Nô-ê (Noah) là một nhân vật đặc biệt trong Kinh Thánh, được sự tôn sùng của người Do Thái giáo, Hồi giáo và sự tôn trọng của Cơ Đốc giáo. Nô-ê được Kinh Thánh tân ước thừa nhận là nhà tiên tri đầu tiên được sai phái đếnvới con ngouiwf với 2 sứ điệp: cảnh báo về tội lỗi, rao truyền sự ăn năn và giải pháp để tránh khỏi sự trừng phạt. đồng thời, ông được Thiên Chúa giao nhiệm vụ chuẩn bị cho giải pháp cứu rỗi, đó là đóng một con tàu khổng lồ để đối phó với cơn lước lụt.

Điểm trùng hợp và tăng uy tín của câu chuyện Nô-ê đóng tàu, đó là một khảo sát trên toàn thế giới với kết luận đáng ngạc nhiên: 2000 cổ tích, truyền thuyết hoặc được coi là lịch sử về một trận lụt lớn hủy diện toàn bộ loài người rải rác trên khắp thế giới. sớm nhất là người SUME, rồi đến nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu.

Lịch sử quá trình khảo cổ tàu Nô-ê

Những bằng chứng chứng tỏ rằng Ararat là nơi dừng chân cuối cùng của con tàu Noah có rất nhiều. Beros, nhà sử học người Chaldea, khoảng năm 280 Tr. CN đã nói về “con tàu đỗ tại Armenia”. Ông cũng kể rằng cư dân ở vùng này đã dùng những mảnh của con tàu lớn làm bùa hộ mệnh. Jozeph Flavy, nhà sử học người Do Thái thế kỷ I khẳng định trong một tác phẩm của mình rằng “một vài mảnh của con tàu vẫn còn có thể tìm thấy hiện nay tại Armenia”.

Cũng trong thế kỷ thứ I, nhà sử học Nicolai Damaskin đã nhắc đến núi Ararat, nhưng dưới cái tên Baris: “Ở Armenia có một ngọn núi lớn tên là Baris, trên đỉnh núi của nó có một con tàu bị mắc cạn từ thời Đại Hồng thủy”.

Trước khi tới thăm ngọn núi này vào năm 1316, giáo sĩ Odorique người Fransiscan đã viết: “Những người dân địa phương kể cho chúng tôi rằng, không có ai có thể lên được ngọn núi ấy, bởi Đức Tối Cao không muốn điều đó”. Bốn mươi năm sau, ngày John Mandeville, khi quan sát ngọn núi này và thử tính độ cao của nó, đã viết: “Trên đỉnh núi đến tận bây giờ vẫn còn con tàu Noah, và trong những ngày thời tiết tốt, người ta có thể nhìn thấy nó từ xa. Nó phải cao ít nhất là 7 dặm”.

Vào đầu thế kỷ XVII, Adam Oelschlager, nhà thám hiểm, nhà văn người Đức đã nhắc đến núi Ararat trong tác phẩm “Những chuyến thám hiểm và du ngoại của các sứ thần” của mình: “Những người Armenia và dân vùng núi tin rằng, trên ngọn núi này đến giờ vẫn còn những mảnh của con tàu, do thời gian đã bị cứng lại như đá”.

Năm 1840 dưới danh nghĩa nghiên cứu hậu quả trận động đất đã phá hủy toàn bộ làng Ahor và cả nhà thờ, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chuyến thám hiểm. Những công nhân người Kurd được thuê để dọn đá dăm và rác đã phát hiện thấy những mảnh gỗ lạ hình như là của một chiếc tàu lớn. Không lẽ đó chính là những mảnh vụn của con tàu Noah?

Vào năm 1916, trong thời gian băng tan. Hai phi công Nga bay dọc theo biên giới Armenia từ phía Đông Bắc và nhìn thấy trên sườn núi Ararat một cái hồ gần như đóng băng hoàn toàn. Khi bay lại gần, hai phi công này thấy một vật giống với thân của một con tàu lớn gần chìm hẳn dưới hồ. Con tàu bị mắc cứng trong lớp băng, trên bong tàu có thể thấy hai cột buồn ngắn và chiếc cầu con nằm ngang. Thông báo này được chuyển tới Sant – Peterburg và nhà vua đã ra lệnh cử hai đội kỹ sư tới Ararat để nghiên cứu. Khoảng hai tháng sau Đoàn thám hiểm tới nơi và bắt tay vào nhiệm vụ. Đó đúng là một con tàu có kích thước khổng lồ với hàng trăm khoang hành khách và rất nhiều gian phòng có trần cao hơn bình thường. Họ đã chụp ảnh, đo đạc con tàu và lập báo cáo gửi Nga hoàng. Nhưng giao thông giữa Ararat và Sant – Peterburg bị gián đoạn nên Nicolai Đệ Nhị đã không nhận được bản báo cáo.

