Bây giờ tôi muốn mở rộng định nghĩa về sự cầu thay qua ba từ ngữ khác nhau mà Chúa đã dạy dỗ tôi. Ba từ này có một ý nghĩa rất đặc biệt, đó là: sự can thiệp (intervention), giao lộ (intersection) và sự phản công lại (interception). Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những từ ngữ nầy.

1. Sự can thiệp:
“Can Thiệp” có nghĩa là bước vào một tình huống nào đó với một mục đích cao cả và rõ ràng.
Chúa Jesus đã bước vào thế gian để chúng ta có thể và kinh nghiệm được mục đích cứu rỗi con người của Đức Chúa Trời. Ngài có quyền năng và uy quyền để làm điều này. Bởi đó, Ngài đã đặt các quyền của sự tối tăm dưới chân Ngài (Mathiơ 28:18). Bây giờ Ngài cũng đang sai chúng ta bước vào nơi Ngài đã đi với cùng uy quyền mà Ngài đã sử dụng:
“Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy…Nầy, ta đã ban quyền cho các ngươi giày đạp rắn, bò cạp, và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chơn; không gì làm hại các ngươi được” Giăng 20:21; Luca 10:19).
Chúa Jesus đang phán rằng: “Các con là những thành viên trong thân thể ta. Các con cần phải bước vào, thì sự gian ác nầy sẽ bị đặt dưới chân các con. Khi các con nhìn thấy những thế lực gian ác trong thế gian này, xác thịt và Ma quỉ đang hành động, các con có uy quyền để can thiệp. Đừng bỏ qua.”
Bạn nhớ lại rằng, tại Antiốt, Hội thánh đã kiêng ăn, cầu nguyện, nghe tiếng của Đức Thánh Linh và vâng lời. Sauk hi họ đã thưa chuyện cùng Đức Chúa Trời, Ngài đã phán cùng họ. Những ai cứ hỏi hoài là tôi phải làm gì là những người cần phải kiểm tra lại chất lượng và chiều sâu trong đời sống cầu nguyện của họ.
2. Giao Lộ:
Giao lộ là một nơi hai con đường gặp nhau và cắt nhau. Chúng ta thường gọi đó là ngã tư. Đức Chúa Trời sẽ đem đến tất cả mọi hạng người, nhiều khu vực, và nhiều sự kiện cùng với những nhu cầu và nan đề của họ. “Cắt ngang” qua con đường của chúng ta.
Khi chúng ta đem sự chiến thắng và quyền năng Thập tự gía của Đấng Christ vào những nơi như vậy, chúng ta sẽ trở thành những “ngã tư “thiên thượng”. Trên thập tự gía, Chúa Jesus đã bẻ gãy mọi quyền lực của thế gian, xác thịt và ma quỉ. Đó là một sự toàn thắng!.
Đấng Christ đã thực thi tất cả những gì thế gian cần cho sự cứu rỗi. Bây giờ là phần của chúng ta. Chương trình cứu rỗi đã bày tỏ nguyên lý này cách rõ rang. Đức Chúa Trời đã thương thế gian đến nỗi Ngài đã ban chính con độc sanh của mình chịu chết trên thập tự gía vì tội lỗi của chúng ta.
Đó là phần của Ngài.
Phần của chúng ta là đến với Chúa trong sự cầu nguyện, xưng ra những tội lỗi của mình và công bố công cuộc cứu rỗi của của Đức Chúa Trời.
Quyền năng của Thập tự gía sẽ chẳng bao giờ đụng đến đời sống của chúng ta cũng như thế giới nầy cho đến khi chúng ta trình dâng đời sống của mình cũng như những nhu cầu trong thế giới nầy lên cho Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện. Đây là phần của chúng ta, cầu nguyện, rồi đi ra mà nói với những người khác.
