Mục đích của cuộc sống đời bạn còn lớn hơn cả sự thành đạt cá nhân, sự bình an trong tâm trí, hay thậm chí hạnh phúc của bạn. Nó lớn hơn cả gia đình, nghề nghiệp, hay cả những giấc mơ và tham vọng rồ dại nhất. Nếu bạn muốn biết vì sao bạn có mặt trên hành tinh này, bạn phải bắt đầu với Đức Chúa Trời. Bạn được sinh ra bởi mục đích của Ngài và vì mục đích của Ngài.
Mọi Sự Bắt Đầu Với Đức Chúa Trời
Mục đích của cuộc sống bắt đầu với bạn.
Mục đích của cuộc sống đời bạn còn lớn hơn cả sự thành đạt cá nhân, sự bình an trong tâm trí, hay thậm chí hạnh phúc của bạn. Nó lớn hơn cả gia đình, nghề nghiệp, hay cả những giấc mơ và tham vọng rồ dại nhất. Nếu bạn muốn biết vì sao bạn có mặt trên hành tinh này, bạn phải bắt đầu với Đức Chúa Trời. Bạn được sinh ra bởi mục đích của Ngài và vì mục đích của Ngài.
Cuộc tìm kiếm mục đích của cuộc sống đã làm rối trí con người hàng ngàn năm qua. Sở dĩ như vậy là trong cơ bản đó là vì chúng ta thường chọn sai khởi điểm: chính chúng ta. Chúng ta đặt ra những câu hỏi tự cho mình là trung tâm, tôi muốn trở nên như thế nào? Tôi phải làm gì cho cuộc đời mình? Các mục tiêu, tham vọng, ước mơ của tôi cho tương lai là gì? Thế nhưng việc tập chú vào chính chúng ta sẽ chẳng bao giờ giúp chúng ta thấy được mục đích của cuộc đời mình. Thánh Kinh nói rằng, “Chính Đức Chúa Trời hướng dẫn đời sống mọi sinh vật, sự sống của mọi người đều ở trong quyền của Ngài.”
Trái với điều mà nhiều cuốn sách nổi tiếng, các bộ phim cũng như những khóa hội thảo khác nói với bạn, bạn sẽ không bao giờ có thể khám phá được ý nghĩa của cuộc đời mình nếu bạn chỉ nhìn vào chính bản thân mình. Có lẽ bạn cũng đã từng thử điều đó rồi. Bạn không tự tạo chính mình, cho nên không có cách nào để bạn có thể biết rõ lý do bạn được tạo dựng! Nếu tôi đưa cho bạn một phát minh nào đó mà bạn chưa hề nhìn thấy bao giờ, thì bạn sẽ không biết được nó dùng để làm gì, và sự phát minh đó cũng không thể nói với bạn được. Chỉ có người tạo ra nó hoặc tài liệu hướng dẫn sử dụng mới nói rõ mục đích của phát minh đó.
Một lần nọ tôi bị lạc trên núi. Khi tôi dừng lại và hỏi đường đi về khu cắm trại, người ta bảo tôi rằng, “Từ chỗ này anh không đi đến đó được đâu. Anh phải đi từ phía kia núi mới tới được!” Cũng vậy, bạn không thể hiểu được mục đích của cuộc đời mình bằng cách tập chú vào chính bảnthân. Bạn phải bắt đầu với Đức Chúa Trời, Đấng tạo dựng bạn. Bạn hiện hữu là do Chúa muốn bạn hiện hữu. Bạn được tạo dựng bởi Đức Chúa Trời và cho Đức Chúa Trời – và cho đến khi bạn sẽ không có ý nghĩa gì. Chính bởi trong Đức Chúa Trời mà chúng ta khám phá được nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa, tầm quan trọng, và số phận của chính mình. Mọi con đường khác đều là ngõ cụt.
Nhiều người cố dùng Chúa để xác định bản thân mình. Họ muốn Chúa là một thần tài để phục vụ những mơ ước ích kỷ của họ. Nhưng đó là một sự đảo lộn của tự nhiên và chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Bạn được Đức Chúa Trời tạo dựng, chứ không phải ngược lại, và cuộc sống là để Đức Chúa Trời sử dụng bạn cho mục đích của Ngài, chứ không phải để bạn dùng Ngài cho mục đích riêng của mình. Kinh Thánh ghi lại “Chăm chú về chính mình trong những việc này sẽ đưa đến sự chết.” Nêu ra những bước có thể tiên đoán trước nhằm tìm kiếm mục đích của cuộc đời bạn: Tìm hiểu bạn hỏi điều gì: Làm sáng tỏ những giá trị của bạn. Hãy xác định mục tiêu của bạn. Hãy hướng lên. Hãy tin rằng bạn có thể thực hiện được những mục tiêu của mình. Hãy đặt mình vào vòng kỷ luật. Đừng bao giờ bỏ cuộc. Dĩ nhiên, những đề nghị này thường dẫn đến thành công hay đạt được mục tiêu nếu dồn hết tâm trí mình vào đó. Nhưng thành công và làm trọn mục đích cuộc đời của bạn không phải lúc nào cũng giống nhau! Bạn có thể đạt mọi mục đích của cá nhân của mình, thành công vẻ vang theo tiêu chuẩn của thế gian, mà vẫn cứ đánh mất những mục đích mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng. Bạn cần nhiều hơn là một lời khuyên tự nỗ lực. Kinh Thánh chép, “Tự nỗ lực không giúp ích được gì. Tự hy sinh mới chính là con đường, con đường của ta, để tìm thấy chính các ngươi, và con người thật của các ngươi.”
