tự Do Tài Chính”, ông viết lên những bài khuyến cáo để làm sao có được kinh nghiệm về tự do tài chính.
Trong đó ông chỉ dẫn cực điểm của việc tài chánh thành công, việc dâng hiến rộng lượng, việc quản lý nợ nần, v.v..là tiến tới “tự do tài chính”. Theo ông Ron Blue, nếu một người không phải là “người nô lệ cho người cho vay” nhưng có một quan niệm đúng về tiền bạc và nhận thức rằng Đức Chúa Trời là chủ của tiền bạc, thì người đó được tự do. Người đó không bị trói buộc trong sự nô lệ của chủ nghĩa duy vật. Tôi tin rằng sự giảng dạy này không có gì là sai. Nhưng tôi tin Chúa đã bày tỏ cho tôi biết sự thỏa lòng là mục tiêu tối hậu để cho chúng ta tiến đến.”
Nhiều người hiểu làm về sự “tự do tài chính”. Họ nhận thấy nó có nghĩa là độc lập tài chính, dành cho những người đã tạo được cho họ những tài sản dư thừa hay có được một nguồn lợi tức khả dĩ cho họ có thể làm việc khi nào họ muốn, có thể đi nghỉ hè bất cứ nơi nào họ mong, và mua bất cứ cái gì mà mắt và lòng của họ thèm. Ông Ron Blue cũng ghi nhận rằng có người có được tài chánh độc lập nhưng họ không có được sự thỏa nguyện. Nói một cách ngược lại, có người có thể có được sự thỏa nguyện nhưng không có được độc lập về tài chính. Ngoài việc tránh lẫn lộn giữa tự do tài chính và độc lập tài chính, chúng ta cần tập trung vào việc thỏa lòng bởi vì đó là ngôn từ hay giáo huấn mà Kinh Thánh chỉ dạy. Sau đây là vài câu Kinh Thánh đáng cho chúng ta chú ý: “Vả, sự tôn kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy, miễn mà đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng;” I Ti mô thê 6:6-8 “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi, vì chính Ðức Chúa Trời có phán rằng: Ta sẽ chẳng lìa ngươi đâu, chẳng bỏ ngươi đâu.” Hê bơ rơ 13:5
Làm Thế Nào Có Được Sự Thỏa Lòng?
Sự thỏa l òng về mặt tài chính có thật sự xẩy ra trong xã hội ngày hôm nay không? Một xã hội nơi mà chúng ta bị đưa dồn dập không ngưng tới những quyến rũ hay lựa chọn vô hạn định.. Một xã hội nơi mà chúng ta không ngớt bị dèm chê rằng chúng ta sẽ không có hạnh phúc trừ khi chúng ta có được những cái mới mẻ nhất, xài những đồ tối tân nhất, dùng cái màn ảnh TV to lớn nhất? Trước khi chúng ta cứu xét những câu hỏi trên, chúng ta hãy định nghĩa từng thuật ngữ. Sự thỏa lòng là sự vui l òng mản nguyện ở trong hoàn cảnh, không than phiền, không khao khát cái gì khác, và có một tâm trí an bình. Ông Ron Blue cho biết ông có đi huấn luyện về sự thỏa lòng cho các cố vấn về tài chính. một người tham dự đã đưa ra một định nghĩa về sự thỏa l òng của mục Sư David Jeremiah ở hội thánh Cộng Đồng Shadow Mountain ở San Diego. Ông nói, sự thỏa lòng có ba khía cạnh: nhìn ngược về quá khứ không có hối tiếc, nhìn vào thực tại không có ham muốn, hướng nhìn về tương lai không có sợ hãi. Câu định nghĩa hay ho về sự thỏa lòng thật sự lại không dính líu tí gì về vấn đề có tiền. Một người có thể có nhiều tiền hay có