góc núi nhìn thấy con tàu
góc núi nhìn thấy con tàu

Những chuyến “thám hiểm chính thức” đầu tiên lên đỉnh Ararat mà chúng ta biến đến, được tiến hành vào tháng 10 ăm 1929. Đứng đầu là Friedrich Parrot, một người Đức, giáo sư triết học thuộc trường Tổng hợp Derp, hiện nay là Tartu, Estonia). Trong những ngày trước cuộc leo núi, Friedrich Parrot đã được cha xứ của nhà thờ nhỏ trên sườn núi cho xem bức tranh thánh vẽ trên mảnh gỗ làm từ những mẩu của con tàu Noah.

núi ararat
núi ararat

Và sự tồn tại của con tàu một lần nữa lại bị gác lại bởi những biến động của lịch sử cho đến khi sự tồn tại của con tàu Noah dần dần được khẳng định nhờ các công nghệ hiện đại và sự hiện diện của CIA.

Năm 1943, trong thế chiến II, giữa Mỹ và Liên Xô có tồn tại một cầu hàng không để cung cấp vũ khí, đạn dược giữa căn cứ Mỹ ở Tunisse và căn cứ Liên Xô ở Erevan. Trong thời gian diễn ra hoạt động nói trên, hai phi công Mỹ khi bay qua Ararat đã phát hiện thấy ở sườn núi vó một vật giống như con tàu lớn. Tò mò bởi cảnh tượng lạ lùng, trong chuyến đi sau đó, họ bay gần hơn và có thợ ảnh của căn cứ đi cùng. Một vài trong số những bức ảnh này đã được đằng trên tờ tạp chí Châu Âu “Fields và Stars”.

Những năm 1950 – 1970 các cơ quan tình báo của Mỹ hoạt động rất tích cực tại vùng Ararat. Máy bay do thám loại Y – 2 và CP – 71 đã tiến hành hàng trăm chuyến bay để không bỏ sót bất cứ hoạt động khả nghi nào của quân đội Xô Viết, và núi Ararat là một trong những điểm “nóng” nằm trong tầm ngắm của cơ quan này.

Mùa Xuân năm 1960, các phi công của phi đội 428 thuộc lực lượng tác chiến của Không lực Hoa Kỳ có căn cứ tại Adan (Thổ Nhĩ kỳ) cũng nhìn thấy và chụp một vật giống với hình một chiếc tàu lớn trên sườn núi ở Ararat. Những bức này này được lưu vào hồ sơ lưu trữ của CIA đã thu thập trong thời “chiến tranh lạnh” và ngày nay bắt đầu được công bố.

Đã có hàng nghìn bức ảnh về con tàu trên ngọn núi huyền thoại này được chụp từ các máy bay Mỹ. Năm 1973 Porcher Taylor III, giáo sư trường Tổng hợp Richmond lần đầu tiên công bố rằng vật thể trong các bức ảnh chính là con tàu Noah huyền thoại.

Vào năm 1977, Ron Wyatt tới viếng thăm địa điểm này. Được chính quyền địa phương cho phép, Ron và những người khác đã nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này trong nhiều năm. Họ sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, tiến hành thăm dò cẩn thận, thực hiện các phân tích hóa học… Những kết quả thu được hoàn toàn xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra. Những khám phá của họ đã làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Vật thể lạ quả thực là một con tàu cực kỳ cổ xưa. Đó là một con tàu rất lớn, thuộc “thời tiền sử”, tại sườn núi ở độ cao 2.000m trên mực nước biển… và không chỉ có thế.

Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Noah. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ. Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy và con tàu Noah là sự thật.

Năm 2010, một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện chuyến thám hiểm tại khu vực này, và để tìm kiếm những tàn tích của con tàu. Sau một vài tuần, nhóm tuyên bố đã phát hiện ra những mẩu gỗ từ một cấu trúc dạng tàu ở độ cao 4.000 mét trên dãy Ararat – ngọn núi cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ (hơn 5.100 mét).

Con tàu Nô-ê thực sự lớn thế nào?

