Mổi ngày nhiều lượt chải đầu.

Lưu thông khí huyết, nhớ lâu, giảm phiền.
Thường xuyên xát huyệt dũng tuyền (giữa lòng bàn chân).
Chữa được nhiều bệnh càng yên nỗi lòng.

 

Chữa được nhiều bệnh càng yên nỗi lòng.
Nuốt nước bột tưởng lạ lùng.
Nước thần tiêu độc diệt trùng thật hay.
Xoa bụng dưới rốn hàng ngày.
Tiểu đường, tim mạch, dạ dày bớt đau.
Hai hàm răng đánh vào nhau.
Chắc cơ răng khoẻ dài lâu đẹp bền.
Muốn thẳng cột sống dướn mình.
Tinh thần phấn chấn, ngoại hình đẹp thêm.
Kéo tai nhiều lượt mổi bên,
Vòng tay sang kéo lên đỉnh đầu.
Co thắt hậu môn giảm đau,
Bệnh trỉ viêm ruột nhắc nhau nên làm.

SÁNG XOA MẶT TỐI XOA CHÂN

Ngũ dậy khoan xuống đất, xoa nóng hai bàn tay.
Rồi úp lên hai mắt, lên mũi lên vành tai.
Lại tiếp tục xoa tay, rồi xoa đều gáy, mặt.
Ấn ngón tay day day
Những chổ đau liên tục.
Thường ngày xoa quanh mắt, hai bên mũi, sau tai.
Gõ ngón tay giữa trán, vài mươi cái mới thôi.
Trước khi ngũ rửa chân, lau khô cho sạch,
Áp bàn chân với nhau, rồi cứ xoa liên tục
Rồi tiếp thay đổi lại.
Mu bàn chân với lòng,
Rồi ngược lại xoa mãi. Khoảng mười phút là xong.
Đơn giản mà hiệu nghiệm,
Hạ huyết áp khoẻ tim,
Dể ngũ, giảm đi tiểu,
Mười ngày sức khoẻ lên.

MÓN ĂN BỔ THẬN

Mướp đắng, gạo lức, hành tây.
cđỏ bột sắn dây nhớ dùng .
Mè đen cá trắm hấp gừng,
Cá thu, hồi, trích nhớ đừng có quên,
Hà thủ ô, gan heo nấu lên.
Là món bổ thận lời khuyên mọi người. Tránh ăn mặn.

GAN NHIỂM MỞ

Gan bị nhiểm mở ăn gì?
Nấm hương, ngô(bắp) nhộng ta thì chớ quên.
Uống nước: lá chè, lá sen (lá sen khô nấu nước uống).

Rau cần giảm mở cho gan, rất cần.
Dùng thêm dầu lạc, dầu vừng.
Cà chua, cà rốt với cùng dưa gang.
Bí đao, dưa chuột với măng.
Rau muống, cải cúc, cải xanh ăn nhiều.

CÁ KHO ĐẬU NÀNH

Món ăn bổ dưỡng nhớ cho.
Thường ngày quen thuộc”cá kho đậu nành”
Tránh được Nhồi Máu Cơ Tim.
Phòng chống Hen Suyễn chớ quên món nầy.
Phòng Loãng Xương cũng thật hay.
Tiểu Đường, Thấp Khớp vui thay giảm dần.
Xơ Tiền Liệt Tuyến rất cần
Bệnh Tim Huyết Áp thuốc thần là đây.
Sỏi Thận với loét Dạ Dày.
Mỡ máu, Thấp Khớp mỗi ngày giảm đi.
Đơn giản chẳng tốn kém gì. Món ăn ‘dược thiện” thế thì đừng quên.

Ăn cá hấp thụ axít Ômêga, do đó không bị nhồi máu cơ tim, hen suyễn, tiểu đường,thấp khớp sỏi thận, loét dạ dày, tá tràng, giảm cholesterol, giảm mở trong máu, giảm huyết áp, phòng loãng xương và u sơ tiền liệt tuyến.

Đậu nành: lợi tim mạch, giảm huyết áp, giảm mỡ máu.
Người có mỡ máu rất cao nếu dùng đậu nành thay thịt sẽ làm giảm mỡ máu mà không dùng thuốc hạ mỡ máu.
Nên dùng Đậu Nành dưới dạng kho, nấu, luộc mà không chiên rán.