ít tiền có thể hoàn toàn không có thâu nhận được ý nghĩa của sự thỏa lòng. Chúng ta có thể than phiền về điều chúng ta có nhiều hay có ít. Chúng ta vẫn có thể thèm muốn dầu chúng ta có nhiều tiền hay có ít tiền. Chúng ta có thể hối tiếc, ghen tị, sợ hãi. Vua Solomon, vị vua khôn ngoan có viết rằng, “Kẻ tham tiền bạc chẳng hề chán lắc tiền bạc; kẻ ham của cải chẳng hề chán về hoa lợi. Ðiều đó cũng là sự hư không.” Truyền Đạo 5:10. Sự thỏa lòng không có dính dáng gì tới tiền bạc. Nó là sự đáp ứng điều đã học được. Sứ đồ Phao Lô nói đến vấn đề này rất rõ rang.” Không phải tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy. Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được.” (Phi Líp 4:11-12) Cái bí quyết mà Phao Lô ám chỉ đến là kết quả của việc học hỏi để suy nghĩ đứng đắn về tiền bạc và về Chúa. Sự thỏa lòng là học cách nhận thấy tiền bạc như Chúa nhận thấy nó vậy, không hơn không kém. Tiền bạc là phương tiện để cung cấp cho chúng ta những nhu cầu của chúng ta và của người khác, và tài trợ cho việc nới rộng vương quốc Trời. Sự thỏa lòng cũng là kết quả từ sự học hỏi đưa đến sự nhận biết Chúa là ai. Ngài là tầng đá gốc của sự thỏa lòng của chúng ta. Đại Tá Ian Thomas, sáng lập viên và giám đốc của cơ quan Torchbearers có nói rằng: “Mọi thứ bạn cần là thứ bạn có; cái bạn có là cái Ngài cho; bạn không thể có hơn nữa; và bạn không cần phải có ít hơn.” Chỉ khi nào tôi nhận ra Đấng Sáng Tạo vũ trụ vạn vật này yêu tôi và Ngài có chương trình hay nhất cho đời sống tôi, tôi mới thấy thỏa lòng. Chỉ khi nào tôi nhận ra Ngài là Đấng Chủ Tể và tể trị đời sống của tôi trên trần gian này (gồm có nghề nghiệp và tiền bạc), tôi mới thấy thỏa lòng. Chỉ khi nào tôi học, hiểu, và tin cậy Ngài, tôi mới có được sự thỏa lòng. Sự thỏa lòng thật sự là một vấn đề tâm linh; không phải vấn đề là bao nhiêu tiền. Đức Chúa Trời luôn luôn thực hữu và không hề thay đổi. Ngài trước sau như một. Bạn có thể trông cậy nơi Ngài. Nhưng bạn có chắc bạn cũng trông cậy Ngài về vấn đề tiền bạc? Châm Ngôn 23:4-5 nói lên vấn đề này, “Con chớ chịu vất vã đặng làm giàu; Khá thôi nhờ cậy khôn ngoan riêng của con. Con há liếc mắt vào sự giàu có sao? Nó đã chẳng còn nữa rồi; Vì nó quả hẳn có mọc cánh, Và bay lên trên trời như chim ưng vậy. ” Tôi sẽ thỏa lòng như thế nào nếu tiền bạc của cải mất hết? Không có một nguyên tắc tài chính nào có thể tác động trên bạn lớn hơn và làm cho bạn được tự do trong lẽ thật như chân lý này. Tiền bạc không phải là chìa khóa của sự thỏa lòng! Sự thỏa lòng có mọi thứ và nó làm với mối quan hệ của bạn với Chúa, và sự theo đuổi nó, bạn có nhiều hay có ít, sự thỏa lòng vẫn như nhau. Tới lúc đó bạn mới học được bí mật của sự thỏa lòng. Nó không phải là việc gia đình phải chật vật để kiếm ăn mới đối phó với vấn đề này. Nhiều gia đình giàu có cũng phải đương đầu chật vật với sự thỏa lòng.
Như Thế Nào Là Sự Thỏa Lòng Về Tài Chính?
