Giờ Nổ Bom
Theo truyền thống, tức là ý muốn nói chúng tôi làm điều đó mà không hề thắc mắc gì cả, cô dâu và chú rể sẽ sống một hoặc hai năm đầu với gia đình chú rể. Bóng tối phủ lên ngôi nhà cất theo kiểu Tây Ban Nha trong suốt thời gian nầy là sức khỏe của Lucy, em tôi.
Năm mười một tuổi em bị thương ở ngực trong một tai nạn xe buýt khi đi học, đến bây giờ, em ngày càng than rằng khó thở. Khoa giải phẩu không làm gì được, sự cầu nguyện cũng không thấy kết quả gì, nó không mang lại sự chữa lành lâu dài. “Lạy Chúa, vì sao vậy?” Tôi cứ hỏi mãi. “Vì sao Ngài chữa lành khuỷu tay cho Florence mà lại không chữa lành cho chứng đau ngực của Lucy?”
Rose và tôi sống cùng gia đình khi đứa con trai của chúng tôi, Richard, ra đời vào tháng mười, 1934. Lập tức chúng tôi xây một gian nhà cho mình ở ngay bên cạnh. Các năm kế tiếp đang thách thức những người ở tại trại bò sữa. Ngay cả trong thời kỳ kinh tế suy thoái, công việc vẫn cứ phát triển lớn mạnh hơn cả điều cha tôi từng mơ ước, khi ông lao nhọc trong đống lông bụi ở xưởng làm yên cương hoặc khi giục con Jack cùng với toa hàng chở đầy rau quả. Chúng tôi đã có trại bò sữa lớn nhất Tiểu Bang California và bây giờ bố tôi đang có mơ ước mới, trở thành trại bò sữa lớn nhất thế giới, có một trại bò sữa với ba ngàn con bò. Điều đó đã trở thành mục tiêu của chúng tôi.
Bên cạnh ước mơ đó, còn có những ước mơ khác. Chúng tôi sẽ phát triển đoàn xe chuyên chở sữa. Hiện nay đã có ba trăm chiếc xe tải rồi. Với năm trăm chiếc chúng tôi có thể phân phối cho cả Tiểu bang. Chúng tôi cũng có thể sử dụng đoàn xe để chuyên chở cỏ dự trữ cho gia súc. Chở heo và thịt bò của mình đến các nhà máy chế biến thịt. Những tham vọng dễ say cứ cuốn mãi càng lên cao hơn. Vì sao ư? Ở tạo Hoa kỳ không hề có giới hạn đối với những gì mà một người Ạc-mê-ni cần cù, thông minh có thể dành được.
Hơn thế nữa, họ chắc sẽ dành được. Tôi xem đề án đặc biệt của mình là tòa nhà “tin cậy số ba” tức là cơ sở bò sữa thứ ba của chúng tôi, đưa sức chứa lên đến ba ngàn con. Chúng tôi đã mua một khu đất rộng bốn mươi mẫu Anh và tôi bắt đầu xây dựng các bãi quây cho súc vật, các tháp Xrilô chứa thực phẩm cho gia súc và một nhà lớn và một nơi chế biến bơ và phô ma hiện đại để sữa được dẫn từ bò thẳng vô chai mà không phải nhúng tay vào.
Cứ thỉnh thoảng tôi lại tự hỏi, ngắn ngủi thôi, nếu như Đức Chúa Trời đã có chương trình nầy cho đời sống tôi, thì hẳn tôi đã cảm nhận được điều đó rất rõ từ khi còn là một cậu bé. Nhưng vấn đề ở đây là Đức Chúa Trời không còn ở đúng vào vị trí trung tâm của đời sống tôi nữa. Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn lái xe đến Phố Gless mỗi Chúa nhật, bé Richard vẫn nghịch ở băng ghế sau. Nhưng khi chân thành với chính lòng mình tôi biết rằng công việc chính là trọng tâm thật sự của các suy nghĩ và sức lực của mình. Đối với tôi bắt đầu làm việc từ lúc mười một giờ đêm không có gì là bất thường cả.
Vào năm 1936, tôi lao vào một sự nghiệp mới, một nhà máy làm phân bón, và kể từ đó, tôi thường ngồi ở bàn làm việc suốt đêm.
