Tháng vừa qua chúng ta chứng kiến thảm trạng tài chánh, thị trường chứng khoán tuột xuống một mức chưa từng thấy, xẩy ra trước hết tại Hoa Kỳ, rồi lan tràn khắp nơi trên thế giới, từ Hong Kong, Thượng Hải, Tokyo, đền Paris, Luân Đôn, Frankfurt, ngay cả tới Moscow, nơi mà trước đây, cách đây khoảng 10 năm cũng có vụ khủng hoảng tiền tệ. Chúng ta đang sống trong thời kỳ phập phồng lo sợ vì không biết nền kinh tế sẽ đi về đâu.

Bài Học Về Khủng Hoảng Kinh Tế – Hãy Quản Lý Tiền Bạc Của Cải

Tháng vừa qua chúng ta chứng kiến thảm trạng tài chánh, thị trường chứng khoán tuột xuống một mức chưa từng thấy, xẩy ra trước hết tại Hoa Kỳ, rồi lan tràn khắp nơi trên thế giới, từ Hong Kong, Thượng Hải, Tokyo, đền Paris, Luân Đôn, Frankfurt, ngay cả tới Moscow, nơi mà trước đây, cách đây khoảng 10 năm cũng có vụ khủng hoảng tiền tệ. Chúng ta đang sống trong thời kỳ phập phồng lo sợ vì không biết nền kinh tế sẽ đi về đâu. Tiền dành dụm để xử dụng khi về già hay để cho việc chi phí ở đại học bổng nhiên bị sụt đi giống như chiếc lá mùa Thu rơi rụng. Nhưng trong cảnh khó khăn về kinh tế, chúng ta là những người theo Chúa, phải suy nghĩ cặn kẻ hơn, cứu xét vấn đề tinh tường hơn, để có hành động đúng về việc quan trị tài chánh cho cá nhân, gia đình và lo toan cho tương lai.
Vị mục sư nỗi tiếng vào thế kỷ thứ 18, John Wesley (1703-1791), có một phương cách hay ho cho người Cơ Đốc trong việc quản trị tiền bạc Nó rất là đơn giản: “Hãy kiếm tiền với hết sức của bạn, tiện tặn dành dụm theo khả năng của bạn, dâng hiến hết lòng của bạn. Phương cách thật đơn giản, nhưng thật sâu nhiệm.
Trong một bài giảng dài về tiền bạc, John Wesley đã cảnh thức người đọc và người nghe về cách quản trị tiền bạc, nhất là người Cơ Đốc. Ông có biệt tài khuấy rối khơi dậy tấm lòng của đối tượng làm cho người ta tự suy nghĩ, tự kiểm mình. Cũng nên nhấn mạnh là mục tiêu của sứ điệp về tiền bạc của John Wesley là nói lến ý niệm về việc quản lý. Ông nhấn mạnh rằng chúng ta không phải làm chủ chúng ta, nhưng chúng ta thuộc về Chúa, cho nên tiền bạc của cải Ngài cho chúng ta có, thuộc về Ngài. Chúng ta không phải chủ nhân của tiền bạc của cải, nhưng chúng ta là quản lý của chúng nó. Khi nói đến ý niệm kiếm tiền với hết sức của bạn, chúng ta cần phải biết thêm là John Wesley không bao giờ ủng hộ việc hưởng thụ; nhưng ông đốc thúc việc làm việc đỗ mồ hôi hay gắng sức, hết sức, hết mình. “Kiếm được lợi tức với sự thành tâm cần mẫn nhất,” đó là ý ông muốn nói. “Hãy tân dụng sự chăm chỉ nhất trong công việc của chúng ta. Đừng có phí thời giờ. Nếu chúng ta biết rõ mối liên hệ giữa chúng ta với Chúa, chúng ta không có thời giờ để chểnh mảng công việc ” Nếu bạn hiểu được vai trò mà Chúa đặt để cho bạn, bạn sẽ không có thời giờ để cho bàn tay của bạn được rỗi rảnh. Trong bất cứ một cơ sở kinh doanh nào cũng cần sự hữu hiệu và có kết quả tốt cho công việc mỗi ngày vì thế bạn được nhập vào cơ sở đó. Nếu bạn làm việc hăng hái, tận tâm, bạn không có thời giờ cho những chuyện vu vơ lãng trí, không có lợi cho tổ chức kinh doanh. Bạn luôn có những bận rộn cho việc cầu tiến, hữu ích cho nghề nghiệp hướng đi của bạn. Và “bất cứ việc gì bạn làm, làm với hết sức mình.” Bổn phận của người Cơ Đốc Nhân là tiến bộ mỗi ngày trong nghề nghiệp của mình, ngày hôm nay phải tấn tới hơn ngày hôm qua. Chúng ta phải cố gắng học hỏi, từ kinh nghiệm của người khác, hay từ chính kinh nghiệm sống của chúng ta, để cho mỗi ngày chúng ta thăng tiến, thực hành những điều chúng ta học hỏi được để làm được