Quay trở về Saut-Bend, tôi lại vùi đầu vào công việc. Trong hai năm tiếp theo đó chúng tôi củng cố Hội thánh và trả hết tất cả các khoản nợ. Trong quãng thời gian này chúng tôi cũng được ban phước sanh thêm cậu con trai thứ hai, Stiven, chào đời vào ngày 27 tháng 7 năm 1950.
Nhưng những ý tưởng về cánh đồng toàn thế giới không bao giờ lìa khỏi tôi. Để thực hiện được ước mơ đó chúng tôi đã tổ chức những buổi đại hội chuyên đề truyền giáo. Người ta đến thành đám đông tại Đền thờ Gô-gô-tha, và sự dâng hiến thu lại được nhiều gấp nhiều lần so với bất kỳ dịp đại hội truyền giáo nào được tổ chức trước đó. Thần của Đức Chúa Trời giáng đổ xuống đầy dẫy trên những thành viên dự nhóm.

Vào buổi chủ nhật cuối cùng của đợt đại hội đó, khoảng ba giờ chiều, tôi đang nghỉ trong phòng ngủ của mình trước buổi nhóm cuối cùng. Thình lình Chúa bỗng nói với lòng tôi. Những lời của Ngài không nghe rõ thành tiếng bằng thính giác tự nhiên, nhưng tôi hiểu rõ chúng không thể nhầm lẫn chút nào. Điều mà Ngài nói đã thay đổi một cách cội rễ cả cuộc sống tôi.
Dc nói: “Con sẽ vì Ta mà đi đến Ma-ni-la không?”
“Nhưng Chúa ơi, bây giờ công việc ở Saut-Bend đang trong guồng hoạt động hết cỡ. Ngài đã kêu gọi con đến thành phố này, nhưng con còn chưa kết thúc công việc của mình ở đây – Rất nhanh, tôi nhận ra mình đang tranh luận với dc, – Tại sao Ngài lại không cử ai đó khác đi thay chỗ con? Còn con sẽ ở lại đây và sẽ quyên hiến tiền cho mục đích truyền giáo và con sẽ đi đến đó thăm viếng và truyền giảng như một giáo sĩ?”
Chúa không tranh luận, nhưng giọng nói nhẹ nhàng của Ngài cứ nhắc đi nhắc lại: “Con sẽ vì Ta mà đi đến Ma-ni-la không?”
Tôi vẫn luôn bị dày vò bởi khải tượng về thế gian đang thẳng đường đi xuống địa ngục. Khải tượng này chưa bao giờ rời khỏi đầu óc tôi. Ban đêm những cảnh tượng đó lại hiện đi hiện lại đến cho tôi. Khải tượng về những con người tuyệt vọng đó không bao giờ từ bỏ tôi.
Vào ngày hôm đó lòng tôi nặng trĩu như chưa bao giờ có trong đời. Và không còn một sự dao động nào nữa, từ sâu thẳm tận đáy lòng tôi kêu lên: “Lạy Chúa, Chúa biết con sẵn sàng đi đến bất cứ góc nào của trái đất, miễn là Ngài sẽ đi cùng con. Vâng, con sẽ đi đến Ma-ni-la.”
Chúa đáp lại: “Ta sẽ làm cho con nhiều hơn rất nhiều so với những gì Ta đã làm trước kia.” Thật là một vấn đề! Thật là một lời hứa!
Cảm giác nặng nề trong lòng lập tức rời khỏi tôi. Tâm hồn tràn ngập một cảm giác vui mừng say sưa, dường như những dòng sông phước hạnh thiên thượng đổ tràn xuống trên tôi. Đức Thánh Linh ấn chứng trong lòng tôi rằng quyết định của tôi hoàn toàn phù hợp với ý muốn của Đức Chúa Trời.
Ngay chiều hôm đó tôi tuyên bố với vợ:
– Em yêu, chúng ta chuyển đến Ma-ni-la! Chúng ta sẽ đi khỏi Saut-Bend và sẽ bắt đầu làm việc Chúa tại Phi-líp-pin
Lui-sa mỉm cười và hỏi lại một cách rất nghiêm túc:
– Bao giờ?
– Khi nào chúng ta thu xếp đồ đạc xong, – tôi đáp lời.
Sau đó tôi kể với nàng về điều mà Chúa đã nói với tôi. Nàng biết là tôi không nói đùa, và tỏ thái độ đồng ý đi cùng với tôi bất cứ nơi nào.
Khi tôi lần đầu tiên thông báo tin mới này với cả ban chấp sự và hội chúng Hội Thánh, thì cảm tưởng như không có một người nào tin nổi rằng thật sự Chúa đã phán bảo tôi phải chuyển đến Phi-líp-pin. Nhiều người đã nói là tôi bị mất trí rồi, nếu quyết định rời bỏ một trong những Hội Thánh thành công nhất trong cả thế giới lúc đó để mà đi làm công việc mở đường ở Phương Đông. Người ta miễn cưỡng chấp nhận quyết định thôi việc của tôi và bầu chọn lấy một mục sư khác.
Khi chúng tôi với cả gia đình đã sẵn sàng để đi thì Ma-ni-la như thiêu đốt trong lòng tôi. Một trong số những thành phố lớn nhất thế giới đang thách thức tôi.
Ma-ni-la là một thành phố nói tiếng Anh, với dân số vài triệu người sinh sống. Vào thời điểm đó thành phố được coi là đa số theo công giáo, và những tôn giáo thờ thần tượng và các chi phái tà giáo khác nhau cũng sống được ở đó nữa. Trong cả thành phố không hề có một Hội Thánh Phúc Am trọn vẹn nào sống động và tích cực.