Cuốn sách nhỏ này không phải sách giúp cho bạn tìm đúng nghề, đạt được những mơ ước hay lập kế hoạch cho đời bạn. Nó cũng không nói về việc làm thế nào để chen thêm các hoạt động khác vào một lịch làm việc quá đầy. Thật ra, nó sẽ dạy bạn làm thế nào để làm việc ít hơn trong cuộc đời – bằng cách tập trung vào những điều quan trọng nhất. Nó nói vềviệc trở thành đúng điều mà Đức Chúa Trời muốn bạn trở thành khi Ngài tạo dựng bạn.
Vậy, thì làm sao bạn có thể khám pháđược mục đích mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng bạn? Bạn có hai chọn lựa. Chọn lựa đầu tiên của bạn là suy đoán. Đây là điều mà hầu hết mọi người chọn. Họ phỏng đoán, ước tính, đưa ra giả thuyết về mục đích của cuộc đời. Khi một người nói: “Tôi luôn nghĩ mục đích của cuộc sống là …,” thì họ có ý nói như thếnày, “Đây là suy đoán tốt nhất của tôi.”
Trải hàng ngàn năm, những triết gia nổi tiếng đã thảo luận và suy đoán về ý nghĩa cuộc sống. Triết học là một bộ môn quan trọng và hữu ích, nhưng khi đụng đến vấn đề mục đích của cuộc sống, thì ngay cả những triết gia khôn ngoan nhất cũng chỉ có thể suy đoán.
Tiến sĩ Hugh Moorhead, một giáo sư triết học tại trường đại học Northeastern Illinois, đã từng viết thư cho 250 triết gia, khoa học gia, nhà văn và nhà tư tưởng nổi tiếng nhất thế giới, và hỏi họ: “Ý nghĩa cuộc đời là gì?” Sau đó ông đã cho xuất bản những câu trả lời của họ trong một cuốn sách. Một số người đưa ra những phỏng đoán tốt nhất của họ, một số khác thừa nhận rằng họ tự đặt ra mục đích của cuộc sống, và những người khác thì đủ thành thật để nói rằng họ không biết. Thật ra một số những nhà tư tưởng nổi tiếng đã yêu cầu giáo sư Moorhead trả lời thư và cho họ biết ông đã khám phá được mục đích của cuộc sống chưa!
May thay là có một cách khác ngoài sự suy đoán để biết về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Cách dễ nhất để khám phá ra mục đích của một phát minh là hỏi người phát minh giải thích cho chúng ta. Việc khám phá mục đích cuộc sống của bạn cũng vậy: Bạn có thể tìm thấy nhữnggì Đức Chúa Trời Đấng tạo dựng bạn đã mặc khải trong Lời Ngài, Lời Thánh Kinh. Mặc khải luôn luôn hơn suy đoán.
Đức Chúa Trời không hề để chúng ta trong bóng tối của nghi ngờ và phỏng đoán. Ngài đã bày tỏ rõ ràng năm mục đích cho cuộc đời của chúng ta qua lời Kinh Thánh.Đó chính là Sách Cẩm Nang, giải thích lý do tại sao chúng ta sống, cuộc sống phải như thế nào, phải tránh điều gì, và phải mong đợi điều gì ở tương lai. Nó giải thích điều mà không có một cuốn sách học làm người nào hay một triết lý nào có thể giải thích được. Thánh Kinh chép, “Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời …thể hiện trongcác mục đích của Ngài … Đó không phải là sứ điệp mới nhất, bèn là điều đã có từlâu – điều Đức Chúa Trời đã quyết định để làm cho chúng ta trở nên hoàn hảo nhất.”
Đức Chúa Trời đã không chỉ là khởi điểm của cuộc đời bạn; Ngài còn là cộinguồn của nó. Để khám phá mục đích trong cuộc đời mình, bạn phải tìm đến Lời của Đức Chúa Trời, chứ không phải sự khôn ngoan của đời này. Cũng không phải sự phỏng đoán tốt nhất của thế gian này. Bạn phải xây dựng đời sống của mình trên những chân lý đời đời bất di bất dịch, chứ không phải trên ý kiến của những chương trình TV, tâm lý phổ thông, hay những lớp học dạy về thành công. Thánh Kinh nói rằng, “Chính trong Chúa Cứu Thế mà chúng ta tìm ra được chính mình và cả mục đích của cuộc sống chúng ta. Từ lâu, trước khi lần đầu chúng ta nghe được tiếng gọi của Chúa Cứu Thế và niềm hy vọng nơi Ngài, thì Ngài đã để mắt đến chúng ta, đã chuẩn bị chúng ta cho một đời sống vinh hiển, một phần trong toàn bộ mục đích mà Ngài đang thực hiện trong đời sống mỗi con người.” Câu Kinh Thánh cho chúng ta ba ý tưởng trong việc tìm kiếm mục đích của chính mình.
Thứ nhất, bạn khám phá được nguồn gốc và mục đích của mình qua mối tương giao với Chúa Cứu Thế Giê-xu. Nếu bạn không có mối tương giao đó, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách bắt đầu mối tương giao đó.
Thứ hai, Đức Chúa Trời đã suy nghĩ về bạn từ rất lâu trước khi bạn nghĩ đến Ngài. Mục đích Ngài dành cho cuộc đời bạn từ lâu có trước khi bạn hoài thai. Ngài đã có một kế hoạch trước khi bạn hiện hữu, mà không có ý kiến của bạn! Bạn có thể lựa chọn nghề nghiệp, người bạn đời, các sở thích, và nhiều điều khác nữa trong cuộc đời mình, nhưng bạn không thể tự tạo dựng mục đích cho mình.
Thứ ba, Mục đích của đời bạn phù hợp với mục đích rộng lớn hơn mà Đức Chúa Trời đã vạch ra cho cõi đời đời. Đó là tất cả những gì cuốn sách này sẽ nói đến.
