Philip Lyn không những là một giáo sư rất giỏi về Kinh Thánh, mà còn hiểu rất rộng về các vấn đề hiện tại của thế giới. Ông giàu trí tưởng tượng đến độ có thể dùng những câu chuyện của mình cuốn hút thính giả để rồi áp dụng chúng vào nếp sống thuộc linh. Quyển sách nầy điển hình cho phong cách dạy của ông.

Do được quen biết với ông cùng gia đình trong vài năm qua, tôi đã được ưu tiên làm khách thường xuyên tại nhà ông và được phước hạnh lớn lao vì cớ được ở cùng với họ.

Quả thật, Philip là một giáo sư được nhiều người kính trọng. Ông là nguồn nâng đỡ lớn lao cho chức vụ cầu nguyện và cầu thay tại nước chúng tôi và cho riêng cá nhân tôi. Dầu bận rộn với công việc của một vị bác sĩ, một vị trưởng lão và gần đây là một mục sư phụ tá ở tại Hội Thánh S.I.B. (Sidang Injil Borneo) ở Kota Kinabalu, nhưng Philip không hề quên mình cũng đã được gọi để làm một chiến binh cầu nguyện và một người cầu thay.

Quyển sách nầy rất đúng lúc. Nó cung cấp nhận thức thuộc linh về toàn bộ nội dung công tác cầu thay. Tôi chắc chắn nó sẽ giúp các mục sư và các người hướng dẫn nhận ra tầm quan trọng của việc giúp những người cầu thay trong Hội Thánh mình được tiến vào sự đầy trọn của chức vụ, và bởi đó tạo cơ hội cho họ hoạt động kề vai sát cánh với những người được họ cầu thay cho.

Lời Tri Ân

QUYỂN SÁCH NẦY ĐÃ RA ĐỜI từ một cuộc trò chuyện tại Kỳ Hiệp Nguyện Lần Thứ Ba của Những Người Cầu Thay Toàn Quốc Malaysia, năm 1996. Khi chuyển lời trong băng thành chữ trên giấy, tôi biết ơn Knee Chuan và Kwai Yok, hai bạn đồng đức tin nơi Chúa, những người đã không ngần ngại chịu đựng sự ồn ào hằng ngày của giọng nói trong băng của tôi để luôn tận tụy với công việc!

Họ cũng đã giúp đọc và sửa bản in thử, cũng như Aggie Chen, Daniel Ho, và Alana Botin đáng kính. Những vị nầy đã không ngần ngại lọc ra lối văn phạm trẻ con và những lối nói địa phương, dầu vậy mọi lỗi sai trong sách nầy tất nhiên là lỗi của tôi. Chân thành cảm ơn quí vị. “Bạn hữu làm cho thương tích, ấy bởi lòng thành tín!”… (Cham Ngon 27:6).

Rồi đến Michael Chen, người đã hiểu toàn bộ ý của sách nầy để rồi cho nó một tên gọi sinh động, “Terima Kasih” tên gọi rất thân thiết với tôi.
Tôi cũng biết ơn Mục sư Jean Lim, người đã thường xuyên khích lệ tôi viết ra, và đã đem điều kỳ diệu của lời cầu nguyện mạnh mẽ vào đời sống tôi.
Cuối cùng, với Nancy, người vợ yêu dấu luôn cảm thông khi chồng mình cứ mãi làm việc với máy vi tính đến tận khuya, tôi muốn nói rằng: “Cám ơn em yêu dấu!”

Gởi đến những người cầu thay ở Malaysia , những người mà sự xuất hiện của họ báo hiệu sự chấm dứt thời cằn cỗi thuộc linh của xứ sở chúng ta .

Bài Học Từ Thế Vận Hội
MỘT TRONG NHỮNG KY LỤC LỚN NHẤT CủA THẾ VẬN HỘI đã được lập tại Thế Vận Hội Mê-xi-cô, năm 1968. Đó là môn thi nhảy xa. Suốt 33 năm kể từ lúc Jesse Owens lập kyœ lục môn nhảy xa vào năm 1935, thì kyœ lục thế giới tăng thêm chỉ là 8 inch: từ 26 feet 8 inch đến 27 feet 4,5 inch (khoảng 8 mét 128 đến 8 mét 331). Tính ra trung bình mỗi năm tăng lên được một phần tư inch (0,635cm); chậm như sên bò.

Rồi đến năm 1968, một người Mỹ gốc Phi mảnh khảnh, cao 6 feet 3 inches, tên là Bob Beamon đã xuất hiện. Bob đã suýt bị loại ở vòng đấu loại vì đã nhảy phạm lỗi hai lần. Nhưng may thay, anh đã lần vào đến vòng chung kết. Anh là người thi thứ tư trong ngày và đã mất nửa phút để trấn tỉnh và dẹp bỏ nỗi bối rối, nhìn chăm chăm vào hố cát trước mặt. Và rồi… anh đã sẵn sàng.

Anh giống như viên đạn ra khỏi nòng súng khi chạy hết tốc lực trên đường chạy đà, dậm vào ván dậm nhảy thật hoàn hảo và bay lên không. Năm 1968, thế giới Tây phương lần đầu tiên đã được xem truyền hình trực tiếp của Thế Vận Hội. Khán giả nói rằng Bob Beamon đã bay trong không khí khoảng 5 feet rưỡi đến 6 feet. Phim chiếu chậm cho cú nhảy nầy cho thấy đầu của Bob đẩy ngược ra sau thành một vòng cung kỳ dị, hai chân anh đạp lia lịa trên không khi anh cố vượt khoảng cách và lấy thăng bằng, hai tay chìa ra một cách vô vọng như để vồ lấy thêm vài inches, miệng há hốc như một chú cá vàng đang hớp nước. Còn đôi mắt… đôi mắt kỳ dị… chỉ còn thấy tròng trắng, còn tròng đen chỉ thấy được ở phần mí mắt dưới, dường như thể đang liếc nhìn vào một thế giới khác.

Dường như anh treo mình ở đó lâu vô tận vậy. Rồi ngay cuối đường nhảy, anh quăng đầu chồm tới đôi chân đang dạng ra trong một vòng cung hầu như không thể có được và đã chạm vào hố cát. Cú giật mạnh đến nỗi anh lập tức bật lên không và văng vào mé bên của hố. Các quan chức đổ xô đến để đo độ dài cú nhảy.

Lần đầu tiên tại Thế Vận Hội ấy, một thiết bị đo lường mới được sử dụng. Nó được gọi là thước đo mắt điện tử, gồm có một miếng kính chạy trên một đường ray ở bên cạnh hố nhảy xa. Nhờ nhìn qua miếng kính ấy, họ có thể thấy vận động viên nhảy bao xa. Ky lục thế giới lúc bấy giờ là 27 feet 4,5 inches, và đã mất 33 năm để lên được 8 inches. Vì vậy, thước đo nầy chỉ lên đến 28 feet là tối đa. Không ai lúc bấy giờ mong nhảy được xa hơn 28 feet.

Một Kỷ Lục Quá Xa
Các quan chức đưa thước đo đến tận cuối đường ray và nó đã hụt! Bob Beamon đã nhảy xa hơn 28 feet! Cả sân vận động đột nhiên im lặng. Các quan chức ở đường đua nầy loạn cả lên. Họ chạy quanh để tìm một cuộn thước dây kiểu cũ, và rốt cuộc đã kiếm được sau bao nhiêu là khó khăn. Họ đo ngay khoảng cách, kiểm tra tới, kiểm tra lui trong khi cả vận động trường chờ đợi. Rồi kết quả cuối cùng đã được nhấp nháy trên màn hình cho thế giới nhìn thấy.

Bob Beamon không chỉ nhảy xa hơn 28 feet. Anh đã nhảy một đoạn không thể tin nổi là 29 feet 2,75 inches! Anh đã nâng kyœ lục thế giới lên gần 2 feet chỉ trong vài giây khó tin nầy. Xin nhớ là mất đến 33 năm để nâng kyœ lục lên 8 inches. Đó quả là cú nhảy phi thường.

Khi thấy độ xa được nhấp nháy trên bảng điện tử, Bob đã đứng như trời trồng, một trạng thái mà các bác sĩ gọi là tai biến bị giữ nguyên thế (cataleptic seizure) … một trạng thái sốc toàn cơ thể. Chân anh sụm xuống và anh sụp xuống đất trong sự không tin hoàn toàn, kêu la không ngừng. Có lẽ vì xem đây là giây phút thiêng liêng, nên các quan chức ở đường chạy không bắt anh rời đường chạy đà mà anh đã ngã xuống đó. Vì vậy, cuộc xuất phát đường chạy 400m đã bị chậm đi 20 phút!

Nhà vô địch nhảy xa người Nga – lúc bấy giờ đang giữ ky lục 27 feet 4 inches – đã đến bên Bob Beamon và nói: “So với cú nhảy của anh, hết thảy chúng tôi chỉ là trẻ con.” Lynn Davis, người đoạt huy chương vàng trước đó năm 1964 cũng choáng váng y như vậy. Khi lìa Bob, anh ta nhìn lại Bob Beamon và nói: “Anh đã phá hủy môn nầy!”

Kyœ lục của Beamon đã đứng vững trong 25 năm qua. Cuối cùng, nó chỉ bị phá vào năm 1993 bởi một người Mỹ khác, Mike Powell, người chỉ nhảy xa hơn được thêm 2 inches (5,04cm). Khi được phỏng vấn sau cú nhảy phi thường nầy, Bob Beamon đã nói “Cú nhảy của tôi chắc chắn đã là cú nhảy vượt xa thời điểm của nó.”

Đưa Tương Lai Vào Hiện Tại
Sự cầu thay và phong trào cầu thay cũng giống như vậy. Sự cầu thay nhìn tiên tri thấy một điều nào đó trong một tương lai xa bằng đôi mắt đức tin khi được Đức Thánh Linh bày tỏ. Rồi bởi việc làm của đức tin – gồm có sự khẩn nguyện , nài xin , kiêng ăn , ca ngợi và thờ phượng – nó đưa khải tượng nầy vào thực tế hôm nay . Nó giống như một phụ lưu sống còn kia, đổ vào dòng sông tiên tri, cung cấp cho dòng sông chất liệu và sức mạnh để đi ra được ngoài biển tại điểm đã định. Theo ý nghĩa nầy, sự cầu thay là một phần của dòng suối tiên tri.

Lời Tiên Tri Về Dòng Dõi Y-sa-ca
Chỉ có một điều thực sự không thể tránh khỏi . Kinh Thánh tất phải ứng nghiệm . Carl F. H. Henry

Những Lời Tiên Tri Rõ Ràng

KHI ĐỌC KINH THÁNH, bạn sẽ thấy có hai loại lời nói tiên tri. Loại thứ nhất tôi gọi là những lời tiên tri rõ ràng. Chúng là những câu nói mang tính tiên tri rất hiển nhiên . Rõ ràng, chúng nói về một thời điểm tương lai nào đó. Chúng giống như những cây xương rồng trong sa mạc. Ai cũng biết các cây xương rồng đã có ở đó nhiều năm qua và giữ vai trò biển chỉ đường trong đồng vắng. Một ngày nào đó, khi có đúng điều kiện, và mưa xuống, xương rồng sẽ nở hoa, và các lời tiên tri sẽ ứng nghiệm.

Ví dụ về loại nầy là Esai 7:14
Vậy nên chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên .
Câu Kinh Thánh nầy không phù hợp với văn mạch mà Ê-sai đang nói. Nó áp dụng cho một thời điểm tương lai nào đó, và đã được ứng nghiệm khi Chúa Giê-su giáng sinh.

