“Tôi có chờ ai không à? Thưa vâng, thú thật với ông, tôi xấu hổ nói với ông điều nầy. Có phải là tôi đang thật chờ mong ai không; nhưng tôi có nghe thoang thoảng tối hôm qua làm cho tôi cứ bận tâm mãi. Nó có thật là sự nhận thấy rõ ràng, hay chỉ là một điều vớ vẩn tôi không thể nào cả quyết cho được. Ông bạn ôi, hãy nghe tôi nói đây này, tối hôm qua tôi đang đọc Kinh Thánh, câu chuyện về Đấng Christ, Cứu Chúa đó, việc Ngài phải chịu đau đớn, và Ngài thi hành chức vụ ở thế gian này. Tôi chắc ông bạn có nghe về việc đó rồi.”

“Tôi có nghe qua về việc đó,” Stepánitch trả lời; “nhưng tôi là người dốt nát và không biết đọc.” “Vâng, ông bạn xem coi, tôi đang đọc về việc Ngài giảng dạy cho dân gian. Tôi đọc đến đó, ông bạn biết không, Ngài đi đến với người Pha ri si là người không ưa gì Ngài. Vâng ông bạn, khi tôi đọc đến đó, tôi chợt nghĩ ra người ta không có đón nhận Đấng Christ Chúa Cứu Thế một cách xứng đáng. Tôi suy nghĩ giả sử điều đó xẩy ra cho một người như tôi, tôi phải bỏ vở việc gì để tiếp đón Ngài! Nhưng cái ông Pha ra si đó không có mời mọc hay chào đón Ngài gì cả. Vậy đó ông bạn, khi tôi miên man suy nghĩ về điều đó, tôi mơ mơ màn màn ngủ thiếp đi, và trong giấc ngủ thiếp đó tôi nghe có ai gọi chính đích danh của tôi. Tôi chờ dậy, và cứ tưởng tôi nghe có ai nói nhỏ vào lỗ tai của tôi? Hãy chờ ta, tôi sẽ đến vào ngày mai.’ Điều đó xẩy ra đến hai lần. Thú thật với ông bạn, việc này làm cho tôi suy nghĩ lung lắm, mặc dầu tôi hơi cảm thấy ngớ ngẩn, tôi vẫn mong chờ Ngài, Chúa từ ái.” Stepánitch chỉ biết lắc đầu thôi không nói gì cả, uống hết tách trà và để nó qua một bên; nhưng Martin đã vội vã đứng dậy một lần nữa và đỗ thêm trà cho ông ta. “Ấy này, uống nữa đi mà ông, khách quý của tôi! Rồi tôi nghĩ mong lung về Ngài khi Ngài sống trên đất, Ngài không xem thường bất cứ ai, nhưng sống giữa vòng dân chúng bình thường. Ngài giao du với người bình dân, và chọn môn đệ giữa vòng người thường như chúng ta, những người lao động như chúng ta, tội nhân như chúng ta. Ai nâng cao mình lên? Ngài nói, sẽ bị hạ xuống còn ai tự hạ mình xuống sẽ được nhấc lên.’ Các ngươi gọi Ta là Chúa,’ Ngài phán,’ và Ta rửa chân cho các ngươi.’ Ai muốn làm đầu,’ Ngài phán, ? hãy làm đầy tớ; bởi vì,’ Ngài phán, ?phước cho người nghèo khó, người khiêm nhường, người nhu mì, và người hay thương xót.” Stepánitch quên uống tách trà mới rót ra cho ông. Ông là một ông lão rất dễ bị chạnh lòng, và khi ông ngồi xuống và nghe kể chuyện nước mắt ông tuôn ra trên má. “Này, uống nữa đi ông,” ông Martin lên tiếng. Nhưng Stepánitch khoát tay, từ tạ, đem cái tách ra khỏi tầm của ông Martin, rồi đứng dậy. “Cám ơn ông nhiều lắm, Martin Avdéitch,” ông lão lên tiếng nói, “ông đã cho tôi lương thực và sự bình an cho cả