PHƯƠNG PHÁP LÀM TƯƠNG ĐẬU NÀNH

*Vật liệu: Đậu nành hột, muối hột.
*Dụng cụ hổ trợ: Hủ thủy tinh 20lít-Nia 4cái-lá chuối 0,5kg
*Thẩu thủy tinh: 20lít cần 3,5kg đậu nành-3kg muối hột

Phương pháp làm:

1/ Đậu nành ngâm nước lạnh 24g (8g sáng hôm nay đến 8g sáng ngày hôm sau dùng luôn vỏ).
2/ Xã nước lạnh cho sạch.trãi trên nia phơi cho khô.
3/ Rang đậu (cho vàng như màu cánh dán có mùi thơm).
4/ Nấu đậu,cho đậu đã rang vào nồi Inox đổ nước lạnh tinh khiết vào ngập đậu trên 8cm, nấu lửa riu riu từ 4 đến 6 giờ, nếu cạn nước thì đổ thêm nước vào, nếu ta nấu lâu quá hạt đậu sẽ mềm và nát ăn không ngon, như vậy đậu hơi cứng thì tốt. Nước luộc đậu giử lại.
5/ Ủ đậu,vớt đậu ra để thật ráo nước, trải đậu trên nia lớp đậu dày 1,5cm, đậu ở giữa hai lớp lá chuối đậy kín laị để vào nơi mát tôí thiểu 4 ngày đêm đậu sẽ lên mốc càng nhiều càng tốt (màu cam là tốt nhất, đen là xấu).
6/Rửa tay sạch trộn bóp cho đậu rời ra , trải trên nia phơi cho khô rôì cho đậu vào lọ thủy tinh.
7/Trong thời gian ủ đậu,ta nấu nước muối với lượng nước khi muối bão hòa nấu tan muối để nguội lược sạch, cho 2 lít nước muối vào nước luộc đậu.
Đổ nước muối và nước luộc đậu vào ngập gấp 1 lần đậu. Trong thời gian phơi nắng nếu thiếu nước ta nấu nước muối để nguội dổ thêm vào và trọn đều.
Đậy lại bằng kiếng phơi nắng,trong tháng đầu mổi ngày đều trọn “quậy” 1 lần, sau đó 1 tuần quậy 1 lần. Sau 7 tháng tương đã trở thành màu vàng là dùng được.
Nước tương đậu nành nầy dùng nước chấm (giả ớt tỏi+ chanh hay nước dấm) hoặc nêm vaò các món chiên, kho, canh vv…
Tương hạt lỏng nầy, nếu để trên 3 năm dùng uống rất công hiệu trong trường hợp cấp cứu khi bị thú độc (Rắn, Rít, Bò Cạp, Chó daị vv..) cắn chích, hoặc khi bị ngộ độc(thức ăn hư thối, rượu,vv…) môỉ lần uống 1-2 muỗng cà phê. Có thể dùng tương lâu năm bôi xức vết thương.Thức uống đặc biệt có tương lâu năm là tương trứng (Trị Đau Tim)

Quý vị muốn nghiên cứu sâu nên tìm đọc cuốn.
Phòng và trị bệnh theo Phương Pháp THỰC DƯỠNG OHSAWA. Tác Giả: Anh Minh Ngô Thành Nhân

PHƯƠNG PHÁP LÀM DẤM

Vật liệu: Đường cát trắng ,rượu trắng,nước lã ,dấm nuôi .Cứ 1lít nước cho vào 150gram đường cát trắng cho vaò nôì inox đun lửa riu riu đến khi tan đường, để nguôị cho vaò lọ thủy tinh, tiếp cho vào 50cc rượu cuối cùng cho con Dấm vào. Sau 8 ngày dùng được, thời gian càng lâu càng ngon. Thời buổi nầy tất cả thực phẩm chế biến không tin tưởng được.
Chúng ta bị bệnh do cái Miệng (ăn tạp)
Hoạ đến với ta cũng từ cái Miệng (noí cho đã),Thành Đạt và Sung Sướng cũng từ caí Miệng.

Kính Chúc Qúy Vị có Duyên đọc tài liệu nầy có: Sức Khỏe – Hạnh Phúc – Vui Vẽ – Vạn Sự Như Ý.

Lưu ý:

*Rượu càng nhiều càng chua (Con dấm chìm)
*Không đổ rượu thì dấm rất trong, mùi nhẹ nhàng (Con dấm nổi)
*Lớn tuổi không nên dùng chua.

 

MS NTC SUU TAM

 

 

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com