Ngay cả khi tôi cầu nguyện, thì những lời cầu nguyện thường là có liên quan đến giá cỏ linh lưu (cho gia súc ăn), hoặc là lợi nhuận về nhiên liệu mà đoàn xe tải chúng tôi thu được. Ví dụ như, có những quyết định hoàn toàn quan trọng mà mỗi nhà chăn nuôi bò sữa đối diện, đó là việc chọn đúng giống để phối. Một con bò đực hảo hạng có thể đắt tới mười lăm ngàn mỹ kim trong những năm cuối của thập kỷ ba mươi… Mặc dầu với một giá chi trả như vậy, được bảo đảm bằng một nòi mang huân chương băng xanh, tức là nòi hảo hạng, việc mua một con bò đực giống vẫn là một sự may rủi vì không biết con vật có truyền được những đặc tính thượng hạng của nó cho dòng dõi nó hay không, một con bò đực có khả năng thực hiện đúng theo ý muốn trên xác suất chỉ là một phần nghìn.
Vì vậy mà tôi đã cầu nguyện, giữa những tiếng ồn ào và đám bụi mù mịt mà khu đất rào để đấu giá bò. Lạy Chúa, Ngài đã tạo dựng các con vật ấy, Ngài nhìn thấy từng tế bào, từng thớ thịt, xin Ngài hãy chỉ cho con biết phải mua con nào. Nhiều lần tôi đã chọn con bê con nhỏ bé gầy guộc nhất trong bãi rào nhốt gia súc và đã chứng kiến nó lớn lên, trở thành một trong những con bò giống vô địch.
Và luôn luôn, tôi đưa niềm tin “ngũ tuần” của mình vào các trang trại nuôi bò. Nhiều đêm tôi đặt hai bàn tay của mình lên một con bê bị sốt, hoặc một con bò sinh nở khó khăn và để ý người thầy thuốc thú y trố mắt kinh ngạc khi lời cầu nguyện làm được điều anh ta không thể làm.
Phải, tôi vẫn tin cậy hoàn toàn. Chữ tin cậy đặt cho công ty của chúng tôi có nghĩa là sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời, và chúng tôi đã thật sự tin cậy Ngài, mỗi một ngày. Nhưng hình như lúc nào cũng dành thời gian để nhận vào mà rất ít khi ban phát ra.
Đó là lý do vì sao tôi bị bối rối bởi lời tiên tri được phán ra cho Rose và tôi.
Milton Hansen là một thợ sơn nhà, vào một thời gian khi không có ai biết sơn nhà mình. Một người người Nauy cao, gầy, tóc vàng hoe, anh ta có nhiều nỗi đau buồn, thế mà anh lại là người vui vẻ nhất mà tôi từng được biết. Khi nào anh ta viếng thăm là chúng tôi luôn nhận ra, bởi vì chúng tôi có thể nghe được tiếng hát của anh ấy mãi tận dưới đường khi anh đang hát ầm ĩ một bài Thánh ca ở độ lớn nhất của hai lá phổi.
Một buổi tối nọ khi Rose, Milton và tôi đang ngồi ở phòng khách nhỏ tại nhà, thì Milton bất chợt đưa hai cánh tay dài của anh lên và bắt đầu run rẩy. Milton có một truyền thống riêng biệt giữa vòng những người theo Ngũ Tuần đó là khi Đức Thánh Linh ngự trên anh thì anh nhắm mắt lại, đưa tay lên và nói bằng một giọng thật to và hùng hồn rằng Rose và tôi là “những chiếc bình được chọn”, anh nói như sấm rền rằng. Chúng tôi “sẽ được chỉ dẫn từng bước một”
“Hãy ghi nhớ lấy những điều thuộc về Đức Chúa Trời” Milton tuyên bố “anh sẽ bước qua cổng thành và không ai đóng cửa lại nghịch cùng anh. Anh sẽ nói những việc thánh với những người lãnh đạo các quốc gia trên khắp thế giới”. Tôi nhìn qua Rose và thấy nàng cũng sửng sốt như tôi. Những nhân vật quan trọng ư? Chưa bao giờ Rose hoặc tôi cùng đi ra khỏi California. Rồi với đứa con nhỏ ba tuổi và một bé khác đang mang trong bụng, những hy vọng và mơ ước của chúng tôi nên anh bảo, giọng bây giờ đã trở lại bình thường “đừng có đổ lỗi cho tôi, các bạn à, tôi chỉ lập lại những gì Chúa phán. Tôi cũng không hiểu điều đó nữa cơ mà”.
Tôi chắc chắn mình hẳn đã quên mất lời tiên tri của Milton lập tức nếu như không có một kinh nghiệm thật đáng ngạc nhiên xảy ra lần thứ hai. Nhiều ngày sau, tình cờ, tôi ghé vào một buổi nhóm giữa tuần ở một hội thánh nọ trong thành phố là nơi trước đây tôi chưa hề đến nhóm. Vào cuối bài giảng, có lời kêu gọi. Có lẽ vì biết đời sống thuộc linh của mình chưa được như đáng phải có, nên tôi bước lên trước và quỳ gối chỗ trước bệ giảng. Vị Mục sư tiến xuống hàng người đang quỳ gối và đặt tay lên từng người một. Khi đến chỗ tôi, ông nói bằng một giọng vang rền khắp cả nhà thờ.
