Before I became a Christian, I thought that Christianity was just a religion teaching people to live morally.
Trước kia, khi chưa biết rõ về Tin Lành, mỗi khi nghe nói đến đạo này, tôi vẫn cho rằng đây là đạo chuyên dạy con người ăn hiền ở lành.
Mặc dầu tôn trọng tất cả những cố gắng nhằm nâng cao đời sống đạo đức của con người, tôi không chú ý đến Tin Lành, vì nghĩ rằng xưa nay đã có biết bao nhiêu nhà hiền triết, bao nhiêu lý thuyết gia nhắm vào mục đích này, nhưng có mấy ai thành công? Hơn nữa, lúc ấy tôi vẫn nghĩ mình đã theo đạo Phật; còn Tin Lành nếu chỉ dạy con người biết sống cho đẹp lòng nhau, thì có gì khác hơn đạo Phật, hay những đạo khác? “Đạo nào cũng tốt, cũng dạy con người ăn hiền ở lành” là quan niệm của hầu hết người Việt Nam, và tôi từng đồng ý với quan niệm đó.
Một lý do nữa khiến lúc đó tôi không mấy quan tâm đến Tin Lành là vì tôi đã mất tin tưởng một phần nào vào các tổ chức tôn giáo. Có lẽ như nhiều người khác, tôi đồng hóa động từ “theo đạo Tin Lành” với “gia nhập tổ chức Tin Lành” cũng như “theo đạo Phật” với “gia nhập tổ chức Phật Giáo.” Tôi đoán, cũng như các tôn giáo khác, Tin Lành cũng có một hệ thống giai cấp, và càng leo lên nấc thang tổ chức càng cao thì càng “đắc đạo.” Thế mà, sau khi quan sát hành động và thái độ của một vài bậc lãnh đạo tôn giáo, tôi cảm thấy thật thất vọng. Đôi khi, thất vọng chỉ vì thấy họ cũng không khác chi người thường.
Từ thất vọng, tôi đi đến chỗ nghi ngờ giá trị của tôn giáo. Vào Tin Lành, hay một đạo nào khác, tôi có được lợi gì hơn là chỉ để leo lên một hệ thống giai cấp do con người đặt ra? Có thể tiêu chuẩn tiến thân trong các tổ chức tôn giáo khác với tiêu chuẩn tiến thân ngoài đời: ngoài đời ta cần sự thông minh, tài tháo vát…, còn trong tôn giáo, ta cần một đời sống đạo đức, một lòng tuân phục hiến dâng. Nhưng thiển nghĩ, trên căn bản, cả hai vẫn là một: các mỹ đức phải được phô bày, các thành quả phải được người khác công nhận và nhờ đó mới nhận được phẩm trật cao cả. Điều khó là làm sao ta có thể biết được mặt trái của con người, làm sao ta có thể đọc những ý tưởng xấu xa thầm kín, được che đậy sau những lời nói ngọt ngào êm dịu. Và dù cho ta có thể thấy rõ mặt trái của con người, thì những điều các tổ chức tôn giáo đem lại phỏng có giá trị gì hơn những điều xã hội cung hiến? Phải chăng các tổ chức tôn giáo chỉ là sản phẩm của con người nhằm thay thế một cách tế nhị giai tầng xã hội bên ngoài?
Tôi biết tôi quá khắt khe khi nhìn các tổ chức tôn giáo như vậy. Tôi công nhận rằng bất cứ tổ chức nào cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh” và hành vi của những “con sâu” này thường được lưu ý, phê bình và đồn đãi nhiều hơn những hành động tốt âm thầm của những kẻ thật lòng. Tuy nhiên, dù ý thức điều đó, tôn giáo vẫn không quyến rũ tôi được.
Tôi muốn thấy tôn giáo chú tâm dạy con người phương cách vượt lên trên thân phận làm người, và các tổ chức tôn giáo chỉ là một phương tiện để nâng đỡ, khuyến khích hay nhiều lắm là một ông thầy. Trong lãnh vực tôn giáo, mỗi cá nhân phải đơn thân lầm lũi, âm thầm bước đi đến đích bằng sự cố gắng và khả năng của chính mình.
Điều tôi thấy không ổn qua cái nhìn này là nếu mục đích nhắm đến là một cái gì cao xa diệu vợi thì, với khả năng hạn hẹp của con người, chúng ta không thể nào đạt được. Còn nếu mục đích nhắm đến chỉ là một cái gì tầm thường như chức tước trong các tổ chức đã bàn trên thì không đáng cho chúng ta bận tâm.