Điểm bắt đầu cho sự thỏa lòng về tài chính thật là đơn giản, chỉ sống với số lợi tức kiếm được: Làm sao chúng ta xử sự với những điều mà Đức Chúa Trời ban cho chúng ta, sẽ báo liệu có phải chúng ta có sự thỏa lòng về tài chính hay không? Tôi đã gặp nhiều gia đình, họ thỏa lòng sống trong căn nhà nho nhỏ khang trang, lái một chiếc xe hơi cũ, và có thú vui giải trí ở nhà. Có lẽ người kiếm tiền trong gia đình là một giáo viên, một nhân viên làm việc trong một nhà thờ, hay là người mới bắt đầu hành nghề. Họ lựa chọn một cuộc sống đơn giản để ở trong điều kiện giới hạn mà họ có. Có một gia đình nói với tôi họ lựa chọn đề bỏ đi vài thứ đồ vật chất mà họ thường thích. Tại sao họ từ bỏ những thứ đó trong khi bà vợ có bằng cao học về quản lý kinh doanh? Bà muốn thà ở nhà với con trẻ của bà thay vì đi làm việc, phải đi đây đi đó, và gắng sức 50 tiếng mỗi tuần. Người chồng muốn làm việc nhiều-và làm việc nặng nhọc-nhưng nghề nghiệp của ông không có trả lương nhiều như những công việc khác. Họ có thể theo đuổi giấc mơ của mọi người Mỹ–và mua sắm, trả bằng credit mọi thứ. Nhưng họ chọn sống trong khả năng của họ để khỏi bị căng thẳng thần kinh. Trong một trường họp trái ngược khác, tôi nhớ trong một chuyến đi nói chuyện trở về, tôi gặp một người kiếm được trên $600,000 mỗi năm. Thay vì ở trong trạng thái thỏa lòng và bình an, ông ta lại thật khốn khổ. Ông ta bị áp lực tài chính vì ông ta tiêu xài $100,000 trên hơn số tiền mà ông ta kiếm được mỗi năm. Hai câu chuyện trên cho thấy chìa khóa của sự thỏa lòng về mặc tài chính không phải là số tiền kiếm được, nhưng là cái ý muốn để sống trong phạm vi của lợi tức chúng ta kiếm được. Mới đây tôi nói chuyện với một số người trong một buổi họp. Tôi hỏi họ có bao nhiêu người kiếm được tiền gấp đôi số tiền mà họ kiếm được 10 năm trước đây. Hầu như mọi bàn tay trong số thính giả đều giơ lên. Sau đó tôi hỏi họ một câu nữa. Nếu mười năm trước đây họ được hỏi, “họ có thỏa lòng nếu họ kiếm gấp đôi số lợi tức mà họ kiếm được hiện giờ? họ có trả lời “có” hay không? Một lần nữa, câu trả lời là có. Nhưng khi tôi hỏi nếu họ thật sự được thỏa lòng ngày hôm nay, hầu hết đa số họ trả lời là không. Điều đó nói lên là, lợi tức của họ tăng gấp đôi, nhưng họ vẫn chưa học được cách sống trong phạm vi họ kiếm được. Vì thế, họ không có được sự thỏa lòng. Tôi ghi nhận trong công việc tư vấn của tôi là sống trong giới hạn của lợi tức kiếm được là tiên quyết (chỉ tiêu) của sự thỏa lòng. Nhiều người cố đi tìm cho được cái bí ẩn vĩ đại của việc tài chính-viên thuốc ma thuật, hộp đen, một liều thuốc tiên để chữa hết tất cả những vấn đề rắc rối của việc tài chính. Họ cố tìm một giải pháp nhanh chóng cho một vấn đề phức tạp. Sự thỏa lòng về tài chính có ít liên quan đến tiền bạc, nhưng có liên quan nhiều hơn đến thái độ, niềm tin, và lòng cương quyết để đi đến mục tiêu đó. Sự thỏa lòng về tài chính đem lại sự bình an nội tâm. Dầu các quảng cáo thưong mại của các công ty dịch vụ tài chính có lý đến đâu, sự an ninh tài chính không giống như sự bình an nội tâm tài chính. Cả hai có thể giúp bạn tiến đến sự thỏa lòng tài chính. Nhưng hầu như không thể có an ninh tài chính nếu không có bình an nội tâm tài chính. Bình an nội tâm tài chính đến từ những điều sau đây:
Viễn cảnh về cuộc sống đời đời (viễn cảnh vĩnh cửu)
Những quyết định căn cứ trên đức tin
Tư vấn khôn ngoan dự theo lời Chúa
Tư vấn khôn ngoan về tài chính