Một ví dụ khác nữa là Michen 5:1
Hỡi Bết-lê-hem Ép-ra-ta , Ngươi ở trong hàng ngàn Giu-đa là nhỏ lắm , Nhưng từ ngươi sẽ ra một Đấng cai trị trong Y-sơ-ra-ên …
Một lần nữa, các học giả ra-bi Do-thái thời xưa biết câu nầy không phù hợp trong văn mạch của tiên tri Mi-chê. Nó phải nói về một thời điểm tương lai nào đó. Chúng ta biết nó đã được ứng nghiệm khi Chúa Giê-su được sinh ra tại Bết-lê-hem. Đây là những lời tiên tri rõ ràng.

Những Lời Tiên Tri Bí Ẩn
Loại lời tiên tri thứ nhì tôi gọi là những lời tiên tri bí ẩn hay giấu kín . Chúng không mang tính tiên tri cách hiển nhiên khi bạn đọc. Chúng hoàn toàn dễ hiểu trong văn mạch của chúng. Nhưng chúng có sự ứng nghiệm tiên tri, vì ngày nào đó Đức Thánh Linh khiến dân sự Đức Chúa Trời toàn cầu chú ý đến những câu giấu kín nầy khi Ngài đang làm ứng nghiệm điều gì đó.

Các lời tiên tri bí ẩn nầy, tôi gọi là những lời tiên tri “Rafflesia”. Rafflesia là một loại cây mắc cỡ bạn thấy ở vùng Borneo, nhất là ở Sabah. Nó có hoa lớn nhất trên thế giới. Cây Rafflesia mọc dưới mặt đất và trên nền của rừng nguyên sinh, kiếm chất dinh dưỡng trên rễ của các loại cây lớn. Chúng cần nhiều năm để trưởng thành và ít ai chú ý đến chúng. Nếu bạn đi trong rừng sâu, bạn sẽ khó lòng thấy được chúng. Chúng đan xen rất khéo với nền rừng.
Khi thời điểm đến, chúng hình thành một cái chồi mầu nâu, khó nhìn thấy, ở trên mặt đất. Các chồi hoa tăng trưởng trong khoảng chín tháng, chậm chạp tăng trưởng. Rồi thình lình chỉ trong khoảng một tuần, cây Rafflesia nở thành một đóa hoa khổng lồ, rộng hai đến ba feet… đóa hoa lớn nhất trên thế giới, lấm tấm những điểm trắng hấp dẫn trên nền đỏ rực. Thật là một cảnh rực rỡ! Đột nhiên, bạn nhận ra cây nầy vẫn ở suốt tại đó! Nhưng chính đóa hoa khiến bạn chú ý đến cái cây. Những lời tiên tri giấu kín cũng giống như vậy.

Ví dụ rõ nhất về loại lời tiên tri giấu kín là Giosue 1:3
“Phàm nơi nào bàn chơn các ngươi đạp đến thì ta ban cho các ngươi, y như ta đã phán cùng Môi-se .”
1:3 là cơ sở cho những cuộc đi bộ cầu nguyện, diễu hành cầu nguyện, biểu tình cầu nguyện, cầu nguyện tại một hiện trường và những cuộc hành trình cầu nguyện mà chúng ta có trong thế giới ngày nay. Trước 1975, mấy ai nghĩ 1:3 sẽ có ý nghĩa tiên tri như thế, khiến cho sự cầu nguyện được phục hưng tại rất nhiều xứ sở ngày nay!

Nó dễ hiểu cách hoàn hảo trong văn mạch được nói cho Giô-suê. Đức Chúa Trời đang bảo Giô-suê rằng bất cứ nơi nào ông đạp chơn đến trong Đất Hứa thì nơi đó sẽ được ban cho ông.

Thình lình, Đức Thánh Linh cất sự khó hiểu khỏi Kinh Thánh nầy, và nó đã trở thành một tiếng gọi thức tỉnh cho Cơ đốc nhân trên toàn thế giới. Trước 1975, theo nghiên cứu của Graham Kendrick và Steve Hawthorne (1), chưa hề có nhóm người nào hiệp lại theo cách hữu hình để thực hiện những cuộc diễu hành cầu nguyện. Những cuộc diễu hành cầu nguyện là điều Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta trong mười lăm năm qua. Giờ đây, mọi người đều ý thức được 1:3. Đây là một lời tiên tri bí ẩn, giấu kín đã trở thành sự thật.

Xachari 4:6 là một ví dụ khác về lời tiên tri bí ẩn.
Ấy chẳng phải bởi quyền thế, cũng chẳng phải bởi năng lực , bèn là bởi Thần ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy .
Các nhà lãnh đạo Hội Thánh trong quá khứ chủ yếu xem những phương pháp như là phương pháp Hội Thánh tăng trưởng, phương pháp tổ chức, hay thậm chí phương pháp quản trị CEO, là những phương pháp giúp cho Hội Thánh họ tăng trưởng. Trong hai mươi năm qua, chúng ta đã bắt đầu nhận ra nếu muốn làm điều gì lâu dài cho Đức Chúa Trời, thì không thể cậy vào một mình quyền thế và sự thông minh của con người, nhưng phải cậy nơi Thánh Linh Đức Chúa Trời. Chúng ta đã ý thức sâu sắc được rằng mọi phương pháp, kỹ thuật – dầu chúng có địa vị của chúng – đều phải qui phục sự dạy dỗ và quyền năng của Thánh Linh để có được kết quả lâu dài. 4:6 là một lời tiên tri bí ẩn trở thành sự thật.

Còn phong trào cầu thay thì sao? Có một lời tiên tri giấu kín được áp dụng cho những người cầu thay và phong trào đi kèm theo đó, mà tôi tin sẽ trở thành một tiếng kêu thức tỉnh trong những năm tới, không phải chỉ trong xứ nầy mà khắp trên thế giới. Nó chưa hề được giảng đến rộng rãi, và trước đây khi được dạy đến nó, người ta đã bỏ qua lãnh vực sống còn nầy. Câu nầy ở trong ISu1Sb 12:32. Câu nầy nói về dòng dõi Y-sa-ca.

Nét Độc Đáo của Dòng Dõi Y-sa-ca Trong Tư Cách Người Cầu Thay
Khi Đa-vít lên làm vua Y-sơ-ra-ên sau khi Sau-lơ và Giô-na-than qua đời, đa số các chi phái của Y-sơ-ra-ên đã bắt đầu bỏ sang nhà Đa-vít và trung thành với Đa-vít. 12:1-40 liệt kê các chi phái khác nhau của Y-sơ-ra-ên đến hứa nguyện theo Đa-vít.

Câu 23-38 – kể tên các chi phái nầy:
“Đây là số các quân-lính đến cùng Đa-vít tại Hếp-rôn, đặng làm cho nước Sau-lơ thuộc về người, theo như lời của Đức Giê-hô-va:

Trong con-cháu Giu-đa có sáu ngàn tám trăm người đều cầm khiên, cầm giáo, sắm-sửa tranh-chiến . Bởi con-cháu Si-mê-ôn , có bảy ngàn một trăm người mạnh-dạn đều ra trận được . Bởi con-cháu Lê-vi, có bốn ngàn sáu trăm … Về con-cháu Bên-gia-min, anh em của Sau-lơ , được ba ngàn người … Về con-cháu Ép-ra-im, có được hai vạn tám trăm người , đều là người mạnh-dạn,có danh-tiếng trong nhà cha mình . Về nửa chi-phái Ma-na-se , có một vạn tám ngàn người , ai nấy đều kể từng tên, đến đặng lập Đa-vít làm vua . Về con-cháu Y-sa-ca, có những kẻ hiểu-biết thì-giờ , và việc dân Y-sơ-ra-ên nên làm; chúng có hai trăm trưởng-tộc ; còn những người anh em chúng cũng vâng-lịnh chúng bàn . Về Sa-bu-lôn, có năm vạn người hay bày trận … Về Nép-ta-li, có một ngàn quan-cai , với ba vạn bảy ngàn người cầm khiên cầm giáo theo mình . Về Đan, có hai vạn tám ngàn sáu trăm người có tài dàn trận . Về A-se, có bốn vạn người hay kéo ra chinh-chiến , và có tài dàn trận . Còn về Ru-bên, Gát, và về nửa chi-phái Ma-na-se ở bên kia sông Giô-đanh , có mười hai vạn người cầm các thứ binh-khí sẵn ra trận .

Khi đọc kỹ phần nầy, ta thấy có hai ý quan trọng về các chi phái nầy. Thứ nhất, ngoại trừ một chi phái, các chi phái kia đều có đông người, trung bình là hàng ngàn hay hàng vạn. Thứ nhì, trừ một chi phái, toàn bộ đều gồm các chiến binh đến để tuyên thệ trung thành với Đa-vít. Nhưng có một chi phái khác. Đó là chi phái Y-sa-ca . Câu 32 giải nghĩa vì sao họ lại khác nhau.

Về con-cháu Y-sa-ca, có những kẻ hiểu-biết thì-giờ, và việc dân Y-sơ-ra-ên nên làm; chúng có hai trăm trưởng-tộc; còn những người anh em chúng cũng vâng-lịnh chúng bàn .

Câu nầy không nói dòng dõi Y-sa-ca là các chiến binh. Họ ít người, chỉ có hai trăm trưởng tộc, với các anh em vâng lịnh họ bàn (2). Điểm quan trọng cần thấy ở đây là:
Họ đã biết các dấu hiệu về thời kỳ. Và họ đã biết dân Y-sơ-ra-ên nên làm gì .
Họ đã biết các dấu hiệu về thời kỳ có ý nghĩa tiên tri gì và họ đã biết hướng mà Đức Chúa Trời muốn đưa dân Y-sơ-ra-ên đi. Họ không hùng mạnh về số lượng, nhưng họ hùng mạnh về tinh thần. Và họ được hiệp một trong điều nầy: ảnh hưởng. ảnh hưởng của họ trên dân Y-sơ-ra-ên và trên vua đã vượt xa hơn điều mà người ta mong đợi từ số lượng của họ.
Tôi tin rằng câu nầy hoàn toàn dễ hiểu trong văn mạch của nó, và là một câu tiên tri giấu kín mà ngày nay áp dụng cho một nhóm người đặc biệt: NHỮNG NGƯỜI CẦU THAY.

Chức Vụ Cầu Thay – Sự Xuất Hiện Của Dòng Dõi Y-sa-ca
Y-sa-ca, hãy hớn hở trong các trại mình ! … gọi các dân tộc lên núi ; … dâng những của tế lễ công bình ; … hút sự dư dật của biển , Và những bửu vật lấp dưới cát .
Phuc Truyen 33:18-19

Y-sa-ca Thời Xưa
Tôi tin ISu Ky 12:32 đã ứng nghiệm trong lịch sử Y-sơ-ra-ên tại giai đoạn 500 năm sau khi lời tiên tri được ban ra. Nó diễn ra ngay trước cuộc lưu đày Y-sơ-ra-ên sang Ba-by-lôn và ngay trong thời hậu lưu đày. Trong thời kỳ đó, Đức Chúa Trời đã dấy lên nhiều người cầu thay trong dân tộc, bao gồm tiên tri Đa-ni-ên, E-xơ-ra, Ê-xơ-tê và Nê-hê-mi . Đột nhiên, các người cầu thay đã bắt đầu tái xuất hiện trong một thời kỳ lịch sử của Y-sơ-ra-ên. Nhưng người cầu thay nầy có phải là sự ứng nghiệm lời tiên tri về con cháu Y-sa-ca không? Tôi muốn chứng tỏ cho bạn thấy những người kính sợ Chúa nầy đã thực sự là những người cầu thay, những người đã thỏa đáp cả ba điều kiện của con cháu Y-sa-ca: (i) họ hiểu biết thời kỳ , (ii ) họ biết Y-sơ-ra-ên nên làm gì, và (iii ) họ đã có ảnh hưởng vượt trội hơn số lượng của họ .