Văn sĩ Andrei Bitov, một tiểu thuyết gia người Nga, lớn lên dưới một chế độ vô thần. Nhưng một ngày ảm đạm, thê lươngnọ Đức Chúa Trời đã khiến ông chú ý. Ông hồi tưởng, “Vào năm tôi hai mươi bảy tuổi, lúc đang đi xe điện ngầm tại Leningrad (bây giờ là St. peterburg), lòng tôi tràn ngập niềm tuyệt vọng đến nỗi tôi thấy như cuộc đời đã thình lình chấm dứt, tương lai không còn nữa, chứ đừng nói đến ý nghĩa của cuộc đời. Thình lình, sau tất cả những cảm xúc đó, một ý tưởng xuất hiện: Không có Đức Chúa Trời, cuộc sống chẳng có ý nghĩa gì. Lập lại ý tưởng đó trong kinh ngạc lớn lao, tôi hình dung mình đang chạy lên những thang cuốn của ga tàu điện ngầm và bước vào ánh sáng của Đức Chúa Trời.”
Có thể bạn đã từng cảm nhận rằng mình đang ở trong bóng tối và không thấy được mục đích của cuộc đời bạn. Xin chúc mừng bạn, bạn sắp bước ra ánh sáng rồi đấy. Xin bạn cứ tiếp tự đọc thêm.
Đề tài suy ngẫm. Nếu không có Đức Chúa Trời thì kết quả là mọi sự đều do may rủi và đời sống không có mục đích gì hết. Tất cả bắt đầu với Đức Chúa Trời.
CÂU HỎI GIÚP BẠN SUY NGHĨ
1. Bạn có bao giờ tự hỏi hoặc nghi ngờ về mục đích của đời bạn không?
2. Cách nào đã tìm biết mục đích của đời bạn song bạn không tìm ra được?
3. Bạn nghĩ tại sao người ta đã tìm cách tìm hiểu mục đích của đời mình song khôngđến với Thượng Đế là Đấng tạo ra mình?
Bạn Không Phải Là Một Tình Cờ
Bạn không phải là một tình cờ.
Việc ra đời của bạn không phải là một nhầm lẫn hay rủi ro, và sự sống của bạn cũng không phải là một may rủi trong thiên nhiên. Cha mẹ của bạn có thể không tính trước về sự ra đời của bạn, những điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời không có một chương trình cho bạn. Ngài hành động trong những lỗi lầm và sai quấy của con người. Ngài không hề ngạc nhiên khi bạn ra đời. Thật thế, Ngài trông đợi điều đó.
Không phải là định mệnh, cũng không phải là tình cờ, không phải may mắn, không phải ngẫu nhiên mà bạn đang thở ngay trong lúc này đây. Bạn hiện đang sống vì Đức Chúa Trời muốn tạo dựng bạn! Thánh Kinh chép rằng, “Chúa sẽ làm trọn mục đích Ngài dành cho tôi.”
Đức Chúa Trời đã vẽ nên từng chi tiết nhỏ trên thân thể của bạn. Ngài cũng đã cẩn thận khi lựa chọn chủng tộc, màu da, màu tóc và mọi đặc tính khác của bạn. Ngài đã tạo dựng thân thể bạn cách thật đặc biệt theo điều Ngài muốn. Ngài cũng quyết định những tài năng bẩm sinh mà bạn có cũng như những nét đặc thù trong cá tính của bạn. Kinh Thánh chép, “Ngài biết rõ bên trong lẫn bên ngoài, Ngài biết từng cái xương trong thân thể tôi; Ngài biết chính xác tôi được dựng nên thế nào, được nhào nặn ra sao từ chỗ không có gì.”
Vì Đức Chúa Trời tạo dựng bạn với một mục đích, nên Ngài cũng quyết định khi nào bạn sẽ ra đời và sẽ sống bao lâu. Ngài có kế hoạch trước cho những ngày tháng trong cuộc đời bạn, lựa chọn chính xác thời điểm bạn ra đời và qua đời. Thánh Kinh chép, “Chúa thấy tôi trước khi tôi sanh ra và sửa soạn mỗi ngày của đời tôi khi tôi bắt đầu thở. Mỗi ngày của tôi được ghi vào sách của Ngài.”
Đức Chúa Trời cũng hoạch định việc bạn sẽ sinh ra ở đâu và sống ở đâu cho mục đích của Ngài. Chủng tộc hay quốc tịch của bạn cũng không phải là điều tình cờ. Đức Chúa Trời không để cho một chi tiết nào rơi vào ngẫu nhiên cả. Ngài hoạch định mọi điều đó vì mục đích của chính Ngài. Kinh Thánh chép, “Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người, và khiến ở khắp nơi trên đất, định trước thì giờ đời người cùng giới hạn chỗ ở” không có điều gì trong cuộc đời bạn là tuỳ tiện. Tất cả đều có mục đích.
Đáng ngạc nhiên hơn cả là việc Đức Chúa Trời quyết định bạn sẽ được sinh ra như thế nào. Bất luận bạn ra đời trong hoàn cảnh nào, hoặc cha mẹ của bạn là ai, thì Đức Chúa Trời vẫn có một kế hoạch khi tạo dựng bạn. Bất luận cha mẹ của bạn làngười tốt, xấu, hay bình thường. Đức Chúa Trời biết rõ hai người đó có đúng cấu tạo di truyền cần thiết để tạo nên “bạn” theo ý muốn Ngài. Họ có chuỗi DAN mà Đức Chúa Trời muốn dùng để tạo nên bạn. Dù có những người cha, người mẹ không hợp pháp, nhưng không hề có những đứa con không chính đáng. Nhiều đứa trẻ ra đời ngoài dự định của cha mẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là Đức Chúa Trời không có kế hoạch cho chúng. Mục đích của Đức Chúa Trời đã tính trước những lỗi lầm ngay cả tội lỗi của con người. Điều này khôngcó nghĩa là Đức Chúa Trời đã tạo dựng hay chấp nhận tội lỗi. Ngài không làm điều đó, nhưng điều này cóua1 Trời có thể hoán cải mọi hoàn cảnh và sử dụng những hoàn cảnh đó cho chính Ngài. Vì vậy dẫu bạn sinh ra trong hoàn cảnh nào, bạn có thể vui mừng vì cớ Ngài có thể tạo dựng chính bạn.