Qua nhiều năm tôi đã học được cách Đức Chúa Trời hành động. Tôi biết rằng Đức Chúa Trời hành dộng qua những con người và kêu gọi những con người cụ thể cho những nhiệm vụ cụ thể. Trong sự Toàn Tri của Ngài, và cho mục đích của Ngài mà Chúa đã kêu gọi tôi đến Ma-ni-la. Dưới cánh tay toàn năng của Đức Chúa Trời tôi cảm thấy mình vừa tự hào, vừa nhu mì.
Tôi cũng hiểu được đôi điều về thời điểm của Chúa. Chúa bao giờ cũng có thời điểm của Ngài cho mọi sự: để can thiệp vào cuộc sống con người, để phấn hững, để cứu giúp và giải phóng. Tôi cũng biết rằng mình phải cùng hành động với Đức Chúa Trời trong thời điểm của Ngài, nếu không những cơ hội đang mở ra đó sẽ bị mất đi vĩnh viễn và công việc sẽ còn lại mà không được hoàn thành.
Đối với tôi mọi sự đó không phải là một tiếng gõ cửa nhè nhẹ hay là một cú đẩy vào cánh cửa cơ hội. Mà đó là một tiếng gõ liên tục, đòi hỏi phải đáp lời, và thời gian càng khẳng định rằng ngày hôm nay đã đến lúc rồi.

Chương 8

Mùa hè năm 1952 những tàu biển xuyên lục địa bãi công và nằm đậu nơi bến cảng. Chúng tôi với cả gia đình rời bến San-Francisco trên một chiếc tàu chở hàng Thuỵ điển, lên đường đi đến miền phía nam của Thái bình dương. Một người khách duy nhất nữa ngoài gia đình chúng tôi là một giáo sĩ Giám lý với gia đình ông ta. Sau hai mươi hai ngày bơi trên biển chúng tôi đến khu tập trung Phi-líp-pin.
Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi ở Ma-ni-la là khu nhà sinh viên của Học viện Kinh thánh Ve-fil. Nhóm người của trường Kinh thánh dưới sự lãnh đạo của Floyd Horst đã chờ đợi chúng tôi đến. Họ thuê giúp cho Hội Thánh mới của chúng tôi một phòng nhóm với chi phí 115 đô-la một tháng. Nó nằm ở gần vành đai của thành phố và cách trung tâm Ma-ni-la 8 dặm. Đó là khu vực Ton-đô và đó là khu nhà ổ chuột tồi tệ nhất trong thành phố – là khu vực của gái điếm và lưu manh. Nhiều người dân thành phố Ma-ni-la sợ không dám bén mảng tới đó, nhất là vào ban đêm.
Phòng nhóm vốn là toà nhà của một chợ rau, được rào bốn xung quanh bằng hàng rào dây thép. Ngay cạnh toà nhà là một cống dẫn nước thải. Một mùi hôi dễ sợ thường xuyên đến nỗi nhiều tín hữu của chúng tôi phải ngồi bịt mũi bằng khăn mùi soa. Có một lần tôi còn nhìn thấy ngay trước cửa Hội Thánh xác của hai con lợn chết với ruồi bâu đầy.
Trong buổi nhóm đầu tiên trong toà nhà dị dạng của chợ rau đó chỉ có bốn mươi người đến dự. Trong số họ thì 25 người là sinh viên trường Kinh thánh, còn những người khác là khách đến từ các Hội Thánh khác. Tôi không có một người giúp việc nào mà tôi có thể tin tưởng nhờ cậy vào được. Tình trạng này thật sự là một thử thách nghiêm trọng sau một Hội Thánh khổng lồ và thành công ở Saut-Bend. Nhưng dù sao tôi vẫn thấy hài lòng và tin rằng công việc của tôi chính là điều tiên định của Đức Chúa Trời.
Hầu như ngay sau khi chúng tôi đến, thì tôi được mời đến Ba-gui-ô. Đây là một thành phố ở bắc Lu-son và như là một cái cổng để vào khu vực nổi tiếng với những tay săn đầu người. Bà giáo sĩ người Mỹ Elva Vanderbut Soriano mời tôi đến truyền giảng cho những bộ tộc sơ khai mà bà đang làm việc với họ.
Chúng tôi cùng với Luisa đọc thấy trong những tờ báo Ma-ni-la lời cảnh báo phải tránh xa các thác nước và các dòng sông ở vùng Lu-son, vì chính ở các nơi đó những kẻ săn đầu người hoạt động đặc biệt tích cực. Trong nhà xác của trại lính không quân tôi đã nhìn thấy những gì còn lại của hai sĩ quan dại dột lạc đến những vùng núi cấm đó. Xác họ chỉ còn lại một vài mảnh với dấu răng cắn, với lại đầu gối và bàn chân. Những kẻ ăn thịt người kia đã ăn hết thịt họ. Có thể bây giờ đầu của họ còn đang treo lơ lửng đâu đó trong một chiếc lều tại một làng mạc xa xôi hẻo lánh. Nhưng về phần tôi, thì tôi lại mơ ước đem được Tin lành đến cho những linh hồn lầm lạc đó.
Bà Soriano là một người phụ nữ tuyệt vời. Vào thời điểm tôi gặp bà, thì bà đã sống ở Ba-gui-ô mười ba năm không nghỉ phép. Bà làm việc chủ yếu với những người I-go-rot, một trong những bộ lạc lớn nhất của Lu-son. Cần phải để ý đến cách mà bà đã chinh phục được lòng tin của những người đó, thông thường vốn không tin tưởng những người ngoại.