Đa-ni-ên
Đa-ni-ên hoạt động ở chức vụ của một tiên tri lẫn của một người cầu thay.
Danien 9:1-2
Năm đầu Đa-ri-út , … về dòng người Mê-đi, đã được lập làm vua trị nước người Canh-đê …, ta, Đa-ni-ên, bởi các sách biết rằng số năm mà Đức Giê-hô-va đã phán cùng đấng tiên tri Giê-rê-mi, để cho trọn sự hoang vu thành Giê-ru-sa-lem, là bảy mươi năm .
Ông hiểu rằng các dấu hiệu về thời kỳ đã đến gần, rằng Y-sơ-ra-ên sắp được giải phóng khỏi kiếp phu tù tại Ba-by-lôn. Đa-ni-ên đã có nhiều khải tượng, được thiên sứ viếng thăm, và thông hiểu nhiều về Lời Đức Chúa Trời. Ông đã hiểu hoàn hảo các dấu hiệu về thời kỳ. 9:1-27có ghi lại lời cầu thay mang tính tiên tri của ông, trong đó, ông làm ứng nghiệm hai điều kiện của dòng dõi Y-sa-ca: Ông biết điều mà Y-sơ-ra-ên nên làm (tức là ăn năn, kiêng ăn, kêu van Đức Chúa Trời để lời tiên tri được ứng nghiệm), và ông có ảnh hưởng vượt trổi hơn mọi người đơn độc nào, trừ ra vua mà thôi.

E-xơ-ra
E-xơ-ra đã thỏa đáp cả vai trò thầy tế lễ lẫn người cầu thay. Một số lời khẩn nguyện của ông cho đất nước Y-sơ-ra-ên được ghi lại, và đề cập nhiều đến việc cầu thay và kiêng ăn của ông. Thứ nhất, ông biết các dấu hiệu về thời kỳ, và giống như Đa-ni-ên, ông đã khẳng định được thời điểm hồi hương từ cảnh phu tù qua lời tiên tri của Giê-rê-mi.
Exora 1:1

Năm thứ nhứt đời Si-ru , vua nước Phe-rơ-sơ trị-vì, Đức Giê-hô-va muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giê-rê-mi mà phán ra, nên Ngài cảm-động lòng Si-ru, vua Phe-rơ-sơ tuyên-truyền trong khắp nước mình, và cũng ra sắc chỉ rằng :
Thứ nhì, ông đã biết điều mà Y-sơ-ra-ên nên làm. Ông biết Y-sơ-ra-ên cần phải cầu nguyện, khẩn xin và tái thiết đền thờ của Đức Giê-hô-va.
9:5-6
“Đến giờ dâng của-lễ buổi chiều, ta đứng dậy khỏi nơi khổ-nhục mình, áo trong và áo tơi ta xé rách; ta quì gối xuống, giơ tay ra hướng về Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta, mà thưa với Ngài rằng: Ô, Đức Chúa Trời tôi! tôi hổ thẹn mặt, chẳng dám ngước mặt lên Ngài, là Đức Chúa Trời tôi; vì gian-ác chúng tôi đã thêm nhiều quá đầu chúng tôi, và tội chúng tôi cao lớn tận trời …”
Thứ ba, E-xơ-ra chỉ là thầy tế lễ nhưng ông đã tác động đến cả dân tộc đã được phục hồi. Ông đã có ảnh hưởng vượt trổi hơn số lượng và địa vị của mình. Ông đã có đúng tinh thần của dòng dõi Y-sa-ca.

Nê-hê-mi
Điều nầy cũng đúng với Nê-hê-mi (NeNe 1:1-11). Khi Ha-na-nia bạn ông kể lại tình trạng các vách thành Giê-ru-sa-lem, thì lời của Đức Chúa Trời đã dấy lên trong ông. Ông đã biết các dấu hiệu của thời kỳ (là lúc phải tái thiết vách thành), ông biết điều mà Y-sơ-ra-ên nên làm (ăn năn và quay về tái thiết), và dầu chỉ là một quan tửu chánh đơn độc, ông đã tác động đến toàn thể dân chúng! Bí quyết thành công của ông ở đâu? Đời sống cầu thay của ông (1:5-11).

Ê-xơ-tê
Hoàng hậu Ê-xơ-tê cũng vậy. Khi Mạc-đô-chê nói với bà về mối đe dọa từ nguồn độc ác nhằm tiêu diệt dân Do-thái tại Ba-tư, bà đã thấy dấu hiệu về thời kỳ, và biết điều Y-sơ-ra-ên nên làm. Bà đã đáp lại tin tức nầy bằng những lời đáp không thể quên cho Mạc-đô-chê.
4:16
“Hãy đi nhóm hiệp các người Giu-đa ở Su-sơ, rồi hãy vì tôi kiêng cữ ăn trong ba ngày và đêm, chớ ăn hay uống gì hết; tôi và các nàng hầu tôi cũng sẽ kiêng cữ ăn nữa; như vậy, tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi phải chết thì tôi chết !”
Còn ảnh hưởng của bà thì sao? Bà đã liều mạng sống để vào yết kiến vua … một mạng sống thay cho cả một dân tộc. Phần còn lại là phần lịch sử.

Họ Đã Tác Động Đến Các Dân Tộc
Toàn bộ những người nầy là những người cầu thay, là những người đã thỏa đáp ba lời mô tả về dòng dõi Y-sa-ca: Họ đã biết các dấu hiệu về thời kỳ khi nó được bày tỏ cho họ, họ đã biết điều mà Y-sơ-ra-ên nên làm và họ đã làm điều đó, và họ đã nắm trong tay một ảnh hưởng vượt trổi hơn số lượng của họ . Khi những người cầu thay nầy xuất hiện, Y-sơ-ra-ên đã được thay đổi.
Tôi tin rằng khi chúng ta bước vào thế kyœ hai mươi mốt, những con cháu thật của Y-sa-ca một lần nữa sẽ được Đức Chúa Trời phục hồi tại nhiều quốc gia. Nếu chúng ta hiểu bối cảnh Kinh Thánh ra sao lúc con cháu Y-sa-ca đã xuất hiện, điều mà con cháu Y-sa-ca có ý làm là gì, và họ đã được Đức Chúa Trời sử dụng ra sao, tôi tin chúng ta sẽ thấu hiểu phong trào tiên tri và phong trào cầu nguyện cầu thay cho ngày nay.

Dòng Dõi Y-sa-ca- Những Người Cầu Thay Tiên Tri của Ngày Nay
Trò chuyện với con người vì cớ Đức Chúa Trời là một việc hệ trọng , nhưng trò chuyện với Đức Chúa Trời vì cớ con người còn hệ trọng hơn . E. M. Bounds

NHỮNG AI LÀ CON CHÁU Y-SA-CA? Họ là một chi phái nhỏ, thuộc tầng lớp lao động chân tay, chi phái ít được nhắc đến nhất trong Kinh Thánh. Họ không phải là chi phái thống trị và có uy tín như chi phái Giu-đa, để từ đó ra Vua Đa-vít và Chúa Giê-su Christ chúng ta. Họ cũng không như Ép-ra-im, kiêu hãnh vì có các lãnh tụ như Giô-suê và Sa-mu-ên. Họ cũng không có các chiến binh lừng danh như chi phái Bên-gia-min, mà Sau-lơ đã xuất thân. Họ cũng không hùng mạnh như chi phái Đan, mà Sam-sôn đã xuất thân, và chắc chắn họ cũng không giàu có như A-se và Sa-bu-lôn. Có rất ít điều đặc biệt về họ, khác với chi phái Lê-vi đã được Đức Chúa Trời biệt riêng ra và đã kiêu hãnh vì có những người kính sợ Chúa như Môi-se. Họ không có lịch sử trận mạc thành công như Ma-na-se, mà từ đó Ghê-đê-ôn và Giép-thê đã xuất thân. Họ chẳng ra gì cả. Người ta khó lòng mà xác định được một lãnh tụ nổi bật ra từ Y-sa-ca trong lịch sử Y-sơ-ra-ên.

Tuy vậy, vì sao trong ISu1Sb 12:32, Đức Chúa Trời đã dấy họ lên làm những người quan trọng đến như thế trong lịch sử Y-sơ-ra-ên? Nếu chúng ta hiểu những bí quyết, chúng ta sẽ hiểu phong trào cầu thay. Cần phải hiểu và thấy được năm điều về dòng dõi Y-sa-ca theo tinh thần của phong trào cầu thay. Tôi tin rằng có những lời tiên tri về sự cầu thay và phong trào cầu thay.

I. Sanh Bởi Đức Chúa Trời Để Làm Một Dấu Hiệu
Các ngươi biết phân biệt rõ sắc trời , mà không phân biệt được dấu chỉ thời giờ ư? Mat Mt 16:3

ĐIỂM ĐẦU TIÊN CẦN XEM XÉT ấy là dòng dõi Y-sa-ca, hay những người cầu thay, được Đức Chúa Trời sinh ra để làm một dấu hiệu chỉ ra sự son sẻ thuộc linh đã chấm dứt . Một thời kỳ mới của sự sinh sôi, thịnh vượng, phước hạnh sẽ đến với sự ra đời của dòng dõi Y-sa-ca.

Cuộc Tranh Đấu của Lê-a và Ra-chên
Sang The Ky 30:1-43- nói về sự sinh ra Y-sa-ca. Gia-cốp cưới hai vợ, là Lê-a và Ra-chên. Ông yêu người vợ trẻ hơn (Ra-chên), vì nàng xinh đẹp hơn. Lời Đức Chúa Trời dạy chúng ta nên nhìn xem tấm lòng, chứ đừng nhìn xem vẻ bề ngoài. Nhưng con người có nhiều nhược điểm, và Gia-cốp cũng không phải ngoại lệ. Ông đã xem khuôn mặt và yêu Ra-chên, nhưng La-ban – cha của các cô gái – là một người quỉ quyệt. Ông gài bẫy để Gia-cốp cưới Lê-a, người chị, trước hết. Gia-cốp phải làm việc bảy năm nữa để cưới Ra-chên. Nhưng ông yêu Ra-chên hơn Lê-a. Chúng ta đọc trong 29:30 rằng: “ Gia-cốp đi lại cùng Ra-chên, thương yêu nàng hơn Lê-a . Vậy, người ở giúp việc nhà La-ban thêm bảy năm nữa .”

Nhưng về phần sinh con cái, Lê-a sinh con nhiều hơn nhiều. Đây chính là điều đã xảy ra. Đức Giê-hô-va thấy nàng bị ghét, bèn cho nàng sanh sản; còn Ra-chên lại son sẻ . Lê-a thọ thai, sanh một con trai, đặt tên Ru-bên ; … Nàng thọ thai nữa và sanh một con trai , đặt tên là Si-mê-ôn ; … Nàng thọ thai nữa và sanh một con trai … bởi cớ đó đặt tên là Lê-vi . Nàng thọ thai nữa, sanh một con trai, và nói rằng: Lần nầy, tôi ngợi khen Đức Giê-hô-va; vì cớ ấy đặt tên là Giu-đa . Đoạn, nàng thôi thai nghén . (29:31-35 – ý nhấn mạnh là ý của tôi.)

Những Ngày Son Sẻ Và Xung Đột
Lê-a có bốn con trai: Ru-bên, Si-mê-ôn, Lê-vi, và Giu-đa. Rồi chúng ta được biết Lê-a thôi sinh sản. Nhưng có xung đột trong nhà giữa Ra-chên và Lê-a. Một người không được yêu thương, người kia được yêu. Một người có nhiều con trai, người kia không có. Một người thấy mình cao hơn (vì các con trai mình), người kia cảm thấy thấp kém hơn. Đã có tranh chấp và chia rẽ trong nhà Gia-cốp.
Khi Ra-chên thấy mình không sanh con cho Gia-cốp, nàng ganh ghét chị mình và bảo Gia-cốp: “Hãy cho tôi có con, bằng không, tôi chết ” (30:1)… dường như thể đó là lỗi của người nam vậy! Gia-cốp nổi giận cùng Ra-chên mà rằng: Há ta được thay quyền Đức Giê-hô-va, mà không cho ngươi sanh sản sao ?” (30:2)

Rồi Ra-chên đã tìm cách khác để giải quyết tình trạng khó xử của mình. Nàng đưa con đòi Bi-la đến làm người đại diện cho mình. Ra-chên rằng: Nầy con đòi Bi-la của tôi, hãy lại cùng nó, hầu cho nó sanh đẻ cho tôi, đặng phần tôi bởi nó cũng có con nữa .” (30:9) Một phụ nữ nữa, giờ đây đã bước vào khung cảnh nầy! Giờ đây, với ba phụ nữ điều hành gia đình, thì điều đó chỉ có nghĩa là: xung đột càng thêm! Ra-chên đã chọn con đường tốt nhất loại hai. Điều nầy cũng giống như trường hợp Áp-ra-ham: Sa-ra thiếu đức tin nên để Áp-ra-ham quan hệ với nàng hầu A-ga của bà thay cho bà. Ngày nay, phần lớn xung đột ở Trung Đông là hậu quả do lỗi lầm của Áp-ra-ham và của Sa-ra.

Nàng hầu Bi-la của Ra-chên thọ thai hai lần, sanh cho Gia-cốp hai con trai, là Đan và Nép-ta-li . Lê-a thấy vậy, liền bắt chước Ra-chên và đưa con đòi Xinh-ba của mình đến với Gia-cốp (30:9-13). Xinh-ba sanh cho Gia-cốp hai con trai, là Gát và A-se . Giờ đây, Gia-cốp có tám con trai. Ra-chên vẫn cứ son sẻ, và Lê-a thôi sinh nở suốt bao nhiêu năm trời. Đây là những năm xung đột và son sẻ.

Trái Phong Già – Phương Cách Của Thế Gian
Chính lúc trống trải và xung đột nầy, khuynh hướng muốn cậy vào những phương cách của thế gian lại trở nên mạnh mẽ. Lúc đó, Ru-bên ra đồng và gặp được những trái phong già.
Nhằm mùa gặt lúa mì, Ru-bên đi ra đồng gặp được những trái phong già , đem về dâng cho Lê-a, mẹ mình (câu 14). Ru-bên là con trai trưởng, có lẽ lúc bấy giờ là một cậu trai trẻ. Hãy nhớ rằng Lê-a đã thôi sanh nở từ sau khi sanh con trai thứ tư là Giu-đa. Ru-bên có thể bao nhiêu tuổi lúc ra đồng và tìm thấy trái phong già?

Ít nhất cậu cũng ở tuổi thiếu niên – có lẽ mười bốn hay mười lăm tuổi – đủ lớn để biết trái phong già được xã hội rất quí vì là thứ dược thảo cầu tự và thuốc kích dục. Ru-bên hẳn đã đủ lớn để biết mẹ mình cần nó vì mẹ đã thôi sinh nở. Ru-bên không thể là một cậu bé con. Điều nầy cho tôi biết rằng Lê-a hẳn đã không sinh nở trong ít nhất là 12 năm.

Ra-chên cũng vậy. Và nàng cũng tuyệt vọng y như vậy. Khi biết về trái phong già nầy, nàng thấy đây là phương tiện để chấm dứt thời son sẻ của nàng.

Ra-chên bèn nói cùng Lê-a rằng: Xin chị hãy cho tôi những trái phong già của con chị đó . Đáp rằng: Cướp chồng tao há là một việc nhỏ sao / (Rõ ràng Gia-cốp đang ngủ với Ra-chên, chứ không ở với Lê-a), nên mầy còn muốn lấy trái phong già của con trai tao nữa? Ra-chên rằng: Ừ thôi! Chồng ta hãy ở cùng chị tối đêm nay, đổi cho trái phong già của con chị đó ” (30:14-15).
Đến tối, Gia-cốp, ở ngoài đồng về, thì Lê-a đến trước mặt người mà nói rằng: Chàng hãy lại cùng tôi, vì tôi đã dùng trái phong già của con tôi chịu thuê được chàng . Vậy đêm đó, người lại nằm cùng nàng (30:14-16).
Ý nầy rõ ràng là: khác với Ra-chên, Lê-a không còn tin nơi trái phong già – xây khỏi sự khôn ngoan và những phương pháp làm cho có khả năng sinh sản của thế gian nầy – để đổi lấy một điều thực sự quan trọng … một đêm ở với Gia-cốp.

Sự Ra Đời Kỳ Diệu Của Y-sa-ca
Sau lần gặp gỡ đó, Y-sa-ca đã ra đời! Đây là sự sinh hạ kỳ diệu sau mười hai năm, hoặc lẽ nhiều hơn nữa, thôi sinh nở.
Đức Chúa Trời nhậm lời Lê-a, nàng thọ thai và sanh cho Gia-cốp một con trai thứ năm . Nàng rằng: Đức Chúa Trời đã đền công tôi, vì cớ tôi đã trao con đòi cho chồng; vậy nàng đặt tên con trai đó là Y-sa-ca (30:17-18).

Câu 17 nói rằng Đức Chúa Trời nhậm lời Lê-a. Điều nầy nói lên Lê-a hẳn đã cầu nguyện. Nàng đã phải cầu thay. Nàng hẳn đã kêu cầu cùng Đức Chúa Trời suốt bao năm để có một con trai nữa! Lê-a đã sử dụng nhiều phương cách khác: thứ nhất, con đòi của nàng, rồi đến trái phong già. Nhưng giờ đây, nàng đã xây khỏi những phương cách của thế gian để kêu cầu cùng một mình Đức Giê-hô-va mà thôi. Chỉ trong một đêm yêu đương, Y-sa-ca đã được sinh hạ. Y-sa-ca đã được sinh ra cách diệu kỳ bởi Đức Chúa Trời nhờ lời cầu nguyện .

Kết Thúc Thời Son Sẻ
Sau khi Y-sa-ca chào đời, Lê-a đã sinh một con trai khác, là Sa-bu-lôn,rồi tiếp đó là một con gái, là Đi-na . Sau đó, Ra-chên thọ thai, sanh Giô-sép , rồi sau đó là Bên-gia-min . Điểm quan trọng đáng lưu ý ấy là: Sau khi Y-sa-ca chào đời, sự son sẻ và xung đột đã chấm dứt .

Sự ra đời của con cái Y-sa-ca là khởi điểm cho sự quay về của những người cầu thay cho thế gian. Sự ra đời nầy báo hiệu kết thúc sự son sẻ và xung đột thuộc linh cho mỗi xứ sở có phong trào cầu thay. Và đây là công việc của Đức Chúa Trời để nhậm lời cầu nguyện.

Tôi tin phong trào cầu thay được khai sinh do lời cầu nguyện của những người đi tiên phong trong phong trào thực hiện – những góa phụ, những phụ nữ độc thân, quí bà quí cô – những phụ nữ đã bị những mục sư ở chi hội của họ đối xử kẻ cả và gạt ra ngoài lề. Họ đã cầu nguyện khi các mục sư quá bận rộn xây cất các ngôi nhà thờ lớn. Họ cầu nguyện khi những nhà lãnh đạo quá bận rộn tổ chức các sự kiện. Họ cầu nguyện khi các giáo viên dạy Kinh Thánh quá bận rộn học tiếng Hy-lạp và Hi-bá-lai. Không ai có thì giờ để cầu nguyện. Nhưng tôi tin rằng Đức Chúa Trời nghe lời kêu cầu của những Lê-a nầy – những nhà tiên phong của phong trào cầu thay. Và trên toàn thế giới cũng như tại nhiều quốc gia, họ đã cầu nguyện cho sự dấy lên của dòng dõi Y-sa-ca. Đến đúng kỳ, Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của họ và sinh hạ dòng dõi Y-sa-ca cách siêu nhiên.

Dòng dõi Y-sa-ca không sanh ra bởi tổ chức. Chúng ta không bao giờ có thể dùng những khóa hội thảo, những hội đồng, những lời hiệu triệu để “tổ chức” cho những người cầu thay xuất hiện tại bất cứ quốc gia nào. Y-sa-ca không sinh ra bởi sự thụ tinh nhân tạo hay sinh ra trong ống nghiệm. Y-sa-ca được Đức Chúa Trời sinh ra cách siêu nhiên, khi Ngài nhậm lời cầu nguyện.

Y-sa-ca đã sinh ra đúng cơ hội giữa lúc son sẻ. Lê-a đã thấy và đã nắm lấy cơ hội nầy. Nàng đã xây khỏi thế gian và những phương cách của thế gian. Tôi tin trong những năm tới đây, cánh cửa cơ hội mà Đức Chúa Trời đã hé mở cho phong trào cầu thay sẽ mở rộng khắp trên thế giới. Giờ đây là lúc chúng ta quì gối xuống và kêu cầu cùng Đức Chúa Trời.

Trong cuộc hội đàm GCOWE (Global Confultation On World Evangelism) tại Seoul năm 1995, Peter Wagner, chủ tịch của phong trào AD 2000 Prayer Track Movement, đã mở đầu phát biểu rằng: “Thưa quí vị, tôi xin báo tin cho quí vị. Phong trào cầu thay đã vượt khỏi tầm kiểm soát”. Ngợi khen Chúa! Nó đã vượt tầm kiểm soát. Nó vượt tầm kiểm soát của con người, nhưng đang trong tầm kiểm soát của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang sinh ra phong trào ấy cách kỳ diệu trên toàn thế giới.

Điểm quan trọng phải nhớ ấy là: Phong trào cầu thay được ra đời bởi Đức Chúa Trời để làm dấu hiệu chỉ rằng sự son sẻ thuộc linh tại xứ sở chúng ta đã chấm dứt .

Ra Đời Để Làm Những Người Mang Gánh Nặng – Những Đầy Tớ
“Cũng đừng bao giờ hổ thẹn, vì chúng ta được mang danh là Đầy Tớ của Ngọn Đèn, Đầy Tớ của Sự Sáng ” Sir Edwin Arnold
Nô lệ rất cần cho đế quốc La-mã và những nền văn minh trước đó. Nếu không có họ, công việc hằng ngày sẽ bị đình trệ. Họ là “những chú kiến thợ” chống đỡ cho toàn bộ nền văn minh thực dân.

Điều thứ nhì về dòng dõi Y-sa-ca ấy là họ được sinh ra để làm người vác gánh nặng (Bản NKJV ) hay đầy tớ (nô lệ ) (Bản NIV ).
“Y-sa-ca … đã rùn vai vác gánh nặng , phải vâng phục những điều sưu dịch ” (49:14-15).

Lời Chúc Phước Về Việc Vác Gánh Nặng
Trong 49:1-33 Gia-cốp đã chúc phước cho các con trai trước khi qua đời. Những lời chúc phước nầy thật hùng hồn, và chính xác. Chúng đã được ứng nghiệm một phần hoặc toàn bộ. Trước hết, ông đã “chúc phước” cho Ru-bên, rồi đến Si-mê-ôn và Lê-vi. Nhưng những “lời chúc phước” nầy không phải là phước hạnh, mà đúng hơn là những lời rủa sả vì các người con nầy, là Ru-bên và Si-mê-ôn, đã làm những việc thật đáng sợ. Lời chúc phước đầu tiên của Gia-cốp là dành cho Giu-đa, người con trai thứ tư (49:8), và đây là một lời chúc phước mạnh mẽ biết dường nào!

“Hỡi Giu-đa! các anh em sẽ khen-ngợi con ; Tay con chận cổ quân nghịch ; Các con trai cha sẽ quì lạy trước mặt con … Nó sụm gối, nằm khác nào sư-tử đực ; Như sư-tử cái; há ai dám khiến ngồi lên ? Cây phủ-việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa … Cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới ; Và các dân vâng-phục Đấng đó . Người buộc lừa tơ mình vào gốc nho ,…” (49:8-11).