Đức Chúa Trời không bao giờ làm một việc gì cách tình cờ, và Ngài không hề nhầm lẫn. Ngài có lý do cho mỗi điều mà Ngài tạo dựng nên. Từng cành cây, mỗicon vật đều được Đức Chúa Trời hoạch định, và mỗi con người chào đời cùng vớimục đích của Đức Chúa Trời. Động cơkhiến Đức Chúa Trời tạo dựng nên bạn chính là tình yêu thương của Ngài. Kinh Thánh chép: “Từ rất lâu trước khi sáng thế, Ngài đã nghĩ đến chúng ta, đã xem chúng ta là tâm điểm của tình yêu Ngài”.
Đức Chúa Trời đã nghĩ đến bạn thậm chí trước khi Ngài tạo dựng thế giới. Trên thực tế, đó chính là lý do tạisao Ngài tạo dựng nên thế giới! Đức Chúa Trời thiết kế môi trường hành tinh này để chúng ta có thể sống tại đây. Chúng ta là tâm điểm của tình yêu thương Ngài, và là điều quý nhất trong toàn bộ sự tạo dựng của Ngài. Kinh Thánh chép: “Đức Chúa Trời quyết định ban cho chúng ta sự sống qua lời chân lý của Ngài để chúng ta trở nên điều quan trọng nhất trong tất cả những gì Ngài tạo dựng” Đức Chúa Trời yêu bạn và đánh giá bạn cao đến thế!
Đức Chúa Trời không hề tuỳ tiện; Ngài lập kế hoạch rất chính xác. Các nhà vật lý, sinh học và các khoa học gia khác càng nghiên cứu nhiều về vũ trụ bao nhiêu, thì chúng ta càng hiểu rõ hơn nó thích hợp một cách kỳ diệu cho sự sống của chúng ta như thế nào, thế giới được tạo dựng với những đặc điểm chính xác có thể giúp con người sống được.
Tiến sĩ Michael Denton, chuyên viên nghiên cứu cao cấp về di truyền phân tử người tại đại học Otago, Tân Tây Lan, đã kết luận, “Mọi bằng chứng hiện có trong các ngành khoa học sinh vật đều ủng hộ điều này …vũ trụ được thiết kế đặc biệt, thật thích hợp cho sự sống và con người như thể đây là mục đích căn bản của nó, một thực tại mà mọi phương diện đều có ý nghĩa của nó dựa trên tâm điểm này.” Kinh Thánh cũng đã nói về điều đó từ nhiều ngàn năm trước:
“Đức Chúa Trời tạo dựng trái đất, Ngài không tạo dựng để nó trống không nhưng tạo dựng để cho loài người sinh sống.”
Tại sao Đức Chúa Trời lại làm mọi điều này? Tại sao Ngài phải làm mọi việc phức tạp là tạo dựng một vũ trụ cho chúng ta? Bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời của tình yêu thương. Loại tình yêu này thật không thể đo lường được, nhưng về cơ bản rất đáng tin cậy. Bạn được tạo dựng như một vật đặc biệt của tình yêu thương Đức Chúa Trời! Đức Chúa Trời tạo dựng bạn để Ngài có thể yêu thương bạn. Đây là một chân lý mà trên đó bạn nên xây dựng đời sống bạn.
Kinh Thánh nói với chúng ta, “Đức Chúa Trời là tình yêu.” Kinh Thánh không nói Đức Chúa Trời có tình yêu. Nhưng nói Ngài chính là tình yêu! Tình yêu chính là bản chất của Đức Chúa Trời. Có tình yêu thương trọn vẹn trong mối quan hệ của Ba Ngôi,cho nên Đức Chúa Trời không cần tạo dựng nên bạn. Ngài không hề cô đơn. Nhưng Ngài tạo dựng bạn để bạn có thể bày tỏ tình yêu thương của Ngài. Chúa phán, “Ta đã gánh vác các ngươi từ lúc mới sanh, bồng ẵm các người từ trong lòng mẹ. Cho đến chừng các ngươi già cả, đầu râu tóc bạc, ta cũng sẽ bồng ẵm các ngươi. Ta đã tạo dựng các ngươi, thì ta cũng sẽ chăm sóc các ngươi nữa.
Nếu không có Đức Chúa Trời, tất cả chúng ta chỉ là “sự tình cờ”, kết quả của sự ngẫu nhiên trong vũ trụ. Bạn có thể ngừng đọc sách này, vì cuộc sống không có mục đích hay ý nghĩa. Sẽ không có chuyện đúng sai, và không hề có hy vọng sau những năm ngắn ngủi trên đất này. Cuộc sống chỉ là một hiện hữu vô nghĩa và chết sẽ chấm dứt tất cả.
Nhưng có một Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng bạn với một lý do, và cuộc đời bạn có một ý nghĩa sâu đậm! Chúng ta chỉ có thể khám phá được ý nghĩa và mục đích đó khi chúng ta xem Chúa là trọng tâm của cuộc đời mình. “Cách chính xác duy nhất để hiểu chính chúng ta là nhờ vào bản chất của Đức Chúa Trời và những gì Ngài đã làm cho chúng ta”.
Đề tài suy gẫm. Bạn không phải là một ngẫu nhiên.
CÂU HỎI GIÚP BẠN SUY NGHĨ
1. Những biến cố hay kinh nghiệm nào trong đời bạn cho bạn có cảm nghĩ là bạn đã được tạo dựng với mục đích?
2. Bạn có bao giờ cảm thấy Thượng Đế rất yêu bạn và yêu chính bạn không?
3. Đời sống của bạn sẽ thay đổi như thế nào nếu mỗi ngày bạn bắt đầu cuộc sốngvới niềm tin chắc là Đức Chúa Trời rất yêu bạn và có một mục đích cho bạn?