Theo những dấu tích thu thập được trên dãy núi Ararat, chúng ta biết rằng con tàu Noah có tồn tại. Trong các truyền thuyết về Đại Hồng Thủy đều ghi chép con tàu này đã chở rất nhiều người và gia súc. Như thế nó hẳn là một con tàu khổng lồ. Vậy tàu Noah lớn cỡ nào?

Trong sách Sáng thế ký (chương 6 – 9) chúng ta thấy có một thông tin: Con tàu được làm từ loại gỗ gô-phê, tàu có nhiều khoang và được trám nhựa thông cả trong lẫn ngoài… Và nó được đóng theo kích thước như sau: dài ba trăm thức, rộng năm mươi thước và chiều cao ba mươi thước”. 1 thước tương đương với một khuỷu tay thì kích thước của con tàu có thể quy ra đơn vị mét như sau: dài 135m, rộng 22,5m, cao 13,5m

Các chuyên gia xem xét kích thước con thuyền (dài 135m, rộng 22,5m, cao 13,5m) đã đi đến kết luận rằng các kích thước này rất chuẩn dưới góc độ thủy động lực học. Chiều dài của con tàu cân đối với chiều rộng theo tỉ lệ 6:1, tức là phù hợp với các tiêu chuẩn của một con tàu chắc chắn dù có vận tốc tương đối chậm, có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt mà nó quả nhiên đã gặp phải trong cuộc hành trình vượt Đại Hồng Thủy.

Người ta cho rằng nó có chiều dài 300 thước, chiều rộng 50 thước và chiều cao 30 thước. Thậm chí với độ dài thước ngắn nhất thì trọng tải của tàu cũng là 43.000 tấn, trong trường hợp độ dào thước lớn nhất, chỉ số này là 66.000 tấn. Con tàu Noah trong truyền thuyết của Babylon còn lớn hơn, nó có bảy tầng sàn và trọng tải 228.000 tấn. Thậm chí ngay cả khi chấp nhận rằng trong công nghệ đóng tàu, con người cổ xưa đã đạt được những thành tựu lớn hơn những gì chúng ta vẫn quan niệm, việc con người trong thời tiền sử có thể đóng được con tàu có kích thước lớn như vậy vẫn là điều khó tưởng tượng.

Tuy nhiên, khi các nhà khoa học khảo sát trực tiếp dấu tích của con tàu trên núi Ararat, kết quả thực sự cho ta thấy rất nhiều điểm tương đồng với Kinh Thánh. Khi kiểm tra khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m.

Nếu tính mỗi loài được biết tới ngày nay với số lượng một cặp chiếm thể tích là 40cm3 thì cần một khoảng không gian có thể tích là 18.900 cm3. Kích thước của con khỉ nâu có thể dễ dàng nhốt trong lồng có thể tích 4,5m3 là thể tích trung bình của các loài thú trên cạn, các loài thú nhỏ, chim và bò sát có số lượng gần 18.000 loại.

24

Nếu tính đến các loài vật “thanh sạch” được mang lên tàu với số lượng bảy cặp mỗi loại, trên tàu ngoài côn trùng phải có khoảng 40.000 đại diện của hệ động vật chiếm một chỗ khoảng 180.000m3. Như vậy nếu tin vào những con số nêu trong Kinh Thánh thì khoảng không gian cần thiết để chứa tất cả “các sinh vật” phải có thể tích 189.000m3 tức là chỉ chiếm 45% trọng tải của con thuyền nếu tính theo độ dài thước ngắn nhất (43.000 tấn) và chỉ hơn 20% nếu tính theo độ dài thước lớn nhất (66.000 tấn).

Dựa theo những nghiên cứu trên ta có thể khẳng định rằng, con tàu Noah đã làm thực sự là một con tàu khổng lồ với độ lớn giống như những gì trong Kinh Thánh đã ghi chép. Có những sự thật lịch sử, theo một thời gian rất dài có thể trở thành huyền thoại. Và người hiện đại chúng ta, thường coi các câu chuyện huyền thoại là những điều tưởng tượng của người xưa.

Những nghiên cứu khoa học nghiêm túc về tàu Nô-ê

Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu là kiểm tra vật thể và đo lường kích thước của nó. Vật thể trông giống phần thân của một con tàu lớn. Một đầu nhọn là mũi tàu, còn đầu kia bo lại là đuôi tàu. Khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m

Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có 4 thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A).

Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu. Gỗ đều đã hóa thạch và xói mòn từ rất lâu trước đó. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy hình dáng uốn cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khung khác, phần lớn bị chôn vùi trong đất, kiểm tra kỹ đều có thể thấy được.