Đây là những phước hạnh diệu kỳ! Đây là lời tiên tri về Đấng Mê-si, rằng cây phủ việt, quyền cai trị và quyền thế sẽ không lìa khỏi Giu-đa cho đến chừng Đấng Si-lô hiện đến. Si-lô là danh hiệu của Đấng Mê-si, chỉ về Đức Chúa Giê-su Christ. Trong 49:1-33, được biết rằng từ chi phái Giu-đa, một đấng cai trị sẽ đến, là Đấng sẽ cai trị dân Ngài, là dân Y-sơ-ra-ên. Từ ngày đó trở đi, dầu Giu-đa là con trai thứ tư, nhưng ông đã trở thành một chi phái lớn nhất và được xức dầu nhiều nhất trong Y-sơ-ra-ên. Giu-đa đã nhận lấy uy quyền và trổi bật lên trong xứ kể từ Sáng-thế Ký 49 trở đi. Vua Đa-vít và Chúa Giê-su đều ra từ chi phái Giu-đa.

Khi đến Y-sa-ca, Gia-cốp nói rằng:
“Y-sa-ca là một con lừa mạnh-mẽ , nằm nghỉ giữa chuồng (Bản NKJV – nằm ở giữa hai gánh nặng ); thấy rằng sự yên ổn là tốt-lành, và đất-đai đẹp lắm thay . Người đã rùn vai vác gánh nặng, phải vâng-phục những điều sưu-dịch (NKJV – đã trở thành một bọn nô lệ )…” (49:14-15).

Con cháu Y-sa-ca là những con lừa! Họ là những người mang gánh nặng.
Có những đặc trưng nổi bật nhất định của loài lừa đáng đề cập ở đây. Điểm khác nhau giữa ngựa và lừa là gì? Con lừa là con vật chở vật nặng, còn ngựa thì không. Con ngựa thích tốc độ, nhưng dễ bị xao lãng. Con lừa thì tập trung và vững bước chân khi nó đi trên những lối mòn hẹp trên núi. Nó tập trung vào lối đi thẳng trước mặt, và băng qua những lối mòn rất giỏi. Con ngựa cần phải có những miếng che mắt, bằng không thì mọi thứ đều làm nó xao lãng.

Con lừa có thể chở nặng hơn ngựa. Nó chịu làm việc tốt hơn ngựa. Ngựa khá yếu ớt. Nó phải có cỏ khô đều đặn, và dường như không thể nhịn ăn! Nhưng lừa có thể chịu đựng nhiều tuần, nhiều tháng trong những tình trạng tồi tệ.
Y-sa-ca là một con lừa. Ông là một kẻ mang vác gánh nặng.

Những Lý Do Phải Vác Gánh Nặng

Vì sao Y-sa-ca đã trở thành người vác gánh nặng? Khi Gia-cốp chúc phước cho các chi phái (49:1-27), ông bảo Ru-bên sẽ làm điều nầy, Si-mê-ôn làm điều nọ, Sa-bu-lôn làm việc kia, A-se làm việc nọ, v.v…, nhưng chỉ có một chi phái thấy được một điều gì đó trong tình huống ấy. Đó là Y-sa-ca. Mọi chi phái khác chỉ có làm thôi.

“Y-sa-ca … thấy rằng sự yên ổn (NKJV – sự yên nghỉ ) là tốt lành , và đất đai đẹp lắm thay . Người đã rùn vai vác gánh nặng , phải vâng phục những điều sưu dịch ” (49:15).

Y-sa-ca đã thấy rằng “sự yên nghỉ ” là tốt lành, và thấy đất đai là đẹp lòng. Chữ “yên ổn ” (yên nghỉ) nầy trong tiếng Hi-bá-lai là chữ “manowach ”. Đây cũng là chữ được dùng trong Thi Tv 65:1-13, tại đó không những nó nói về sự yên nghỉ của thân thể, mà còn về sự yên nghỉ của tinh thần nữa.

95:11 – “Nhơn đó, ta nổi giận mà thề rằng: ‘ Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ (manowach ) ta .’”
Cụm từ nầy lại xuất hiện trong HeDt 3:11, và tác giả không nói về sự nghỉ ngơi thuộc thể, mà đúng hơn là về việc xức dầu của sự yên nghỉ, một sự xức dầu do hiện diện của Đức Chúa Trời để đem lại sự yên ổn cho đời sống của bạn, vì cớ đức tin của bạn nơi công tác đã hoàn tất của Chúa Giê-su. Bất kể có điều gì đang xảy ra quanh bạn, thì bạn đều ở trong sự hiện diện thân mật của Đức Chúa Trời. Không điều gì có thể làm rúng động sự yên ổn ấy được. Bạn đã bước vào “manowach ” của Đức Chúa Trời, là sự yên nghỉ của Ngài. Sách Hê-bơ-rơ đã giải luận từ ngữ nầy.

Đây cũng là chữ được dùng trong Sang The Ky 49:15

Y-sa-ca, con lừa nầy, đã thấy “manowach ” nầy là tốt lành. Không ai khác nhìn thấy cả. Ông đã thấy sự xức dầu của sự yên nghỉ. Cùng với con mắt của đức tin, niềm tin quyết đã xuất hiện, rằng Đức Chúa Trời muốn làm một điều gì đó trong xứ. Nhưng khi nhìn quanh mình, ông chỉ thấy gánh nặng (câu 14). Mọi nơi đều có gánh nặng, và đây là điều mà con lừa Y-sa-ca đã làm: Người đã rùn vai vác gánh nặng, phải vâng phục những điều sưu dịch (câu 15).

Bản NKJV nói rằng ông đã trở thành đầy tớ, và ý nghĩa cũng như nhau cả. Nói cách khác, đã có một sự lựa chọn. Đức Chúa Trời đã có gánh nặng cho xứ. Nhưng mọi người đều quá bận với công tác và những chức vụ khác của họ. Họ không có thì giờ để nhìn thấy hay để gánh vác gánh nặng của Đức Chúa Trời cho xứ. Chỉ có Y-sa-ca nhìn thấy ông phải làm gì đây? Câu 14 nói rằng: Y-sa-ca rùn vai gánh vác, tự nguyện chịu cảnh làm đầy tớ, và gánh vác gánh nặng Đức Chúa Trời đã giao.

Y-sa-ca đã vác nó, vì cớ ông nhìn thấy bằng con mắt thuộc linh của mình điều mà Đức Chúa Trời đang làm cho xứ. Ông đã chịu thấy sự phục hưng, sự đánh bại kẻ thù tối tăm, một đất nước quay về với Đấng Christ và nhiều điều trọng đại khác nữa. Đức Chúa Trời ban cơ hội cho dân sự hợp tác với Ngài để khiến những điều nầy được thành. Những người mà Ngài có thể tin cậy. Những người sẽ gánh vác gánh nặng đó. Những người có khải tượng tiên tri. Họ là ai vậy? Họ là những người cầu thay.

Những Người Lãnh Đạo Phải Giúp Những Người Cầu Thay Vác Gánh Nặng
Những người thực hiện vác một gánh nặng siêu nhiên. Đôi khi, ngay cả những người lãnh đạo cũng không thấy được vì sao những người cầu thay lại chú ý quá mức đến một số vấn đề. Người ta thường thắc mắc xem có “chuyện ầm ĩ” gì thế.

Dầu Y-sa-ca chịu cảnh đầy tớ tự nguyện, nhưng trên một phương diện nào đó, thì ông không còn sự chọn lựa nào khác. Vì sao vậy? Vì sự ứng nghiệm khải tượng đã khiến cho gánh nặng nổi bật lên, xứng đáng để gánh vác. Đức Chúa Trời đang tìm những người cầu thay để mang lấy gánh nặng của Ngài cho xứ sở chúng ta ngày nay. Không có họ, thì không thể cầu thay cho ý chỉ Đức Chúa Trời. Những người cầu thay cần có chỗ để tăng trưởng. Mục sư cần nuôi họ về phần thuộc linh (nhưng lại cứ bắt họ nhịn ăn hoài!) Lời Đức Chúa Trời phải được dạy cho đời sống của họ. Họ phải được chăn nuôi và được hướng dẫn tốt, vì một số người mang lấy gánh rất nặng. Những người mang gánh nặng cho thế kyœ 20 là những người cầu thay mà Đức Chúa Trời đang dấy lên tại đất nầy. Những người cầu thay ấy do tin quyết nên trở thành những người vui lòng mang lấy gánh nặng cho xứ sở .

Ra Đời Cho Chiến Trận Độc Đáo – Đội Quân Xung Kích
“Anh đã đánh giá kẻ thù mình , thì anh chỉ còn nước tiến lên với lòng vững tin ” Winston Churchill , 1915

TRƯỚC KHI BẤT CỨ CUỘC XÂM CHIẾM NÀO XảY RA, thì các đội quân xung kích đều làm lỏng lẻo sức phòng ngự trên lãnh thổ kẻ thù, bằng cách đánh dập lực lượng kẻ thù để cố làm quân thù hoàn toàn nhụt chí. Đôi khi đây là những đội quân được trang bị hỏa lực tấn công hung hăng nhất. Những người cầu thay cũng giống như vậy. Họ thường được kêu gọi đi trước những thành viên khác trong nước Đức Chúa Trời trước khi bắt đầu trận xâm chiếm cuối cùng và chiếm lấy lãnh thổ kẻ thù.

Dòng dõi Y-sa-ca ra đời để tham gia vào một hình thức chiến trận độc đáo là đội quân xung kích, mà chúng ta sẽ thấy khi nghiên cứu sách Các Quan-xét.

Bối Cảnh của Trận Chiến
Cac Vua 4:1-3

Dân Y-sơ-ra-ên lại làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va . Đức Giê-hô-va phó chúng vào tay Gia-bin, là vua Ca-na-an trị-vì tại Hát-so . Quan thống-lãnh đạo binh người là Si-sê-ra ở tại Ha-rô-sết của dân ngoại-bang . Vua Gia-bin có chín trăm xe sắt và trong hai mươi năm, người hà-hiếp dân Y-sơ-ra-ên cách hung-bạo; nên Y-sơ-ra-ên kêu-cầu cùng Đức Giê-hô-va .

Lúc bấy giờ, dân Y-sơ-ra-ên phục dưới quyền hà hiếp của vua Gia-bin, và quan lãnh binh của người là Si-sê-ra. Viên tướng nầy có đội quân hùng mạnh gồm chín trăm xe sắt, khá giống như chín trăm chiếc xe tăng bọc thép ngày nay. Đây là một lực lượng khổng lồ.
4:4-5

Trong lúc đó, Đê-bô-ra, là nữ tiên-tri … đoán-xét dân Y-sơ-ra-ên . Bà ở trên núi Ép-ra-im, giữa khoảng Ra-ma và Bê-tên, dưới cây chà là Đê-bô-ra, và dân Y-sơ-ra-ên lên đến cùng người, đặng nghe sự xét-đoán .

Có một nữ tiên tri tên là Đê-bô-ra, và cũng là quan xét của dân Y-sơ-ra-ên. Bà là người Ép-ra-im, ngồi dưới gốc cây chà là và chờ đợi Lời của Đức Chúa Trời.