“Hỡi con trai ta, con là chiếc bình được chọn cho một công việc rõ ràng. Ta đang chỉ dẫn con. Con sẽ thăm viếng những viên chức cao cấp trong giới cầm quyền ở nhiều nơi trên thế giới trong danh của Chúa. Khi con đến một thành phố, các cổng sẽ được mở ra và không ai có thể đóng lại được”
Tôi đứng lên, hơi loạng choạng. Thật là một sự trùng hợp khó tin. Vị Mục sư nầy không thể nào biết tôi hoặc Milton Hansen. Có phải chính Đức Chúa Trờithật sự đang ban cho tôi một sứ điệp chăng? Nếu vậy thì sứ điệp đó là một điều không thể hiểu được “hãy ghi nhớ những điều của Đức Chúa Trời”, Milton đã nói vậy. Tôi biết điều đó có cơ sở thần học và tôi cũng biết rằng tâm trí của tôi, cố gắng hết sức thì chỉ càng thích hợp để được gắn chặt vào các công việc của gia đình Shakarian mà thôi.
Năm tiếp theo đó, hai sự kiện quan trọng xảy đến cho gia đình. Trước hết là sự ra đời của Geraldine con gái của chúng tôi, vào tháng 10 năm 1938, và hai mùa Xuân tiếp theo đó là cái chết của Lucy, em gái tôi ở tuổi hai mươi hai. Lucy cùng tuổi với Rose, và là người đẹp nhất trong tất cả các cô em gái của tôi, một cô gái nhạy cảm và thông minh, giấc mơ của em không bình thường giữa vòng những thiếu nữ Ạc-mê-ni lúc bấy giờ, đó là trở thành một cô giáo. Trường Cao đẳng, là nơi em đang theo học, đã đóng cửa trong ngày đưa tang Lucy, một sự trân trọng chưa từng có. Và lần đầu tiên trong nhiều năm, tôi thấy mình đang tự hỏi những câu quan trọng. Chúng ta ở đây để làm gì? Ý nghĩa của đời sống là gì?
Tôi nhìn một lượt quanh các bạn bè và những người thân trong gia đình đang tụ họp tại ngôi nhà thờ ở phố Gless để dự bữa ăn theo thông lệ trong đám tang và tự hỏi về những điều ấy. Sự qua đời, giữa vòng những người Ạc-mê-ni là một sự kiện để hết thảy bà con hội hiệp lại, từ những người có quan hệ gần với gia đình cho đến các anh em thông gia với các anh chị con cô, con dì thật xa lắc. Sau khi chôn, theo truyền thống, là một buổi ăn tối chính thức dành cho hết thảy mọi người. Ở tại Ạc-mê-ni, nơi những người bà con phải mất cả trăm dặm vượt qua những con đường mòn hiểm trở ở trong núi để trở về nhà, thì bữa ăn thật là một điều cần thiết. Còn tại đây, ở California bữa ăn sau tang lễ trở thành một buổi lễ ban phước của toàn thể gia đình.
Tôi ngồi cạnh bên bố ở đầu bàn ăn dài được đặt trong thánh đường và nhìn xuống chỗ mẹ tôi đang ngồi ở đầu bàn kia. Bên cạnh bà là Rose, bé Gerry ở trên lòng nàng và Richard, bốn tuổi, cạnh bên. Cậu Magardich Mushegan đã qua đời từ vài năm trước, song ngồi bên cạnh Richard là con trai cậu Magardich: Aram cùng với con trai mình là Harry. Cũng có cả sáu chị em gái của bố cùng chồng họ, rồi đến bốn em gái còn lại của tôi: Ruth, Grace, Roxanne cùng với những người chồng và gia đình mỗi người. Ngay cả Florence, tôi giật mình thấy nó đã là một thiếu nữ trưởng thành, theo tiêu chuẩn của người Ạc-mê-ni, ở tuổi mười lăm. Và ở tại các bàn ăn khác quanh phòng, các cháu họ, các anh em họ, bậc cha mẹ chồng, cha mẹ vợ, không kể hết được.
Mọi người trong chúng tôi đều phát đạt. Tất cả đều là những con người mạnh mẽ, tự hào, những người đàn ông to khỏe, được ăn uống đầy đủ, những người phụ nữ mặc các loại hàng lụa đen sột soạt. Tôi nghĩ đến những lời tiên tri đã đưa mỗi một người trong gian phòng nầy đến vùng đất trù phú. “Ta sẽ ban phước cho các ngươi và khiến cho các ngươi sẽ thịnh vượng”, Đức Chúa Trời đã hứa như vậy ở tại Kara kala, và bây giờ nhìn quanh tôi có thể thấy Ngài đã làm thành điều đó.