Viễn Cảnh Vĩnh Cửu có được một viễn quan đời đời giúp chúng ta đương đầu với những thăng trầm của những việc trên đất, thị trường chứng khoán lên xuống, việc kiếm được và thua thiệt trong cuộc đời. Tác giả nỗi tiếng Beth Moore nói rằng, “Tất cả sự việc có nghĩa trên thiên đàng là sự vinh hiển đến cho danh Chúa nhờ qua kết quả của đời sống của tôi. Tôi được vinh hiển nhất khi Chúa được vinh hiển nhất.” Nếu tôi quan tâm về sự vinh hiển của Chúa, thì tôi quan tâm ít hơn về việc đầu cơ tích trử, hay cho con cái tôi đồ đạc hạng sang nhất, đẹp đẻ nhất, hay theo đuổi một cuộc sống hưởng thụ, đua đồi với láng giềng của tôi. Kinh Thánh đã nhắc nhở chúng ta về cuộc đời ngắn ngủi trên trần thế này. “Hỡi anh em, là kẻ nói rằng: Hôm nay hoặc ngày mai, ta sẽ đi đến thành kia, ở đó một năm, buôn bán và phát tài, song ngày mai sẽ ra thế nao, anh em chẳng biết! Vì sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay. Anh em phải nói trái lại: Ví bằng Chúa muốn, và ta còn sống, thì ta sẽ làm việc nọ việc kia.” Gia Cơ 4: 13-15
Những Quyết Định Căn Cứ Trên Đức Tin Tôi được nhắc nhở mỗi ngày trong giờ tỉnh nguyện hàng ngày là đức tin trong Chúa là điều sống còn trong mối liên hệ của chúng ta với Chúa. Nếu tôi bày tỏ đức tin của tôi, thì tôi làm đẹp lòng Chúa. Nếu tôi làm đẹp lòng Chúa, thì việc thỏa lòng với vị thế hay khả năng tài chánh của tôi là điều thật dễ dàng. Kinh Thánh cũng nhắc nhở chúng ta “Vả, không có đức tin, thì chẳng hề có thế nào ở cho đẹp ý Ngài; vì kẻ đến gần Ðức Chúa Trời phải tin rằng có Ðức Chúa Trời, và Ngài là Ðấng hay thưởng cho kẻ tìm kiếm Ngài.” Hê bơ rơ 11:6. Phải có đức tin để có thể dâng hiến rời rộng vào công việc Chúa ở hội thánh địa phương hay các mục vụ truyền giáo khác. Phải có đức tin để theo đuổi một nghề nghiệp mới hay một cuộc kinh doanh mới. Phải có đức tin để từ bỏ những sự thỏa mản nhất thời để có thể hưởng lợi dài lâu.
Sự Tư Vấn Dựa Theo Sự Khôn Ngoan Của Kinh Thánh và Sự Tư Vấn Tài Chính Khôn Ngoan
Nếu bạn dựa vào phim ảnh, quảng cáo, khuynh hướng thời trang, những tài tử nỗi tiếng của Hollywood, hay một băng ở chỗ làm việc của bạn để chỉ đạo cho bạn và khuyến cáo bạn, thì bạn chắc không có sự thỏa lòng. Bạn sẽ bị lo âu và cảm thấy như bạn không có đủ khả năng đề có thể thành công trên đường đời. Nhưng hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời trước và sự Khuyên Bảo của Ngài. Kinh Thánh so sánh kết quả của sự khôn ngoan đời này và sự khôn ngoan thiên thượng: “Vì ở đâu có những điều ghen tương tranh cạnh ấy, thì ở đó có sự lộn lạo và đủ mọi thứ ác. Nhưng sự khôn ngoan từ trên mà xuống thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa thuận, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và bông trái lành, không có sự hai lòng và giả hình.” (Gia Cơ 3:16-17) “Cả Kinh Thánh đều là bởi Ðức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Ðức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” (2 Ti mô thê 3:16-17)
Tháng vừa qua chúng ta chứng kiến thảm trạng tài chánh, thị trường chứng khoán tuột xuống một mức chưa từng thấy, xẩy ra trước hết tại Hoa Kỳ, rồi lan tràn khắp nơi trên thế giới, từ Hong Kong, Thượng Hải, Tokyo, đền Paris, Luân Đôn, Frank Fur, ngay cả tới Moscow, nơi mà trước đây, cách đây khoảng 10 năm cũng có vụ khủng hoảng tiền tệ. Chúng ta đang sống trong thời kỳ phập phồng lo sợ vì không biết nền kinh tế sẽ đi về đâu. Tiền dành dụm để xử dụng khi về già hay để cho việc chi phí ở đại học bổng nhiên bị sụt đi giống như chiếc lá mùa Thu rơi rụng. Nhưng trong cảnh khó khăn về kinh tế, chúng ta là những người theo Chúa, phải suy nghĩ cặn kẻ hơn, cứu xét vấn đề tinh tường hơn, để có hành động đúng về việc quan trị tài chánh cho cá nhân, gia đình và lo toan cho tương lai.
Vị mục sư nỗi tiếng vào thế kỷ thứ 18, John Wesley (1703-1791), có một phương cách hay ho cho người Cơ Đốc trong việc quản trị tiền bạc Nó rất là đơn giản: “Hãy kiếm tiền với hết sức của bạn, tiện tặn dành dụm theo khả năng của bạn, dâng hiến hết lòng của bạn. Phương cách thật đơn giản, nhưng thật sâu nhiệm.
Trong một bài giảng dài về tiền bạc, John Wesley đã cảnh thức người đọc và người nghe về cách quản trị tiền bạc, nhất là người Cơ Đốc. Ông có biệt tài khuấy rối khơi dậy tấm lòng của đối tượng làm cho người ta tự suy nghĩ, tự kiểm mình. Cũng nên nhấn mạnh là mục tiêu của sứ điệp về tiền bạc của John Wesley là nói lến ý niệm về việc quản lý. Ông nhấn mạnh rằng chúng ta không phải làm chủ chúng ta, nhưng chúng ta thuộc về Chúa, cho nên tiền bạc của cải Ngài cho chúng ta có, thuộc về Ngài. Chúng ta không phải chủ nhân của tiền bạc của cải, nhưng chúng ta là quản lý của chúng nó. Khi nói đến ý niệm kiếm tiền với hết sức của bạn, chúng ta cần phải biết thêm là John Wesley không bao giờ ủng hộ việc hưởng thụ; nhưng ông đốc thúc việc làm việc đỗ mồ hôi hay gắng sức, hết sức, hết mình. “Kiếm được lợi tức với sự thành tâm cần mẫn nhất,” đó là ý ông muốn nói. “Hãy tân dụng sự chăm chỉ nhất trong công việc của chúng ta. Đừng có phí thời giờ. Nếu chúng ta biết rõ mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa, chúng ta không có thời giờ để chểnh mảng công việc ” Nếu bạn hiểu được vai trò mà Chúa đặt để cho bạn, bạn sẽ không có thời giờ để cho bàn tay của bạn được rỗi rảnh. Trong bất cứ một cơ sở kinh doanh nào cũng cần sự hữu hiệu và có kết quả tốt cho công việc mỗi ngày vì thế bạn được nhập vào cơ sở đó. Nếu bạn làm việc hăng hái, tận tâm, bạn không có thời giờ cho những chuyện vu vơ lãng trí, không có lợi cho tổ chức kinh doanh. Bạn luôn có những bận rộn cho việc cầu tiến, hữu ích cho nghề nghiệp hướng đi của bạn. Và “bất cứ việc gì bạn làm, làm với hết sức mình.” Bổn phận của người Cơ Đốc Nhân là tiến bộ mỗi ngày trong nghề nghiệp của mình, ngày hôm nay phải tấn tới hơn ngày hôm qua. Chúng ta phải cố gắng học hỏi, từ kinh nghiệm của người khác, hay từ chính kinh nghiệm sống của chúng ta, để cho mỗi ngày chúng ta thăng tiến, thực hành những điều chúng ta học hỏi được để làm được việc hay nhất, tốt đẹp nhất. Ông nhấn mạnh đến việc thành tâm cần mẫn trong công việc còn có nghĩa là phải tránh những công việc có thể gây tai hại cho sức khỏe, hay làm tổn thương đến niềm tin hay đạo đức luân lý của chúng ta, hay có tai hại cho người khác. Có những công việc đòi hỏi người ta phải lừa dối hay nói láo, hay tuân theo những phương cách, thói quen, phong tục ngược lại với lương tâm tốt. những công việc như vậy, Wesley khuyên, “…phải tuyệt đối tránh đi…vì được tiền của nhưng mất linh hồn.” Về phương diện để dành tiền bạn, John Wesley cũng cương quyết thách thức người nghe “đừng có phí của cải tiền bạc để làm thỏa