Điều Gì Thúc Đẩy Đời Sống Bạn?
Cuộc đời của mỗi con người điều được thúc đẩy bởi một điều gì đó.
Hầu hết các tự điển điều định nghĩa thúc đẩy là “hướng dẫn, điều khiển hoặc định hướng.” Khi bạn lái xe, đóng đinh hoặc đánh quả bóng golf, bạn đang hướng dẫn, điều khiển và định hướng ngay trong thời điểm đó. Động cơ thúc đẩy cuộc đời bạn là gì?
Ngay lúc này đây, bạn có thể đang bị thúc đẩy bởi một nan đề, một áp lực, hoặc một kỳ hạn nào đó. Bạn có thể đang bi lèo lái bởi ký ức đau khổ, một nỗi sợ kinh hoàng, hoặc một niềm tin vô thức nào đó. Có hàng trăm hoàn cảnh, giá trị và những tình cảm có thể thúc đẩy cuộc đời bạn. Sau đây là năm điều phổ thông nhất trong số đó:
Nhiều người bị thúc đẩy bởi mặc cảm tội lỗi. Họ sống cả đời loanh quanh với những nuối tiếc hoặc cố gắng che đậy sự xấu hổ của mình. Những người bị mặc cảm tội lỗi thúc đẩy luôn luôn bị ký ức điều khiển. Họ để cho quá khứ của mình điều khiển tương lai họ. Họ thường tự trừng phạt mình một cách vô ý thức khi ngầm phá hỏng thành công của chính mình. Khi Ca-in phạm tội, mặc cảm tội lỗi của ông đã phân cách ông ra khỏi sự hiện diện củaĐức Chúa Trời, và Chúa phán, “Ngươi sẽ lưu lạc và trốn tránh, trên mặt đất.” Đó là điều mô tả hầu hết mọi người thời nay – lang thang trong cuộc sống mà không có mục đích gì.
Chúng ta là sản phẩm của quá khứ chính mình, nhưng chúng ta không cần phải làm tù nhân cho nó. Mục đích của Đức Chúa Trời không hề bị giới hạn bởi quá khứ của bạn. Ngài đã biến một kẻ sát nhân Môi-se thành một nhà lãnh đạo, và một kẻ hèn nhác tên Giô-đê-ôn thành một anh hùng can đảm, Ngài cũng có thể làm những điều thật kỳ diệu trong phần còn lại của cuộc đời bạn. Đức Chúa Trời là Đấng ban cho con người những khởi đầu mới. Kinh Thánh chép: “Phước thay cho kẻ tội lỗi được tha… Hạnh phúc thay cho kẻ xưng nhận lỗi lầm và được Chúa tha thứ hoàn toàn.”
Nhiều người bị thúc đẩy bởi lòng oán giận. Họ cứ bám lấy những đau khổ của mình mà không bao giờ vượt qua được. Thay vì thoát khỏi nỗi đau của họ bằng sự tha thứ, họ nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tâm trí mình. Một số người bị thúc đẩy bởi lòng oán giận thường “câm lặng” và đè nén cơn giận của họ, trong khi đó có một số người “nổi điên” và trút đổ nỗi điên tiết của mình lên những người khác. Cả hai phản ứng nầy đều không lành mạnh và không ích lợi gì. Lòng oán giận khiến bạn đau đớn nhiều hơn là những người mà bạn oán giận. Trong khi người có lỗi với bạn có lẽ đã quen chuyện đó và tiếp tục sống, thì bạn cứ ôm lấy nỗi đau của mình, ghi nhớ mãi quá khứ.
Bạn hãy để ý: những người đã làm bạn đau khổ trong quá khứ không thể tiếp tục làm bạn đau khổ nữa trừ khi bạn cứ tiếp tục bám lấy nỗi đau bằng lòng oán giận. Quá khứ của bạn đã qua rồi! Không một điều gì có thể thay đổi được. Bạn đang tự làm mình đau khổ bằng sự cay đắng mà thôi. Vì lợi ích của chính bạn, hãy học từkinh nghiệm đó, và rồi bỏ nó đi. Lời Chúa phán rằng, “Lo lắng cho đến chết với những bất bình làm ngu muội là một điều bạn không nên làm.”
Nhiều người bị thúc đẩy bởi sự sợ hãi. Những sợ hãi này có thể là kết quả của một kinh nghiệm đau buồn, những mong muốn không thực tế, lớn lên trong một gia đình khắt khe, hoặc bị khuyết tật do di truyền. Dù với bất cứ lý do nào, thì những người bị sợ hãi lèo lái thường bỏ lỡ những cơ hội lớn, vì họ sợ không dám bước ra ngoài. Thay vào đó họ muốn an toàn tránh mạo hiểm và cố gắng duy trì nguyên trạng.
Sợ hãi là một nhà tù tự tạo khiến bạn không thể trở thành điều mà Đức Chúa Trời muốn bạn trở thành. Cách duy nhất để chiến thắng sợ hãi là chống cự nó với những vũ khí thiêng liêng của đức tin và tình yêu. Kinh Thánh chép: “Tình yêu chân thật phá tan sợ hãi. Vì sợ hãi làm cho người ta què quặt, một đời sống sợ sệt: sợ chết sợ đoán phạt, điều này chưa thành hình hoàn toàn trong tình yêu.”
Nhiều người bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa vật chất. Ước muốn tìm kiếm của họ trở nên mục tiêu của đời họ. Sự thúc đẩy con người ta luôn muốn có nhiều hơn đặt nền tảng trên những quan niệm sai lầm rằng: có nhiều hơn thì sẽ hạnh phúc hơn, quan trọng hơn, và an toàn hơn, nhưng cả ba điều đó đều không đúng sự thật. Của cải chỉ mang lại hạnh phúc ngắn ngủi. Bởi vì vật chất thì không thay đổi và cuối cùng chúng ta trở nhàm chán với nó và thế là chúng ta muốn có những gì mới hơn, lớn hơn, tốt hơn.
