Một sự sáng tạo nhỏ có thể làm sâu sắc những câu chuyện của bạn với Thượng Đế.
Viết bởi Rebecca Brooks

1. Viết nhật ký về những lời cầu nguyện của bạn. Nhưng đừng chỉ viết xuống những yêu cầu mà thôi. Viết ra những câu hỏi, những việc đau lòng, và những khó khăn. Đừng quên viết xuống những lời ca ngợi nữa. Hãy sáng tạo. Viết những lời cầu nguyện thành những bài thơ. Viết một lá thư cho Thượng Đế. Rồi trở lại và đọc những lời nhật ký trong khoảng một tuần hay một tháng. Có một cơ hội tốt rằng bạn sẽ được nhắc lại Thượng Đế đã trả lời những lời cầu nguyện của bạn như thế nào. Và khi bạn cảm thấy xuống tinh thần, những lời cầu nguyện trong quá khứ sẽ nhắc nhở bạn về sự tốt lành và tình yêu của Thượng Đế dành cho bạn.

2. Hãy thực hiện một cuộc đi bộ và cầu nguyện. Hãy đi bộ trong một khu rừng dành riêng và ca ngợi Thượng Đế cho sự sáng tạo tuyệt đẹp của Ngài. Hãy đi bộ vòng quanh láng giềng của bạn và cầu nguyện cho từng ngôi nhà mà bạn đi ngang qua. Hay thực hiện một “cuộc đi bộ cầu nguyện” trên đường bộ quanh trường bạn học.

3. Hãy cầu nguyện qua lịch và thời gian biểu của bạn. Bạn có một bài kiểm tra sắp tới không? Hãy cầu nguyện cho sự bình an của trí óc. Hãy cầu nguyện cho những cầu thủ cả hai bên của trần bóng rổ tối thứ Sáu . Cầu xin Thượng Đế mang những người chưa là Cơ Đốc Nhân đến dự trại huấn luyện thanh niên mùa đông của bạn.

4. Cầu Nguyện Với Kinh Thánh. Ví dụ như trong thời gian đọc Kinh Thánh của bạn, bạn đọc được câu Kinh Thánh 1 Phi-e-rơ 5:7: “lại hãy trao mọi điều lo lắng mình cho Ngài, vì Ngài hay săn sóc anh em.” Hãy chuyển câu Kinh Thánh đó vào một lời cầu nguyện: “Thưa Đức Chúa Trời, con sẽ tin vào Ngài và giao cho Ngài tất cả những lo lắng của con. Con biết Ngài sẽ lo cho con.” Hãy làm điều này với những câu Kinh Thánh mà biểu hiện những cần thiết và với những câu mà ca ngợi Thượng Đế. Vậy sao không cá nhân hóa Lời Cầu Nguyện của Đức Chúa Trời? Lấy mỗi câu hay phần của câu từ lời cầu nguyện nổi tiếng này (Ma-thi-ơ 6:9-13) và viết nó trong một cách mà áp dụng thẳng vào cuộc đời bạn.

5. Hãy cầu nguyện về những tin tức. Khi bạn đọc hay nghe về một vấn đề khó khăn, hãy cầu nguyện cho những người liên quan tới vấn đề đó. Hãy cầu nguyện cho những chính trị gia và những người lãnh đạo đất nước và cộng đồng mà làm những tin tức đó.

6. Hãy kết bạn. Hãy tìm người để cầu nguyện chung thường xuyên. Hãy lên chương trình để gặp nhau tại một tiệm cà-phê một hay hai lần một tuần, hay gặp nhau trước khi đi học. Sự cầu nguyện với một người bạn là rất tốt cho trách nhiệm cá nhân. Nó cũng là cách hay để đưa tình bạn tới một mức sâu hơn.

7. Hãy yên lặng. Nếu lời cầu nguyện là một cuộc đàm thoại, khi đó bạn cũng cần lắng nghe trong sự yên lặng. Và sự yên lặng có nghĩa là tránh xa khỏi những sự chi phối như là nhạc hay ti-vi. Một góc yên lặng nhỏ tại thư viện có thể là nơi tốt nhất. Khi bạn lắng nghe, đừng nghĩ là phải nghe một giọng nói. Nhưng nên nghĩ là Thượng Đế làm cảm động lòng bạn, di chuyển lương tâm bạn, hay giúp bạn nhận biết điều gì bạn cần để làm hay thay đổi.