Có một lần một thanh niên bộ lạc I-go-rot bị vào tù vì tội ăn trộm. Khi đến lúc phải thả cậu ta ra, những quan chức thành phố không biết phải làm gì với nó. Ông cảnh sát trưởng gặp bà Elva trên phố, đã hỏi xem bà có muốn nhận dạy dỗ một cậu bé người ngoại này không. Bà đồng ý và như vậy, gần như là tình cờ, bà đã trở thành giáo sĩ, và bà cũng dâng cuộc sống mình luôn cho mục đích này.
Elva dẫn cậu bé về nhà mình, tắm rửa cho nó và cho nó mặc bộ quần áo tử tế lần đầu tiên trong đời. Bà diệt người nó hết rận, và chữa lành hết tất cả các vết thương vết cắn trên thân thể, dạy nó biết cách ăn nói cư xử, và dẫn nó đến với Đấng Christ. Cậu bé đó té ra là rât lanh lợi và nắm bắt mọt sự rất nhanh chóng. Rất nhanh sau đó cậu trở thành một thanh niên bình thường và hạnh phúc.
Đến tai những người cùng bộ lạc với cậu ở trong núi xa xôi tin tức về việc một người đàn bà da trắng đã tiếp nhận và dạy dỗ một đứa con cuả họ. Một số đại diện của bộ lạc đã băng qua rừng rậm để về tới thành phố, để xem người ta đối xử với cậu ra sao. Một lần bà Elva bắt gặp những ánh mắt đen đang theo dõi bà, từ sau những cây cối. Bà đã bị bao vây bởi những kẻ săn đầu người.
Họ gọi cậu bé đến và hỏi: “Bà kiều dân này làm gì với mày? Nó có định ăn thịt mày không?” Đối với nhiều người trong số họ thì đây là người phụ nữ da trắng đầu tiên mà họ gặp. Khi thấy rõ là đứa bé khoẻ mạnh và vui vẻ, họ bèn muốn biết vì sao người phụ nữ từ một nước khác lại đem lòng yêu mến bộ lạc của họ. Họ mời bà đến làng của mình. Bằng cách đó, bà có được cơ hội để kể cho những kẻ ăn thịt người này về Cha thiên thượng yêu thương và săn sóc mỗi một người chúng ta. Chẳng bao lâu dưới sự bảo hộ của mà Soriano bắt đầu có thêm nhiều những đứa trẻ của bộ lạc này. Bà đã nhận được danh hiệu “Mẹ của núi rừng Lu-son”.
Trong bộ lạc này có một hủ tục cho rằng một trong hai đứa trẻ sinh đôi là con của ma quỉ. Người bộ lạc này cho rằng người phụ nữ bình thường chỉ có thể ban sự sống cho một đứa trẻ, cho nên đứa kia là thuộc về ma quỉ. Và vì lý do rằng không ai có thể nói được đứa trẻ nào trong những hài nhi đó là con của quỉ, cho nên thông thường cả hai đứa đều bị giết hoặc đem cho thú vật ăn.
Bà Soriano bắt đầu tìm cứu những đứa trẻ sinh đôi và nuôi dạy chúng. Bà sai những đứa trẻ lớn tuổi hơn vào rừng để tìm xem những trẻ sinh đôi nào mới có. Mỗi khi bà được biết về những đứa trẻ như vậy, thì hoặc bà đến xin bố mẹ chúng cho bà, hoặc bà doạ sẽ báo cho chính quyền Phi-líp-pin biết để trừng trị họ về tội ác đó. Những con người thô sơ đó vui lòng đem cho con mình đi còn hơn là đem chúng làm mồi cho thú vật. Hai trong số những đứa trẻ được cứu như vậy bà đã đặt tên là Lester và Luisa để tỏ lòng tôn trọng tôi và vợ tôi.
Khi những người bộ lạc này hiểu rõ hơn về bà Soriano, thì họ mời bà đến làng của họ để giảng về Tin lành tình yêu thương mới này. Kết quả là nhiều người đã đến với Đấng Christ, và trong số những kẻ săn đầu người đã hình thành dần một nhóm tín hữu. Bà gửi một số thanh niên đi học các trường Kinh thánh ở các vùng khác ở Phi-líp-pin, để huấn luyện họ sẵn sàng cho công việc truyền giảng Tin lành.

Những người I-go-rot sống trên vùng núi này trong mọi lĩnh vực của đời sống họ đều có những phong tục rất phức tạp. Họ có những lễ nghi riêng của mình cho đám cưới, đám ma, chiến trận và tôn giáo, và cũng có một trật tự đặc biệt để ăn mừng cho các ngày lễ hội.
Một trong những lễ nghi quan trọng nhất liên quan đến cái chết của một người chiến binh. Nếu anh ta bị chết do tình cờ hoặc trong chiến trận, thi thiể của anh ta ngay lập tức được đem đến lều của anh ta. Ở đó thân thể của anh ta được đặt vào trong một cái ghế tử sĩ. Những người phụ nữ và trẻ em nhảy múa xung quanh thi thể và kêu gào với anh ta là họ sẽ báo thù cho cái chết của anh ta. Lễ nghi đó diễn ra tại làng quê của anh ta, còn người vợ của anh ta trong lúc đó lại phải ở làng bên cạnh và một mình than khóc sự tang tóc của mình…
Sau khi chôn cất, những chiến binh lại họp nhau lại cho một lễ nghi nữa. Thầy tế đứng giữa vòng các chiến binh và cắt cổ một con gà đang sống. Tất cả chăm chú nhìn xem con gà cụt đầu đó vùng vẫy đôi cánh. Khi nó ngã xuống, cái cổ đang phun máu của nó nằm hướng về người chiến binh nào, thì người đó được chọn làm kẻ báo thù cho chiến binh đã bị giết chết. Người này cầm lấy giáo của mình và bắt đầu cuộc săn lùng đầu người cho đến khi nào làm xong nhiệm vụ của mình. Như vậy, một cái chết lại dẫn đến một cái chết khác. Sự giết chóc lẫn nhau và mối nợ máu giữa các chiến binh của các bộ lạc cứ thế tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Suốt thời gian bao nhiêu thế kỷ, một số bộ lạc những kẻ săn đầu người đã ăn cả thịt người nữa. Họ tin rằng đó là cách biểu hiện sức mạnh và sự thắng thế của mình trên kẻ thù. Để chứng tỏ sức mạnh của mình, những chiến binh phải khoe khoang về số lượng đầu lâu người mà họ treo ở xung quanh lều của mình.