Con tàu này nằm giữa một dòng bùn khô. Căn cứ theo vị trí của con tàu và dòng bùn, có thể thấy rõ vật thể này đã bị cuốn trôi cùng dòng chảy của bùn, ra cách xa khỏi vị trí ban đầu của nó khoảng 1,6 km. Các nhà địa chất học tin rằng ban đầu con tàu này nằm ở vị trí cao hơn chỗ hiện tại khoảng 300m, và bị bao bọc trong một lớp bùn cứng hơn. Họ cho rằng vào năm 1948, một trận động đất đã phá vỡ lớp vỏ bùn cứng ấy, khiến con tàu lộ ra. Điều này cũng được dân làng xung quanh đó xác nhận.

 

Mắt người chỉ nhìn được vật thể nhờ ánh sáng phản chiếu từ nó. Để nhận ra những vật thể nằm bên dưới mặt đất, các nhà khoa học sử dụng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kỹ thuật này thường được dùng để xác định vị trí dầu mỏ và các khoáng chất khác. Thiết bị để làm việc này được gọi là Radar xuyên đất (máy GPR):

Kết quả radar scan: Radar ngầm đã giúp xác định rõ các cấu trúc bên dưới mặt đất. Chúng hoàn toàn đối xứng và có bố cục rất hợp lý. Đây là những kích thước chính xác như được mô tả của con tàu trong Kinh Thánh.

 “Dữ liệu này không tương ứng với kiến tạo địa chất tự nhiên. Chúng là những cấu trúc nhân tạo…” Ron Wyatt, một nhà nghiên cứu cho biết.

Ngoài ra, tại hiện trường các nhà khoa học cũng thu thập được rất nhiều mẫu vật hóa thạch của đinh tán, xương và phân động vật, mỏ neo,…

Có lẽ khám phá quan trọng và đáng kinh ngạc nhất thu được từ hiện trường là một miếng gỗ đã hóa thạch. Khi mới được tìm thấy, người ta tưởng rằng đó là một miếng gỗ đơn thuần của sàn tàu. Nhưng khi kiểm tra kỹ lưỡng hơn, hóa ra miếng gỗ này bao gồm 3 tấm ván khác nhau, được cán mỏng sau đó gắn chặt với nhau bằng một loại keo dán hữu cơ. Nó rất giống với cách chế tạo gỗ dán của chúng ta ngày nay! Gỗ dán có sức bền lớn hơn nhiều so với gỗ thường. Điều này chứng tỏ con người cổ đại đã sở hữu trình độ công nghệ rất cao.

Kiểm tra cho thấy phần keo dán rỉ ra từ các lớp gỗ. Bề ngoài của mẫu vật từng được phủ một lớp nhựa đường, cũng đã hóa thạch.

Điều thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn nữa, là người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này.

Trong sách Genesis 6:14, Thần bảo Noah “hãy tự đóng một con tàu bằng gỗ gopher”.

Từ “Gỗ gopher” này thực ra là lỗi dịch sai, đúng ra phải là “gỗ kopher”. Kopher nghĩa là nhựa đường, “gỗ kopher” nghĩa là gỗ được phủ nhựa đường.

Nguyên nhân là khi người ta dịch Genesis từ văn bản tiếng Do Thái cổ sang tiếng Anh, thì họ đã bị lẫn lộn giữa ký tự G và ký tự K, vốn có cách viết rất giống nhau trong tiếng Do Thái. Thực ra bản Bible tiếng Anh, phiên bản King James, có nhiều lỗi dịch sai tương tự như thế. Ví dụ: Acts 7:45 , Hebrews 4:8,… Đáng chú ý là nhiều phiên bản Bible các thứ tiếng khác lại dịch từ tiếng Anh ra, cho nên lỗi hiểu sai và dịch sai còn phổ biến hơn rất nhiều.

Nhóm nghiên cứu cũng khẳng định họ đã xác định được niên đại của những mẩu gỗ, vào khoảng 4.800 năm, bằng phương pháp phóng xạ carbon. Kết quả này cũng tương đồng với thời điểm ra đời của tàu Noah.

tho nhi ky cong nhan
tho nhi ky cong nhan

Radar cũng cho thấy nhiều cấu trúc cây gỗ bên trong thân tàu. Kết quả phân tích cho thấy chúng là những thanh gỗ sống tàu, sống phụ, mép tàu, các buồng ở, các buồng động vật, hệ thống thang (con tàu có 3 tầng), cánh cửa phía mũi mạn phải, 2 cái thùng lớn ở gần mũi tàu kích thước 14 x 24 inch, và một giếng trời nhỏ ở khu vực chính giữa con tàu để thông khí cho toàn bộ 3 tầng của con tàu tiền sử vĩ đại này.