8. Hãy giữ một lời cầu nguyện trên đôi môi bạn. Hàng chục suy nghĩ đi qua trong trí bạn mỗi ngày. Bạn mơ vào ban ngày. Bạn có thể suy nghĩ những ý xấu hay lời đồn đãi. Hãy đưa những giấc mơ ngày và những ý nghĩ không-tốt đó vào trong những lời cầu nguyện. Hãy nài xin Thượng Đế để giúp đở một người bị làm buồn bởi lời đồn đãi. Hãy xin Ngài tha thứ cho những ý nghĩ mà đem tâm trí của bạn đến nơi mà nó không nên đi tới. Hãy đưa những giấc mơ ngày và những ý nghĩ khác qua trong đầu vào những giây phút để nhận biết sự hiện diện của Thượng Đế trong cuộc đời của bạn. Khi bạn học để giữ một lời cầu nguyện trên đôi môi của bạn, bạn sẽ đến gần hơn tới sự hiểu biết mà nó có nghĩa là để “cầu nguyện liên tục” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17).

Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di (Hopeway.org)

5 Cách Để Đuổi Kịp Thời Gian Người viết: Ti-mô-thê 20/02/2007

Dành một phút để đọc bài này sẽ thật sự tiết kiệm bạn thời gian và áp lực.
Viết bởi Cherissa Roebuck
1. Hãy bắt đầu từ Trên
Bạn không thể làm mọi việc, đúng không? Nhưng bạn có thể làm những việc quan trọng nhất. Đó là tại sao bạn phải tìm ra điều gì thật sự là quan trọng, điều gì là quan trọng và điều gì không quan trọng. Đây là thế nào để chọn: Hãy làm một danh sách của những cách mà bạn dùng thời gian của bạn. Bao gồm bài tập ở nhà, xem ti-vi, những trận thể thao, thời gian với gia đình và những người bạn, Iming, học Kinh Thánh, sinh hoạt thanh niên và những việc khác mà bạn làm trong một tuần lễ điển hình.
Kế đến, sắp xếp mỗi việc trên danh sách với một con số, từ việc quan trọng nhiều nhất tới việc ít quan trọng nhất. Lần kế bạn phải quyết định giữa hai công việc, hãy nghĩ về danh sách ưu tiên và chọn công việc mà quan trọng hơn. Một lời khuyên quan trọng khác là: Nếu bạn chơi trong hai đội thể thao và trong ba câu lạc bộ khác nhau, hãy nhìn sâu sắc hơn vào cả năm công việc và quyết định việc nào trong năm việc là quan trọng nhất. Bạn có thể cần phải bỏ ra hai hay ba hoạt động. Đúng vậy, nó thì không dễ, nhưng tập trung vào, ví dụ như, một môn thể thao có thể làm bạn thành một cầu thủ tốt và tập-trung hơn là phân chia năng lực của bạn và thời gian của bạn cho cả ba hoạt động. Nó cũng sẽ giúp bạn tránh sự kiệt sức.