Những kẻ săn đầu người không cùng một giống với những người sống ở vùng đồng bằng và trong các thành phố Phi-líp-pin. Một số nhà nghiên cứu chủng tộc cho rằng họ có liên quan gần gũi với những người Mong-gol sống trên lãnh thổ Trung quốc. Những người khác cho rằng họ liên quan với nhóm người ở Mã-lai, hoặc thậm chí cả những người da đỏ ở Mỹ nữa. Dù điều đó có xảy ra lúc nào đi nữa, khi Chúa đã phân rẽ các dân tộc ra trên đất theo mục đích của Ngài, thì những người thổ dân này đã bị chia cắt khỏi những người dân khác và khỏi những nền văn hoá văn minh khác. Đó là những người kỳ lạ, khác thường, vóc dáng thấp bé với khuôn mặt nhỏ, có những nét giống vượn. Nhưng, những người nào bắt đầu đi học thì bắt đầu thể hiện những khả năng sáng tạo, thông minh và tài năng nữa. Một số người đã trở nên những chuyên gia giỏi trong thế giới văn minh hiện đại.
Cùng thời với Ap-ra-ham thìnhững người I-go-rot bắt đầu trồng trọt trên các sườn núi đá những nương luá nổi tiếng thế giới. Những nương lúa xanh trên các sườn núi quả thật là một quang cảnh kỳ diệu khó tưởng tượng.
Nền văn minh chậm chạp đến với những người đã hàng nghìn năm sống xa cách mọi người khác trên các sườn núi Lu-son. Chỉ có đôi khi bắt gặp một mái nhà tôn, hoặc chiếc đài chạy bằng pin mới nhắc cho chúng ta rằng mình đang sống ở thế kỷ hai mươi. Thậm chí quân đội của hoàng đế Nhật bản cũng không khuất phục nổi họ. Nhưng, thời điểm của Đức Chúa Trời dành cho những người I-go-rot đã điểm.
Tôi không hề cảm thấy sợ hãi khi đội ngũ nhỏ bé của chúng tôi lên đường đi đến tỉnh miền núi Lu-son trên những đỉnh núi Co-đi-lê. Tôi biết rằng Đức Chúa Trời ở cùng chúng tôi. Đến lúc này đến nhiều làng I-go-rot vẫn chưa có đường đi. Trong vùng này những sườn núi rất gập ghềnh và đặc biệt khó khăn cho người đi bộ. Rừng rậm dày đặc và khó đi lại chi chít những sông suối bị sương mù che phủ, thậm chí phủ trên cả các đỉnh núi. Để đến được các làng, chúng tôi phải mất nhiều tiếng đồng hồ đi xuyên qua rừng rậm, vượt qua các dòng suối chảy xiết và các nương lúa.
Đội truyền giảng gồm hai mươi người của chúng tôi gần như là một đội quân. Chúng tôi đi lên núi và mang theo mình thức ăn, lò lửa và túi ngủ. Tại các làng xa xôi chúng tôi lấy một lều và treo một tấm trải giường để ngăn ra hai bên nam và nữ. Những người không mang túi ngủ theo thì phải ngủ dưới đất.
Cả bộ lạc chạy đến xem buổi nhóm do những người ngoại quốc tổ chức giữa trời trước một nhà xây nhỏ. Đèn được treo xung quanh, còn những người dân bản xứ thì ngồi xếp bằng tròn trên đất.
Có một lần buổi chiều trong lúc tôi đang truyền giảng một người phụ nữ trong bộ lạc đó bắt đầu kêu lên những tiếng kỳ lạ, cố tìm cách phá đám buổi nhóm. Tôi giơ tay lên, nhìn vào bà ta và lớn tiếng ra lệnh: “Ngươi phải im ngay và không được nói tiếp nữa!” Lúc đó tôi không biết rằng bà ta là phù thuỷ chính của làng này.
Khi người phiên dịch lặp lại câu ra lệnh đó, thì cảm thấy như quyền năng của Đức Chúa Trời giáng xuống trên chúng tôi, và người phụ nữ đó lên cơn co giật kinh khủng. Tôi lại ra lệnh cho bà ta: “Ta ra lệnh cho ngươi phải im lặng và bình tính lại”.
Bà phù thuỷ im bặt. Từ ngày đó trở đi bà ta không bao giờ còn tiếp xúc được với ma quỉ nữa. Quyền lực của sa-tan trên bà ta đã bị huỷ phá. Trong suốt nhiều tháng sau đó một chủ đề chính của các câu chuyện trong bộ lạc là chiến thắng của Đức Chúa Trời.
Tôi hết sức vui sướng được chứng kiến một số người I-go-rot đã tiếp nhận Chúa Jê-sus làm Cứu Chúa của mình. Sau khi cải đạo họ đã ngay lập tức chấm dứt phong cách sống cũ. Nhờ Đấng Christ họ đã trở nên những người hoà nhã, thân thiện và đầy lòng yêu thương.