4:6-7
Bà sai gọi Ba-rác , con trai A-bi-nô-am , từ … Nép-ta-li , mà nói cùng người rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truÿền lịnh nầy: Hãy chọn đem theo ngươi một vạn người trong con-cháu Nép-ta-li và trong con-cháu Sa-bu-lôn, mà đi thẳng đến núi Tha-bô . Ta sẽ khiến Si-sê-ra, là thống-lãnh đạo binh vua Gia-bin, luôn với các xe-cộ và cả quân-lính của hắn;ta sẽ phó hắn vào tay ngươi .
Cơ bản thì Đê-bô-ra nói rằng: “Nầy, Ba-rác, thời cơ đã đến. Đức Chúa Trời đã phán cùng ta, và Ngài muốn ngươi đi lãnh đạo đội quân gồm chi phái Nép-ta-li của ngươi và chi phái Sa-bu-lôn, đến đối địch với Si-sê-ra và chín trăm xe sắt của hắn. Đức Chúa Trời sẽ phó Si-sê-ra vào tay ngươi.” Ba-rác thấy ngần ngại. Ông không phải chiến binh xông pha trận mạc… Thực ra, không chỗ nào chép ông có kinh nghiệm trận mạc. Đây là tiếng gọi đi vào chỗ hầu như tự sát. Nhưng ông tự biết phải ra đi. Vì vậy, ông quay sang nói với Đê-bô-ra những lời có điều kiện sau:

“Nếu bà đi với tôi. thì tôi sẽ đi; nhưng nếu bà không đi với tôi, tôi sẽ không đi !” (Cac Vua 4:8).
Hẳn Đê-bô-ra đã khó chịu ông Ba-rác chẳng có chút chí khí nam nhi nầy, nhưng bà chẳng còn cách nào khác và đã hứa đi với ông.
“Ừ phải, ta sẽ đi với ngươi, song sự vinh-hiển của việc nầy sẽ chẳng về ngươi; vì Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một người nữ . Vậy, Đê-bô-ra đứng dậy, đi cùng Ba-rác đến Kê-đe ” (4:9)

Được Thắng Trận, Kẻ Thù Bị Đánh Bại: Bằng Cách Nào?

Họ lâm trận, và đã chiến thắng lẫy lừng. Si-sê-ra, tướng lãnh binh của đội quân chiến xa đã chạy bộ trốn khỏi chiến trường. Ông đã bị một người nữ giết chết sau khi bị nhử vào lều nghỉ ngơi.

Làm thể nào mà một đội quân mới mười ngàn người đã đánh bại được một kẻ thù được trang bị tốt, có ky luật cao, có đến chín trăm chiến xa được? Dân Y-sơ-ra-ên chỉ có những lưỡi cày, và là một đội quân gồm toàn những nông dân chưa được đào luyện.
5:21 – cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra. Khi Đê-bô-ra và Ba-rác dẫn quân Y-sơ-ra-ên đi xuống khe Ki-sôn, Đức Chúa Trời đã sai mưa và dâng nước khe Ki-sôn lên lúc đang chiến trận.
“Khe Ki-sôn đã kéo trôi chúng nó, tức là khe Ki-sôn đời xưa … ”

Trong thời Ê-li tranh chiến với các tiên tri Ba-anh trên núi Cạt-mên, khe Ki-sôn là một con suối nhỏ, do nạn hạn hán kéo dài trong xứ (IVua 18:40). Nhưng ở đây, trong trận nầy, Đức Chúa Trời đã sai mưa đến, và khe Ki-sôn đã trở thành một con sông khổng lồ, ngập vùng đồng bằng. Khi chiến xa của quân Si-sê-ra tấn công Y-sơ-ra-ên trong thung lũng, bánh xe họ đã ngập trong biển bùn, và họ đã bị cuốn đi. Khi đội quân chiến xa lâm vào cảnh bất lực, Ba-rác đã lao vào chém giết và dân Y-sơ-ra-ên đã chiến thắng lẫy lừng.

Vai Trò của Y-sa-ca Trong Trận Chiến

Nhưng vai trò của Y-sa-ca trong trận chiến là gì?
Trước tiên, chúng ta hãy chú ý đến những chi phái không cùng Ba-rác tham chiến.
Cac Vua 5:15, 16

Gần các suối của Ru-bên, có lắm điều nghị-luận trong lòng! Nhân sao ngươi ở trong chuồng mà nghe tiếng kêu của những bầy chiên ? Gần bên các suối Ru-bên, có lắm điều nghị-luận trong lòng!

Chi phái Ru-bên không dự phần. Họ đang suy nghĩ: “Ta nên hay không nên tham dự?” Họ không hề đến cho tới lúc trận chiến đã xong. Ga-la-át ở bên kia sông Giô-đanh (Cac Vua 5:17). Ga-la-át là tên kép cho Gát và Ma-na-se. Còn Đan, sao ở lại trên các chiếc tàu ? (5:17). A-se ngồi nơi mé biển, an nghỉ trong các cửa biển mình . Chi phái Đan đã quyết không tham dự. A-se cứ tiếp tục cuộc sống như thể không có chiến tranh vậy.

Vậy, có năm chi phái không tham dự: Ru-bên, Gát, Ma-na-se, Đan, và A-se.
Các chi phái nào đã tham chiến? Thứ nhất, chi phái của Đê-bô-ra. Người Ép-ra-im là một trong số những chi phái tham gia sớm nhất. Từ Ép-ra-im đến những người có gốc nơi A-ma-léc (câu 14).

Người Bên-gia-min đã tham dự. Người Bên-gia-min là những chiến binh. Họ luôn sẵn sàng chiến đấu (câu 14). Sa-bu-lôn và Nép-ta-li cũng gia nhập đội quân. Và những kẻ cầm cây phủ việt đến từ Sa-bu-lôn, Nép-ta-li là dân tộc liều mạng mình, ở trên các nơi cao của đồng ruộng (câu 18). Nép-ta-li là chi phái của Ba-rác.

Cuối cùng, Y-sa-ca cũng đã bước vào hoạt động nầy. Các quan trưởng của Y-sa-ca đều theo Đê-bô-ra; Y-sa-ca và Ba-rác đồng một ý nhau;người xông đại vào trũng (câu 15). Hết thảy các chi phái trên đều tham chiến, nhưng chỉ có một chi phái đi theo Đê-bô-ra và Ba-rác vào trong trũng trước tiên. Đó là chi phái Y-sa-ca .

Vào Trước Tiên, Thấy Trước Tiên

Y-sa-ca đã vào trước với tư cách đội quân xung kích . Họ xông vào như những người đã liều đặt cuộc mọi thứ họ có. Bất chấp đến việc họ đang được một nhóm người ít hứa hẹn nhất lãnh đạo chiến đấu – một nữ tiên tri vốn là một thường dân, và một người hèn nhát mới vào nghề tên là Ba-rác – nhưng họ vẫn thấy trong tinh thần rằng đây là thời cơ và giờ phút để Đức Chúa Trời làm một việc cho xứ sở. Vì vậy, họ đã hiến mình cho khải tượng nầy.

Nếu kẻ thù thắng hơn họ, Y-sa-ca sẽ là nạn nhân đầu tiên. Họ sẽ là những kẻ đầu tiên lãnh trọn cuộc tấn công của địch quân và là người đầu tiên bị tiêu diệt. Dầu vậy họ vẫn xông vào. Họ được sanh ra cho chiến trận độc đáo nầy. Họ là đội quân xung kích, người liều mình cho Đức Chúa Trời trong trận chiến nầy.

Và đây là phần thưởng cho họ. Họ tận mắt nhìn thấy việc đã xảy ra. Họ đã thấy phép lạ một trận mưa như trút, khe Ki-sôn tràn từ bờ, đội quân hùng hậu của kẻ thù mắc kẹt trong bùn, nỗi sợ hãi và bất lực tràn ngập kẻ thù, và tướng địch phải xuống khỏi chiến xa bị mắc kẹt của mình và trốn chạy (4:15). Họ là những người đầu tiên tận mắt thấy các phép lạ của Đức Chúa Trời. Đó là đặc ân của họ; đó là phước hạnh của họ.

Canh Bạc Mà Bạn Không Thể Thua
Khi một người cầu thay, Đức Chúa Trời ban cho người ấy đặc ân được tận mắt thấy những gì mà người ấy mới nhìn thấy bằng đôi mắt thuộc linh. Điều mà người ấy mới biện biệt trong tâm linh và được nghe từ lời tiên tri trong lúc cầu nguyện, thì người ấy có đặc ân được nhìn thấy chúng trước tiên. Người nầy sẽ có đặc ân được trước tiên dự phần vào, nhìn thấy trước tiên sự sụp đổ của đồn lũy kẻ thù. Người ấy sẽ được chúc phước trước tiên. Người ấy sẽ phục hưng trong nếp sống của mình trước tiên. Đây là những người cầu thay, những người thường sẽ được Đức Chúa Trời cho thấy đâu là điều trước tiên.

Tại xứ nầy, có nhiều Cơ đốc nhân không hiểu biết về chiến trận cầu thay thuộc linh. Họ giống như những chi phái không muốn tham chiến. Việc họ không tham chiến không có nghĩa là không có chiến tranh. Chiến tranh đang xảy ra! Và có những người vui lòng trả giá để có mặt tại tiền tuyến. Đây là những người cầu thay, những đội quân xung kích. Tín đồ không thể làm những người thiếu nhiệt tâm. Họ không thể có thái độ nước đôi về việc để thời giờ quì gối cầu nguyện. Họ không dám xem nhẹ việc kiêng ăn. Khi họ “đặt cược” vào điều Đức Chúa Trời đã bày tỏ, thì họ liều bỏ hết thảy.

Trong thế giới ngày nay, có quá nhiều những kẻ đánh bạc sai lầm. Họ đổ dồn vào các sòng bạc và chống đỡ cho xổ số quốc gia. Họ đánh cá tiền vào những tyœ lệ cá cược vô vọng, mà sẽ chắc chắn chẳng bao giờ thắng cược. Những chuyên gia về bài xì-lát, bài mạt-chược, bài pô-kơ, ru-lét, xổ số v.v… thảy đều chết trong ảo tưởng rằng thành công “chỉ trong tầm tay với.” Nó không bao giờ đến. ở Malaysia không thiếu gì những tay cờ bạc.

Nhưng trong thế giới thuộc linh, chúng ta không có nhiều “con bạc” cho Đức Chúa Trời. Họ ở đâu rồi? Tôi gợi ý cho bạn rằng những người cầu thay là những “con bạc” hàng đầu cho Đức Chúa Trời. Nếu họ chuẩn bị bước vào chiến trường cầu thay thuộc linh khi không có ai bước vào, họ sẽ nhìn thấy và sẽ gặt hái trước tiên. Họ sẽ được chúc phước đầu tiên. Họ sẽ không bao giờ thua. Bởi vì những người cầu thay được nhìn thấy công việc của Đức Chúa Trời trước tiên, như là một đặc ân cho đội quân xung kích của Ngài .

Ra Đời Để Chịu Dẫn Dắt – Một Dân Phục Tùng

“Các bậc trưởng lão … hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em ; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng ; Cũng khuyên bọn trẻ tuổi, hãy phục theo các trưởng lão ” IPhiero 5:2, 5

Những Người Cầu Thay Luôn Hoạt Động Dưới Thẩm Quyền

LĨNH VỰC THỨ TƯ về con cháu Y-sa-ca ấy là: những người cầu thay ra đời để làm những người phục tùng. Tôi nói vậy có nghĩa gì? Người cầu thay là một dân cần phải vâng phục thẩm quyền của Đức Chúa Trời, nếu họ muốn sự xức dầu luôn được dư dật trong đời sống mình. Họ không được kêu gọi để trở nên dễ bảo (dễ phục tùng) (hết thảy ma quỉ ở các nơi trên trời sẽ biết những người cầu thay không dễ phục tùng), nhưng được kêu gọi làm một dân phục tùng.

Những Người Cầu Thay Không Có Lãnh Đạo: Một Tình Trạng Khó Xử

Có lần một mục sư bảo tôi rằng ông cảm thấy rất bị đe dọa trong nhóm người cầu thay, vì họ dường như tự ra luật cho mình. Điều nầy do hai nguyên nhân. Thứ nhất, các mục sư không thực hiện được sự kêu gọi của mình vì không bảo trợ cho những người cầu thay. Điều nầy có thể do họ cảm thấy không thỏa mãn trong đời sống cầu nguyện. Nhưng việc không thực hiện được quyền lãnh đạo không phải là câu trả lời. Thiếu sự hướng dẫn và thẩm quyền trên những người cầu thay là một trong những lý do chính khiến chức vụ cầu thay xẹp xuống hoặc trở nên tự trị, là điều có thể đe dọa cấp lãnh đạo Hội Thánh.

