Thành phần và tác dụng:
Từ ngàn năm nay tỏi được người Trung Quốc và Hy lạp cổ sử dụng như một kháng sinh thiên nhiên điều trị những bệnh liên qua đến hô hấp, bệnh do kí sinh trùng và nhiều bệnh khác.

Trong tỏi có selen và các nguyên tố vi lượng chứa kháng khuẩn làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao, chống tắc nghẽn mạch máu giống aspirin, nó còn có hoạt tính là hạn chế việc sinh ra các gốc tự do gây tổn thương tổ chức khớp, dưỡng nhan, ích thọ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hóa tế bào, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, hết mệt mỏi, phục hồi nhanh thể lực.

Thành phần chính của củ tỏi gồm có: protein 6%, chất đường bột 23,5%, các chất vitamin B1, B2, C và anlixin (là chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh, được xem là kháng sinh tự nhiên). Cần biết, tỏi có vỏ đỏ (tỏi tía) có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng.
Trong củ tỏi có Iốt, selen là chất vi lượng chống oxy hóa, nên có tác dụng chống suy lão rất tốt. Ăn tỏi thường xuyên có thể đề phòng bệnh cơ tim, cao huyết áp, thiếu máu, mỡ máu…Trong tỏi còn có nguyên tố vi lượng tác dụng chống ung thư, do vậy ăn tỏi còn có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.

Bài thuốc phối hợp:

Cao huyết áp: 1 phần tỏi đã bóc vỏ lụa (100g) ngâm trong 500ml rượu 60 độ trong 15 ngày, thỉnh thoảng lắc nhẹ để hoạt chất trong tỏi tan trong rượu. Mỗi ngày dùng 20 đến 50 giọt rượu này chia làm 3 lần trong ngày, không được uống quá nhiều, vì không những không hạ huyết áp mà còn làm tăng huyết áp.
Viêm ruột, kiết lỵ: mỗi bữa ăn nên dùng 1-2 tép tỏi, hoặc lúc ăn thức ăn nguội thì ăn nước tỏi ép với lượng vừa phải, có tác dụng phòng bệnh (còn khi chữa bệnh thì dùng mỗi lần 1 củ tỏi).
Viêm dạ dày gây nôn ói: dùng 2 củ tỏi nướng chín ăn với mật ong.
Viêm khí quản mãn tính: dùng 10 củ tỏi, 200ml giấm, 100g đường đỏ. Bóc vỏ tỏi, giã nát nhừ, cho đường vào đánh kỹ, cho vào giấm ngâm 3 ngày, lọc bỏ bã, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội, ngày dùng 3 lần.
Chứng rụng tóc: Dùng tỏi tía, bóc vỏ cắt đôi, xát đi xát lại chỗ rụng tóc ngày làm 1-2 lần.
Ho kéo dài từng cơn: lấy 16g tỏi bỏ vỏ giã nát, 60g đường trắng cho tan vào 200ml nước sôi rồi cho vào tỏi đã giã, ngâm 24 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 10ml.
Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: tỏi 5-10g, giã nát ngâm với 100ml nước đun sôi để nguội trong 2 giờ. Lọc qua gạc (ngày pha một lần). Thụt rửa hậu môn trong khoảng 15 phút. Một hai ngày đầu, thụt dung dịch 5% (100ml), sao đó dùng dung dịch 10%. Mỗi ngày thụt một lần, đồng thời ăn mỗi ngày 6g tỏi sống, chia làm 3 lần. Thời gian điều trị 5-7 ngày. Nhược điểm là sau nhiều ngày thụt dung dịch này, bệnh nhân thường thấy khó chịu ở hậu môn.
Giun kim, giun móc: dùng nước ngâm tỏi 10% lọc qua gạc, phối hợp với lòng đỏ trứng gà, thụt rửa. Đồng thời thường xuyên ăn tỏi sống.
Tiêu chảy: tỏi 100g, sắc với 300ml nước, còn lại 100ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Sốt xuất huyết, cảm cúm: Tỏi giã vắt lấy nước cốt 10ml rồi uống, đồng thời dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.
Sốt rét: tỏi 6-7 củ, để sống một nửa, nướng chín một nửa, ăn hết, khi nôn hoặc đại tiện thông thì khỏi bệnh.
Nhọt sưng tấy, mụn lở: tỏi giã nát trộn với một ít dầu vừng rồi đắp, bôi lên vết lở, nhọt.
Chữa vết thương phần mềm, bỏng nước: tỏi, hành, lá trầu tươi, mỗi vị 300g, lá ớt tươi 200g, một ít mật lợn, hành tỏi bỏ vỏ cùng lá trầu, lá ớt giã nhỏ, cho vào nửa lít nước nấu kỹ, lọc, còn khoảng 300ml, cho vào 1kg đường, đun thành cao lỏng, cuối cùng cho mật lợn đựng vào lọ kín. Rửa sạch vết thương, bôi cao thuốc đã chế vào. Ngày rửa và bôi cao thuốc một lần.

SUU TAM

 

 

Mọi bài vở cộng tác và góp ý xin gửi về info@nguonhyvong.com