Nhưng còn một phần nữa trong lời tiên tri: “Ta sẽ khiến cho dòng dõi các ngươi trở thành một nguồn phước cho các dân”. Chúng tôi cũng đang làm phần tiên tri đó chăng? Chúng tôi có mang hạnh phước đến cho ai không? Theo một phương diện nào đó thì hẳn nhiên là có. Hết thảy những người này đều là những người láng giềng tốt, những người lao động giỏi, những người chủ nhân hậu. Nhưng chỉ thế thôi sao?
“Không thể nào như vậy là đủ”. tôi nói với Rose khi lái xe về nhà ở tại Downey. “Anh biết Đức Chúa Trời đang đòi hỏi chúng ta phải làm một điều gì đó cho người khác. Anh chỉ chưa biết đó là điều gì”
Thế rồi qua một vài tháng sau, tôi bắt đầu thật sự lưu tâm đến những người làm việc với mình hàng ngày. Một số rất đông trong họ, không phải chỉ những tay chăn bò của chúng tôi, mà cả những người buôn bán ngũ cốc, những tài xế xe tải những người cung cấp chai…
Những người này chưa hề được nghe về Đức Chúa Trời
Thật đã có một thời gian trước khi tâm trí tôi ghi nhận điều ấy. Đức Chúa Trời vẫn thực hữu đối với tôi như thể là Rose và các con của tôi. Ngài dự phần trong mọi giây phút của mỗi một ngày. Và dĩ nhiên là tôi cũng biết, một cách chung chung thôi, rằng, có nhiều người chưa biết Ngài. Đó là quỹ quyên góp cho công tác truyền giáo đã cố gắng thực hiện, tức là đến với những hòn đảo ở nơi nào đó thuộc Thái Bình dương.
Nhưng ngay đây, tại Los Angeles, nơi có các nhà thờ nằm ở mỗi góc đường, thì đã có biết bao người đã trưởng thành mà chưa hề tin Chúa, đó là điều thậm chí chưa bao giờ nẩy sinh trong tôi. Và bây giờ điều ấy đã đến, tôi phải làm gì đây?
Một buổi tối nọ trong khi đang cầu nguyện cho vấn đề đó thì một cảnh tượng thật khủng khiếp bất chợt xuất hiện trong tâm trí tôi. Khung cảnh ấy là công viên Lincoln, một khu vực lộ thiên rộng lớn trồng nhiều cỏ và cây cách Downey mười dặm, là nơi chúng tôi thường đến cắm trại. Vào một buổi chiều chủ nhật mùa hè có thể có đến bốn ngàn người ngồi quây quần ở đó, trên các tấm trải. Nhưng trong khung cảnh đột ngột xuất hiện trong tâm trí tôi, thì không biết bằng cách nào đó, tôi thấy mình đã leo lên diễn đàn đặt ở giữa vòng tất cả những người ấy và đang nói về Chúa Jesus cho họ.
Sáng hôm sau, đáng lẽ giấc mơ phải biến mất sau giấc ngủ ngon, thì ý nghĩ buồn cười ấy vẫn còn đó. Khi thắt cà vạt tôi kể lại cho Rose nghe.
“Em à, anh cứ nghĩ mãi về cảnh tượng lạ lùng nơi anh đứng trên diễn đàn và nói chuyện với một đám đông dân chúng…”
“…Ở tại công viên Lincoln!” Nàng tiếp lời thay tôi.
Tôi quay người khỏi chiếc gương, ngón tay cái vẫn còn đang mắc trong chiếc cà vạt.
“Em cũng đang nghĩ đến cùng một sự kiện ấy!” Nàng nói, “em không thể nào xua đuổi điều ấy ra khỏi tâm trí được. Thấy nó kỳ cục quá nên em không muốn kể cho anh nghe”.
Chúng tôi chớp mắt nhìn nhau trong căn phòng ngủ chan hòa ánh nắng, hơi thắc mắc vì có khi nào chúng tôi lại từng trải hiện tượng như vầy. Lúc ấy, điều đó dường như chỉ là một sự trùng hợp kỳ quặc, và là một điều chẳng có ý nghĩa gì.
“Rose nầy, em biết rõ anh cơ mà. Nếu anh phải nói với trên hai người một lúc là anh đã bị tắt nghẹn vì bối rối đến nỗi thậm chí không nhớ nỗi chính tên của mình nữa”. Tôi là một nông gia chuyên việc nuôi bò sữa, suy nghĩ chậm chạp, nói năng lại càng chậm chạp hơn. Tôi biết tôi không thể nào nói ra thành lời lưu loát rằng Chúa Jesus có ý nghĩa thế nào đối với tôi.