Thứ nhì, vì là đội quân xung kích, những người cầu thay thực sự ý thức được trong lĩnh vực thuộc linh nhiều hơn so với nhiều nhà lãnh đạo. Có thể họ không luôn luôn đúng, nhưng họ cần sự hướng dẫn, khích lệ của mục sư và những sự thông hiểu để một số ý thức của họ được kết quả. Không có điều đó, thì có thể sinh ra sự hỗn loạn.

Trong quá khứ, nhiều mục sư có khuynh hướng xem nhẹ đóng góp của những người cầu thay cho chức vụ của họ. Đây có thể do một số người cầu thay có những bối cảnh cá nhân không cho phép họ trở thành những nhà cố vấn chín chắn cũng như lãnh đạo phần vật chất. Nhưng vị mục sư nào xem thường họ thì hoàn toàn là người nghèo khốn hơn họ nữa. Và quả là dại dột nếu mục sư không hướng dẫn, chăm sóc và lãnh đạo họ. Đóng góp của họ là một khả năng to lớn – nếu như họ được lãnh đạo cách khôn ngoan.

Tiền Lệ Y-sa-ca – Giu-đa
Dầu dòng dõi Y-sa-ca đã nhìn thấy dấu chỉ thời kỳ, biết điều Y-sơ-ra-ên nên làm, và có ảnh hưởng trong nước vượt trổi hơn số lượng mình, nhưng họ không hề lãnh đạo nước Y-sơ-ra-ên.

Sáng-thế Ký 49 nói về những lời chúc phước của Gia-cốp. Trong những lời chúc phước cho Giu-đa, Gia-cốp đã nói Giu-đa có một con lừa.
“Người buộc lừa tơ mình vào gốc nho, lừa con mình vào nhành nho tốt nhứt . Người giặt áo xống mình vào rượu nho, cùng lấy huyết nho lau áo tơi mình ” (Sang The Ky 49:11).

Con lừa nầy là của Giu-đa. Cũng trong phân đoạn tiên tri đó, con lừa ấy được tỏ ra là Y-sa-ca. Nói cách khác, Y-sa-ca được lãnh đạo bởi Giu-đa.
Cũng như trong câu chuyện Ba-rác và Đê-bô-ra, Y-sa-ca không hề lãnh đạo trận đánh dầu họ ở tại tiền tuyến của quân Đức Chúa Trời. Ba-rác và Đê-bô-ra đã đưa họ vào trận. Dòng dõi Y-sa-ca không hành quân cậy vào quyền riêng mình. Sự xức dầu cho con cháu Y-sa-ca luôn tăng lên khi họ phục tùng thẩm quyền đã được chỉ định của Đức Chúa Trời.

Những Tiền Lệ Y-sa-ca – Giu-đa Khác: Bước Theo Vị Lãnh Đạo
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự xức dầu tăng lên theo sự vâng phục được tìm thấy trong sách Dân-số Ký.

Đức Chúa Trời bảo Môi-se tu bộ dân số của mười hai chi phái trong Dan So Ky 1:2. Hãy nhớ rằng tám người con trai đầu của Gia-cốp là: Ru-bên, Si-mê-ôn, Lê-vi và Giu-đa , rồi đến Đan và Nép-ta-li , rồi đến Gát và A-se . Người con trai thứ chín là Y-sa-ca , do Lê-a sinh thành.
Bây giờ theo thứ tự dân Y-sa-ca đi trong đồng vắng, bạn sẽ mong thấy Ru-bên và Si-mê-ôn dẫn đầu vì họ lớn nhất. Không phải như vậy. Luôn luôn Giu-đa dẫn đầu, vì đó là một chi phái xuất sắc. Đức Chúa Trời cũng chỉ định các chi phái phải xếp hàng hay đi thành đôi theo một trật tự cụ thể. Trong việc xếp thành đôi và trật tự nầy, điều đáng kinh ngạc ấy là Y-sa-ca luôn đi kế tiếp sát theo sau Giu-đa.
Dan So Ky 1:5-8

Đây là tên những người sẽ giúp-đỡ các ngươi: Về chi-phái Ru-bên, Ê-lít-su, con trai của Sê-đêu; về chí phái Si-mê-ôn, Sê-lu-mi-ên, con trai của Xu-ri-ha-đai; về chi phái Giu-đa, Na-ha-sôn, con trai của A-mi-na-đáp; về chi-phái Y-sa-ca, Na-tha-na-ên, con trai của Xu-a ; (phần nhấn mạnh là của tôi).
Môi-se được truyền tu bộ dân sự. Trước hết, có Ru-bên rồi đến Si-mê-ôn, rồi họ bỏ qua Lê-vi vì đây là chi phái thầy tế lễ, kế đó là Giu-đa, và đến Y-sa-ca ! Đột nhiên Y-sa-ca được xướng danh ngay sau Giu-đa, kế ngay chi phái được xức dầu, kế ngay một chi phái có thẩm quyền. Thật kỳ lạ! Chi phái nầy đứng thứ chín, nhưng đã được đặt thứ năm, kế tiếp Giu-đa. Đó là thứ tự của Đức Chúa Trời.

Thứ tự mà dân Y-sa-ca đóng trại cũng độc đáo không kém. Một lần nữa, Y-sa-ca lại đứng kế tiếp Giu-đa.

“Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Dân Y-sơ-ra-ên mỗi người phải đóng trại gần bên ngọn cờ mình … Trại-quân Giu-đa sẽ đóng tại hướng đông, về phía mặt trời mọc, với ngọn cờ và những đội-ngũ của mình … Chi-phái Y-sa-ca phải đóng trại bên Giu-đa .”
Khi đến thứ tự dâng các của lễ cho Đức Giê-hô-va lúc dựng Đền tạm, một lần nữa, Y-sa-ca lại đi ngay sau Giu-đa (Dan So Ky 7:12-17). Y-sa-ca luôn bước đi dưới bóng của chi phái được xức dầu.

Khi kèn thổi lên để Y-sơ-ra-ên nhổ trại và đi tiếp vào đồng vắng trở lại, thì ngọn cờ của chi phái Giu-đa phải khởi hành trước (10:14). Na-ha-sôn, con trai A-mi-na-đáp thống lãnh đội quân Giu-đa. Ai đi tiếp theo? Na-tha-na-ên, con trai Xu-a, thống lãnh quân đội của chi phái Y-sa-ca (câu 15).

Con cháu Y-sa-ca diễu binh sau Giu-đa, người đã dẫn dắt dân tộc. Tiếp sau Giu-đa, họ là những người ở gần nhất với đám mây vinh quang và trụ lửa biểu hiện cho sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Khi những người cầu thay đi dưới thẩm quyền được chỉ định, họ đi vào sự xức dầu và sự hiện diện của Ngài.

Trong Phuc Truyen 27:1-28:68, phần chúc phước cho dân Y-sơ-ra-ên, một lần nữa Y-sa-ca lại đứng ngay sau Giu-đa (27:12).

Bài học rút ra ở đây là: Trong Kinh Thánh, không chỗ nào chép dòng dõi Y-sa-ca lãnh đạo . Họ luôn luôn phát huy tối đa sự xức dầu của mình và làm trọn chức năng cách tốt nhất khi họ được dẫn dắt bởi một chi phái được xức dầu. Cũng là điều có ý nghĩa để thấy Y-sa-ca đã luôn được nhập hội với Giu-đa, mà tên của người nghĩa là “ngợi khen”. Do đó, chức vụ cầu thay, luôn đi tiếp sau và có liên quan mật thiết với sự ngợi khen và thờ phượng. Sự ngợi khen và thờ phượng là những chiếc chìa khóa cho năng quyền cầu thay.

Sự Xức Dầu Tăng Lên Theo Sự Vâng Phục

Những người cầu thay cần biết điều nầy:Nếu họ ra khỏi thẩm quyền Đức Chúa Trời đã chỉ định cho Hội Thánh họ và cho xứ sở nầy, thì chức vụ cầu thay của họ bị chấm dứt . Họ đánh mất sự xức dầu của mình. Họ mất phương hướng mình. Thậm chí họ có thể trở nên phản loạn và phạm tội tà thuật! (ISamuen 15:23).

Để làm trọn chức vụ của bạn trong phong trào cầu thay, bạn phải bước đi dưới sự xức dầu của thẩm quyền mà Đức Chúa Trời đã thiết lập trong Hội Thánh địa phương của bạn. Đó là thứ tự của Đức Chúa Trời để làm tươi tỉnh đời sống bạn, để đưa sự chỉ dạy và phương hướng vào chức vụ của bạn, để bạn có quyền năng lâu bền. Y-sa-ca vẫn giữ được quyền năng bền bỉ và ảnh hưởng của mình trong xứ, bởi vì Y-sa-ca luôn bước kế sau Giu-đa.
Trong Hội Thánh địa phương, thẩm quyền được tìm thấy trong bậc trưởng lão và mục sư. Khi chúng ta nhận ra điều nầy, thì sự xức dầu cho phong trào cầu thay cũng tăng lên. Nếu phong trào cầu thay tự tách khỏi Hội Thánh, thì nó sẽ chuyển sang một hướng khác. Nếu nó cứ nói xấu thẩm quyền Đức Chúa Trời đã lập, nó sẽ đánh mất đà của nó. Đó là vì địa vị của Y-sa-ca luôn luôn đứng kế sau Giu-đa và dưới thẩm quyền của Giu-đa. Những người cầu thay được sinh ra bởi Đức Chúa Trời để làm những người phục tùng Đức Chúa Trời, và chịu dẫn dắt bởi những người lãnh đạo của Ngài, để họ có thể phát huy tối đa sự xức dầu của mình và làm trọn chức vụ của mình .

Ra Đời Để Được Phục Hưng – Những Nhà Phục Hưng Tâm Linh
“Chúa há chẳng khứng làm cho chúng tôi sống lại , Hầu cho dân Chúa vui vẻ nơi Chúa sao ?” Thi Thien 85:6

PHỤC HƯNG! Từ nầy là một hồi chuông đang mong đợi. Chúng ta khao khát mong đợi nó đến xứ sở chúng ta biết bao. Phần nghiên cứu về mười hai đoạn đầu sách Công-vụ các Sứ-đồ sẽ cho thấy rõ ràng rằng sự cầu nguyện và cầu thay luôn là những bạn đồng hành không thể rời nhau trong những đột phá và thức tỉnh tâm linh trong xứ. ở đây, những người cầu thay đóng một vai trò to lớn. Dòng dõi Y-sa-ca ra đời để làm những nhà phục hưng tâm linh.
Chờ Đợi Sự Thức Tỉnh
Đã có thời điểm phục hưng kỳ diệu trong lịch sử Y-sơ-ra-ên ở triều đại vua Ê-xê-chia (II Sử-ký 30). Khác với vua cha sa ngã A-cha của mình, Ê-xê-chia đã tẩy uế đền thờ và khôi phục sự thờ phượng trong đền thờ, một điều chưa được làm suốt hàng trăm năm rồi. Ông phá hủy thần tượng. Ông cấp dưỡng để các thầy tế lễ người Lê-vi làm họ nên thánh. Ông lại đưa các kỳ lễ và các của dâng vào xứ Y-sơ-ra-ên. Và trong thời Ê-xê-chia, mọi điều nầy đã xảy ra rất bất ngờ.

Ê-xê-chia và cả dân sự đều vui mừng về đều Đức Chúa Trời đã sắm sửa cho dân sự; bởi công việc ấy thình lình mà làm thành (IISu Ky 29:36) (điểm nhấn mạnh là ý của tôi).