Thử lấy một ví dụ: chúng ta được dạy rằng những nấc thang đưa đến Thiên Đàng chính là những điều thiện ta làm. Nếu Thiên Đàng thật sự là một nơi đầy vinh hiển cao sang, không còn nước mắt và khổ đau, thì có ai dám nói rằng mình đã làm đủ điều thiện để có thể vào đó? Hơn nữa, thế nào mới gọi là đủ? Ban phát vài triệu đô-la hay chỉ lâu lâu bố thí ít quần áo cũ cho người nghèo? Tôi e rằng nếu thật sự nhìn vào những hành động của mình, chúng ta còn phải nghi ngờ không biết mình có xứng đáng được sống trên thế gian này hay không.
Đã thế, nếu chúng ta cộng điểm khi làm việc thiện thì cũng phải trừ điểm khi phạm điều ác. Hành vi độc ác sẽ là con mối gậm nhấm nấc thang đưa chúng ta đến Thiên Đàng, và ý tưởng xấu xa sẽ là những bãi lầy làm chúng ta càng lún sâu vào tăm tối. Tôn giáo nhắm đến mục đích cao xa nhưng lại dựa vào khả năng hạn hẹp của mỗi cá nhân chỉ làm cho những kẻ biết mình càng thêm ngao ngán xót xa.
Có cái nhìn về Tin Lành, hay tôn giáo nói chung, như vậy mà cuối cùng tôi lại viết cuốn sách này. Vì khi biết rõ về Tin Lành, tôi khám phá ra rằng Tin Lành không phải chỉ chú tâm dạy con người ăn hiền ở lành, cũng không phải là một tổ chức trên đời, hay là một ông thầy vạch con đường để ta phải âm thầm tự bước đi. Tôi khám phá ra rằng bước vào Tin Lành là bước vào một mối tình, hay đúng hơn là hàn gắn lại được mối tình đã có lần tan vỡ.
Let Me Share What I Believe
Before I became a Christian, I thought that Christianity was just a religion teaching people to live morally. Although I respected attempts to raise human morality, I didn’t pay attention to Christianity because many other philosophies had unsuccessfully tried to do the same. Furthermore, I was a Buddhist then and Christianity, if it only taught people to live moral lives, was no different than Buddhism or any other religion. I agreed with the common Vietnamese perspective that “all religions are good.”
Another reason I didn’t pay attention to Christianity was that I had lost faith in organized religion. Like many other people, I equated “believing in Christ” with “joining a Christian organization,” in the same manner as “believing in Buddha” meant “joining a Buddhist organization.” I presumed that, like all other religions, Christianity had a hierarchy, and the higher you climbed up the ladder, the more “enlightened” you would be. Yet after observing the behavior and attitude of some religious leaders, I was disappointed because, for the most part, they were no different than anyone else.
As I result, I doubted the value of religion. Would joining Christianity or any other religion offer me anything other than a goal of reaching the top of a manmade hierarchy? Perhaps the criteria for advancement in religious institutions are different from those of the world. In the secular world, one needs intelligence and resourcefulness; in religion, one needs morality and obedience. But at the core, the two are the same. One must exhibit certain characteristics. The result must be recognized, by which the reward such as a title is given. Furthermore, compared to looking at external behavior, it is much harder to see the hidden side of human beings, to expose tainted thoughts camouflaged beneath sweet talk. Even if we could see this hidden side of people and reward them accordingly, how does the reward of religion compare to that of the world? Are religions simply human products that subtly replace the hierarchy of the world?
I began to realize that my view of religion was harsh. I recognized that any religion has unscrupulous members and that their activities draw more attention than the good activities of sincere members. Nevertheless, religion still did not attract me.
I wanted to see religion guide people to transcend the fate of mere humanity and become god-like. To me, the ideal religion was simply a means to support, encourage, and lead people down this path. In this religion, everybody should reach this goal solely by his or her own effort and ability.
Yet with our limited abilities, how can we attain such a lofty goal? On the other hand, if we set our sights low, seeking worldly goals (such as titles in religious organizations as we discussed above), then they are not even worth trying.
For example, suppose we are taught that our good deeds are steps in a ladder leading to heaven. If heaven is really a glorious place without tears or suffering, then who can say that he has done enough good to reach it? How much is sufficient? Do we need to give a few million dollars to charity or do we only need to give some old clothes to the poor? I am afraid that if we look at our own behavior, we would doubt whether we are really worthy of living in this very world.
If you add up the good deeds, then you should subtract the bad ones. Our immoral activities are like termites eating the steps of our ladder leading to heaven, and our dirty thoughts form the quicksand beneath it. Religion that aims at lofty goals but relies on our limited abilities ultimately can only make us frustrated and bitter.
In spite of my long-held cynical view of Christianity and of religion in general, I am now writing this book, because when I learned more about Christianity, I discovered that it doesn’t teach you to live a moral life. Neither is Christianity a religious institution or a teacher showing us a way along which we must travel by our own ability. I discovered that entering Christianity is entering into a love affair, or more precisely, renewing a once-broken love affair.
Dr. Minh Do Le