Quan điểm cho là khi tôi có nhiều hơn tức là tôi sẽ trở nên quan trọng hơn cũng chỉ là chuyện hoang đường. Giá trị của bản thân và giá trị thực tại không giống nhau. Giá trị của bạn không thể quyết định bằng những gì bạn có, và Chúa phán rằng những thứ có giá trị nhất trong cuộc đời không phải là vật chất.
Một quan niệm sai lầm phổ quát nhất về tiền bạc đó là có nhiều tiền hơn thì sẽ được an toàn hơn. Không. Sự giàu có thể mất đi trong phút chốc bởi tác động của nhiều yếu tố khác nhau ngoài tầm kiểm soát của bạn. Sự an ninh thật chỉ có thể tìm thấy nơi những gì không thể lấy khỏi bạn được – đó chính là mối tương giao của bạn với Đức Chúa Trời.
Nhiều người bị thúc đẩy bởi nhu cầu được chấp nhận. Họ để cho những mong ước của cha mẹ, người bạn đời, con cái, thầy giáo hay bạn bè kiểm soát cuộc đời họ. Nhiều người trưởng thành vẫn đang cố gắng tìm sự chấp nhận nơi những người cha người mẹ mà họ không thể nào làm cho hài lòng được. Những người khác thì bị lèo lái áp lực của những người đồng trang lứa với mình, luôn luôn lo lắng về điều người khác có thể nghĩa về mình. Thật không may là hễ ai chạy theo đám đông thì thường lạc mất trong đó. Tôi không biết mọi chìa khoá dẫn đến thành công, nhưng một trong những chìa khoá dẫn đến thất bại chính làcố gắng làm vừa lòng mọi người. Để chính mình bị điều khiển bởi những quan điểm của người khác là con đường chắc chắn đưa đến chỗ đánh mất những mục đích của Đức Chúa Trời cho cuộc đời bạn. Chúa Giê-xu phán, “Chẳng ai được làm tôi hai chủ.”
Có nhiều động cơ khác thúc đẩy cuộc đời của bạn,nhưng tất cả đều dẫn đến cùng một ngõ cụt: tiềm năng bị lãng phí, căng thẳng không cần thiết và một đời sống không thoả mãn.
Vì vậy không có gì quan trọng hơn lànhận biết mục đích của Đức Chúa Trời cho đời bạn, và không điều gì có thể bù đắp được nếu bạn không biết đến mục đích đó – không phải thành công, giàu có, danh tiếng hay khoái lạc. Không có mục đích, đời là một cử động vô nghĩa, một hoạt động vô định hướng, và một loạt những biến cố vô lý. Không có một mục đích, cuộc sống thật tầm thường, nhỏ nhặt và vô dụng.
Cuốn sách nhỏ này giới thiệu cho bạn 5 mục đích mà bạn đã được tạo dựng, nhưng trước hết chúng ta sẽ nhìn những lợi ích thực tiễn của một đời sống theo mục đích.
Biết rõ mục đích khiến cuộc đời bạn có ý nghĩa. Chúng ta được tạo dựng vớimột ý nghĩa. Đó là lý do tại sao nhiều người đã thử nhiều phương pháp không đáng tin cậy, chẳng hạn như chiêm tinh hay tâm linh học, để khám phá nó. Khi cuộc sống có ý nghĩa, bạn có thể chịu đựng hầu như mọi sự; nếu không có ý nghĩa, thì không thể chịu đựng bất cứ việc gì.
Không có Đức Chúa Trời, cuộc sống không có mục đích, và nếu không có mục đích, thì cuộc sống thật vô nghĩa. Mà nếu vô nghĩa thì sự sống không có chút quan trọng và hy vọng nào. Trong Kinh Thánh, nhiều người đã tỏ rõ tình trạng tuyệt vọngnày. Ê-sai nói, “Ta đã lao lực vô mục đích, đã hao sức vô ích và không kết quả.” Gióp nói, “Cuộc đời kéo những chuỗi ngày lê thê vô vọng” và “Tôi đã chán sự sống. Tôi sẽ chẳng sống mãi. Xin Chúa để tôi ở một mình; vì các ngày tôi chỉ là hư không”. Thảm kịch lớn nhất không phải là sự chết, bèn là sống mà không có mục đích.
Một thanh niên ở độ tuổi hai mươi đã viết như thế này, “Tôi cảm thấy thất bại vì tôi đang tranh đấu để trở thành một cái gì đó, mà thậm chí tôi cũng chẳng biết nó là gì. Tất cả những gì tôi biết về việc phải làm như thế nào là cứ tiếp tục sống. Một ngày nào đó, nếu tôi khám phá được mục đích của tôi, thì tôi mới bắt đầu cảm nhận rằng mình thật sống.”
Hy vọng là điều cần thiết cho cuộc đời bạn cũng như không khí và nước. Bạn cần có hy vọng để vượt qua. Tiến sĩ Bernie Siegel khám phá rằng ông có thể tiên đoán bệnh nhân ung thư nào của mình sẽ thuyêngiảm bệnh tình chỉ với một câu hỏi, “Ông có muốn sống đến một trăm tuổi không” Những ai cảm nhận sâu sắc mục đích của cuộc đời sẽ trả lời có và họ là phần lớn những người sống sót. Hy vọng bắt nguồn từ một mục đích.
Nếu bạn cảm thấy vô vọng, hãy chờ đó! Những thay đổi lạ lùng sẽ diễn ra trong cuộc đời bạn khi bạn bắt đầu sống với mục đích. Chúa phán, “Ta biết Ta có một chương trình cho con, một chương trình tốt đẹp cho con, không phải chương trình hại con. Ta sẽ ban cho con hy vọng và một tương lai.” Có thể bạn cảm thấy rằng mình đang đối diện với một hoàn cảnh không thể vượt qua nổi, nhưng Kinh Thánh nói như vầy:
“Vả, Đức Chúa Trời, bởi quyền lực cảm động trong chúng ta, có thể làm trổi vô cùng mọi việc chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng”.