2. Hãy Tổ Chức
“Tôi đã quên!” “Tôi lại trể nữa rồi!” “Tôi không thể đến được cuộc thảo luận! Tôi có một cuộc hẹn với bác sĩ chỉnh răng!” Bạn nghe có quen thuộc không? Nếu như vậy thì bạn thực sự cần vài tổ chức trong cuộc đời bạn. Không có nó, bạn sẽ đi đến việc trể nãi, mất mát, và bế tắt. Có nó, bạn có thể sẽ có dư thời gian hơn là bạn đã nghĩ nó không thể làm được. Bạn muốn biết một bí mật nhỏ về việc tổ chức không? Nó được gọi là PDA hay là cái máy tổ chức mỗi ngày. Bạn cần một vật gì đó để giúp bạn giữ một thời khóa biểu chi tiết của tất cả những công việc, những cuộc hẹn và trách nhiệm – cũng như một một danh sách mới-thay-đổi-hiện-thời với những số điện thoại quan trọng và địa chỉ e-mail. Một cái PDA hay cái máy tổ chức công việc hằng ngày sẽ giúp bạn tránh sự-giành-trước-hai-lần; nó cũng giúp bạn khỏi sự bỏ quên những công việc và những số điện thoại quan trọng.
PDA và những sự tổ chức hằng ngày là tuyệt vời… khi bạn nhớ xử dụng chúng. Nhưng nếu bạn biết PDAs hay những sự tổ chức hằng ngày là không phải kiểu cách của bạn, khi đó bạn nên tìm điều gì đó mà phù hợp với cách của bạn. Hãy nói chuyện với một vị trưởng thành mà biết bạn nhiều. Làm việc với người này để tìm ra một hệ thống mà phù hợp với cá tình của bạn. Hãy nhớ rằng: Nếu bạn thật sự có tổ chức (cho dù là với một trong những cái PDAs kiểu-cách đó), bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để bày tỏ cá tính và kiểu cách cá nhân của bạn!
3. Hãy Đối Xử Tốt Với Chính Bạn
Với tất cả những công việc bạn phải làm, nó dễ dàng để quên về việc lo lắng đến thân thể của bạn. Đừng để điều đó xảy ra. Lần kế tiếp bạn định kéo một đêm dài hay bỏ qua một bửa ăn vì bạn trể cho buổi thực tập thể thao, hãy suy nghĩ lại hai lần. Và nghĩ về danh sách ưu tiên. Những thói quen ăn uống điều đồ, ngủ và tập thể dục phải nên gần phía trên hết của danh sách. Đây là một lời khuyên: Khi bạn mạnh khoẻ và được nghĩ ngơi tốt, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và bạn thường đi đến sự biết xử dụng tốt nhất cho thời gian mà bạn có.
4. Hãy Trả Lời “Không”
Nếu bạn là loại người mà thường ủy thác nhiều, bạn phải học để trả lời không. Cho dù nếu một hành động hay cơ hội là tốt, nó có thể là một sự chọn lựa xấu nếu bạn đã có quá nhiều việc khác để làm. Trở ngại có thể xảy ra: Bạn quá ủy thác bởi vì bạn là một người muốn làm hài lòng những người khác. Đó là một trở ngại lớn, nhưng hãy cố gắng thay đổi vấn đề này trong cuộc đời bạn. Hãy thực hành nói không trong một phạm vi nhỏ. Hãy dành thời gian nghĩ về Thượng Đế yêu bạn nhiều thế nào dù bạn là người như vậy. Hãy thuộc lòng Thi-Thiên 139:13-18. Hãy lập đi lập lại câu này: “Tôi thì quan trọng không phải bởi điều mà tôi làm, nhưng bởi Thượng Đế yêu tôi!” Nếu như việc trả lời không vẫn tiếp tục khó khăn và trở nên không thể làm đối với bạn, thì bạn hãy nói chuyện với mục sư hướng dẫn thanh niên của nhà thờ bạn hay nói với một thanh niên tin tưởng khác. Cùng với việc giữ bạn có trách nhiệm trong việc bạn xử dụng thời gian của bạn thế nào, người bạn quan tâm này có thể xác nhận giá-trị-của-chính bạn.
5. Đừng Bỏ Đi Những Khoảng Nhỏ
Mỗi ngày là một nơi ẩn cho những khoảng nhỏ của thời gian. Hãy tìm kiếm chúng và đặt chúng vào để làm việc. Ví dụ như bạn đang đợi trong hàng tại cửa hiệu. Bạn có thể nhịp chân của bạn cách không kiên nhẫn với người bán hàng quá chậm chạp đó. Hay bạn có thể lấy ra những tấm giấy nhỏ và học từ ngữ Tây Ban Nha. Còn về những khoảng thời gian mà bạn đợi một người bạn đang đến gặp? Hãy xử dụng năm hay mười phút đó cách hữu ích: Hãy dọn sạch sàn nhà với những bộ đồ dơ, viết một vài lời tới một người bạn, cầu nguyện cho một thành viên gia đình. Một cách khác để dùng những khoảng nhỏ đó: Hãy nghĩ thế nào bạn có thể dùng những khoảng thời gian nhỏ đó!

Chuyển ngữ: Ngô Ngọc Di (Hopeway.org)