Thình lình sự phục hưng đã đến. Các kỳ lễ đã trở lại. Sự thờ phượng lại quay về trong đền thờ. Các của lễ chuộc tội được dâng lên. Các thầy tế lễ người Lê-vi có thể thực hiện chức năng của mình. Đã có sự ăn năn và vui mừng khắp nơi. Cả Y-sơ-ra-ên và Giu-đa lại bắt đầu quay về với Đức Giê-hô-va.
Đó là điều sẽ xảy ra. Khi chúng ta ở giữa công cuộc cầu thay, sự phục hưng sẽ đến. Nó sẽ bùng ra khắp cả đất. Sự hiện diện cáo trách và ban quyền năng của Chúa đến cho dân sự. Nó sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Nhưng ngày xưa nó có làm dòng dõi Y-sa-ca ngạc nhiên không?

Cảm Nhận Được Sự Thức Tỉnh
30:1 giải thích cách Đức Chúa Trời đã đưa các chi phái tham gia vào cơn phục hưng.

Ê-xê-chia sai sứ đến cả Y-sơ-ra-ên và Giu-đa , cũng viết cho người Ép-ra-im và người Ma-na-se, đòi chúng tới đền Đức Giê-hô-va, tại Giê-ru-sa-lem,đặng giữ Lễ Vượt Qua cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên .

Từ sau khi vua Sa-lô-môn băng hà khoảng năm 930 T.C., Y-sơ-ra-ên chưa hề giữ Nước đã bị chia đôi thành Nước Miền Bắc và Nước Miền Nam. Vương quốc miền Nam, gồm Giu-đa và Bên-gia-min, đã giữ Lễ Vượt Qua đều đặn. Nhưng vương quốc miền Bắc không hề giữ lễ, vì sự bất tuân của các vị vua miền Bắc. Khi Ê-xê-chia lên trị vì Giu-đa và năm 715 T.C., vua đã sai sứ đến cả Y-sơ-ra-ên và rằng: “Hỡi dân sự, hãy trở về cùng Đức Giê-hô-va, hãy trở về với Đức Giê-hô-va. Cửa đền thờ đã mở rồi. Chúng ta sẽ thờ phượng Ngài trong tư cách của một nước, và phục hồi các của dâng”. Và vua đã sai sứ đi khắp cả xứ Y-sơ-ra-ên.

Bèn nhất định rao truyền khắp xứ Y-sơ-ra-ên, từ Bê-e Sê-ba cho đến Đan, khiến người ta đến dự lễ Vượt qua của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, tại Giê-ru-sa-lem; vì từ lâu nay chúng không có dự lễ ấy như đã chép trong luật lệ .

Vậy, các trạm vâng mạng đem thơ của vua và của các quan trưởng đi khắp xứ Y-sơ-ra-ên và xứ Giu-đa, thơ rằng: Hỡi con cháu Y-sơ-ra-ên, hãy trở lại cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời … hầu cho Ngài trở lại cùng những kẻ còn sót lại trong các ngươi mà được thoát khỏi tay các vua A-si-ri .

… Hãy giơ tay mình ra cho Đức Giê-hô-va, vào trong nơi thánh mà Ngài đã biệt riêng ra thánh đời đời, và hầu việc Giê-hô-va Đức Chúa Trời của các ngươi, để cơn giận phừng của Ngài xây khỏi các ngươi . Vì nếu các ngươi trở lại cùng Đức Giê-hô-va, thì anh em và con cái của các ngươi sẽ …được trở về trong xứ này …

Các trạm đi thành này qua thành kia , trong khắp xứ Ép-ra-im, Ma-na-se, và cho đến đất Sa-bu-lôn; song người ta chê cười nhạo báng chúng (IISu 2Sb 30:5-10).

Các sứ giả đến đâu, dân sự cũng cười nhạo họ. Diễn ý theo cách nói ngày nay: “Không đùa đấy chứ!… thờ phượng, các của tế lễ với mọi thứ đó! Đó chỉ là mê tín kiểu lỗi thời rồi. Đức Chúa Trời không cần đâu. Hãy xem cách Ngài bỏ rơi chúng ta kia kìa. Trong thời đại “kỹ thuật cao” hiện đại nầy, chính kỹ thuật mới quyết định kết quả chứ không phải Đức Chúa Trời đâu! Quân A-sy-ri chiếm xứ chúng ta do họ có kỹ thuật cao hơn thôi.”

Bất chấp có sự chế giễu, … có mấy người trong A-se, Ma-na-se, và Sa-bu-lôn chịu hạ mình xuống và đến Giê-ru-sa-lem (câu 11). Và cùng với chi phái Giu-đa, họ… nhóm lại tại Giê-ru-sa-lem đặng giữ lễ bánh không men trong tháng hai (câu 13). Lễ Vượt Qua là kỳ lễ trọng đại nhất đối với người Giu-đa. Chúng chổi dậy, cất hết các bàn thờ ở trong Giê-ru-sa-lem, và những bình đốt hương,rồi đem liệng nó trong khe Xết-rôn (câu 14).
Hãy Dọn Đường Cho Y-sa-ca!

Mãi đến đây vẫn chưa đề cập gì đến Y-sa-ca. Nhưng trong câu 18, họ đột nhiên xuất hiện:
Vì trong dân sự. nhứt là trong dân Ép-ra-im. Ma-na-se. Y-sa-ca. và Sa-bu-lôn … lại ăn Lễ Vượt Qua .
Hãy nhớ rằng Ép-ra-im, Ma-na-se, Sa-bu-lôn trước đó thảy đều được sứ giả của vua mời về dự lễ (câu 10). Giu-đa cũng có mặt ở đó, vì đền thờ nằm tại Giê-ru-sa-lem. Nhưng, không biết từ đâu, trong câu 18, Y-sa-ca đã xuất hiện .

Các chi phái đã đến, nhưng vì không có đủ các thầy tế lễ Lê-vi để dâng các của lễ, nên dân sự không thể được tẩy uế đúng lúc để dự Lễ Vượt Qua. Vì vậy, họ cử hành Lễ Vượt Qua trễ một tháng.

Không có chỗ nào chép rằng Y-sa-ca được sứ giả của vua báo tin trước đó. Khi họ xuất hiện trong câu 18, họ quá khao khát dự phần vào cơn phục hưng, đến nỗi họ đã khởi sự ăn lễ và cử hành lễ dầu họ chưa làm cho họ được tinh sạch. Chúng ta biết, vua Ê-xê-chia đã cầu thay cho họ, và Đức Chúa Trời đã bỏ qua tội lỗi họ và chữa lành cho họ.

Cần đề cập một đặc trưng cuối về Y-sa-ca: Họ đã “đánh hơi ” thấy cơn phục hưng . Họ là những nhà phục hưng tâm linh , những người mang lấy gánh nặng của Đức Chúa Trời cho xứ sở, và cầu thay để cơn phục hưng đến – và họ đã làm điều đó rất lâu trước khi những người khác làm. Con ong có thể đánh hơi mật được trước con người bình thường lâu lắm! Những người cầu thay đánh hơi được sự phục hưng và nhận ra những thế chủ động tươi mới của Đức Thánh Linh trước khi người khác nghe thấy được lâu lắm. Nó nằm ở trong các giác quan thuộc linh của họ. Dường như thể chính Đức Chúa Trời đã phong chức và xức dầu cho họ làm những nhà phục hưng tâm linh của xứ vậy! Có người đã nói: “Hãy gia nhập đội ngũ những người cầu thay, để nhìn thấy thế giới thuộc linh.”

Kết Luận
“Không có gì là điều không thể thực hiện được . Điều của Ngài là quyền năng . Điều của chúng ta là cầu nguyện . Không có Ngài. chúng ta không thể làm . Không có chúng ta. Ngài sẽ không làm .” Jack Hayford

Việc Kêu Gọi Những Người Cầu Thay

BẠN CÓ THỂ NGHĨ rằng những người cầu thay là một nhóm người tinh hoa. Họ, không ai khác hơn là những thuộc viên bình thường trong Hội Thánh bạn. Họ chỉ có sự kêu gọi đặc biệt và gánh nặng đặc biệt. Bất cứ ai đọc sách nầy đều có thể dự phần vào chức vụ cầu thay. Thực ra, Đức Chúa Trời đang sinh ra những người cầu thay trên khắp thế giới, và bạn có thể là một trong số đó. Phần của Ngài là việc kêu gọi. Phần của bạn là đặc ân.
Chiến Thắng Của Chúng Ta: Được Bảo Đảm

Vào đầu Thế Chiến Thứ Hai, khi quân Nhật chiếm Philippines, quân Đồng minh ở trên biển và trên đất liền đã phải rút lui. Tướng MacArthur đã giao cho tướng Jonathan Wainwright chịu trách nhiệm tại Philippines. Tướng Wainwright với những đội quân có hạn của ông đã không cân xứng với lực lượng áp đảo của quân Nhật chút nào. Kiệt quệ, hết lương thực và đạn dược, ông quyết định chú trọng việc đầu hàng để cứu các sinh mạng. John Wainwright là vị tướng Mỹ duy nhất bị Nhật bắt làm tù binh trong toàn bộ Thế Chiến II.

Ông đã bị bắt làm tù binh chiến tranh, bị đưa đến Machuria, tại đó, ông bị bệnh viêm khớp, trở thành một người khòm lưng, tóc bạc, bước đi với cây gậy, làm một tù binh chiến lợi phẩm trong trại tù của người Nhật trong nhiều năm trường.

Nhưng khi có tin Nhật đã đầu hàng vô điều kiện sau những vụ nổ bom nguyên tử tại Nagasaki và Hiroshima, Wainwright đã lê bước khập khiễng với cây gậy mình, đi đến viên trung tá Nhật giữ trại tù và giành lại quyền hành. Và toàn bộ binh lính Nhật đã giơ tay đầu hàng ông già chống gậy nầy, một người bị bệnh viêm khớp và mái tóc bạc!

Sau đó, tại buổi lễ đầu hàng ở Nhật, MacArthur đã để toàn bộ các vị tướng của mình đứng đàng sau ông. Chỉ có hai vị tướng được đứng bên cạnh ông. Bên trái là Tướng Percival, Tổng Tư Lệnh Người Anh tại vùng Viễn Đông. Bên phải là Tướng John Wainwright. Khi ông ký vào tài liệu biểu thị sự chấp nhận sự đầu hàng của Nhật, MacArthur đã trao bút cho mỗi vị tướng nầy cùng ký. Làm như vậy, MacArthur đang nói với mỗi một vị tướng ấy rằng: “Tôi đã thắng, do đó, quí vị cũng thắng nữa.” (1)

Những Người Cầu Thay Với Nhận Thức Đắc Thắng
Chúa Giê-su Christ đã đánh bại các thế lực của sự tối tăm trên thập tự giá. Đó là cơ sở để củng cố thẩm quyền của nước Đức Chúa Trời thông qua sự cầu thay. “Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép; và là kẻ hãm ép đó choán lấy ” (Mathio 11:12). Ai sẽ làm điều đó? Đó là những người biết sự hãm ép thuộc linh nầy. Đó là dòng dõi Y-sa-ca !

Những người cầu thay được Đức Chúa Trời sinh ra để làm dấu hiệu chỉ rằng sự son sẻ thuộc linh trong xứ sở chúng ta đã chấm dứt. Họ là những người mang gánh nặng, để vác gánh nặng của Đức Chúa Trời cho xứ sở chúng ta, hầu cho sự phục hưng có thể đến. Họ sinh ra để làm một dân phục tùng, ở dưới thẩm quyền Đức Chúa Trời đã chỉ định. Các mục sư phải dự phần dẫn dắt chức vụ cầu thay trong chi hội của mình. Họ được sinh ra để làm những đội quân xung kích, là những người liều lĩnh cho Đức Chúa Trời trong lãnh vực thuộc linh. Và họ được sinh ra để làm ống dẫn và dấu chỉ về cơn Phao-lô tâm linh tại mỗi xứ sở.

Phlip Lyn

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về [email protected]

www.nguonhyvong.com