Rất là thú vị được hầu việc Chúa cho những người đi săn đầu người, và tôi cũng rất thích thú. Phải nói thật là khá hấp dẫn việc dành nhiều thời gian hơn nữa cho những con người đó. Thực tế mà nói, rất nhiều người nghĩ rằng sự kêu gọi chính của các giáo sĩ là ở chỗ đó. Chính chủ đề này thu hút nhiều người nghe hơn cả trong các câu chuyện về các giáo sĩ ở nước Mỹ.
Nhưng lòng tôi đã thuộc về thành phố Ma-ni-la sôi động và ồn áo, và mọi cố gắng của tôi đều hướng về đó. Trong thành phố có tập trung những đám dân đông. Tôi biết rằng các thế lực tà linh cũng sẽ chống đối quyết liệt, ở trong Ma-ni-la ngoại đạo văn minh và có học, cũng như đã chống đổi ở trong bộ lạc của những kẻ săn đàu người. Tôi cần phải đem đến cho họ tin lành về sự cứu chuộc trong Chúa Jê-sus Christ.

Nửa năm đầu tiên ở Ma-ni-la quả là thật sự khó khăn. Đến cuối giai đoạn đó tôi vẫn còn dừng ở điểm số không như trước. Tôi nghĩ rằng mình có thể làm được ở đây những điều như mình đã làm ở Saut-Bend, nhưng chẳng có việc gì kết quả cả. Tôi có được những người mới cải đạo, nhưng khi tôi tìm cách giúp đỡ họ lớn lên trong đức tin, thì nhất định là họ cho tôi những địa chỉ giả, và có lẽ là những tên giả nữa.
Điều hiển nhiên là chúng tôi sẽ không bao giờ xây dựng được Hội Thánh mạnh mẽ và sống động với những nhân sự địa phương, nếu như chúng tôi không tìm được một địa điểm khác cho Hội Thánh. Tôi bắt đầu tìm kiếm một mảnh đất ở trung tâm thành phố, nơi mà có thể xây đựng được Hội Thánh, cho dù chính tôi còn chưa có dân sự của mình. Tôi vẫn tin chắc rằng Đức Chúa Trời sai tôi đến để xây dựng một trung tâm Tin lành lớn. Nó sẽ phải trở thành một toà nhà chính yếu nhất của Ma-ni-la trên nền các toà nhà của chính phủ, và vì thế nên tôi cần phải có một mảnh đất phù hợp.
Tại ngã tư giữa đại lộ Taft và I-saac-Pe-ral, trên một trong những ngã tư chính của phần đất tốt nhất thành phố, có một khoảng đất trống, nơi có một quả bom đã rơi xuống đó trong thời kỳ chiến tranh. Bên cạnh đó là toà nhà của chính phủ, trung tâm mới của Y.M.C.A. (Hiệp hội Thanh niên Cơ-đốc), toà nhà Chữ thập đỏ, và ngay sau góc phố là toà nhà của Hiệp hội Kinh thánh Mỹ. Nhờ sự giúp đỡ của ngài Paul Pipkin và sự giúp đỡ của bạn bè ở quê nhà, chúng tôi đã thu gom được hai chục ngàn đô-la để mua mảnh đất tuyệt vời đó.
Ngay trước ngày lễ Tạ ơn tôi nhận được một bức điện từ Úc, đến từ nhà truyền giảng A. Valdes con. Trong đó có nói: “Nếu anh ủng hộ các buổi nhóm của tôi, tôi sẽ đến Ma-ni-la tổ chức các buổi truyền giảng toàn thành phố và sẽ thu thập các quyên góp cần thiết.”
Tôi lập tức triệu tập tất cả các thành viên của Hội Thánh tôi (lúc đó bao gồm có tôi và vợ tôi). Chúng tôi gửi bức điện trả lời ông Vandes với nội dung như sau: “Hội Thánh 100% của ông. Hãy gửi tiền để quảng cáo truyền giảng”.
Thật tức cười nếu nói về việc truyền giảng toàn thành phố trong phòng nhóm dị dạng xấu xí của chúng tôi. Cầu nguyện xong về vấn đề đó, chúng tôi lên đường đến gặp ông điều hành quần ngựa San-Lazarno. Ông ta chưa bao giờ nghe đến những buổi hội họp tôn giáo nào có thể tổ chức tại sân quần ngựa.
– Thế có buồn cười không khi tổ chức hội nhóm ở một nơi mà dành cho ngựa chạy? – ông ta thốt lên.
– Không, không buồn cười đâu, – tôi trả lời, – ông có sân vận động mà chúng tôi cần.
– Nhưng tại sao ông không tìm đến một Hội Thánh nào khác?
Với một sự lạc quan lớn của đức tin tôi tuyên bố với ông ta:
– Người ta sẽ đến với chúng tôi đông đến nỗi không có một Hội Thánh nào đủ chỗ chứa. Sẽ có hàng nghìn người đến đây, và họ sẽ nhận được sự cứu rối và sự chữa lành.
Mắt ông ta chợt sáng lên.
– Ông vừa nói là họ sẽ được chữa lành?
– Vâng, Đức Chúa Trời sẽ chữa lành cho họ.
– Nghe này, – ông ta nói, – tôi có một người em bị bại liệt. Nếu ông đảm bảo rằng anh ta sẽ được chữa lành, thì ông có thể xử dụng sân quần ngựa này miễn phí.
Không ngần ngừ một giây phút nào, tôi quyết định cho đức tin mình được thử thách:
– Được, tôi đảm bảo với ông điều đó.
Sau đó ông ta đề nghị tôi trả tiền cho năm mươi nhân công thu dọn của sân quần ngựa. Điều này khiến tôi phải chi phí chỉ có 300 $ một ngày. Tôi trả luôn cả 2 tuần.
Tôi nhanh chóng in quảng cáo cho nhóm truyền giảng. Cùng với Floyd Hurst, một giáo sĩ khác nữa, chúng tôi ban đêm đi khắp thành phố và tất cả chỗ nào có thể đều dán thông báo về những buổi nhóm sắp đến. Chúng tôi cũng đăng thông báo trên tờ báo lớn “Thời báo Ma-ni-la”, được phát hành trên tất cả các hòn đảo Phi-lip-pin.
Ngày khai mạc hội truyền giáo có khoảng một ngàn hai trăm người đến dự. Họ ngồi chiếm một ngăn trong cả sân vận động khổng lồ. Ngày hôm sau người ta đến đông hơn, và cứ mỗi ngày số lượng họ càng tăng thêm. Từ khắp các hòn đảo của khu tập trung hàng chục người kéo đến chỗ chúng tôi. Trước khi đợt truyền giảng kết thúc, cả phần sân vận động có mái che đã chật kín người. Chúng tôi chỉ không dùng đền những chỗ ngồi không có mái che.
Sau hai tuần có khoảng 20.000 người tiến lên phía trước để ăn năn. Nhưng có nhiều người đã tiến lên nhiều lần trong thời gian đợt truyền giảng. Lượng người qua xếp hàng để được cầu nguyện là 10.000 người. Sau một buổi truyền giảng chúng tôi cầu nguyện đến khuya cho những người bệnh và đau đớn. Tôi nhận thấy là trong hàng người đợi được cầu nguyện hết ngày này sang ngày khác vẫn cứ là những người cũ.
Tôi cảm giác rằng, dù cho tầm cỡ quy mô truyền giảng như vậy, nhưng chúng tôi lại chẳng đạt được gì. Tôi không biết chắc rằng những người đó có hiểu thế nào là sựu cứu rỗi hay không nữa. Sau khi đợt nhóm kết thúc và nhà truyền giảng lên đường về nước tôi nghĩ rằng, rất có thể tôi lại còn lại với toà nhà dị dạng của mình mà không có ai cả. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho tôi sự khôn ngoan để thông báo rằng những ai mong muốn làm báp-tem nước cần đến gặp nhau ngày chủ nhật ở bở biển Ma-ni-la. Hàng trăm người đã giơ tay lên, khẳng định sự đồng ý làm báp-tem cũng giống như Chúa Jê-sus đã chịu ở sông Giô-đanh.
Thật ngạc nhiên cho tôi, đến ngày chủ nhật đó trên bờ biển tôi nhìn thấy hàng ngàn người đến. Tôi nói rất thẳng với đám đông, để làm cụt hứng những ai chưa chắc chắn về sự dâng mình của mình. Tôi muốn biết chắc là chỉ chịu báp-tem nước những người đã có quyết định chắc chắn đi theo Đấng Christ. “Các bạn phải sống một cuộc sống thánh sách và phải trả giá, nếu các bạn quyết định tiếp nhận báp-tem nước. Các bạn có thể sẽ gặp khó khăn liên quan đến việc này. Các bạn phải biết chắc là mình muốn điều đó”.
Mặc dù vậy ngày hôm đó có ba trăm năm mươi chín người đã tiếp nhận báp-tem bằng sự nhúng chìm nhân danh Cha, Con, và Đức Thánh Linh. Hội Thánh của chúng tôi đã ra đời trong dòng nước ấm áp của bờ biển Ma-ni-la như vậy đấy. Những người đã chịu báp-tem nước ở lại với chúng tôi. Tôi hồi hộp theo dõi họ nên thánh trong đời sống mình và bắt đầu đem lại những bông trái của sự thánh khiết. Thánh Linh đã làm mọi công việc đó trong họ không cần đến sức ép nào từ phía tôi. Tôi cũng để ý thấy rằng trong đời sống những con người đi thao Chúa bắt đầu mức sống được cao lên, và Ngài bắt đầu ban cho họ sự thạnh vượng. Trong số họ có nhiều người mà sau này đã trở thành mục sư và nhà truyền giảng.
Trong năm đầu tiên hầu việc Chúa ở Ma-ni-la chúng tôi đã nhóm được trong trường học chủ nhật bốn trăm hai mươi ba người. Chúng tôi rất chật chội trong nhà nhóm cũ, nơi đó còn có một lớp riêng dành cho những đứa trẻ trần truồng. Có khoảng mười lăm đến hai mươi đứa trẻ hoàn toàn không có quần áo gì cả, và chúng tôi dẫn chúng vào một lớp riêng để không bị lẫn với những đứa trẻ khác.
Sau khi mua mảnh đất ở trung tâm Ma-ni-la, tôi tìm thấy một cái ga-ra cho máy bay B-52, thuộc về công ty Pepsi-Cola. Các ga-ra đó không có ai xử dụng, và giá trị của nó phải tới năm mươi ngàn đô-la, nhưng công ty Pepsi-Cola bán cho chúng tôi chỉ với giá mười ngàn đô-la. Charles Blair ở Denver đã giúp đõ chúng tôi thu thập đủ số tiền để mua ga-ra đó, nhờ đến chữ ký của một số người bạn của chúng tôi ở Mỹ. Chúng tôi mua được ga-ra đó mà không cần đến bất cứ một sự giúp đỡ tài chính của một giáo phái nào. Hết ngày này qua ngày khác chúng tôi chỉ đơn giản trông cậy vào Đức Chúa Trời trong việc chu cấp mọi điều.