Biết rõ mục đích khiến cuộc sống của bạn đơn giản hơn. Nó xác định điều bạn không làm. Mục đích của bạn trở thành một tiêu chuẩn để bạn đánh giá những việc làm nào là quan trọng và những việc nào là không quan trọng. Bạn chỉ cần hỏi cách đơn sơ, “Việc làm này có giúp tôi làm thành những mục đích của Đức Chúa Trời cho cuộc đời tôi hay không?”
Không có một mục đích rõ ràng, bạn sẽ không có nền tảng để dựa vào đó mà quyết định, phân phối thì giờ, và sử dụng các tài nguyên của mình. Bạn sẽ có khuynh hướng quyết định theo hoàn cảnh, áp lực, và tâm trạng của bạn ngay thời điểm đó. Những người không biết rõ mục đích của mình luôn cố làm quá nhiều việc – và điều đó dẫn đến sự căng thẳng, mệt mỏi cũng như xung đột.
Bạn không thể làm hết mọi điều mà những người khác muốn bạn làm. Bạn có vừa đủ thời gian để làm theo ý muốn củaĐức Chúa Trời. Nếu không thể làm trọn mọi điều đó, thì có nghĩa là bạn đang cố làm nhiều hơn điều Chúa muốn bạn làm (hay có lẽ bạn đang xem truyền hình quánhiều). Đời sống theo đúng mục đích dẫn tới một lối sống đơn giản và một lịch làm việc lành mạnh. Kinh Thánh chép, “Một đời sống khoe khoang, phô trương là một đời sống trống rỗng; một đời sống đơn sơ và ngay thẳng là một đời sống đầy trọn.” Nó cũng dẫn đến sự bình an trong tâm trí: “Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình an trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài.”
Biết rõ mục đích giúp bạn tập trung cuộc đời của mình. Nó giúp tập trung nỗ lực và sức lực của bạn vào những điều quan trọng. Bạn sẽ kết quả khi biết gạn lọc.
Bản chất của con người là hay bị xao lãng bởi những vấn đề nhỏ. Chúng ta theo đuổi những điều tầm thường trong cuộc đời mình. Thi hào Henry David Thoreau nhận định rằng con người có cuộc sống “tuyệt vọng âm thầm,” nhưng ngày nay nó được diễn ta cách rõ ràng hơn là sự xao lãng vu vơ. Nhiều người giống như những con quay hồi chuyển, cứ quay tròn một cách điên cuồng mà chẳng đi đến đâu cả.
Không có mục đích rõ ràng, bạn sẽ liên tục thay đổi định hướng, nghề nghiệp, các mối quan hệ, Hội Thánh hay những việc bên ngoài khác – với hy vọng rằng mỗi thay đổi sẽ giải quyết sự bối rối hoặc khoả lấp khoảng trống vắng trong lòng bạn. Bạn nghĩ rằng, Có lẽ lần này mọi chuyện sẽ khác, nhưng nó không thể giải quyết được nan đề thật của bạn – sự thiếu tập trung và không có mục đích. Kinh Thánh chép,“Đừng sống cẩu thả, thiếu suy nghĩ. Nhưng phải hiểu rõ ý muốn của Chúa là thế nào.”
Sức mạnh của sự tập trung có thể thấytrong ánh sáng. Ánh sáng khuyếch tán có rất ít tác động hay năng lượng, nhưng bạn có thể tập trung năng lượng ánh sáng khi hội tụ nó lại. Với một thấu kính hội tụ, các tia nắng mặt trời sẽ tập trung lại và đốt cháy cỏ hoặc giấy. Khi ánh sáng được tập trung nhiều hơn nữa chẳng hạn như một tia lazer, nó có thể cắt đứt thép. Không có điều gì mạnh mẽ cho bằng đời sống tập trung, một đời sống có mục đích. Những người đàn ông, đàn bà đã có ảnh hưởng lớn trong lịch sử là những người có đời sống tập trung nhất. Chẳng hạn như sứ đồ Phao-lô, người đã loan truyền Cơ đốc giáo trên khắp đế quốc La-mã. Bí mật của ông chính là một đời sống tập trung.Ông nói, “Tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy”.
Nếu muốn cuộc đời mình có kết quả, bạn hãy tập trung nó lại! Hãy thôi nhún nhảy. Đừng cố gắng làm mọi việc. Hãy làm ít việc hơn. Hãy bỏ bớt đi thậm chí cả những việc tốt, và chỉ làm chững điều gì quan trọng nhất mà thôi. Đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hoạt động và hiệu suất. Bạn có thể bận rộn mà không có một mục đích nào, nhưng vấn đề ở đây là gì? Phaolô nói, “Chúng ta hãy tập trung vào mục tiêu đó, hỡi những ai muốn nhận lãnh, mọi điều mà Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta”
Biết rõ mục đích sẽ thúc đẩy cuộc đời của bạn. Mục đích luôn tạo nên nhiệt thành. Không có gì tiếp thêm nghị lực nhiều cho bằng một mục đích rõ ràng. Trái lại, nhiệt huyết sẽ tản mạn đi khi bạn thiếu một mục đích. Một việc đơn giản như là ra khỏi giường cũng trở thành vấn đề lớn. Thường thì những việc vô nghĩa, chứ không phải có quá nhiều công việc, khiến chúng ta kiệt sức, và mất đi niềm vui.