Chính Rose là người không thể nào chấp nhận điều đó. “Anh nên nhớ, chúng mình đã cầu hỏi Chúa chúng ta phải làm chi. Nếu như đấy là câu trả lời của Ngài thì sao? Ngoài ra, làm thể nào mà cả hai chúng mình lại có cùng một ý tưởng lạ lùng như vậy vào cùng một thời điểm?”
Được thôi, tôi kiểm tra lại với cơ quan có trách nhiệm của Thành phố và thấy mình thật nhẹ nhỏm khi được biết công viên Lincoln được dành cho việc giải trí công cộng dầu với mục đích gì tư nhân cũng không được sử dụng.
Nhưng Rose, sau khi tự mình xem xét khắp nơi đã khám phá ra một khu đất trống ở bên kia đường mà cả công viên hoàn toàn có thể trông thấy được. Khu đất này là của một người có một trại nuôi đà điểu, lập nên để hy vọng thu hút các khách hàng trong công viên. Nhưng công việc ấy đã không mấy phát đạt và ông rất mừng để cho thuê khu đất bỏ không ở bên cạnh trang trại vào các chiều Chủ nhật.
Và vì vậy, thật bất ngờ, khó mà hiểu được điều ấy đã xảy ra như thế nào, tôi thấy chính mình đã cam kết để thật sự làm cái công việc điên rồ ấy. Thoạt đầu thì có quá nhiều chi tiết thiết thực để mà chú tâm, đến nỗi tôi không có thì giờ để mà sợ. Phải được giấy phép của cảnh sát, dựng một cái bục cho diễn giả, phải thuê các trang bị phóng thanh. Rose nghĩ rằng nàng có thể đưa ra một số bé gái ở hội thánh đến hát.
Để chuẩn bị cho các buổi nói chuyện, tôi tự an ủi mình rằng trong đời tôi đã từng nghe rất nhiều bài giảng, nên chắc chắn sự trôi chảy chút đỉnh cũng sẽ khiến người ta nhận được gì đó sau khi nghe, và rồi phần âm nhạc cũng phần lớn lấp đầy thời gian.
Nhưng rồi Chúa nhật đầu tiên cũng sắp đến, khi tôi bàng hoàng thức giấc vào nữa khuya, ướt đẫm mồ hôi. Giấc mơ luôn luôn y hệt nhau: Tôi đang đứng trên chiếc bục cao một cách thật lố lăng, la lớn và vung vẫy hai cánh tay, mà khán giả là một người nào đó mà tôi làm việc với họ trong ngày hôm ấy, đang đứng xem với vẻ mặt kinh hãi.
Giả sử điều đó thật sự xảy ra thì sao? Nếu như có một khách hàng hoặc một người bán hàng nào đó ở trong công viên, họ sẽ nghĩ gì? Tôi ở đấy, một doanh nhân trẻ tuổi thành công, đang bắt đầu được mời vào các tổ chức của công dân tốt, bắt đầu nổi tiếng là con người có sức phán đoán sáng suốt. Thế mà bây giờ họ nhìn thấy tôi đứng ở đấy. Điều gì sẽ xảy ra nếu có một lời đồn đại rằng tôi là một loại người cuồng tín nào đó? Điều đó không những sẽ tổn hại đến thanh danh của tôi mà còn có thể làm hỏng cả tất cả những gì bố tôi đã khó nhọc từ bấy lâu nay để gây dựng được.
Thế rồi ngày Chúa nhật đầu tiên vào tháng sáu năm 1940, là ngày mà chúng tôi đã sắp xếp để bắt đầu. Sau buổi nhóm thờ phượng sáng Chúa nhật tại hội thánh chúng tôi lái xe đến khu đất bên cạnh trại nuôi đà điểu và sắp đặt hệ thống nói chuyện công cộng. Đó là một ngày trời ấm áp, không mây, và bên kia đường, công viên Lincoln đầy nghẹt người. Sao trời không mưa nhỉ? Tôi cứ suy nghĩ trong khi Rose say sưa khen trời đẹp. Bấy giờ nàng đang hướng dẫn ba em gái từ hội thánh đến và các em đang hát bài Thánh ca quen thuộc “bạn thân tôi ấy Jesus”. Bài hát đã kết thúc. Tôi leo lên ba nấc thang tự làm lấy để tiến lên bục, tay nắm chặt máy vi âm và hắng giọng. Thật khủng khiếp, tiếng ồn nổi lên át cả loa phóng thanh. Tôi lùi lại một bước.
“Thưa các bạn…” Tôi bắt đầu. Một lần nữa tiếng ồn ào lại bùng lên quanh tôi. Tôi bị vấp trong một vài câu, và chỉ nhận biết tiếng vang thật ngớ ngẩn và máy móc của chính giọng nói của mình, rồi sau đó đành phải ra hiệu cho các em gái lên hát một lần nữa.
Lác đác đây đó người ta thu nhặt các tấm trải và tôi biết chắc rằng chúng tôi đang đuổi họ ra khỏi công viên. Nhưng thật sửng sốt đối với tôi, hầu hết họ đang tiến đến gần hơn. Thấy được số cử tọa hiện tại, niềm khích lệ trong tôi bùng lên. Tôi tiến về phía máy vi âm, chọn một người đáng thương mặc một chiếc áo thun cao cổ màu vàng, tôi dán mắt vào anh ta và trực chỉ bài giảng của mình vào anh.
Thế rồi tôi nghe thấy. Giọng nói của một phụ nữ trong trẻo và vang rõ:
“Anh à, có phải đó là Demos Shakarian không?
Đôi mắt tôi dò tìm trong đám đông. Cô ta kia rồi, cô ta đang chỉ tay vào tôi, ôm trước ngực một giỏ thức ăn cắm trại trong khi ngồi cạnh cô, là người đàn ông cố nheo mắt nhìn, ông ta là người bán cho chúng tôi các vật liệu làm rào được điện khí hóa.
“Không thể nào là Shakarian được” ông nói giữa sự im lặng đột ngột. Ông cho tay vào túi sờ soạng và lôi ra cặp kính.
“Chèn ơi, đúng là Shakarian”
Cổ áo tôi đang cứa vào khí quản. Chiếc máy vi âm ẩm ướt và muốn tuột khỏi tay tôi. Tôi nghe một tiếng nấc và tự hỏi có phải mình đang khóc không, tôi nhìn xuống. Gần bên bục giảng, một người đàn ông trong chiếc áo sơ mi màu vàng đang đứng đó, nước mắt chảy dài trên má ông.
“Ô, bạn nói đúng, người anh em à, bạn nói đúng” ông ta nức nở “ Đức Chúa Trời tốt lành đối với tôi”.
Tôi nhìn chăm ông ta, lặng người đi. May thay, Rose đã định thần và mời ông ta bước lên bục, ông ta cầm lấy chiếc máy vi âm ướt nhẹp từ tay tôi và dốc đổ một câu chuyện dài về sự thành công về phương diện của cải vật chất và sự thất bại trong đời sống riêng. Một đám người đang băng qua đường để tụ tập quanh bục giảng.
Trong vòng ba tháng, suốt từ tháng sáu, bảy đến tháng tám, năm 1940, chúng tôi cứ giữ theo lệ thường đó vào mỗi Chúa nhật, đến công viên lúc hai giờ, rồi ở đó cho đến năm hoặc sáu giờ. Chẳng bao lâu một kiểu mẫu được triển khai. Thông thường có một ít người cật vấn, vặn vẹo, song cũng có một ít người ủng hộ làm cho những kẻ cật vấn phải nín lặng, và có một người lớn tuổi thường xuyên phân phát thức uống. Con số những người tiến lên bục giảng không đông lắm. Bốn người, mười người, mười hai người và trong khi chúng tôi vẫn luôn có cơ hội tiếp xúc với họ, thì hầu hết thì giờ là không có cách nào để biết đời sống họ có giữ theo những sự thay đổi thật sự hay không.
Song nếu những kết quả bên ngoài của các buổi chiều Chúa nhật ấy khó đo lường được, thì những kết quả ở bên trong, tức là trong tôi, lại rất rõ ràng. Tôi đã bước vào các buổi nhóm này với nỗi lo lắng cho nhân phẩm của mình, và từ những điều đó tôi đã hiểu rõ rằng mình không là gì cả. Câu trả lời của Đức Chúa Trời đối với những sự sợ hãi của tôi rằng có ai đó, là những người mình quen biết sẽ trông thấy mình, Ngài đã khiến cho từng người một, được đưa đến công viên, từ Chúa nhật này sang Chúa nhật khác, đúng mỗi một con người đã từng tiếp xúc với tôi trong việc doanh thương.
Dường như Ngài đang phán như thế. Vì sợ hãi con người, con đã xử sự một cách ngốc nghếch trước mắt người ta. Nhưng chỉ có một Đấng con phải quan tâm để làm đẹp lòng mà thôi.
Về sau, tôi tình cờ gặp một người tại buổi nhóm của hội Sư tử (Lions Club) hoặc của tổ chức Kiwanis, tại đây, thường có một bầu không khí im lặng khó chịu, thỉnh thoảng có những tiếng cười nhạo rộ lên, dầu không còn nhiều nữa. Không có điều thất bại nào mà tôi thoáng hình dung đã xảy ra. Gần cuối mùa hè năm ấy tôi học được một bài học không bao giờ quên, đó là “điều người ta nghĩ” chủ yếu chỉ là một ông ba bị, do thái độ coi chính mình là trung tâm mà thôi.
Tuy nhiên, trong mùa hè năm đó, lại có một đề kháng khác nữa, từ một hướng mà Rose và tôi ít ra cũng đã chờ đợi: Hội thánh ở phố Gless. Thoạt đầu, các vị Trưởng lão dường như coi các buổi chiều Chủ nhật “giải trí ấy” chỉ như một trò điên cuồng của bọn trẻ trong mùa hè, nhưng khi các buổi nhóm vẫn cứ tiếp tục từ tuần này sang tuần khác, thì những người lớn tuổi bắt đầu phản kháng.
Một vị lớn tuổi đã nói các lời kháng nghị suốt một buổi sáng Chúa nhật vào tháng tám. Ông đã đứng dậy từ hàng ghế đầu để cảnh cáo chúng tôi không được tiếp tục công việc tại công viên Lincoln.
“Như vậy là không đúng!” Ông tuyên bố. Bộ râu dài màu xám của ông giật giật vì xúc động. “Điều đó không… không phải của người Acmêni”.
Và tôi chợt hiểu rằng ông ta nói đúng. Tôi hình dung đất nước Acmêni trải qua các thời đại, (một xứ sở nhỏ bé luôn ở trong tư thế phòng thủ, bám lấy chân lý đơn độc, qua các cuộc xâm chiếm và tàn sát, luôn bị bao vây bởi các quốc gia vô tín, hùng mạnh hơn, to lớn hơn), đã tìm thấy sức mạnh của mình từ bên trong.
Bây giờ nếu Rose và tôi đang được bảo phải hướng ra ngoài, thì hẳn chúng tôi đã làm điều đó chủ yếu là vì chính mình. Lần đầu tiên trong đời, chúng tôi thấy mình xung đột với thế hệ của cha mẹ mình. Thế giới, khi chúng ta nhìn ra ngoài, trên các tấm trải ở công viên Lincoln mùa hè năm đó, là một nơi lớn rộng hơn chúng tôi tưởng nhiều, và là một thế giới thật cô đơn.
Vào những ngày tháng chín, trời dịu mát hơn, các đám đông trong công viên giảm bớt, chúng tôi thôi tổ chức các buổi nhóm. Dầu sao, công việc trong trại bò sữa vẫn chiếm thời gian ngày càng nhiều hơn. Khi chúng tôi đã sửa soạn để lao vào việc buôn bán sữa kiểu mới, tôi tự hỏi, tại sao mình không bắt đầu phục vụ sữa cho khách hàng đến mua bằng xe trên quốc lộ tại trại bò sữa “Niềm Tin Cậy Số Ba” thay vì chúng tôi phải giao sản phẩm của mình ngay tận nhà hoặc các cửa hàng, như vậy họ sẽ được rẻ hơn vài xu một xị.
Để cho công chúng đều biết ý định mới mẻ nầy, chúng tôi tổ chức một buổi lễ khánh thành long trọng có cả nhạc kèn và trống đệm. Chúng tôi đưa quảng cáo lên báo chí, loan báo trên đài phát thanh, gởi các tờ bướm giới thiệu bằng đường bưu điện. Còn ở trại bò sữa thì có các tấm biểu ngữ, âm nhạc, và các diễn viên nổi tiếng. Công việc kinh doanh bắt đầu rất thành công và cứ tiếp tục trên đà đó. Tôi liền bắt đầu mơ đến một dây chuyền các đại lý như vậy khắp California. Hẳn là chúng tôi sẽ giàu có.
Nhưng triển vọng trước hết để gia đình Shakarian có cơ hội liên hệ với hoạt động mới của chúng tôi, đó là nhà máy xay.
Tôi không nhận biết rằng tình huống ấy cũng là một thời kỳ nổ bom. Việc bước vào công việc của nhà máy xay dường như là sự phát triển tự nhiên của việc nuôi bò sữa. Một con bò sữa ăn hết hai mươi bốn pao ngũ cốc (xấp xỉ 12kg) một ngày, cộng thêm ba mươi pao cỏ khô (xấp xỉ 15kg). Nhân con số đó lên cho mười ba ngàn con mà chúng tôi đang ao ước một ngày kia mình sẽ có, bạn sẽ được một con số không tưởng tượng nổi, là 150 ngàn pao (30.000kg) cỏ khô và ngũ cốc, là khẩu phần thức ăn của một ngày!
Mọi năm chúng tôi vẫn thường mua thức ăn cho gia súc từ các chủ nhà máy xay ở địa phương, rồi sau đó tự mình trộn thêm ngũ cốc theo một công thức tự sáng chế nhằm mang lại một loại sữa phong phú đặt biệt.
Kết quả thành công đến nỗi các nhà nuôi bò sữa bên cạnh đã phải hỏi bố tôi:
“Ysác nầy, anh có thể bán cho chúng tôi một số các thứ pha trộn đặc biệt ấy được không?”
“Ô được chứ!” Bố trả lời.
Dường như đó là một bước hợp lý kế tiếp cho công việc. Bố tôi sẽ phải mua ngũ cốc với một số lượng lớn hơn nhiều, vì vậy càng phải giảm bớt chi phí cho các khâu trong việc nuôi bò sữa của chính mình. Với một khối lượng ngày càng tăng, chúng tôi có thể tự làm lấy công việc xay xát, cắt giảm bớt các chi phí thêm nữa. Và chúng tôi có thể có lợi nhuận dầu ít nhưng đều đặn nhờ số ngũ cốc chúng tôi bán cho các trại bò khác.
Và vì thế, chúng tôi bắt đầu công cuộc bành trướng mới với những kỳ vọng lớn lao. Chúng tôi mua một công ty liên doanh máy xay ở gần một trong các trang trại của mình, gồm có ba máy múc ngũ cốc cao hai mươi mét, từng được dùng để cất giữ cỏ bắp. Chúng tôi dọn sạch, chùi rửa và trét lên các lớp xi măng mới cho chắc.
Tôi đã thấy trước một tương lai tuyệt vời của dự án mới mẻ ấy. Đường Tàu hỏa Nam Thái Bình Dương đi qua các máy múc nầy. Trước kia, thóc luôn được chuyển từ các toa kín đến máy múc bởi một hệ thống vận chuyển bằng tay. Trong năm đầu ở nhà máy xay, tôi đã hoàn thành một hệ thống vận chuyển thóc thẳng vào các máy múc bằng cách sử dụng các máy hút khổng lồ. Theo phương pháp cũ, người ta phải tốn mất ba người và suốt cả một ngày để vận chuyển sạch một toa hàng kín nặng bốn mươi tấn. Còn với hệ thống mới, chúng tôi chỉ cần một người trong vòng hai tiếng rưỡi cho cùng công việc đó. Chúng tôi đã cắt giảm các khoản chi phí buôn bán đến tám mươi phần trăm và tạo ra sự khuấy động trong công nghiệp.
Tôi rất thích đến nhà máy xay. Tiếng máy rì rầm, tiếng vù vù của máy hút, tiếng hàng hóa chuyên chở kêu lách cách, thậm chí cả lớp bụi mịn phủ trên chiếc Cadillac đen mới toanh và bóng loáng của tôi, tất cả làm tôi say mê. Thế nhưng, như tôi đã nói, bị ràng buộc vào một công việc kinh doanh trọn thì giờ là một chiếc bẫy khổng lồ.
Công việc đòi hỏi liên hệ đến tính chất hàng hóa. Mà giá cả hàng hóa thì rất dao động. Những người đầu cơ yến mạch có thể được hoặc mất cả một số lượng tiền to lớn chỉ trong vòng một vài giờ. Ở phố Wall có các chuyên gia chuyên nghiên cứu những cuộc đầu tư như vậy. Còn nông gia, là người có liên hệ thực tế với chính các đặc điểm tự nhiên của thóc lúa, ngũ cốc, cũng có thể là một nhà đầu cơ tùy theo người ấy có thích hay không. Công việc vận hành thế này. Ví dụ tôi mua thóc vào ngày 1 tháng 7 để bán ra vào mùa thu kế tiếp đó. Tôi trả theo giá hiện hành của tháng 7. Biết rằng đến mùa thu giá hàng hóa có lẽ sẽ thay đổi, nếu như tôi mua ngũ cốc giá hai mỹ kim cho một trăm pao, và đến mùa thu giá sẽ giảm xuống còn 1,5 mỹ kim thì tôi sẽ lỗ. Song nếu giá cả lên đến 2,5 mỹ kim thì tôi lời. Là một ông chủ máy xay giỏi phải biết mua thật nhiều để mong đợi giá sẽ cao, và phải giữ tiền bạc lại đợi khi giá hạ.
Mùa đông năm 1940-1941, tôi biết điều đó về mặt lý thuyết, song tôi đã phải học hỏi xem trong kinh nghiệm nó sẽ như thế nào.
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com