Rất nhiều người chung quanh chúng ta biết rất ít về tình yêu và quyền năng của Đức Chúa Trời. Họ không biết làm thế nào để đến với Ngài trong sự cầu nguyện. Họ cần người nào đó cầu thay cho họ. Những nhu cầu nầy bắt đầu từ những người xung quanh chúng ta và vươn ra cho đến cùng trái đất.
Có thể một người bạn nào đó đang phải đối diện với sự ly dị; người nào đó đang bị tù đày vì cớ giảng Tin lành; những cuộc khủng hoảng đang xảy ra nơi chúng ta ở hoặc trong chính phủ của đất nưóc chúng ta; sự tự do tôn giáo hay tự do cá nhân của một quốc gia nào đó bị xâm phạm, những nạn đói hoặc những căn bệnh trầm kha.. danh sách nầy cứ tiếp tục, hầu như chẳng bao giờ chấm dứt.
Có rất nhiều những giao lộ trong kinh nghiệm của con người mà bạn có thể quyết định hậu quả của nó qua sự cầu nguyện.
Đức Chúa Trời đang dấy lên đạo quân của những chiến sĩ cầu nguyện có quyền năng trên khắp thế giới. Họ đang đứng trong hành ngũ của một đội thập tự quân đông đến hang ngàn người, chục ngàn người và thậm chí cả trăm ngàn người như những chiến sĩ thập tự thật sự.
Một trong những chìa khóa của Thiên quốc là sự cầu thay. Chính cửa âm phủ cũng không thể đánh bại Hội thánh của Đấng Christ khi họ qùi gối xuống.
Sẽ só nhiều người vẫn còn muốn nói rằng: “Nhưng bộ chỉ có cầu nguyện thôi sao”. Điều nầy đúng. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy một người nào đó “chỉ”cầu nguyện rồi dừng lại, không làm gì cả nếu như họ đã thực sự cầu nguyện.
Tại Hội thánh Antiốt, sự cầu nguyện và sự truyền giáo luôn đi đôi với nhau.
Tuy nhiên, tôi cần them rằng tôi đã thấy rất nhiều người cố công làm “những công việc bận rộn” mà không cầu nguyên. Họ cũng như những công việc nầy chẳng bao giờ đem lại kết quả cách mỹ mãn. Vâng, cấu nguyện và truyền giáo phải luôn luôn đi đôi với nhau.
3. Sự phản công
Động từ “phản công” có nghĩa là chặn lại, dành quyền kiểm soát và quay ngược chiều hướng của một điều gì đó. Chúng ta thường thấy điều nầy trong môn bong đá. Quả bong được dẫn về một khung thành. Một cầu thủ của đội bên kia chặn quả bóng lại, kiểm soát nó và dẫn nó ngược về phía khung thành bên kia. Những gì bắt đầu như là chiến thắng của đội nầy đã được thay đổi và do “sự phản công lại”, đã trở thành chiến thắng của đội kia.
Sự cầu thay cũng vậy. Quân thù đến như những cơn bão. Những tình huống dường như vô vọng. Và rồi một ai đó bước vào (Can thiệp); áp dụng quyền năng của Thập tự giá qua sự cầu nguyện (Giao lộ) rồi tình hình được Đức Chúa Trời kiểm soát, và cơn going bị thay đổi hoàn toàn (Phản công lại). Chiến thắng ban dường như thuộc về ma quỉ đã biến thành khúc khải hoàn ca cho Đức Chúa Trời. Đây là quyền năng thực tiễn của Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Từ Syren và vùng Tiểu Á trở về sau chuyến truyền giáo. Phaolô và Banaba đã mang về những sự phản công (Chiến thắng) để chia xẻ với những người đã trung tín nâng đỡ họ qua sự cầu nguyện. Có lẽ đây là lúc họ vô cùng vui mừng (Công vụ 14:26-28).
Ba nguyên tắc cầu thay đã mang lại cho họ kết quả mỹ mãn, và ba nguyên tắc nầy cũng sẽ mang lại cho chính chúng ta kết quả mỹ mãn đó.
Jack Hayford
Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com
www.nguonhyvong.com