Chúng tôi tìm được một nhà xây dựng nhận sẽ dựng cái ga-ra đó lên, và một kiến trúc sư nhận thiết kế mặt trước của toà nhà và nội thất bên trong với ban công. Từ cái ga-ra vòm đó đã thành hình một toàn nhà đẹp đẽ lạ thường với vòng cung phía trên như của nhà thờ, cao tới bốn mươi foots. Mỗi một bên của toà nhà đó là bốn mươi foots thép và kính. Đối với tôi toà nhà Hội Thánh này là một công trình ấn tượng nhất trong cả nước. Bên trên Hội Thánh có treo một tấm biển lớn: “Nhà thờ Vefil, Đấng Christ là câu trả lời.” Hội Thánh của chúng tôi nổi tiếng là “Hội Thánh – Đấng Christ là câu trả lời.”
Nhưng trước khi chúng tôi kết thúc việc xây dựng và chuyển đến toà nhà mới, tôi phải nếm trải một phép lạ giải cứu lạ thường của Đức Chúa Trời nữa. Phép lạ này đã thành chìa khoá cho cuộc phấn hưng tâm linh, mà đã chấn động cả dân tộc và sau đó thì cả Ma-ni-la và Phi-lip-pin sẽ không bao giờ còn như trước nữa.

Chương 9

Cô gái mười bảy tuổi Clarita Villanueva bỗng nhiên trở thành chủ đề chính trong các cuộc nói chuyện ở Phi-líp-pin. Tên của cô được xuất hiện trên các tờ báo Ma-ni-la, và thậm chí báo chí quốc tế cũng đã phổ biến khắp thế giới câu chuyện của cô. Mỗi giờ trên đài phát thanh người ta lại kể thêm những chi tiết giật gân mới về cô gái trẻ nhà quê này mà cảnh sát đã bắt giữ và sau đó đem bỏ tù vì những hành vi trái phép.
Báo “Thời sự Ma-ni-la” ra ngày 13 tháng 5 năm 1953 có một bài phóng sự với chủ đề “Cảnh sát và các bác sĩ điều tra trường hợp cô gái bị ma quỷ cắn”:
“Những người cảnh sát và các bác sĩ trong đêm vừa qua đã không thể nào đưa ra được một lời giải thích có sức thuyết phục về một trường hợp kỳ lạ của một cô gái đã tuyên bố rằng cô bị ma quỷ cắn. Điều tuyên bố này được khẳng định bởi những dấu vết răng cắn trên thân thể của cô.
Có ít nhất hai mươi người chuyên gia có thẩm quyền, trong số đó có cả giám đốc sở cảnh sát Ma-ni-la, ông Sesara Lusero, đã khẳng định rằng đây là một sự kiện hoàn toàn có thật. Cô gái đang run sợ đã đến mức phát điên lên bởi những miếng cắn của các sinh thể vô hình. Cô đã trình bày cho các chuyên gia xem những vết răng cắn trên cơ thể mình, là những vết mà theo lời của hai mươi lăm người làm chứng thì không hề do một sinh vật hữu hình nào gây ra được cả. Villanueva cứ phải lăn lộn vì đau đớn và kêu gào tuyệt vọng mỗi khi có những “con ma” vô hình tấn công cô.
Capellan, anh của Benito Vargas (người công giáo La-mã), một nhân chứng chứng kiến các cuộc tấn công vào Villanueva, tuyên bố rằng ông không thể kết luận một điều gì về chuyện này cả. Nhưng ông thừa nhận sự kiện là “đã ba lần nhìn thấy cô ta bị những sinh vật vô hình cắn.”
Villanueva nói rằng cô thấy những “con ma vô hình” đó từ chủ nhật tuần trước. Theo lời cô ta kể, thì chúng có hai tên – một tên cao lớn với cái nhìn hung dữ, da sẫm, cả người mặc đồ màu đen, còn tên kia – thấp lùn và béo, với lông trắng như tuyết. Cô nói rằng tên thứ hai thì cắn nhiều hơn.
Trong thời gian giữa những lần bị lên cơn thì Villanueva cư xử như là một người hoàn toàn bình thường.
Một thời gian cô có thể bình tĩnh nói chuyện, nhưng sau đó lại kêu thét lên, giãy giụa, co quắp trong sự kinh khiếp, và tiếp theo là bắt đầu la hét không ngừng. Con mắt cô cháy lên một thứ ngọn lửa ma dại. Sau mỗi một lần lên cơn cô lại chỉ ra những chỗ trên cơ thể mình bị cắn, và sau đó gần như bất tỉnh ngã trên cánh tay của những người trợ lý nghiên cứu. Những vết cắn còn ướt nước bọt hiện ra tại đúng những chỗ mà nạn nhân đã chỉ ra.
Những nhân chứng nói rằng cô ta không thể nào tự cắn mình như vậy được.”
Tôi chỉ được đọc tất cả những câu chuyện hồi hộp này về cô gái bị quỉ cắn sau khi cô đã được giải cứu. Tôi bị lôi cuốn tham gia vào câu chuyện này một cách tình cờ, khi nghe tin về cô qua đài phát thanh địa phương. Chưa bao giờ tôi được nghe qua đài một điều nào tương tự. Ngày hôm đó, ngay sau chương trình tin tức kéo dài mười tiếng đồng hồ, người phát thanh viên bắt đầu câu chuyện kể đầy kịch tính của mình bằng những lời như sau: “Chúc một buổi chiều tốt lành, thưa các quý ông quý bà. Nếu quý vị bị yếu tim, đề nghị hãy tắt đài đi!”
Tim của tôi mạnh khoẻ, cho nên tôi vặn đài cho lớn tiếng thêm.