việc hay nhất, tốt đẹp nhất. Ông nhấn mạnh đến việc thành tâm cần mẫn trong công việc còn có nghĩa là phải tránh những công việc có thể gây tai hại cho sức khỏe, hay làm tổn thương đến niềm tin hay đạo đức luân lý của chúng ta, hay có tai hại cho người khác. Có những công việc đòi hỏi người ta phải lừa dối hay nói láo, hay tuân theo những phương cách, thói quen, phong tục ngược lại với lương tâm tốt. những công việc như vậy, Wesley khuyên, “…phải tuyệt đối tránh đi…vì được tiền của nhưng mất linh hồn.” Về phương diện để dành tiền bạn, John Wesley cũng cương quyết thách thức người nghe “đừng có phí của cải tiền bạc để làm thỏa mản đòi hỏi của xác thịt.” Ông muốn thính giả phải hiếu ý ông muốn nói đừng có ham muốn những việc như ăn uống quá mức, đua đồi theo thời trang, nhà cửa quá sang trọng,..” Ông kêu gọi “phải cắt hết những tiêu xài phung phí như vậy. Ông còn kêu gọi các bậc cha mẹ đừng có quá phung phí tiền bạc cho con cái. Ông nói, “tại sao chúng ta phải mua sự kiêu ngạo và tham muốn cho con cái, mua sự trống không, dại dột đi đến chỗ ham muốn có hại?” Tại sao chúng ta tiêu xài quá nhiều cho con cái để làm gia tăng sự quyến rũ và cám dổ đến cho chúng nó, chẳng khác nào chọc thủng cho chúng nó cái hố đưa đến những lo phiền. Đừng có để lại điều gì cho con cái để chúng có thể phung phí. Nếu bạn có lý do tin rằng con cái bạn sẽ tiêu phí tài sản của bạn để làm thỏa lòng chúng, làm tăng thêm lòng ham muốn của xác thịt, ham muốn của mắt, và kiêu ngạo của đời, thì bạn đừng để những cảm bẩy này lại cho chúng. Đừng dâng con cái bạn cho ma quỷ, hay cúng tế chúng nó cho các tà thần. Hãy thương xót con cái các bạn bằng cách loại bỏ những điều có thể làm cho chúng tăng thêm tội lỗi. và hậu quả là chúng bị đấm chìm vào hố sâu vào kiếp trầm luân, đọa đày. Thật là quái lạ về sự cuồng dại của một số cha mẹ nghĩ rằng họ không để lại cho con cái đủ điều kiện vật chất! Đừng có quăng tài năng lợi tức của chúng ta xuống dưới biển: Hãy để cái quan niệm ngu đần đó cho người không biết Chúa. Điều đó có nghĩa là đừng có quăng đi những gì làm cho chúng ta bị tốn kém, giống như quăng đồ vật xuống biển không bao giờ tìm lại được. Đừng có tiêu phí những điều đó để thỏa mản lòng ham muốn của xác thịt, lòng ham muốn của mắt, hay sự kiêu ngạo của đời. Không có làm điều gì để thỏa mãn kiêu ngạo của đời, để được tiếng khen của tha nhân. Cố gắng dành dụm có nghĩa là loại bỏ hết mọi chi phí cho mục đích làm thỏa thích lòng ham muốn vố ý tứ; làm thỏa mản long tham của xác thịt long tham của mắt, và kiêu ngạo của đời; không phung phí bất cứ thứ gì, dầu sống hay chết, để phạm tội, dầu việc đó cho chính bạn hay con cái; và sau đó – ban cho tất cả những gì bạn có thể ban cho, hay nói một cách khác, dâng hiến tất cả những điều bạn có cho Chúa. Đừng có quá hà tiện, như kiểu người Do Thái, chắt bón, nhưng phải sống theo thánh đồ của Đấng Christ. “Hãy trả lại cho Chúa những gì thuộc về Chúa”, không phải là 1/10, không phải lá 1/3, không là phân nửa, nhưng là tất cả là của Chúa. Sau khi trang trải cho chính bạn, cho gia đình bạn, cho gia đình đức tin của bạn, và cho đại chúng, nếu làm như vậy, bạn sẽ là người quản lý giỏi, nếu làm như vậy, bạn dâng lên cho Chúa như một thứ hương có mùi thơm, tức là một của lễ Ðức Chúa Trời đáng nhận, và đẹp lòng Ngài.
Anh em trong Chúa ơi, anh em chỉ có thể khôn khéo hay trung tín trong việc quản lý trừ khi anh em quản lý tài vật của Chúa.

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com

www.nguonhyvong.com