Văn sĩ George Bernard Shaw viết, “Đây chính là niềm vui thật của cuộc sống: hết lòng sống vì mục đích mà bạn đã tự xác định mình là người dũng mãnh; làm một nguồn năng lực tự nhiên thay vì trở thành một căn bệnh ích kỷ, đau buồn, than thở và phàn nàn rằng thế giới đã không hết lòng làm cho bạn vui.”
Biết rõ mục đích chuẩn bị bạn cho cõi đời đời. Nhiều người sống cả đời cố gắng tạo nên một di sản bền lâu trên trần gian này. Họ muốn được người ta nhớ đến khi đã qua đời. Tuy nhiên, điều quan trọng thực sự không phải là những gì người khác nói về cuộc đời của bạn, bèn là những gìĐức Chúa Trời nói. Điều con người không nhận thấy là tất cả những thành tựu cuối cùng cũng sẽ qua đi: những kỷ lục bị phá, danh tiếng phai mờ, và những cống hiến bị quên lãng. Khi còn học đại học, mục tiêu của Giáo sư James Dobson là trở thành vô địch quần vợt của trường. Ông cảm thấy tự hào khi chiếc cúp của ông được đặt cách trang trọng trong tủ trưng bày của trường. Nhiều năm sau đó, một người đã gởi cho ông chiếc cúp đó mà họ đã tìm được nó trong thùng rác khi mà trường khởi công xây lại! Giáo sư nói, “Qua dòng thời gian, mọi chiếc cúp của bạn rồi sẽ bị ai đó ném bỏ vào thùng rác!”
Sống để tạo nên một di sản trần tục thật là một mục tiêu thiển cận. Một con người khôn ngoan hơn sẽ dùng thời gian đó để xây dựng một di sản đời đời. Bạn có mặt trên trần gian này không phải để cho người ta ghi nhớ mình. Bạn có mặt ở đây để chuẩn bị cho cõi đời đời.
Một ngày nọ bạn sẽ đứng trước mặtĐức Chúa Trời, và Ngài sẽ xem xét lại toàn bộ cuộc đời bạn, một kỳ thi cuối cùng, trước khi bạn bước vào cõi đời đời. Kinh Thánh chép, “Vì chúng ta hết thảy sẽ ứng hầu trước toà án Đức Chúa Trời …Và mỗi người trong chúng ta sẽ trả lời cho Đức chúa trời công việc riêng của mình.” Thật là may mắn là Đức Chúa Trời muốn chúng ta thi đậu trong kỳ thi này, cho nên Ngài đã cho chúng ta biết trước các câu hỏi. Nhờ Kinh Thánh, chúng ta có thể phỏng đoán rằng Đức Chúa Trời sẽ hỏi chúng ta hai câu hỏi quan trọng:
Thứ nhất, “ Con có mối quan hệ như thế nào với Con ta, là Chúa Cứu Thế Giê-xu?” Đức Chúa Trời sẽ không hỏi về nền tảng tôn giáo hay các quan điểm giáo lý của bạn. Vấn đề quan trọng duy nhất đó là bạn tiếp nhận điều Chúa Giê-xu đã làm cho bạn và bạn có học biết yêu thương, trông cậy Ngài hay không. Chúa Giê-xu phán, “Ta là đường đi, chân lý, và sự sống; chẳng bởi ta không ai được đến cùng cha.”
Thứ hai, con đã làm gì với cuộc đời mình? Bạn đã làm gì với điều mà Chúa ban cho bạn?” – tất cả những ân tứ, tài năng, cơ hội, sức lực, các mối quan hệ và những tài nguyên mà Chúa ban cho bạn? Bạn có dùng chúng cho riêng mình, hay bạn đã dùng chúng cho những mục đíchmà Đức Chúa Trời đã tạo dựng bạn? Chuẩn bị chính bạn cho hai câu hỏi đó là mục đích của cuốn sách này. Câu hỏi thứ nhất sẽ quyết định bạn sẽ sống đời đời ở đâu. Câu hỏi thứ hai sẽ quyết định bạn làm gì trong cõi đời đời. Đến cuối cuốn sách nhỏ này, bạn sẽ sẵn sàng để trả lời hai câu hỏi này.
Đề tài suy gẫm: Điều gì thúc đẩy đời sống của bạn.
CÂU HỎI GIÚP BẠN SUY NGHĨ
1. Nếu bạn hỏi người trong gia đình và bạn bè của bạn là điều gì thúc đẩy cuộc đời của bạn thì họ sẽ trả lời như thế nào?
2. Bạn nghĩ tại sao hầu hết người không được thúc đẩy hoặc hướng dẫn bởi mục đích của đời sống họ?
3. Tập quán nào, vết thương nào hoặc sợ hãi nào đã ngăn trở bạn sống đúng và tận hưởng mục đích của Thượng Đế cho đời bạn?
RICK WARREN
*** Sau khi đọc bài này, nếu bạn thấy lòng mình cảm động và được thúc giục tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-su, thì xin bạn thành tâm cúi đầu cầu nguyện với Chúa như sau:
Kính lạy Đấng Tạo Hóa, con biết con là người có tội. Con đã xa cách Chúa, sống theo đường lối và ý riêng mình. Hiện con đang đi trên đường dẫn đến sự hình phạt đời đời. Tạ ơn Chúa, vì Ngài đã đến trong thế gian, chịu chết thay cho con để đền tội con trên thập tự giá. Giờ đây, con quyết tin nhận Chúa làm Cứu Chúa của con, xin Chúa tha tội cho con và tiếp nhận con làm con cái yêu dấu của Ngài. Con cầu nguyện nhân danh Chúa Cứu Giê-su, Amen.
________________________________________________________________________
*** Để tìm hiểu thêm về Chúa Giê-xu, xin vui lòng liên hệ với nhà thờ Tin Lành gần nơi bạn ở. Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn trong những bước đi đầu tiên, và cùng đi với bạn trên con đường dẫn đến Thiên-đàng.
Xin vào link dưới đây để tìm một nhà thờ Tin Lành gần nơi bạn ở: