Thi thiên 126:6 “Mặt trăng không hại ngươi trong ban đêm.”
Đoạn Kinh thánh gây cho bạn khó hiểu nếu không biết xứ sở Palestine (Do Thái) có những sự khác thường.
Vào mùa thu, ánh sáng mặt trăng tại Palestine rất sáng, nóng chứ không êm dịu. Thỉnh thoảng khách bộ hành phải che dù để tránh ánh sáng của những đêm không tốt đó.

Thi thiên 126:6 “Mặt trăng không hại ngươi trong ban đêm.”
Đoạn Kinh thánh gây cho bạn khó hiểu nếu không biết xứ sở Palestine (Do Thái) có những sự khác thường.
Vào mùa thu, ánh sáng mặt trăng tại Palestine rất sáng, nóng chứ không êm dịu. Thỉnh thoảng khách bộ hành phải che dù để tránh ánh sáng của những đêm không tốt đó.
Áo dài và áo trong. Mathiơ 5:40.
“Nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn caí áo dài nữa“
Trang phục người Do thái gồm 2 phần:
Áo trong (áo vắn) gọi là Chiton giống cái bao làm bằng vải bông, vải gai mặc ở trong; có hai vạt dài đến khỏi đầu gối nhưng còn để lộ mắt cá, ống quyển chân. Aó này được mặc trong nhà, khi người Do thái nói đến trần truồng hay lột bỏ y phục; thì là họ nói đến lúc trên người chỉ còn mặc chiếc áo này thôi. Người nghèo nhất trong xã hội Do thái cũng có áo trong này để thay đổi.
Áo dài (áo ngoài) là áo lớn của đàn ông, giống cái mền mặc ở ngoài vào ban ngày, ban đêm dùng làm mền (chăn đắp) ;luôn áo này choàng phủ tay, khi cần làm việc thì tay áo được vén lên cho gọn; loại này thường mỗi người có một cái. Aó ngoài là áo không ai được quyền cầm giữ.
Bắt thăm: Công vụ 1:26 “Đoạn, bắt thăm, trúng nhằm Mathia“.
Phương pháp bắt thăm tại đây không phải là cầu may rủi, nhưng thật ra thì phương pháp này là rất tự nhiên; vì theo lệ thường thì tất cả các chức vụ và bổn phận phục vụ trong đền thờ đều được giải quyết theo cách ấy. Người ta viết tên các ứng cử viên lên những viên đá, bỏ vào một cái lọ rồi lắc mạnh cho đến khi có một viên đá được văng ra, trên vien đá ấy có tên người nào thì người đó được trúng tuyển.
Bão Galilê: Giăng 6:16-18 “Đến chiều, môn đồ xuống nơi bờ biển, và vào trong một chiếc thuyền, sang thẳng bờ bên kia, hướng về thành Cabênaum. Trời chợt tối, mà Đấng Chúa Giê-xu còn chưa đến cùng các môn đồ. Gió thổi ào ào đến nỗi biển động dữ dội. “
Biển hồ Galilê rất lớn: dài 21 km, ngang 11 km, chung quanh có núi bao bọc; mặt nước biển thấp hơn biển lớn 200m, biển hồ có nhiều cá, nước trong và sạch vì nước sông Giôđanh khi lớn tràn vào và có cửa thoát ra, nhiều ta còn gọi đây là hồ Ghênêxarết, hoặc Tibêriát. Trên các núi có nhiều hang ăn luồn nên khi có những cơn gió mạnh từ bên ngoài thổi đến thì nó thổi luônf vào các hang này và đổ thốc vào vùng biển hồ Galilê; do đó thường thường tạo thành những cơn bão bất chợt mà ngư dân không thể biết trước; nhất là các vơn gió tây, nó thường thổi mạnh và làm cho các tàu thuyền trên hồ không thể trở lại bờ phía tây được. Đó cũng là lý do khiên các môn đồ Chúa Giê-xu không biết được là sẽ có bão và họ có sự hoang mang, lo sợ dù họ là những người ngư dân rất lành nghề.
Đá vào ghim nhọn: Công vụ 26:14 “Hỡi Saulơ, Saulơ, sao ngươi bắt bớ ta? Ngươi đá đến ghim nhọn thì là khó chịu cho ngươi vậy “.
Hình ảnh một con bò thơ bị bắt vào ách lần đầu tiên nó đá chân để tìm cách thoát khỏi, nếu bị bắt mang ách cày thì người thợ cày có cầm trên tay một cây roi dài, đầu roi vót nhọn để sát vào gót chân con vật. Khi con bò đá thì lại đá trung vào cọn nhọn đó.
Con bò tơ phải học tập đầu phục một cách khổ sở cũng giống như Phaolô vâỵ.
Đo lường.
Cu đê: chiều dài của cánh tay, tính từ cùi chỏ đến đầu ngón tay giữa; trung bình vào khoảng 0,5m.
Echtađơ: khỏng 180 đến 200m.
Dặm: bằng 3000 cuđê; hoặc 5 ếchtađơ (tương đương 1500m).
Một ngàySabát: bằng 2000 cuđê; tương đương 1km.
Lốt: bằng 1/2 của Hin.
Hin: bằng 6,2 lít.
Bát: bằng 6 hin; gần 40 lít. (1 Vua 7;38 Ê xơ chiên 45:10)
Bình: bằng 1/2lít. (Mác7:4)
Đấu: dùng ở Khải huyền 6:6 thì bằng với một ô khác với dùng ở Sáng 18:6 và ở Samuên 25:18.
Ome: bằng 1/10 Êpha.
Hôme: bằng 10 Êpha.
Côrơ: bằng Ôme.
Đứng dưới cây rậm. Giăng 1:48 “Nathanaên thưa rằng: Bởi đâu Thầy biết tôi? Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Trước khi Philíp gọi ngươi, ta đã thấy ngươi lúc ở dưới cây vả “
Từ ngày xưa, người Do Thái vẫn thường thờ phượng, cúng tế ở dưới tàn lá những cây rậm, mát. Họ cũng thường đến đó, yên tịnh, để suy ngẫm về lời Chúa, về những suy nghĩ thuộc linh: mặt họ thì hướng về đền thờ Chúa tại Giêrusalem trong những khi cầu nguyện.
Gà gáy. Mathiơ 26:34 “Đức Chúa Giê-xu phán rằng: quả thật, ta nói cùng ngươi, chính đêm nay, trước khi gà gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần “.
Người Do thái cấm nuôi gà trong thành phố thánh vì sợ sẽ bị ô uế, do đó trong thành phố không có nuôi gà; tiếng gà gáy được nói đến ở đây có thể không phải là tiếng của con gà thật gáy sáng.
Vào lúc 3 giờ sáng tại Do thái người ta gọi là giờ gà gáy, bởi vì vào lúc đó thì lính vệ binh Lamã sẽ đổi gác ở lâu đài Antonia và dấu hiệu báo đổi gác là tiếng kèn.
Chữ latinh gọi tiếng kèn là gallicinium, nghĩa là gà gáy.
Gia thần. Sáng thế ký 31:19, 30 “Trong lúc Laban mắc đi hớt lông chiên người, thì Rachên ăn cắp các pho tượng thờ trong nhà của cha mình.”
Ngày trước, tại phương Đông thì mỗi gia đình thường có một số tượng nhỏ riêng biệt để làm thần phù hộ cho gia đình mình; đây cũng là vật được truyền nối tiếp cho các con trai trong nhà về sau, để xác định đó là người sẽ được hưởng sản nghiệp; người nào năm giữ các pho tượng này sẽ có quyền chính thức đòi hỏi phần gia tài mà người cha sẽ để lại.
Đây là lý do mà bà Rachên đã đánh cắp các pho tượng thờ trong nhà của Laban, bà muốn chồng bà là Giacốp phải được hưởng cơ nghiệp của cha bà; vì bà biết rằng phần lớn cơ nghiệp đó là do công lao của Giacốp đã tạo nên mà ch bà đã lường công lao của ông.
Đây cũng là lý do mà Laban vội đuổi theo Giacốp vì ông tưởng rằng Giacốp cố ý lấy pho tượng để sau này sẽ đòi hỏi phần gia tài với các con trai của ông, Laban đã hỏi ngay Giacốp “ Nhưng cớ sao cháu lại ăn cắp các pho tượng cậu? “ là vì có ý này. Và sau tìm không được các pho tượng, thì Laban đã yêu cầu lập chứng cớ nhăm cản trở Giacốp sau này không thể trở lại nơi ông mà dùng các pho tượng đẻ dành lấy gia sản, vì ông vẫn lo sợ là Giacốp đã thật ăn cắp và giấu kỹ các pho tượng để sử dụng về với ý đồ xấu gây thiệt hại cho gia đình ông.
Bình một dược. Nhã ca1:3 “Lương nhơn tôi giống như bó hoa một dược cho tôi, nằm ở giữa nương long tôi “.
Người phụ nữ Đông phương ngày xưa có người trang sức băng một sợi dây chuyền trên cổ, dây dài và thòng xuống trước ngực. Mặt dây là một cái lọ nhỏ bằng vàng hoặc bạc, được chạm trổ rất đẹp; bên trong lọ có đựng hương liệu một dược và trên nắp lọ có những lỗ nhỏ được những cơn gió độc, bịnh cảm gió v.v…. Và cả những người lân cận cũng hưởng được mùi hương và công dụng của nó nữa. Vì một dược là một hương liệu có công dụng chữa bịnh, thường được các lái buôn làm hàng hoá để bán, trao đổi.
Cây một dược có nhiều ở phía Đông ấn độ bên Arabi, là một loại cây cằn cỗi có vỏ màu xám lạt. Người ta rạch trên thân cây thì cây tiết ra từng giọt như nước mắt, để đặc lại thì có màu nâu, vàng đậm, rất dễ vỡ, đem nghiền ra thành bột để dùng lâu được, một dược có vị đắng nhưng hương thơm. Được dùng làm hương liệu, thuốc chữa bịnh.
Chất đá. Giô suê 7:26 “Kế ấy, chúng chất trên thây người một đống đá lớn, hãy còn đến ngày nay “.
Khi có một tội nhân bị giết chết, người Do thái chất đá chồng lên che lấp xác chết đo; và khi có người nào đi ngang qua đống đá làm mồ ấy thì họ ném thêm một hòn đá trên đống đá ấy để tỏ sự gớm ghiếc của mình đối với người đã chết đó.
Chôn cha. Mathiơ 8:21 “Lại một môn đồ khác thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã “.
Từ ngữ về chôn cha ở đây không có nghĩa là cha người ấy đã chết rồi, nhưng người ấy muốn nói rằng xin cho người về nhà; và cho đến khi nào cha người chết đi thì người ấy mới có thể đi theo Chúa Giê-xu được.
Con trai. Thi thiên 127:4,5
“Con trai sanh trong buổi đang thì, khác nào mũi tên nơi tay dõng sĩ. Phước cho người nào vắt nó đầy gùi mình! Người sẽ không hổ thẹn“.
Người Đông phương đặc biệt xem trọng con trai, một người phụ nữ khi sanh một đứa con nhất là con đầu lòng mà sanh con gái là một điều vô cùng xấu hổ; người ấy bị chê bai, xem thường. Có khi chính gia đình của người nữ ấy cũng không muốn chấp nhận người ấy, cho đến khi người phụ nữ ấy có được con trai cho nhà chồng.
Khi hay tin tại mọt nàh nào đó có người phụ nữ sắp sinh con, thì thường có một ban nhạc của làng đến chờ ở trước cửa, và đến khi họ nhìn thấy nét mặt những người trong nhà vui mừng thì họ trỗi nhạc lên để chúc mừng và họ sẽ được thưởng; nhưng nếu thấy gia đình có vẻ buồn là họ rút lui vì biết người nữ đã sanh con gái, lúc bấy giờ nếu mà ban nhạc cử nhạc lên sẽ là sự xỉ nhục, xấu hổ cho người đàn ông chủ nhà.
Vấn đề quan trọng được mọi người quan tâm là một đứa con trai đã chào đời, còn người mẹ thì không được quan tâm lắm. Trong một gia đình thì dù có bao nhiêu con trai cũng được cả, càng nhiều con trai sẽ càng có vinh dự trong cộng đồng đang chung sống; cũng sẽ như có thế lực, sức mạnh cho cả gia tộc đó.
Nếu người nữ chỉ sanh con gái thì người đàn ông có thể nhanh chóng lấy vợ khác để mong tìm con trai cho dòng dõi, gia tộc. Nếu người đàn ông có vợ mà không có con thì bị xem là giảm hình ảnh của Đức Chúa Trời trên đất và như vậy sẽ không được vào thiên đàng.
Trong lời cầu nguyện buổi sáng của người đàn ông Do thái thì họ thường có lời cảm tạ Chúa đã không dựng nên họ là người ngoại bang súc vật và không phải là đàn bà.
Cối đá. Mathiơ 18:6 “Song, nếu ai làm cho một đứa trong những đứa nhỏ này đã tin ta sa vào tội lỗi, thì thà buộc cối đá vào cổ, mà quăng nó xuống đáy biển còn hơn”.
Chữ cối đá đây là chữ mulos onidos, chỉ về một loại cối lớn, nặng phải dùng đến sức kéo của một con lừa mới kéo được.
Trong nguyên văn: quăng tít ngoài khơi.
Người Do thái rất sợ chết ở trong biển, hoặc chết chìm; với họ đó là biểu hiện của sự huỷ diệt hoàn toàn.
Khi một thầy dạy đạo Do thái muốn nói là người ngoại và dân ngoại sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn thì ông ta sẽ nói là: “Họ sẽ bị quăng xuống biển“.
Điều này nói lên tính cách khủng khiếp của án phạt, của sự hư mất đối với kẻ phạm tội và sẽ bị trừng phạt.
Như vậy, khi nói là làm cho một đứa trẻ phải sa vào tội lỗi là muốn nói nên rằng đã làm cho nó phải chết một cách thật nặng nề không thể cứu vãn được.
Hạt cải. Luca 17:6 “Nếu các ngươi có đức tin trông bằng hạt cải“.
Còn được gọi là mù tạt, hạt rất bé nhẹ, nhưng bên trong chứa đựng mầm sự sống, sự phát triển rất mạnh. Khi cây lớn lên cao khoảng 2 đến 3 mét; nó có nhiều nhánh lá (hình dáng tương tự như một cây ổi vậy).

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]