Chúng ta thường được giảng dạy rằng loài người trải qua “thời kỳ đồ đá”, “thời kỳ đồ sắt”… Người ta xếp “thời kỳ đồ sắt” vào khoảng hơn 3.000 năm trước đây. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có những cây đinh sắt, cắm bên trong một tấm gỗ dán đã hóa thạch, của một con tàu khổng lồ thời tiền sử.

đinh hợp kim thời nô-ê
đinh hợp kim thời noe

Mẫu vật đáng kinh ngạc nhất đã được khám phá nhờ các máy dò kim loại. Đội nghiên cứu đã xác định được một số vị trí mà ở đó tín hiệu là mạnh nhất. Sau khi đào lên, họ đã tìm thấy những cái đinh tán lớn có hình đĩa. Khi quan sát, chúng ta đều có thể thấy những chỗ được gõ bẹt đầu của những cây đinh tán này sau khi được xỏ xuyên qua lỗ.

Người ta tiến hành phân tích để tìm hiểu xem kim loại gì đã được sử dụng để tạo ra những cây đinh tán đó. Kết quả là: sắt (8.38%), nhôm (8.35%) và titan (1.59%). Nhưng đó chỉ là phần kim loại chưa bị rỉ sét hẳn, cho nên việc thành phần nguyên thủy ban đầu của thứ hợp kim kỳ lạ này chính xác bao gồm những gì, thì đây vẫn còn là một điều bí ẩn.

Sách giáo khoa thường giảng rằng, trong tự nhiên nhôm không tồn tại ở dạng kim loại, và rằng cho đến cuối thế kỷ 19 người ta mới sản xuất được nhôm, vì việc này đòi hỏi công nghệ luyện kim và kỹ thuật rất cao. Hợp kim Sắt-Nhôm tạo ra lớp nhôm ôxit mỏng có khả năng chống rỉ và ăn mòn rất tốt. Thành phần titan giúp hợp kim bền vững hơn. Có lẽ nhờ vậy mà những chiếc đinh tán vẫn còn tồn tại được cho đến tận ngày nay mà chưa bị rỉ nát.

Cách con tàu vài cây số, người ta tìm thấy nhiều khối đá rất lớn, một số dựng đứng trong khi số khác nằm dài trên mặt đất. Những khối đá này có khối lượng lên đến cả tấn, và có lỗ xuyên qua thân mình. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng chúng là những cái neo, còn những cái lỗ là để buộc dây thừng. Nói cách khác, đây chính là những tảng đá mỏ neo.

neo tàu

Những tảng đá mỏ neo này thường có nhiều dấu khắc chữ thập. Những dấu khắc hình chữ thập trên những khối đá này là do những người hành hương để lại từ thời Trung cổ khi họ đến đây để chiêm ngưỡng con tàu huyền thoại. Thực ra, con tàu này đã nổi tiếng ngay từ thời Trung cổ, thậm chí từ trước đó. Địa điểm của con tàu này đã được ghi lại trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau.

Địa điểm mắc cạn của con tàu khi nước rút là ở đâu?

Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) có ghi rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại. Địa điểm trên thực tế tên là Nasar.

Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Một giọng nói cất lên: “Đất hãy rút nước của ngươi. Trời hãy ngừng mưa của ngươi”. Hồng Thủy dịu đi và ý chí của Allah đã được thực hiện. Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết“ “. Chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay.

Cổ thư Genesis 8:4-5 (thuộc bộ sách Bible) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”. (chính xác)

Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab. (chính xác)

Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab. (chính xác)

Vào thế kỷ 13, một du khách tên là Willam đã nói rằng ngọn núi Masis là vị trí mà con tàu nằm lại. Chính xác, ngày nay ngọn núi này có tên là Ararat.

Cuốn Geographia của Ptolemy (1548) nói dãy núi Armenia là vị trí của con tàu. Du khách Nicolas de Nicolay (1558) cũng nói như vậy. (chính xác)

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận con tàu của Noah

Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Noah. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ.

Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy là sự thật. Nó đã được công nhận từ 24 năm trước. Nhưng, tại sao sự kiện này bị phớt lờ và hầu như không có phương tiện truyền thông đại chúng nào của thế giới dám nhắc đến? Ai đã buộc họ phải im lặng? Câu hỏi này thực ra còn bí ẩn hơn bản thân con tàu “huyền thoại” ấy.

www.nguontinhyeu.com