tâm thần và thân thể tôi.” “Không có chi. Lại thăm tôi nữa nghe ông bạn. Tôi rất vui ông bạn đến thăm tôi hôm nay,” ông Martin nói. Stepánitch đi ra khỏi phòng; còn ông Martin đỗ hết trà trong bình ra và uống cạn tách. Sau đó ông dẹp bộ tách uống trà và ngồi xuống làm việc, may lại đường chỉ của một chiếc giầy cao cổ. Ông vừa may vừa cứ nhìn ra ngoài cửa sỗ, trong chờ Đấng Christ, bâng khuâng về Ngài và công việc của Ngài. Tâm tư ông chất đầy những điều Đấng Christ nói. Hai người lính đi ngang qua: một người mang trong chân đồi giầy của chính phủ phát, còn người kia mang đôi giầy của ông ấy mua; rồi tới người quản lý của căn phố kế cận, trong đôi giầy ống cao bóng lưởng; rồi tới người làm bánh mang theo một cái giỏ. Những người này đi ngang qua trước cửa tiệm của Martin. Rồi tới một người đàn bà tiến đến trong đôi vớ bằng len và đôi giầy kiểu nhà quê. Bà đi ngang qua cửa sổ, nhưng dừng lại ở ngay bức tường. Martin liếc nhìn bà xuyên qua cửa sổ, và nhận ra bà này là một người lạ, ăn mặc có vẻ nghèo nàn, và trên tay có bồng một đứa bé. Bà ta dừng lại ở ngay bức tường nhưng lưng bà quay ngược về hướng gió, đang cố bộc lại đứa bé trên tay, mặc dầu bà ta hầu như không có cái gì để quấn cho đứa bé. Người đàn bà chỉ có bộ đồ mùa hè trên người và trông có vẻ tồi tàn và rách nát. Qua khung cửa sổ Martin nghe tiếng em bé khóc, và người đàn bà đang cố vỗ cho con nín, nhưng không thể nào làm được. Martin đứng dậy, tiến ra cửa, bước lên bậc thềm và lên tiếng gọi bà đó. “Bà bạn ơi, bà bạn ơi!” Người đàn bà nghe gọi, vội qua lại. “Tại sao bà đứng ngoài trời với đứa bé giữa thời tiết lạnh lẽo như thế này? Hãy vào đây. Bà có thể quấn cháu trai lại dễ hơn ở trong chỗ ấm cúng này. Hãy theo lối này!” Người đàn bà có vẻ ngạc nhiên khi thấy một ông già với tấm che quần áo trước ngực, và cặp mắt kiếng trên sống mủi của ông, gọi bà, tuy nhiên bà vẫn cứ đi theo ông. Họ bước xuống mấy bậc thềm, vào một căn phòng nhỏ, và ông lão hướng dẫn bà đến một cái gường ngũ. “Đây này, bà bạn của tôi ơi, hãy ngồi xuống đây, gần lò sưởi. Làm cho ấm người bà lại, và cho con bú.” “Ồ, tôi không có một chút sữa nào cả. Tôi không có ăn uống gì cả từ sáng tới giờ,” người đàn bà nói, nhưng rồi người đàn bà vẫn để đứa bé vào vú của mình. Martin chỉ biết lắc đầu. Ông đem ra một cái tộ lớn và một chút bánh mì. Rồi ông mở cái cửa của lò nướng ra và lấy trong đó súp rau bắp cải đỗ vào cái tộ. Ông cũng lấy ra cái nồi cháo yến mạch nhưng nó chưa chin, vì vậy ông trãi khăn bàn ra và chỉ dọn có súp và bánh mì. “Hãy ngồi xuống đây, bà bạn, để tôi trông đứa bé cho. Chao ôi, tôi cũng có con nên tôi biết chăm sóc nó.” Người đàn bà làm dấu thập tự, ngồi xuống cái bàn, rồi bà bắt đầu ăn, đang khi Martin bồng đứa bé để trên cái gường ngủ và ngồi xuống đó. Ông ta lên tiếng tặc lưỡi, tặc lưỡi nhưng vì không còn răng nên tiếng tặc lưỡi của không rõ còn đứa bé vẫn tiếp tục khóc. Sau đó Martin nghĩ cách chọc đứa bé bằng ngón tay của ông; ông đưa ngón tay gần miệng đứa bé, rồi rút lại thật nhanh, cứ thế ông làm đi làm lại. Ông không để miệng đứa bé đụng đến ngón tay của ông, vì nó dính đầy sáp màu đen do công việc sửa giầy của ông. Tuy nhiên đứa bé cũng nín lặng chăm chú nhìn ngón tay của ông, rồi bật lên cười hăng hắc. Martin có vẻ khoái chí. Người đàn bà vừa ăn vừa nói, kể cho ông nghe bà là ai, và từ đâu đến. “Tôi là vợ của một người lính,” bà lên tiếng. “Người ta đưa chồng tôi đi đâu đó, thật xa, hơn tám tháng nay, và tôi không có nghe tin tức gì về chồng tôi hết. Tôi làm người đầu bếp cho đến khi đứa bé được sanh ra, nhưng rồi người chủ không có giữ tôi lại với đứa bé. Suốt ba tháng nay tôi thật gian khổ, tôi không thể tìm được một công việc nào, tôi phải bán hết đồ vật để mua thức ăn. Tôi cố tìm việc làm như là người vú nuôi, nhưng không có ai mướn tôi; họ nói tôi trông quá đói rách và quá gầy yếu. Tôi vừa mới gặp bà vợ của ông chủ cửa hàng (một bà từ quê của tôi làm việc cho bà ấy) và bà ta hứa sẽ mướn tôi. Tôi nghĩ tôi có chỗ tạm sống qua ngày nhưng bà ta nói đình lại đến tuần sau. Từ đây đến chỗ bà ta thật xa, còn tôi thì bị túng thiếu, và đứa nhỏ của tôi bị đói, thật tội cho tôi. Cũng may là bà chủ nhà thương hại tôi, cho chúng tôi ở trọ không phải trả tiền, nếu không tôi không biết xoay trở ra sau.” Martin lên tiếng ân cần hỏi, “Bà có đồ ấm nào không?” “Làm sao tôi có đồ ấm cho được?” Bà ta trả lời. “Tôi phải đi cầm cái khăn choàng cuối cùng của tôi để lấy sáu xu ngày hôm qua.” Rồi bà đứng dậy đến bồng đứa bé lên, còn Martin thì đứng dậy. Ông đi vào nhìn những quần áo và đồ treo trên tường, và lấy ra một cái áo choàng không tay. “Đây này,” ông ta nói, “mặc dầu nó củ kỷ, nhưng nó quấn được đứa bé.” Người đàn bà nhìn cái áo khoát, rồi nhìn ông già, dơ tay lấy nó, rồi chợt khóc oà lên. Martin quay đi chỗ khác, mò dưới cái gường ngủ, lấy ra một cái quần cụt. Ông dủ dủ nó lên rồi ngồi xuống đối diện với người đàn bà. Bà ta lên tiếng: “Chúa ôi, Chúa ban phước lại cho ông bạn, Chắc chắn là Đấng Christ đưa tôi đến cửa sổ của ông, nếu không đứa con của tôi đã bị lạnh cứng. Trời chỉ mới hơi lành lạnh khi tôi ra ngoài, nhưng bây giờ thời tiết trở nên thật lạnh buốc. Chắc chắn là Chúa khiến ông nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ của ông để ông thương hại tôi, thật là tội nghiệp!” Martin mĩm cười và nói, “Thật đúng như vậy; đúng là Chúa khiến tôi làm điều đó. Không phải là tự nhiên tôi nhìn ra cửa sổ đâu.” (còn tiếp)

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com

www.nguonhyvong.com