mản đòi hỏi của xác thịt.” Ông muốn thính giả phải hiếu ý ông muốn nói đừng có ham muốn những việc như ăn uống quá mức, đua đồi theo thời trang, nhà cửa quá sang trọng,..” Ông kêu gọi “phải cắt hết những tiêu xài phung phí như vậy. Ông còn kêu gọi các bậc cha mẹ đừng có quá phung phí tiền bạc cho con cái. Ông nói, “tại sao chúng ta phải mua sự kiêu ngạo và tham muốn cho con cái, mua sự trống không, dại dột đi đến chỗ ham muốn có hại?” Tại sao chúng ta tiêu xài quá nhiều cho con cái để làm gia tăng sự quyến rũ và cám dổ đến cho chúng nó, chẳng khác nào chọc thủng cho chúng nó cái hố đưa đến những lo phiền. Đừng có để lại điều gì cho con cái để chúng có thể phung phí. Nếu bạn có lý do tin rằng con cái bạn sẽ tiêu phí tài sản của bạn để làm thỏa lòng chúng, làm tăng thêm lòng ham muốn của xác thịt, ham muốn của mắt, và kiêu ngạo của đời, thì bạn đừng để những cảm bẩy này lại cho chúng. Đừng dâng con cái bạn cho ma quỷ, hay cúng tế chúng nó cho các tà thần. Hãy thương xót con cái các bạn bằng cách loại bỏ những điều có thể làm cho chúng tăng thêm tội lỗi. và hậu quả là chúng bị đấm chìm vào hố sâu vào kiếp trầm luân, đọa đày. Thật là quái lạ về sự cuồng dại của một số cha mẹ nghĩ rằng họ không để lại cho con cái đủ điều kiện vật chất! Đừng có quăng tài năng lợi tức của chúng ta xuống dưới biển: Hãy để cái quan niệm ngu đần đó cho người không biết Chúa. Điều đó có nghĩa là đừng có quăng đi những gì làm cho chúng ta bị tốn kém, giống như quăng đồ vật xuống biển không bao giờ tìm lại được. Đừng có tiêu phí những điều đó để thỏa mản lòng ham muốn của xác thịt, lòng ham muốn của mắt, hay sự kiêu ngạo của đời. Không có làm điều gì để thỏa mãn kiêu ngạo của đời, để được tiếng khen của tha nhân. Cố gắng dành dụm có nghĩa là loại bỏ hết mọi chi phí cho mục đích làm thỏa thích lòng ham muốn vố ý tứ; làm thỏa mản long tham của xác thịt long tham của mắt, và kiêu ngạo của đời; không phung phí bất cứ thứ gì, dầu sống hay chết, để phạm tội, dầu việc đó cho chính bạn hay con cái; và sau đó – ban cho tất cả những gì bạn có thể ban cho, hay nói một cách khác, dâng hiến tất cả những điều bạn có cho Chúa. Đừng có quá hà tiện, như kiểu người Do Thái, chắt bón, nhưng phải sống theo thánh đồ của Đấng Christ. “Hãy trả lại cho Chúa những gì thuộc về Chúa”, không phải là 1/10, không phải lá 1/3, không là phân nửa, nhưng là tất cả là của Chúa. Sau khi trang trải cho chính bạn, cho gia đình bạn, cho gia đình đức tin của bạn, và cho đại chúng, nếu làm như vậy, bạn sẽ là người quản lý giỏi, nếu làm như vậy, bạn dâng lên cho Chúa như một thứ hương có mùi thơm, tức là một của lễ Ðức Chúa Trời đáng nhận, và đẹp lòng Ngài.
Anh em trong Chúa ơi, anh em chỉ có thể khôn khéo hay trung tín trong việc quản lý trừ khi anh em quản lý tài vật của Chúa.
Ron blue, Faith-Based Family Finances
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com