Ngay lập tức từ loa đài thốt lên những tiếng kêu gào rú ghê rợn, cứ như là ngày tận thế đến rồi vậy. Trong cả bối cảnh hỗn độn đó có thể nghe thấy tiếng các bác sĩ nói: “Điều này hoàn toàn có thể giải thích được…”, “Các ghi chép của chúng tôi cho thấy điều này trước đây đã từng xảy ra…”, “Không, không, đây rõ ràng là cơn động kinh…”, “Có thể đây là hình thức xúc động thái quá”
Còn những người khác thì xúc động bình luận: “Có cài gì vô hình đang cắn cô gái. Mặt cô tái xanh đi, còn trên cổ thì hiện vết thâm.” Một giọng khác nói: “Xem kìa, vết răng cắn hiện lên kia kìa!” Sau đó lại là tiếng gào thét của Clarita. Tiếng kêu gào chứa đầy một sự đau đớn và kinh hoàng không diễn tả nổi, tiếng kêu gào của một cô gái bị quỉ ám. Tôi trước kia đã tiếp xúc với những người bị quỉ ám. Bây giờ tôi không hề nghi ngờ gì nữa là cô gái Villanueva đặc biệt cần đến sự giải cứu của Đức Chúa Trời.
Buổi tối hôm đó tôi không chợp mắt. Trong tai tôi cứ văng vẳng tiếng kêu của cô gái bị quỉ ám: “Cứu tôi với! Cứu tôi với! Chúng nó giết tôi!”
Tôi sang một phòng khác và bắt đầu đi đi lại lại. Sau đó tôi nằm xuống sàn và bật khóc” Chúa ơi, Ngài có thể đuổi quỉ ra khỏi cô gái này. Xin Chúa hãy giải cứu cô gái trong tù kia.”

Tôi cầu nguyện cho đến 6 giờ sáng, và Chúa cho tôi hiểu rất rõ trong lòng tôi điều như sau: “Nếu con đi vào nhà tù cầu nguyện cho cô, thì Ta sẽ giải cứu cô.”
Đầu tiên tôi chống cự lại ý tưởng này. Cuối cùng thì cô ta được bao nhiêu người cố gắng giúp đỡ – bác sĩ, bác học, giáo sư, luật sư và tất cả những người thần chú, nhưng tất cả đều vô tác dụng. Còn tôi thì đang cố gắng xây dựng một Hội Thánh mới ở trung tâm Ma-ni-la và không thể cho phép mình bị những quảng cáo tiêu cực mà chúng nhất định sẽ xuất hiện nếu tôi dính vào việc này. Và hơn nữa, tôi là ai, trong cả thành phố với dân số vài triệu dân này tôi chỉ là một người Mỹ không ai biết đến, làm sao có thể đến gặp được cô gái bất hạnh này. Nhưng tôi cũng đã hiểu từ lâu là nếu ngón tay Chúa chỉ về một hướng nào đó, thì cánh tay Chúa cũng sẽ mở con đường đến đó.
Sáng ngày hôm sau tôi có cơ hội được gặp thị trưởng Ma-ni-la ông Lac-son. Thị trưởng bối rối ra mặt về sự bất lực của các bác sĩ trước hiện tượng kỳ quái này. Ông nhấn mạnh là không thể đảm bảo cho tôi một sự an toàn nào cả, vì cô gái hoàn toàn mất trí. Nhưng dù sao ông cũng cho phép tôi cầu nguyện cho Clarita, nếu tôi xin phép được của ông bác sĩ Ma-ria-no La-ra, bác sĩ trưởng của sở cảnh sát Ma-ni-la.
Trong nhà tù Bi-li-bit tôi gặp được bác sĩ La-ra. Ông là giáo sư và chủ nhiệm khoa giải phẫu y học hình sự của Đại học Trung ương Ma-ni-la, và cũng là giảng viên môn giám định y học hình sự của Đại học mang tên thánh Thô-ma. Chúng tôi ngồi trên ghế băng trong căn phòng tối mờ mờ của nhà xác nhà tù, và ông bác sĩ kể cho tôi rằng trong suốt ba mươi tám năm hành nghề y, ông đã mổ hơn 8 ngàn lần, nhưng chưa bao giờ thấy trong xác người nào có ma quỉ cả. Sau đó ông nói tiếp là ông không phủ nhận rằng trong vũ trụ có những quyền năng phi vật chất. Nhưng sau trường hợp của cô gái Phi-líp-pin bị những kẻ thù vô hình cắn này, ông đã phải thay đổi quan niệm triết lý của mình. Ong quay sang phía tôi và nói thầm: “Thưa quí ngài, tôi đủ nhu mì để thừa nhận rằng tôi đang rất sợ.”
Bác sĩ La-ra có đủ lý do để mà sợ hãi. Đã được đem ra áp dụng đủ mọi phương pháp, kể cả các sự cố vấn của các nhà tâm lý học, và các thuốc ma tuý mạnh nữa. Người ta cho thử cả tiêm thuốc kiểm tra sự thật, nhưng cái gì vô hình đó vẫn cứ tiếp tục tấn công Clarita. Người bác sĩ trót buộc tội cô ta là đã đóng kịch để tự quảng cáo cho bản thân, đã chết một ngày sau khi cô ta tiên báo về cái chết của ông. Người trưởng nhóm cai quản nhà tù một lần đã có thái độ cư xử thô lỗ với cô, đã chết bốn ngày sau khi cô chỉ ngón tay vào ông ta và nói: “Mày chắc chắn sẽ chết.”
Khi tôi còn chưa nói chuyện với bác sĩ La-ra, thì ông chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đức tin vào

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]